Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sách nói: Tư Tưởng Kinh Địa Tạng

06/06/201200:45(Xem: 9625)
Sách nói: Tư Tưởng Kinh Địa Tạng

Bo tat Dia Tang (2)
TƯ TƯỞNG KINH ĐỊA TẠNG

Biên soạn: HT Thích Chơn Thiện



XUẤT XỨ KINH ĐỊA TẠNG


Kinh Địa Tạng được trích dịch từ kinh Đại Thừa Đại Tập Địa Tạng Thập Luận, cuốn một tập 13 của Hán tạng, từ trang 721 đến 726 (Bản dịch của T.T. Trí Quang, Sài Gòn, 1976). Kinh này thuộc thời đại phát triển Đại thừa, khoảng từ đầu kỷ nguyên Tây lịch trở về sau. Đức Thế Tôn đã nói Kinh này cho Thánh Mẫu Ma-gia ở cung trời Đao Lợi trước lúc Thế Tôn và Niết-bàn.

Chúng đương cơ ở đây là chúng sanh của lục đạo. Giáo lý nhấn mạnh điểm phát triển thiện tâm, từ bi tâm hầu đoạn diệt

Các nguyên nhân đưa chúng sanh vào ác đạo ngã quỷ, súc sanh và địa ngục. Bên cạnh đó, có phần giáo hạnh mở rộng đi vào đại bi và đại tuệ. Có thể hiểu Kinh Địa Tạng là một hiếu kinh mở rộng cho năm thừa giáo mà Thế Tôn muốn giới thiệu đến Thánh mẫu.

TÊN KINH VÀ DANH HIỆU BỒ-TÁT ĐỊA TẠNG.

Kinh trình bày hạnh nguyện độ sinh của Địa Tạng Đại sĩ, được gọi là Địa Tạng Bổn nguyện, Địa Tạng Bổn hạnh, hay Địa Tạng Bổn thệ. Kinh ví tâm thể như đất, và gọi là đất tâm (tâm địa). có thể quán tưởng tính chất của tâm qua tính chất của đất để giác tỉnh và an trú, nghĩa tên kinh là ý nghĩa của danh hiệu Bồ - tát Địa Tạng: U Minh Giáo Chủ Bổn Tôn Địa Tạng Vương Bồ Tát Ma Ha Tát.

- U Minh Giáo Chủ: Là Giáo chủ cõi địa ngục, cảnh giới của tối tăm, đấy tà kiến và khổ đau. Đại sĩ đã mở dường cho chúng sanh đi vào ánh sang của nhơn, thiên và giải thoát bằng chính nỗ lực của chúng sanh.

- Bổn Tôn: Là gốc đáng tôn quý, đáng là nơi nương tựa của chúng sanh. Gốc đây là nguồn tâm giải thoát.

- Địa Tạng: chỉ tính dung chứa của đất nói lên tính dung chứa vô tận của tâm thể.

Như là đất là kho dinh dưỡng vô tận của sinh vật, tâm là nguồn nghiệp công đức của các loài chúng sanh. Như đất bình đẳng và bất động trước cấu, tịnh; tâm thể bình đẳng và tự tại trước các pháp. Như đất thì vô nhiễm; tâm cũng thế. Như đất tồn tại bền bỉ; cũng thế tâm thể không bị hoại diệt.

Như thế, Địa Tạng là biểu tượng của tâm, không hẳn là danh hiệu của một Bồ-tát lịch sử.

- Bồ Tát Ma Ha Tát: Chỉ bậc đại sĩ giác ngộ hàng thập địa. Cũng có thể biểu tượng khả năng giác ngộ tâm thức của chúng sanh.

Có nhiều quan điểm cắt nghĩa danh hiệu trên, tựu trung có hai quan điểm tiêu biểu:

1- Quan điểm xếp loại Kinh Địa Tạng Thực giáo, xem lời Kinh là lời dạy cụ thể, và xem Bồ-tát Địa Tạng là nhân vật lịch sử cứu khổ chúng sanh địa ngục cho đến thời điểm đức Di Lặc ra đời. Quan điểm này thuộc tôn giáo hình thức, không nói lên được giáo lý trí tuệ, thiết thực hiện tại và giải thoát của phật giáo.

