Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Điều lý thú và mầu nhiệm giữa Khánh Vía 19/2 của Bồ Tát Quán Thế Âm và lễ vía 21/2 của Đức Bồ Tát Phổ Hiền!

29/03/202108:44(Xem: 3183)
Điều lý thú và mầu nhiệm giữa Khánh Vía 19/2 của Bồ Tát Quán Thế Âm và lễ vía 21/2 của Đức Bồ Tát Phổ Hiền!


bo tat pho hien

 Điều lý thú và mầu nhiệm giữa
Khánh Vía  19/2 của Bồ Tát Quán Thế Âm
và Khánh Vía 21/2 của Đức Bồ Tát Phổ Hiền! 

 

Không hiểu tại sao đến bây giờ tôi mới chú ý đến điều lý thú và mầu nhiệm này giữa Khánh  Vía  19/2 của Bồ Tát Quán Thế Âm và Khánh Vía 21/2 của Đức Bồ Tát Phổ Hiền! 

Như chúng ta ai cũng biết Phật giáo Đại Thừa  có Tứ Đại Bồ Tát đó là : Đức Quán Thế Âm, Đức Đại Trí Văn Thù, Đức Đại Hạnh Phổ Hiền và Đức Địa Tạng Bồ Tát .

Từ lâu Phật tử Bắc Tông thường cử hành long trọng 3 ngày lễ vía cho Đức Bồ Tát Quan Thế Âm đó là 19/2 ngày đản sanh , 19/6 ngày thành đạo và 19/9 ngày xuất gia .

Riêng lễ vía Đức Bồ Tát Phổ Hiền đản sinh vào ngày 21 tháng hai âm lịch và  nhưng rất ít khi  được nhắc đến  lễ vía  Đức Ngài  thành đạo vào ngày 23 tháng tư âm lịch.

Trong bài viết này , học nhân hậu bối chỉ tạm ghi lại vài điều giống nhau trong hạnh nguyện và năng lực cứu độ của  Nhị Vị Bồ Tát này mà Phật giáo Bắc Tông và Mật Tông đã tôn thờ như thế nào mà thôi. 

Vì tại Tây Tạng, có thời người ta thờ Đức Phổ Hiền Bồ Tát như là Nhiên Đăng Cổ Phật (Adi Buddha), nhưng hiện nay chỉ còn những tín đồ của tông Ninh Mã (Nyingma) giữ lối thờ phụng đó. Một vài phái Mật Tông ở vùng Hy Mã Lạp Sơn cho rằng chính vị Bồ Tát này chứ không phải Đại Nhật Phật là đấng sáng tạo ra Mật Tông Phật Giáo, trong đó tín đồ tìm cách hồi thông và hợp nhất với thần linh. Và Đức Quán Thế Âm tại Tây Tạng còn có Nữ Thần Tara xanh và Nữ Thần Ta ra trắng với đủ hạnh từ bi như Đức Quán Thế Âm với thần chú OM MANI PAD ME HUM 

Nào chúng ta đi vào chi tiết một chút nhé : 

1- PHỔ HIỀN dịch âm là Tam-mạn-đà Bạt-đà-la, hoặc Tam-mạn-đà Bạt-đà (Samntabhadra). Phổ là biến khắp, Hiền là Đẳng Giác Bồ-tát, Phổ Hiền là vị Bồ Tát Đẳng Giác có năng lực hiện thân khắp mười phương pháp giới, tùy mong cầu của chúng sinh mà hiện thân hóa độ.

Ngài còn được tôn vinh là Bậc Bồ Tát Toàn Phúc và Toàn Thiện 

Ngài hiện thân của Đức trầm tỉnh, lòng thương xót, Trí Huệ sâu xa 

Ngài được kính trọng và tôn thờ như người bảo hộ cho tất cả những ai truyền bá Phật Pháp và được xem là hiện thân của Bậc trí năng đồng nhất 

Như chúng ta đều biết rằng : 

Phổ Hiền Bồ Tát tượng trưng cho Lý, Định, Hành; cỡi voi trắng 6 ngà, Voi trắng tượng trưng cho trí tuệ vượt chướng ngại, 6 ngà tượng trưng cho sự chiến thắng sáu căn (6 giác quan: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý).

