Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lễ Vía Đức Địa Tạng Bồ Tát

06/09/201804:33(Xem: 7209)
Lễ Vía Đức Địa Tạng Bồ Tát

Bo_Tat_Dia_Tang_1
LỄ  VÍA ĐỨC ĐỊA TẠNG BỒ TÁT

Không biết bạn có khi nào cảm thấy lòng mình rúng động và nước mắt rưng rưng khi nghe các bậc cao tăng cất cao giọng ngâm và  đánh lên ba tiếng chuông trước một ngôi chùa cổ tại một danh lam thắng cảnh khi tham dự một chuyến hành hương không ? 

Nguyện tiếng chuông này ngân khắp cõi 

Thiết Vi , ngục tối thãy xa ngay

Cõi trần trong sạch đều thông suốt 

Giác ngộ sinh linh cả một loài ....

Nghe chuông ...phiền não dạ lâng lâng 

Bồ đề thêm lớn Tuệ sáng ngần 

Xa rời Địa Ngục qua hầm lửa 

Nguyện thành như Phật độ chúng sinh 

ÁN GIÀ RA ĐẾ TA BÀ HA 

Những  chữ ngục tối , Thiết Vi, Địa ngục đã làm tôi liên tưởng ngày đến mẫu chuyện đã được Phật dùng làm phương tiện trong kinh Địa Tạng để khuyến  khích chúng sinh làm nhiều việc thiện hơn , sửa đổi cái sai bỏ cái xấu để đẩy lùi nghiệp quả từ từ để rồi bước dần vào con đường Đạo 

Vì nếu xét về định nghĩa  thì Địa Ngục theo Phật Học đại tự điển dịch từ chữ Phạn Naraka hay Nỉraya có nghĩa là chẳng  vui , đáng ghét chán, đủ mọi thứ khổ , nơi những chuyện Có và Không tranh nhau và chúng nương tựa nhau ở dưới đất và cũng có nghĩa là khi nào trong tâm ta ( địa ) luôn có những điều vừa kể trên hành hạ ta tức là ta đang ở trong địa ngục 

Và trong các buổi lễ cầu siêu cho vong linh  trong vòng 49 ngày sau khi chôn cất thân nhân người quá vãng được khuyến khích đọc nhiều lần Kinh Địa Tạng để vừa có lợi cho người mất mà thân nhân còn được phúc  báu ( Âm siêu Dương thới ) 

Vậy thì Địa Tạng có nghĩa là chi ? 

Xin thưa      Địa là sâu dầy cứng rắn 

                     Tạng là dung chứa tất cả 

Như vậy để chỉ cho cái bản thể của chúng sanh thường được biết dưới cái tên là Tâm 

Vì Tâm vô hình vô tướng không ai đập phá được nên nói là cứng rắn 

Tâm không thể dò lóng đo lường được nên gọi là sâu dầy 

Ngoài Tâm là cái vô cùng cực không có một vật gì hết nên nó dung chứa tất cả

Thế thì Địa Tạng Vương Bồ Tát là Ai mà trước khi vào kinh ta thường đọc tụng 

.......Nay con tán dương chân công đức

         Địa tạng Bồ tát đại từ bi 

         Góp tập thân lành độ chúng sanh 

        Rung tích trượng mở toang địa ngục 

         Nâng minh châu soi khắp đại thiên 

       Trước đài " nghiệp kính " điện Diêm Vương 

        Vì chúng sanh ở cõi Nam Diêm 

          Làm Giáo Chủ chứng minh công đức

         Nam Mô ĐẠI BI ĐẠI THÁNH ĐẠI TỪ 

        Bổn Tôn Địa Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát 

Trong kinh Địa Tạng Bồ-tát Bổn Nguyện, đức Phật nói về bốn tiền thân, với bốn đại nguyện của ngài Địa Tạng như sau.

1. Trong vô lượng kiếp về trước, ngài Địa Tạng là một vị Trưởng giả, nhờ phước duyên được chiêm ngưỡng, đảnh lễ và được sự chỉ dạy của đức Phật Sư Tử Phấn Tấn Cụ Túc Vạn Hạnh Như Lai, vị Trưởng giả này đã phát đại nguyện: “Từ nay đến tận đời vị lai, tôi vì những chúng sanh tội khổ trong sáu đường mà giảng bày nhiều phương tiện làm cho chúng nó được giải thoát hết cả, rồi tự thân tôi mới chứng thành Phật quả.”  

