Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

67. Thiền Sư Phần Dương Thiện Chiêu, Tổ thứ 43, đời thứ 6 Thiền Phái Lâm Tế

13/10/202108:19(Xem: 16805)
67. Thiền Sư Phần Dương Thiện Chiêu, Tổ thứ 43, đời thứ 6 Thiền Phái Lâm Tế




211_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Thien Chieu_sua



Nam Mô A Di Đà Phật


Kính bạch Sư Phụ

Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học về Thiền Sư Phần Dương Thiện Chiêu, Ngài thuộc đời thứ mười sau Lục Tổ Huệ Năng, và là Tổ thứ 6 của Thiền Phái Lâm Tế.

Ngài Thiện Chiêu quê ở Thái Nguyên, mồ côi Cha Mẹ năm lên 14 tuổi, cảm nhận sự vô thường của cuộc đời, nên ngài phát tâm xuất gia tu học. Sau khi thọ giới cụ túc, ngài du phương hành khước và cầu học Phật pháp với 71 vị thiện tri thức trước khi ngài đến tu học với Thiền Sư Tĩnh Niệm Thủ Sơn.

 

Sư phụ giải thích Thiền Sư được xem như một Thiện Tài đồng tử, nhân vật chính trong phẩm Nhập Pháp Giới thuộc kinh Hoa Nghiêm, ngài Thiện Tài đã đi cầu học với 53 vị thiện hữu tri thức, (về lý, Sp giải thích: con số 53 là 53 địa vị chứng đắc của hành giả từ phàm phu đến Thánh quả, đó là: 10 Tín, 10 Trụ, 10 Hạnh, 10 Hồi Hướng, 10 Địa, Diệu Giác, Đẳng Giác & Phật quả).


Một hôm, Thiền sư Tỉnh Niệm lên tòa. Ngài Thiện Chiêu ra hỏi: “Tổ Sư Bá Trượng cuốn chiếu, ý chỉ thế nào?"

TS Thủ Sơn đáp:- “Áo rồng vừa phất toàn thể hiện”

Ngài Thiện Chiêu hỏi:- “Còn Ý của Ngài thế nào?”

TS Thủ Sơn đáp:- “Chỗ tượng vương đi bặt dấu chồn”

Qua câu nói này, ngài Thiện Chiêu đại ngộ liền đảnh lễ tạ ơn, rồi thưa trình 2 câu thơ:

“Muôn xưa đầm biếc nguyệt trong không,
Ba phen gạn lọc mới được biết”

(vạn cổ bích đàm không giới nguyệt,

Tái tam lao lộc thủy ưng tri).

 Sư dừng lại đây hầu hạ thời gian rất lâu.

Sư phụ giải thích: ““Áo rồng vừa phất toàn thể hiện” có nghĩa là Ngài Bá Trượng đã ngộ tánh rồi nên cuốn chiếu giống áo rồng mở ra bày rõ bản lai diện mục (Phật tánh); “Chỗ tượng vương đi bặt dấu chồn” có nghĩa là khi Phật tánh (tượng vương) xuất hiện thì không còn phiền não khổ đau nữa (dấu chồn).

Khi ra giáo hóa, Ngài Thiện Chiêu thượng đường khai thị dạy chúng: " Phàm một câu nói phải đủ ba huyền môn, một huyền môn phải đủ ba yếu. Cổ đức xưa kia đi hành khước, nghe một nhân duyên mà chưa liễu ngộ, thì ăn uống không biết ngon, nằm ngủ chẳng yên, gấp rút giải quyết chớ cho là việc nhỏ”.