Trong Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, phẩm thứ 28 – Phổ Hiền Bồ Tát Khuyến Phát – Đức  Phổ Hiền có nguyện với Phật về 500 năm sau có ai thọ trì Kinh Pháp Hoa, ngài sẽ cỡi voi trắng đến hộ trì, không cho ma, quỷ đến não hại.



Ngài dạy rằng nếu chúng sinh nào nghe danh hiệu Ngài ; thấy và chạm đến thân Ngài ; hay nằm mộng thấy Ngài ; hoặc tưởng niệm đến Ngài  trong một ngày đêm hay nhiều hơn thì không còn thối chuyển. Chúng sinh nào nghe thấy thân Ngài  thanh tịnh thì tất được sinh trong thân thanh tịnh.



Kính lễ Ngài có nghĩa là chúng ta tôn trọng học đòi theo hạnh nguyện rộng lớn của Ngài. ( Mười Hạnh nguyện của Bồ Tát Phổ Hiền:

 

Một là: Lễ kính chư Phật.

Hai là: Xưng tán Như Lai.

Ba là: Quảng tu cúng dường.

Bốn là: Sám hối nghiệp chướng.

Năm là: Tùy hỷ công đức.

Sáu là: Thỉnh chuyển pháp luân

Bảy là: Thỉnh Phật trụ thế.

Tám là: Thường tùy Phật học.

Chín là: Hằng thuận chúng sinh.

Mười là: Phổ giai hồi hướng.) 

2-  Đức Quán Thế Âm Bồ Tát ( Avalokitesvara) là vị Bồ tát với hạnh nguyện luôn lắng nghe tiếng kêu khổ đau của cuộc đời rồi tìm cách cứu giúp. 

Bồ tát Quán Thế Âm, còn được gọi là Bồ tát Quán Tự Tại (Avalokitesvara Bodhisattva) chỉ xuất hiện và xuất hiện khá nhiều trong các kinh điển Đại thừa như Hoa nghiêm, Lăng nghiêm, Pháp hoa, Bát nhã Tâm kinh, Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương, Đại Từ Đà la ni, Chuẩn đề Đà la ni… và rất nhiều các ký, sớ, giải, luận về Bồ tát. Ngài được xem là vị Đại bi (trong kinh Pháp hoa) nguyện cứu độ tất cả chúng sinh và Đại trí (trong Bát-nhã Tâm kinh) liễu ngộ năm uẩn đều là không.

Ngài thường được biểu tượng với : 

  • Cành dương liễu tượng trưng cho hạnh nhẫn nhục; 

Cành dương liễu không gãy trước gió mưa giông bão là nhờ yếu tố mềm dịu, cũng như tính nhu hòa, chịu đựng của hạnh nhẫn nhục: nhẫn nhục trong mọi hoàn cảnh, nhẫn nhục trước mọi đối tượng, không có thái độ tâm lý bất mãn, đối kháng do sân hận, si mê. 

  • Và nước cam lồ tịnh thủy tượng trưng cho lòng từ bi. 

Cam lồ hay cam lộ là loại nước mát ngon ngọt. Khi tâm sinh khởi phiền não sân nhuế, phẫn hận thì con người có cảm giác như bị lửa thiêu đốt và bất an, khổ não rất khó chịu.

Hạnh nhẫn nhục và lòng từ bi luôn đi đôi. Có nhẫn nhục là có từ bi, có từ bi thì có nhẫn nhục. 

Chính vì thế mà tâm an ổn, mát mẻ, dễ chịu như nước cam lồ tịnh thủy. “Lồ” hay “lộ” là giọt sương trong mát, “cam”  là ngon ngọt.  nhờ tâm từ bi mà sân hận trong tâm không còn, cũng như lửa bị nước cam lồ tịnh thủy dập tắt .

Đầu cành dương liễu vương cam  lộ

Một giọt mười phương rưới cũng đầy 

Bao nhiều trần lụy tiêu tan hết 

Đàn tràng thanh tịnh ở ngay đây 

Nam Mô Thanh Lương Địa Bồ Tát 

( HT Thích Nhất Hạnh ) 

Tuy hình  tượng Ngài  được mô tả trong kinh Pháp Hoa là một người nam nhưng khi Phật giáo truyền sang Tây Tạng, Trung Hoa, Triều Tiên và Việt Nam, Bồ tát được tôn thờ hầu hết dưới dạng nữ thân, mẹ hiền Quan Thế Âm. Bởi theo kinh Pháp Hoa, Bồ tát có khả năng thị hiện vô biên thân, tùy theo hoàn cảnh và điều kiện mà hiện thân tương ứng để cứu độ.