2- Quan điểm xếp loại Kinh Địa Tạng vào Quyền Giáo, xem ngôn ngữ kinh là ngôn ngữ biểu tượng, Địa Tạng là nguồn tâm thể, Địa ngục là cái ác tâm, và tà kiến ( si mê), và trời là các thiện tâm và từ tâm.

Theo ý nghĩa biểu tượng ấy, chư Tổ đã tác kệ tán rằng:

- “ Địa ngôn kiên, hậu, quảng hàm tang”
( Địa nói lên tính cứng bền, tính không thể đo lường, và tính dung chứa tất cả).
- “ Tam Thế Như Lai đồng tán ngưỡng
Thập phương Bồ tát cọng quy y” ( Kinh Địa Tạng)
( Ba đời chư Phật đều tán thán, và mười phương Bồ-tát thảy nương tựa)
Đối tượng mà Chư Phật tán than cà chư Bồ Tát nương tựa phải là tâm thể hay pháp thể mà không phải là một nhân vật lịch sử.

- “ Khể thủ bản nhiên tịnh tâm địa vô tận phật tạng đại từ tôn.
( cúi đầu đảnh lể nguồn tâm vốn thanh tịnh và nguồn giác đại từ tôn quí).
Hai câu kệ đó nói lời tán dương nguồn tâm thanh tịnh, nguồn trí tuệ giải thoát và tâm đại bi. Tương tự một lời phát biểu khác “ Tâm địa nhược thong, huệ nhật tự chiếu”.

Các kinh Thượng tọa bộ và Nhất thiết hữu bộ thường dạy quán tâm qua tứ đại hay lục đại như ý nghĩa Địa Tạng.

Quan điểm thứ 2 nói lên được nhiều hơn các nét giáo lý thiết thực, sinh động và trí tuệ của Phật giáo.

Trong tập sách này, chúng tôi trình bày nghĩa kinh nghiêng về quan điểm thứ hai, nhưng không vì thế mà không xác nhận các cảnh giới địa ngục, và có các bậc đại sĩ cức khổ chúng sinh. Thực sự, chúng tôi chỉ muốn nhấn mạnh đến phần giáo lý căn bản của Phật giáo được chuyên chở trong kinh, đến hiếu hạnh như là cơ sở để xây dựng tâm Bồ-tát và tâm giải thoát. Thời Kinh Địa Tạng, chúng tôi hiểu, là thời kinh giảng dạy con đường ra khỏi ác thú, đọa xứ, địa ngục để vào hạnh phúc và giải thoát, dù câu chuyện dựng lên là thực hay do thần lực thể hiện. Tên Kinh và tên của Địa Tạng đại sĩ được lồng vào ý nghĩa đó: hạnh nguyện độ sinh trong mười phương đọa lạc không phải chỉ là sứ mệnh của một mình Địa tạng đại sĩ, mà là sứ mạng của chư Bồ-tát. Bồ-tát Địa tạng là một mẫu điển hình của sứ độ khổ ấy.