2. Vào thời quá khứ vô số kiếp trước, thuở đức Phật Giác Hoa Định Tự Tại Vương Như Lai, tiền thân của Ngài là một người nữ dòng dõi Bà-la-môn có nhiều phước đức và oai lực; nhưng mẹ của cô không tin vào nhân quả tội phước, tạo rất nhiều ác nghiệp, sau khi chết bị đọa vào địa ngục. Là người con chí hiếu, cô rất thương nhớ mẹ, và đã làm vô lượng điều lành, đem công đức ấy hồi hướng cho mẹ, và cầu nguyện đức Phật cứu giúp. Nhờ các công đức chí thành ấy, đức Phật Giác Hoa Định Tự Tại đã cho cô biết là mẹ của Cô đã được thoát khỏi cảnh địa ngục và vãng sanh về cõi trời. Vô cùng hoan hỉ trước tin ấy, cô đã đối trước đức Phật Giác Hoa phát nguyện: “Tôi nguyện từ nay nhẫn đến đời vị lai những chúng sanh mắc phải tội khổ, thì tôi lập ra nhiều phương chước làm cho chúng đó được giải thoát.”

3. Trong hằng hà sa số kiếp về trước, thuở đức Phật Nhất Thiết Trí Thành Tựu Như Lai, ngài Địa Tạng là một vị vua rất Từ bi, thương dân như con … nhưng chúng sanh lúc ấy tạo rất nhiều ác nghiệp, vị vua hiền đức này đã phát nguyện: “Như tôi chẳng trước độ những kẻ tội khổ làm cho đều đặng an vui chứng quả Bồ Đề, thời tôi nguyện chưa chịu thành Phật.”

 4. Vô lượng kiếp về thuở quá khứ, thời đức Phật Liên Hoa Mục Như Lai, ngài Địa Tạng là một hiếu nữ tên Quang Mục có nhiều phước đức. Nhưng mẹ của Quang Mục lại là người rất ác, tạo vô số ác nghiệp. Khi mạng chung, bà bị đọa vào địa ngục. Quang Mục tạo nhiều công đức hồi hướng cho mẹ, và nhờ phước duyên cúng dường một vị A-la-hán, vị Thánh này đã cho biết rằng, mẹ của cô đã thoát khỏi cảnh địa ngục sanh vào cõi người, nhưng vẫn còn chịu quả báo sinh vào nhà nghèo hèn, hạ tiện, lại bị chết yểu… vì lòng thương mẹ và chúng sanh, Quang Mục đã đối trước đức Phật Liên Hoa Mục Như Lai phát nguyện: “Từ ngày nay nhẫn về sau đến trăm nghìn muôn ức kiếp, trong những thế giới nào mà các hàng chúng sanh bị tội khổ nơi địa ngục cùng ba ác đạo, tôi nguyện cứu vớt chúng sanh đó làm cho tất cả đều thoát khỏi chốn ác đạo: địa ngục, súc sanh và ngạ quỉ, v.v... Những kẻ mắc phải tội báo như thế thành Phật cả rồi, vậy sau tôi mới thành bậc Chánh Giác.”

Nhưng nếu khi ta đã lên cao một chút về Giáo lý thì ta sẽ thấy lời dạy của Kinh Hoa Nghiêm " Nhất  thiết do Tâm tạo  " thì thiết nghĩ Thiên đường hay Địa Ngục cũng đều do Tâm mà ra 

Những gì Tâm làm được thì Tâm phá được và chỉ có Địa Tạng của Ta mới có thể phá ngục Thiết Vi của Tham Sân Si mà trả chúng ta về cảnh giới giải thoát tự tại 

Và Vì đã nói Địa Tạng là Tâm cho nên oai thần của Địa Tạng là oai thần của Tâm , một khi Ai biết quay về với Tâm để có được sức oai thần ấy thì phải có 

1- Cái muốn cương quyết ( lòng tự nguyện với lòng ) 

2- Phải thực  hành lời nguyện của mình trong Tâm 

3 - nhưng vì không đủ cương quyết và kiên trì nên ta phải tự thệ với mình 

Và theo đúng như mật nghĩa thì Địa tạng chỉ Tâm chớ không phải là một vị Bồ Tát thật có cho nên tôi đã thường phân tâm và tự hỏi lễ bái và chiêm ngưỡng cúng dường có cần không ? Thì đã được các vị Cao Tăng nhắc  nhở như sau ::

    ***Nên tiếp tục nhưng với một tinh thần mới , một thái độ mới 

  • Hãy đọc kinh Địa Tạng nhiều lần để hiểu thêm thâm yếu mật nghĩa về luật nghiệp báo nhân quả phân minh 
  • Suy ngẫm về những câu chuyện mà Đức Thế Tôn đưa  ra để tạo một niềm tin vững chắc vào lời dạy của Phật 
  • Thực hành những phương pháp tu sửa để chúng ta thật tâm cương quyết thoát ly Địa ngục 


day 2 hiroshima (256)day 2 hiroshima (240)