( được biết trong vài sử liệu có ghi lại rằng : Theo dị bản Việt hóa thì Quan Âm Nam Hải vốn là Diệu Thiện, công chúa thứ ba (về sau gọi bà Chúa Ba) con vua Diệu Trang (Subhavyùha) ở nước Hưng Lâm (có thể thuộc Ấn Độ). Nàng từ bỏ cuộc sống xa hoa của cung đình, vượt qua mọi ngăn trở của vua cha, cương quyết vượt biển đến động Hương Tích (chùa Hương ngày nay) tu hành và chứng quả tại đây. Truyền thuyết cho rằng, sau khi đắc đạo, công chúa Diệu Thiện biến thành Quan Âm nghìn mắt nghìn tay cứu độ hoàng tộc và muôn dân.

Theo nhà nghiên cứu Trần Lâm Biền, tượng thờ Quan Âm Nam Hải xuất hiện ở Việt Nam vào khoảng thế kỷ XVI. “Trong một văn bia đời nhà Mạc năm 1578, học giả nổi tiếng đương thời là Nguyễn Bỉnh Khiêm cho biết tượng Diệu Thiện được tôn thờ tại chùa Cao Dương. Văn bia còn ghi rõ Diệu Thiện là một biểu tượng rất đặc thù của giáo lý từ bi trong đạo Phật. Quan Thế Âm nghìn tay nghìn mắt trước hết có liên hệ mật thiết với sự thực tập trì chú Đại bi, dần dần đã trở nên một biểu tượng rất lớn trong các chùa viện Phật giáo” (Thích Hạnh Tuấn, Hình tượng Bồ tát Quán Thế Âm nghìn tay nghìn mắt).

Như vậy các hình thái Quan Âm Nam Hải, Quan Âm đồng tử, Quan Âm tống tử, Quan Âm Diệu Thiện, Quan Âm Thị Kính đều bắt nguồn từ lòng từ bi, hiện thân cứu độ của Bồ tát Quan Thế Âm trong kinh Pháp Hoa. Những truyện tích và tín ngưỡng Quan Âm rất phổ biến ở các nước châu Á như Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam. Tôn tượng Bồ tát Quan Thế Âm được thờ tại chùa viện nước ta hiện nay rất đa dạng, dựa vào một trong 33 ứng hóa thân của Bồ tát.

Sau khi lược qua sử liệu chúng ta  có thể thấy những điểm lý thú như sau: 

  • Tháng 2 âm lịch là tháng có rất nhiều sự kiện quan trọng trong Phật Giáo Đại Thừa , nào là mùng  8/2 Thái Tử Sĩ Đạt Ta rời Cung điện xuất gia và thành Phật và sau đó 15/2 Đức Phật nhập Đại Niết Bàn . Riêng hai Đại Bồ Tát thì ngày vía đản sanh chỉ cách nhau 2 ngày .
  • Cả hai Vị Đại  Bồ Tát đều được Kinh Pháp Hoa xiển dương về công hạnh Đại Từ Bi

Do đó nhân ngày vía khánh đản của hai vị Đại Bồ Tát chúng ta hãy  cùng nhau tu tập như lời dạy của Trưởng Lão Hoà  Thượng Thích Thanh Từ : 

" Hãy đập tan đi cái vỏ ích kỷ hẹp hòi của chúng ta để hòa mình trong hạnh nguyện mênh mông của Bồ-tát. Còn đeo đẳng cái vỏ ích kỷ này là còn khổ đau, còn chìm đắm, phải gỡ nó bỏ đi, chúng ta sẽ nhẹ nhàng vượt khỏi muôn lớp trùng dương đến nơi bờ giác an vui. Lòng từ vô hạn, hạnh nguyện vô biên của Bồ-tát là những tiếng còi cảnh tỉnh, kêu gọi chúng ta hãy sống dậy trong đồng thể đại bi, trong chân như vĩnh cửu. Bỏ đi cái vỏ nhỏ nhen, tạm bợ, mà con người đang vì nó tạo nghiệp khổ ngập trời." 

