Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sách nói: Tư Tưởng Kinh Địa Tạng

06/06/201200:45(Xem: 9699)
Sách nói: Tư Tưởng Kinh Địa Tạng

Bo tat Dia Tang (2)
TƯ TƯỞNG KINH ĐỊA TẠNG

Biên soạn: HT Thích Chơn Thiện



XUẤT XỨ KINH ĐỊA TẠNG


Kinh Địa Tạng được trích dịch từ kinh Đại Thừa Đại Tập Địa Tạng Thập Luận, cuốn một tập 13 của Hán tạng, từ trang 721 đến 726 (Bản dịch của T.T. Trí Quang, Sài Gòn, 1976). Kinh này thuộc thời đại phát triển Đại thừa, khoảng từ đầu kỷ nguyên Tây lịch trở về sau. Đức Thế Tôn đã nói Kinh này cho Thánh Mẫu Ma-gia ở cung trời Đao Lợi trước lúc Thế Tôn và Niết-bàn.

Chúng đương cơ ở đây là chúng sanh của lục đạo. Giáo lý nhấn mạnh điểm phát triển thiện tâm, từ bi tâm hầu đoạn diệt

Các nguyên nhân đưa chúng sanh vào ác đạo ngã quỷ, súc sanh và địa ngục. Bên cạnh đó, có phần giáo hạnh mở rộng đi vào đại bi và đại tuệ. Có thể hiểu Kinh Địa Tạng là một hiếu kinh mở rộng cho năm thừa giáo mà Thế Tôn muốn giới thiệu đến Thánh mẫu.

TÊN KINH VÀ DANH HIỆU BỒ-TÁT ĐỊA TẠNG.

Kinh trình bày hạnh nguyện độ sinh của Địa Tạng Đại sĩ, được gọi là Địa Tạng Bổn nguyện, Địa Tạng Bổn hạnh, hay Địa Tạng Bổn thệ. Kinh ví tâm thể như đất, và gọi là đất tâm (tâm địa). có thể quán tưởng tính chất của tâm qua tính chất của đất để giác tỉnh và an trú, nghĩa tên kinh là ý nghĩa của danh hiệu Bồ - tát Địa Tạng: U Minh Giáo Chủ Bổn Tôn Địa Tạng Vương Bồ Tát Ma Ha Tát.

- U Minh Giáo Chủ: Là Giáo chủ cõi địa ngục, cảnh giới của tối tăm, đấy tà kiến và khổ đau. Đại sĩ đã mở dường cho chúng sanh đi vào ánh sang của nhơn, thiên và giải thoát bằng chính nỗ lực của chúng sanh.

- Bổn Tôn: Là gốc đáng tôn quý, đáng là nơi nương tựa của chúng sanh. Gốc đây là nguồn tâm giải thoát.

- Địa Tạng: chỉ tính dung chứa của đất nói lên tính dung chứa vô tận của tâm thể.

Như là đất là kho dinh dưỡng vô tận của sinh vật, tâm là nguồn nghiệp công đức của các loài chúng sanh. Như đất bình đẳng và bất động trước cấu, tịnh; tâm thể bình đẳng và tự tại trước các pháp. Như đất thì vô nhiễm; tâm cũng thế. Như đất tồn tại bền bỉ; cũng thế tâm thể không bị hoại diệt.

Như thế, Địa Tạng là biểu tượng của tâm, không hẳn là danh hiệu của một Bồ-tát lịch sử.

- Bồ Tát Ma Ha Tát: Chỉ bậc đại sĩ giác ngộ hàng thập địa. Cũng có thể biểu tượng khả năng giác ngộ tâm thức của chúng sanh.

Có nhiều quan điểm cắt nghĩa danh hiệu trên, tựu trung có hai quan điểm tiêu biểu:

1- Quan điểm xếp loại Kinh Địa Tạng Thực giáo, xem lời Kinh là lời dạy cụ thể, và xem Bồ-tát Địa Tạng là nhân vật lịch sử cứu khổ chúng sanh địa ngục cho đến thời điểm đức Di Lặc ra đời. Quan điểm này thuộc tôn giáo hình thức, không nói lên được giáo lý trí tuệ, thiết thực hiện tại và giải thoát của phật giáo.