(Tư tưởng kinh Địa Tạng - chương 1)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/05/2015(Xem: 4686)
CT HTB 107 cho thứ 7 ngày 23/5/2015 Chủ đề: Mừng Phật Đản Nội dung: - Tin tức - Bài đọc: Phật Đản - Truyện kể: Tự cứu mình bằng cách giúp người khác. - Thông báo Phật Đản Người thực hiện: Gia Hiếu, Lê Tâm, Tuyết Lê, Minh Trí, Thanh Vũ.
16/05/2015(Xem: 4493)
CT HTB số 106 cho Thứ Bảy tuần này 16/05/2015. Chủ đề: Thư gởi Mẹ Bài đọc: Câu truyện về mẹ của tiến sĩ Toán học Harvard - Sưu tầm Giảng sư: TT Thích Phước Tấn, Thích Nữ Huyển Đạo, TN Phước Sinh Thông báo: Đại Lễ Vesak 2015 - Melb Town Hall - 23/05/2015. Người thực hiện CT: Long Quang, Hồng Yến, Thanh Vũ, Vân Lan và Mai Nhơn. Cùng với sự góp mặt của Mai Thy và các em GĐPT.
16/05/2015(Xem: 20171)
Hãy nôn ra lòng sân hận độc hại khỏi cõi lòng bạn. Sự sân hận đầu độc và bóp nghẹt tất những gì thiện mỹ nơi bạn. Tại sao bạn phải hành động chỉ vì con quái vật độc hại dấu mặt này? Hãy nôn nó ra, vứt hết đi, không chừa lại một chút gì cả. Bạn sẽ cảm thấy dễ chịu khi vứt bỏ nó đi. Rồi cõi lòng bạn tràn ngập tình bi mẫn vị tha, thẩm thấu qua từng lỗ chân lông bạn. Hãy hiển lỗ tâm từ vô nhiễm trào dâng thương yêu. Hãy để những ai đến với bạn đều nhận được vầng quang hảo tâm không thể chối từ, cũng như khi rời xa, họ cảm thấy được cảm thông và can đảm hơn để đối mặt với cuộc đời đầy gian truân và nghiệt ngã này.
16/05/2015(Xem: 4109)
Chủ đề: Đại Hội Khoáng Đại kỳ 5 GHPGVNTNHN Úc Đại Lợi - Tân Tây Lan Bài đọc: ĐÓNG GÓP CỦA PHẬT GIÁO vào phúc lợi xã hội ở Úc (Patricia Sherwood) Giảng Sư: HT. Thích Quảng Ba, TT. Thích Nguyên Tạng. Thành viên: Tuyết Loan, Lê Tâm
02/05/2015(Xem: 5365)
CT Hương Từ Bi_104 - Sat 2/5/2015 - 12:30pm - 1:00pm. Chủ Đề: Chánh Định Chuyện: Pothila Ông Sư Rỗng (Chuyện tích PG kinh Pháp Cú) Giang Su: Thượng Tọa Thích Thông Triết (Trù Trì TV Chánh Pháp, Oklahama, HK) Người thực hiện CT: Lê Tâm, Kim Cúc, Tuyết Lê
27/04/2015(Xem: 8031)
Đại Hội Khoáng Đại kỳ 5 của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi / Tân Tây Lan sẽ được tổ chức từ ngày 08 đến 10-05-2015 tại Tu Viện Quảng Đức ở Melbourne, Tiểu bang Victoria, Úc Châu. Phật Giáo Việt Nam tại Australia chỉ được hình thành sau biến cố 30.04.1975, nhưng đã phát triển nhanh chóng theo đà phát triển của cộng đồng Người Việt mà nhân số khởi thủy theo Thống Kê năm 1976 là 2 427 người và hiện nay giữ vị trí cộng đồng sắc tộc lớn thứ 6 với khoảng 300 000 người trong xã hội văn hóa đa nguyên Úc Châu. Về mặt tín ngưỡng, cộng đồng người Việt tại Úc có 56% là Phật tử theo Thống kê năm 2011, nhưng tỉ lệ này có thể khoảng 50% trong những năm cuối thập niên 1970 và trong thập niên 1980, tức là thành phần Phật tử tại Úc không phản ánh đúng thành phần người Việt theo Phật giáo tại Việt Nam.
25/04/2015(Xem: 5454)
CT Hương Từ Bi_103 - Sat 25/04/2015 - 12:30pm - 1:00pm. Chủ Đề: Hạnh Phúc Đơn Sơ Giảng Sư : Ni Sư Chứng Nghiêm ( Cheng Yen, Đài Loan) Người thực hiện CT: Khánh Tiên, Quang Thiên, Mai Nhơn, Anh Đào
24/04/2015(Xem: 10436)
Câu chuyện hai viên sỏi
18/04/2015(Xem: 5201)
CT HTB 102 cho thứ Bảy tuần này 18.04.2015. Chủ Đề: Biệt Nghiệp và Cộng Nghiệp Bài ngâm: Truyện Kiều - Tác giả: Nguyễn Du Lời bình luận: Vân Lan Giảng Sư: ĐĐ Thích Thiện Xuân Người Thực Hiện CT: Thanh Vũ, Hồng Yến, Khánh Thơ, Vân Lan và Mai Nhơn.
11/04/2015(Xem: 5032)
Hương Từ Bi số 101 Chủ đề: Y Báo và Chánh Báo Giảng Sư: HT Thích Quảng Ba Câu chuyện: Bảo Trọng, tác gia: Thích Nữ Phiên Lộc Người thực hiện: Lê Tâm, Lê Vũ, Diệu Pháp
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567