Thể nhưng trong  thực tế dân gian còn có những diều mà ta tưởng là mê tín dị đoan nhưng đôi khi có những cảm ứng bất tư nghì khó diễn tả mà bản thân tôi đã chứng nghiệm đúng 100% khi đến viếng chùa Vô Thủ Địa Tạng (Kubinashi Gizou) ở Fuchu. ( Nhật Bản) trong chuyến hành hương Nhật  Bản , Đại Hàn , Đài Loan 16 ngày với Tu Viện Quảng Đức do Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng làm trưởng đoàn. (xem hình ảnh)

Theo như tôi được biết Địa danh này có lẽ người Việt chúng ta được biết và tha thiết mong được đến là nhờ đọc qua 3 tập truyện “Những mẩu chuyện linh ứng của Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát tại Fuchu do HT Thích Như Điển dịch từ một tập sách tiếng Nhật, trong đó có khoảng 300 câu chuyện kể về những trường hợp những người bị bệnh mà y học đã bó tay, họ đến đây cầu nguyện và đã được cứu. ( Fuchu là một thành phố nhỏ nằm trong tỉnh lỵ Hiroshima ) và Đức Địa Tạng Vô Thủ đang được tôn trí trên một ngọn đồi rất quang đãng. Trên đường di chuyển đến nơi này, Thầy trưởng  đoàn đã kể về huyền thoại của ngôi chùa nhỏ này, cũng như đã hướng dẫn mọi người nên thỉnh một hay nhiều chiếc khăn tay, trên đó có viết câu tâm chú bằng tiếng Nhật là: “Án Ha Ha Ha Vỹ Sa Ma Lý Ta Bà Ha” rồi đem khăn nầy đến cọ sát vào mình đá của Ngài Địa Tạng nhiều lần, cũng như khấn tên họ của người bịnh rồi đem về nhà. Khi nào người bịnh đau nơi đâu thì để khăn ấy vào chỗ đau và tụng câu tâm chú, sẽ có hiệu nghiệm ngay. 

Khi về đến Úc tôi đã tìm thấy câu thần chú này được dịch  ra Phạn Ngữ "OM HA HA WIN SA MO TI SO HA " hay tiếng Sanskrit "OM HA HA WISMAYE SVAHA "trên YouTube và đã đắp cái khăn mà tôi thỉnh về đặt lên nơi mắt mà bác sĩ chuyên khoa cách  đây vài năm trước nói rằng sau 5 năm con mắt bên trái tôi sẽ mù và tin tưởng đọc theo cả trăm lần mỗi ngày cho đến ngày đi tái khám lại 

Điều lạ kỳ mới đây khi đi tái khám và được chụp lại một cách rõ ràng hơn sau 4 năm những dấu hiệu nghiêm trọng nay đã lợt dần và mắt tôi thấy sáng hơn trước nhiều lắm 

Làm sao có thể giải thích được sự bất tư nghì mà mình cảm ứng đây , chỉ xin trình bày với tất cả những gì mình đã trải nghiệm qua đó các bạn có thể tìm thấy được một điều 

gi mới hơn không... trong ngày vía Địa Tạng (30 tháng bảy âm lịch hằng năm  ) Năm nay trùng vào ngày 9/9/2018 