Kính mời xem tiếp



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/04/2014(Xem: 12434)
Thuyết luân hồi và Phật Giáo tây phương - FULL (Đọc Truyện Đêm) Nguyên tác: Martin Willson Việt dịch: Thích Nguyên Tạng Ấn hành: NXB Phương Đông Người đọc: Tâm Kiến Chánh Thực hiện: Lotus Productions
14/03/2014(Xem: 33154)
Nhiều người đến với đạo Phật để tìm cách giải trừ phiền não, khổ đau, họ đọc tụng kinh chú, ăn chay, niệm Phật, làm công quả, cúng dường, bố thí, nhưng không biết diệt trừ bản ngã. Trải qua bao nhiêu năm trong đạo vẫn chấp vào cái Ta, kiêu căng, ngạo mạn, khoe khoang, chạy theo danh lợi, đến khi cái ngã bị trái ý, tổn thương thì giận dữ, sân si tạo khẩu nghiệp mắng chưởi, mạ nhục kẻ khác.
12/03/2014(Xem: 28311)
Nghi thức Thọ Trì Đại Bi Sám Pháp (giọng tụng: TT Thích Nguyên Tạng) Kính lạy đời quá khứ Chánh Pháp Minh Như Lai Chính là đời hiện nay Quán Thế Âm Bồ tát Bậc thành công đức diệu Dũ lòng đại từ bi Nơi trong một thân tâm Hiện ra ngàn tay mắt
11/12/2013(Xem: 23336)
Audio: Chân hạnh phúc, bài giảng của Thầy Nhttp://quangduc.com/a51712/audio-chan-hanh-phucguyên Tạng
07/12/2013(Xem: 21931)
Phật Ngọc, ước nguyện hòa bình thế giới
31/08/2013(Xem: 16225)
Theo làn sóng người tị nạn sau năm 1975, khi Phật tử Vi ệt nam định cư mỗi ngày một đông đảo, nhu cầu xây dựng những tự viện trởn ên cấp thiết – vì, có lẽ ngoài nước Pháp, Chùa Việt nam ít khi được xây dựng ở nước ngoài. Tín hữu Thiên Chúa Gi áo người Việt có thể hội nhập dễ dàng hơn vào các Giáo hội Công Giáo hoặc Tin Lành, nhưng người Phật tử Việt nam khó có thể đến những Chùa Hoa hoặc Chùa Thái, vì lý do ngôn ngữ hoặc lý do tông phái.
14/08/2013(Xem: 32770)
Muốn ngồi thiền, trước chúng ta phải biết lý thuyết, sau mới thực hành được. Tại sao chúng ta phải ngồi thiền? Phật dạy trong bốn oai nghi chúng ta đều tu được hết. Bốn oai nghi là đi, đứng, nằm và ngồi.
06/07/2013(Xem: 16580)
Cơm Hương Tích, vốn là cơm lưu phạn từ cõi nước Chúng Hương cách thế giới loài người chúng ta đến tận bốn mươi hai ức hằng hà quốc độ. Chuyện kể rằng, một hôm nọ, đến thăm bệnh Cư Sĩ Duy Ma Cật ở thành Tỳ Xá Ly, gần giờ ngọ trai, Tôn giả Xá Lợi Phất đã thắc mắc và khởi niệm "sắp đến giờ ăn, chưa biết các Bồ Tát sẽ thọ thực ở đâu? ". Ngài Duy Ma Cật (vốn là một vị cổ Phật thị hiện xuống thành Tỳ Xá Ly, cách Bồ Đề Đạo Tràng khoảng 253 cây số về hướng Bắc, để hỗ trợ cho Đức Phật Thích Ca trong công cuộc giáo hóa độ sinh) với thần thông diệu dụng biết tâm niệm đó nên nói rằng " hãy đợi giây lát, tôi sẽ đãi cho ông được bữa ăn chưa từng có ". Nói xong, Ngài Duy Ma Cật liền vào chánh định, dùng thần thông thị hiện cho đại chúng nhìn thấy cõi Phật Hương Tích. Mùi hương ở cõi nước đó vượt hơn mùi hương của trời người và các cõi Phật trong mười phương thế giới.
21/06/2013(Xem: 19848)
Vạn Hạnh xưa và nay bài viết của TT Nguyên Tạng (Diễn đọc: Trọng Nghĩa, Mộng Lan)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]