2- Quan điểm xếp loại Kinh Địa Tạng vào Quyền Giáo, xem ngôn ngữ kinh là ngôn ngữ biểu tượng, Địa Tạng là nguồn tâm thể, Địa ngục là cái ác tâm, và tà kiến ( si mê), và trời là các thiện tâm và từ tâm.

Theo ý nghĩa biểu tượng ấy, chư Tổ đã tác kệ tán rằng:

- “ Địa ngôn kiên, hậu, quảng hàm tang”
( Địa nói lên tính cứng bền, tính không thể đo lường, và tính dung chứa tất cả).
- “ Tam Thế Như Lai đồng tán ngưỡng
Thập phương Bồ tát cọng quy y” ( Kinh Địa Tạng)
( Ba đời chư Phật đều tán thán, và mười phương Bồ-tát thảy nương tựa)
Đối tượng mà Chư Phật tán than cà chư Bồ Tát nương tựa phải là tâm thể hay pháp thể mà không phải là một nhân vật lịch sử.

- “ Khể thủ bản nhiên tịnh tâm địa vô tận phật tạng đại từ tôn.
( cúi đầu đảnh lể nguồn tâm vốn thanh tịnh và nguồn giác đại từ tôn quí).
Hai câu kệ đó nói lời tán dương nguồn tâm thanh tịnh, nguồn trí tuệ giải thoát và tâm đại bi. Tương tự một lời phát biểu khác “ Tâm địa nhược thong, huệ nhật tự chiếu”.

Các kinh Thượng tọa bộ và Nhất thiết hữu bộ thường dạy quán tâm qua tứ đại hay lục đại như ý nghĩa Địa Tạng.

Quan điểm thứ 2 nói lên được nhiều hơn các nét giáo lý thiết thực, sinh động và trí tuệ của Phật giáo.

Trong tập sách này, chúng tôi trình bày nghĩa kinh nghiêng về quan điểm thứ hai, nhưng không vì thế mà không xác nhận các cảnh giới địa ngục, và có các bậc đại sĩ cức khổ chúng sinh. Thực sự, chúng tôi chỉ muốn nhấn mạnh đến phần giáo lý căn bản của Phật giáo được chuyên chở trong kinh, đến hiếu hạnh như là cơ sở để xây dựng tâm Bồ-tát và tâm giải thoát. Thời Kinh Địa Tạng, chúng tôi hiểu, là thời kinh giảng dạy con đường ra khỏi ác thú, đọa xứ, địa ngục để vào hạnh phúc và giải thoát, dù câu chuyện dựng lên là thực hay do thần lực thể hiện. Tên Kinh và tên của Địa Tạng đại sĩ được lồng vào ý nghĩa đó: hạnh nguyện độ sinh trong mười phương đọa lạc không phải chỉ là sứ mệnh của một mình Địa tạng đại sĩ, mà là sứ mạng của chư Bồ-tát. Bồ-tát Địa tạng là một mẫu điển hình của sứ độ khổ ấy.