Kính Chúc các bạn may mắn khi thực hành và tụng kinh Địa Tạng Bổn Nguyện 

Nam Mô Địa Tạng Vương Bồ Tát Ma Ha Tát

Huệ Hương 


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/10/2012(Xem: 4792)
Có một thời gian Tôn-giả Đại Mục-kiền-Liên phụ trách trông coi việc dựng thiền-thất tại vườn Lộc-Dã; một hôm trong lúc Tôn-giả đang đi kinh hành trên khoảng đất trống, thì Ma-Vương hóa hình nhỏ xíu chui vào trong bụng của Tôn-giả, lúc đó Tôn-giả nghĩ rằng: “Quái lạ, hình như ta đã nuốt phải vật gì vào trong bụng? Ta nên nhập Như-kỳ tưởng-định để nhìn vào bụng xem là vật gì?”
11/10/2012(Xem: 12120)
Cũng vào lúc bấy giờ, Đại bồ tát Quan Tự Tại thâm nhập pháp tu Bát nhã ba la mật đa sâu xa, thấy năm uẩn đều không tự tánh. Sau Phật, Tâm Kinh dẫn chúng ta đến gặp Bồ tát Quan Tự Tại. Tiếng Tây Tạng gọi Bồ tát là jangchub sempa. Jangchub (Phạn: bodhi), có nghĩa là “giác ngộ”, và sempa (Phạn: sattvà), có nghĩa là “anh hùng” hay “người”. Gộp chung lại thì từ jangchub sempa có nghĩa là “vị anh hùng giác ngộ”. Trong chữ jangchub - “giác ngộ” - âm đầu tiên là ị ang ứng vào sự chiến thắng đoạn diệt mọi sức mạnh chướng ngại, còn âm thứ nhì, chub, có nghĩa là thành tựu trí tuệ viên mãn.
26/09/2012(Xem: 9118)
Phẩm Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn thường được gọi đơn giản là phẩm Phổ Môn nghĩa là cánh cửa phổ biến, cánh cửa rộng mở cho mọi loài đi vào. Nhưng thâm nghĩa của Phổ Môn là tất cả mọi người trong thế gian này ai ai cũng đều được Bồ Tát Quán Thế Âm ở trong lòng của họ.
17/09/2012(Xem: 9247)
Một thanh niên hỏi tôi: “Có người nói Bồ tát Quan Âm không có thật, là tín ngưỡng của Bà La Môn phải không thưa thầy?”. Tôi cười đáp: “Bồ tát Quan Âm có thật hay không tùy thuộc vào hai điều kiện: 1.Niềm tin. 2.Tự mình nghiên cứu tìm hiểu...
11/09/2012(Xem: 3753)
1. Con xin mở rộng lòng thương và tìm cách bảo vệ sự sống, niềm tin, hạnh phúc của mọi người và mọi loài. 2. Con xin mở rộng tầm hiểu biết, để có thể thấu rõ được gốc rễ khổ đau của mọi người, mọi loài mà tìm cách nâng đỡ và hộ trì. 3. Con xin nguyện từ bỏ những tập khí tham ái, hờn giận, trách móc, phê bình, chỉ trích và bạo động, để con có thể vui sống với mọi người và mọi loài.
25/07/2012(Xem: 13037)
Phương Thức Thực Hành Hạnh Bồ Tát (Bodhicharyàvatàra) là Thi phẩm bằng tiếng Phạn của Tôn giả Tịch Thiên (Sàntideva) khi ngài tu học ở Học viện Phật giáo Nalandà, Ấn độ vào thế kỷ thứ bảy Tây lịch. Đây cũng là tác phẩm Tạng ngữ vô cùng quan trọng, áp dụng vào chương trình học tập cho các tu sĩ Tây Tạng.
04/04/2012(Xem: 4143)
Bồ-tát Quán Thế Âm vốn có tên tiếng Phạn là Avalokiteśvara. Đó là một vị Bồ-tát mà tại các nước Á châu ai cũng biết, vì Ngài có bổn nguyện từ bi cứu độ chúng sanh vô cùng rộng lớn. Trong tiếng Hán, Ngài còn được gọi với các tên như: Quán Tự Tại, Quán Thế Tự Tại, Quán Thế Âm Tự Tại, Quán Thế Tự, Khuy Âm, Hiện Âm Thanh, Quán Âm… Ngoài ra, còn gọi là Cứu Thế Bồ-tát, Cứu Thế Tịnh Thánh (Duh!-kharaksaka), hoặc Thí Vô Úy Giả (Abhayamdada), hoặc Thí Vô Úy Giả Liên Hoa Thủ (Padmapāni), Phổ Môn (Saman-tamukha), Đại Bi Thánh Giả (Mahākārunikamuni).
29/01/2012(Xem: 8668)
Bồ tát Quán Thế Âm, hình ảnh thân thiết gần gũi đối với mọi tầng lớp quần chúng, nhất là những người Á Đông. Nhiều người chưa quy y Tam Bảo, chưa trở thành Phật tử chính thức cũng thường xưng niệm danh hiệu và thỉnh tôn tượng Đức Quán Thế Âm Bồ tát để phụng thờ, lễ bái hằng ngày trong nhà. Ở Việt Nam, hình ảnh Ngài còn ảnh hưởng sâu rộng trong văn hóa dân gian đến độ, chúng ta đi đâu, về đâu trên đất nước thân thương này cũng đều thấy tôn tượng Ngài.
13/01/2012(Xem: 10076)
Sau khi Mahà Moggallàna nhận được những lời giáo huấn do Đức Phật đích thân truyền dạy (ghi trong Anguttara Nika(ya VIII, 58), ngài liền vững tâm hành đạo với một quyết tâm bất thối.
07/10/2011(Xem: 4004)
Long Thọ cùng với Vô Trước, là hai bậc khai phá vĩ đại của truyền thống Đại thừa. Long Thọ tiếp nối và trao truyền những giáo huấn thậm thâm vi diệu của tính không...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]