Riêng hậu bối khi đọc được những lời dạy của Cố Đại Lão Hoà Thượng Thích Trí Quang trong Phẩm Hạnh Nguyện Phổ Hiền thì mới thấy Đức độ cao quý của những bậc danh tăng Việt Nam và nguyện theo bước các Ngài . Kính xin phép trích đoạn và mời các bạn cùng đọc nhé ...

" Sánh với 4 hoằng thệ của đức Thích Tôn tuy vắn tắt bậc nhất mà đầy đủ bậc nhất, thì 10 hạnh nguyện của đức Phổ Hiền thật không bằng. Nhưng 10 hạnh nguyện ấy cũng thật đặc biệt. Tựu trung có người cho “tùy hỷ công đức” có gì khó khăn và quan trọng đâu; nhưng nếu biết con người có thể chết cho người mà khó thể khen người một câu, thì đủ biết hạnh nguyện ấy quan trọng biết bao cho tâm lý người tu." 

Nhân ngày vía Khánh Đản nhị vị Đại Bồ Tát, đệ tử hậu bối kính dâng vài vần thơ vụn để bày tỏ lòng quy ngưỡng đến  công hạnh quý Ngài như sau :

Thành kính mừng Khánh lễ Đức Nhị vị Đại Bồ Tát ! 

Quy ngưỡng  Đại Hạnh Phổ Hiền Thập Đại nguyện  Vương, 

Tinh tấn  thực hành tu tập quyết  noi gương 

Mười hai lời  thệ nguyện Quan Thế Âm Bồ Tát 

Để muôn kiếp mãi mãi được sống trong Chánh Pháp ! 

Nam Mô Thập Quảng Đại Nguyện Vương Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát

Nam Mô Đại Từ Đại Bi Linh Cảm Ứng Quan Thế Âm Bồ Tát 

Melbourne 29/3/2021 
Huệ Hương  







facebook-1


***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/07/2018(Xem: 6628)
Đức Quan Thế Âm Bồ Tát, còn gọi là Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, có khi còn gọi là Đức Phật Quan Âm, được Phật tử nhiều quốc gia Châu Á thờ phượng vì hạnh nguyện hóa hiện nhiều thân tướng để cứu độ chúng sanh. Riêng đối với Nhật Bản, nơi nhiều tông phái Tịnh Độ thịnh hành, hình tượng Đức Quan Âm hiện diện trong rất nhiều chùa, trong các tuyến hành hương, và trong văn học. Bạn chỉ cần đi vào bất kỳ ngôi chùa nào tại Nhật Bản, nhiều phần là bạn sẽ gặp tượng Đức Quan Âm, hoặc là nghìn tay nghìn mắt gọi là Senju Kannon (Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Âm), hoặc là một hóa thân của ngài là tượng Đức Chuẩn Đề 18 tay, nhưng thường gặp nhất là tượng Quan Âm Nam Hải trong bộ áo trắng. Chúng ta có thể đọc trong thơ của Basho (1644-1694) hình ảnh nhà thơ đứng nơi gác chuông Chùa Kannon (Quan Âm Tự) nhìn xuống núi, thấy mái ngói chùa trôi nổi trong các chùm mây hoa anh đào: Mái ngói Chùa Quan Âm trôi dạt xa trong mây của các chùm hoa anh đào.
26/07/2018(Xem: 4081)
Dù hy vọng có mong manh đến đâu nó cũng không dễ bị dập tắt Ai biết điều diệu kỳ nào bạn có thể được ban tặng Khi bạn có đức tin Bằng cách nào đó bạn sẽ được ban tặng phép mầu Đây là bốn câu thơ trong bài nhạc WHEN YOU BELIEVE mà tôi thích được nghe và ngân nga âm hưởng theo mỗi khi cô ca sĩ Whitney Houston hát, vì nó gợi cho tôi nhớ những phép mầu tôi đã được nhận khi tìm đường sang quốc gia thứ ba và sống đến nay. Có biết bao người đã kể, đã viết về sự mầu nhiệm hiển linh từ Quán Thế Âm Bồ Tát, nhưng theo tôi nghĩ trong mỗi một câu chuyện chỉ có đương sự trong cuộc mới thấu hiểu nó diệu kỳ đến thế nào cho đời mình mà thôi, còn đôi khi dù có nói ra chưa hẳn nhiều người đã tin và còn cho là mê tín. Whitney Houston đã từng nói: “Bạn phải là một đứa con của Chúa mới có thể hiểu được chiều sâu của bài hát này”. Đức tin luôn mang lại cho con người sức mạnh thần kỳ để vượt qua những khó khăn tưởng chừng như vô vọng, ý nghĩa và câu chuyện về cuộc đời Thánh nhân Moise đã lắng đ
05/07/2018(Xem: 7178)
Sự Kiện11/6/1963 - Rùng mình nghe Bí Mật từ những Nhân Chứng Sống - không thể tin được
01/06/2018(Xem: 23554)
Nhằm tạo một cơ hội sinh hoạt chung để chia sẻ, học hỏi, thảo luận một số đề tài liên quan đến công việc Hoằng pháp, Giáo dục, Văn học Nghệ thuật Phật Giáo, và Ra Mắt Sách chung, một buổi sinh hoạt CÓ MẶT CHO NHAU sẽ được tổ chức tại Viet Bao Gallery, 14841 Moran St. Westminster, CA 92683, vào lúc 4:30--8:30 Chiều, Thứ Bảy, ngày 2 tháng 6, 2018.
17/04/2018(Xem: 3528)
Bodhisattva (Sanscrit), Bodhisat(Pali). Viết trọn chữ theo tiếng Phạn là: Bồ Đề Tát Đỏa. Bồ Đề, Bodhi là Chánh Giác. Tát Đỏa, Sattva là chúng sanh. Bậc đắc quả vị Phật nhưng còn làm chúng sanh để giác ngộ chúng sanh. Bậc đã được tự giác, chứng quả Giác Ngộ, Bồ Đề, một bậc nữa là chứng quả vị Phật, Thế Tôn, bèn chuyễn phương tiện ra đi cứu độ chúng sinh. Giống như trường hợp của Đức Phật Thích Ca đã trãi qua những đời trước làm Bồ Tát. Đến đời sau rốt tham thiền nhập định dưới cội Bồ Đề mới thành Bậc Chánh Đẳng Chánh Giác.
15/12/2017(Xem: 118966)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
01/08/2017(Xem: 4632)
Sơ Lược về Bồ Tát trong Nguyên Thủy, Đại Thừa và ảnh hưởng của Bồ Tát ở Việt Nam vào Thế Kỷ 19 và 20 , bài của Nguyễn Thúy Loan
23/06/2017(Xem: 6264)
Suốt ngày 22 tháng 6 năm 2017 vừa qua, tại thư phòng chùa Viên Giác Hannover, Đức Quốc, nhân mùa An Cư Kiết Hạ năm nay, tôi để tâm đọc quyển sách nầy trong vô cùng trân trọng, sau khi nhận được sách gửi tặng từ Thượng Tọa Thích Minh Định. Xin vô cùng niệm ân Thầy. Đọc sách, Kinh, báo chí v.v… vốn là niềm vui của tôi tự thuở nào chẳng biết,
28/05/2017(Xem: 8973)
Giáo lý đạo Phật là gì? Giáo lý đạo Phật là phương tiện để điều trị thân bệnh và tâm bệnh, là dược liệu của sự chân thật giúp cho người bệnh hiểu rõ bản chất của sự thật, của chân tâm để đạt đến sự giác ngộ rốt ráo. Chúng sinh do tâm bệnh nên có thân bệnh phát tác và mãi trong chuỗi dài sinh tử luân hồi, con người phải trải qua bốn giai đoạn là sinh, già, bệnh, chết; là quy luật tất yếu của thế giới sinh – diệt, chúng sinh nào muốn liễu sinh thoát tử, phải điều trị bệnh bằng các bài thuốc mà đức Phật đã chỉ dạy.
28/07/2016(Xem: 4158)
Ở Việt Nam khi nói đến mùa mưa bão, người ta thường nghĩ đến khúc ruột miền Trung thường nhiều hơn. Thế nhưng, từ khi thành phố Đà Nẵng dựng tôn tượng lớn Bồ Tát Quán Thế Âm thì những cơn bảo lớn nguy hiểm ít đi vào vùng đất nầy, có khi đi gần vào đến bờ thì chuyển hướng ra Bắc hoặc vào Nam rồi bão tan. Không p
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567