(Tư tưởng kinh Địa Tạng - chương 1)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/10/2015(Xem: 5345)
CT HTB số 127 - Thứ Bảy 17/10//2015. Chủ đề: Những Người Ở Tột Đỉnh Danh Lợi, Tìm Về và Nương Tựa Nơi Cửa Phật Bài viết: Những nghệ sĩ nương nhờ cửa Phật , sg Thanh Phong. Thành viên thực hiện CT: Lê Vũ, Lê Tâm, Tuyết Loan
10/10/2015(Xem: 5602)
CT HTB số 126 Thứ Bảy - 10/10//2015. Chủ đề: Phật Giáo và Khoa Học: Thiền Định Bài giảng: Đức Đạt Lai Lạt Ma Việt dịch: Nguyên Nhật Trần Như Mai Thành viên thực hiện CT: Khánh Tiên, Lê Vũ, Vân Lan
09/10/2015(Xem: 14353)
Tu không cần đi chùa nhiều, đọc kinh nhiều, ăn chay giỏi, làm công quả chuyên cần, xây chùa cất miếu…nếu làm được những điều này thì tốt. Nhưng vấn đề chính yếu của tu là thấu hiểu và “quyết tâm” ứng dụng những điều Phật dạy vô đời sống hằng ngày của mình.
03/10/2015(Xem: 7252)
Chủ đề: Xuất gia gieo duyên - Kỳ 2 Giảng Sư: Thiền Sư Khánh Hỷ Tham gia buổi Pháp Đàm: Chú Tỵ, Nguyễn Thị Minh, Long Quang, Thiện Trà, Michael, Anh Võ, Chánh Minh và chị Quí. Thành viên thực hiện CT: Chúc Hân, Vân Lan, Thanh Vũ và Mai-Nhơn.
24/09/2015(Xem: 5820)
CT HTB 124 cho thứ 7 26/09/2015. Chủ đề: Ta là ai, đã từng đến và sẽ đi về đâu? Thành viên tham gia buổi pháp đàm: Các anh chị GĐPT Vạn Hạnh Thành viên thực hiện CT: Phương Thảo
13/09/2015(Xem: 17170)
LỜI NÓI ĐẦU Câu hỏi vượt thời gian... Đời là bể khổ... Nhận diện khổ đau Những nguyên nhân sâu xa Vì sao tôi khổ Chuyển hoá khổ đau Tứ diệu đế Thực hành chân lý thứ nhất: Khổ đế Thực hành chân lý thứ hai: Tập đế Thực hành chân lý thứ ba: Diệt đế Thực hành chân lý thứ tư: Đạo đế 1. Thực hành Chánh kiến 2. Thực hành Chánh tư duy 3. Thực hành Chánh ngữ 4. Thực hành Chánh nghiệp 5. Thực hành Chánh mạng 6. Thực hành Chánh tinh tấn 7. Thực hành Chánh niệm 8. Thực hành Chánh định Trình tự thực hành
12/09/2015(Xem: 14810)
Nếu có người nào đó bảo rằng: “Tại sao Thầy viết nhiều và không chịu nghỉ ngơi, hãy để dồn viết một tác phẩm có giá trị vẫn hay hơn là những bài tạp ghi như vậy“ thì tôi sẽ trả lời rằng: “Nếu viết được thì cứ viết, chứ chờ viết hay mới viết thì biết bao giờ mới viết được một bài. Có nhiều người chờ cả đời không viết, đến khi muốn viết thì không còn sức khỏe nữa“. Quả cuộc đời nầy nó có nhiều cái khó như thế, mà chúng ta thì không tự làm chủ thời gian cũng như sức khỏe của mình được. Do vậy tôi chủ trương rằng: “Cái gì làm được trong ngày hôm nay thì hãy nên làm, chứ chờ đến ngày mai thì nhiều khi ngày mai ấy không còn ở lại với mình nữa. Dầu ta có già, có sống lâu bao nhiêu năm trên thế gian nầy đi nữa, rồi một ngày nào đó chúng ta cũng phải ra đi, mà thời gian thì chẳng thương tiếc gì ta, dầu ta có cố níu kéo nó lại. Ngay cả những người thân trong gia đình, mình cứ ngỡ rằng họ luôn ở gần mình và họ thuộc về một phần của cuộc sống mình, nhưng điều ấy ta đã lầm. Cuối cùng rồi chẳng có
24/08/2015(Xem: 4157)
"Mùa Thu Nhớ Mẹ" của Ni Sư Như Đức nhân mùa Vu lan năm 2015.
24/08/2015(Xem: 3909)
Điều Khó Quên của Ni Sư Như Đức Nhân mùa Vu lan năm 2015 Diễn đọc: Trọng Nghĩa - Mộng Lan
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567