Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

25 Đại Nguyện của Bồ Tát Văn Thù (thơ)

01/05/201407:03(Xem: 13119)
25 Đại Nguyện của Bồ Tát Văn Thù (thơ)

 BoTatVanThu


25 ĐẠI NGUYỆN CỦA BỒ TÁT VĂN THÙ (thơ)
Viết thành thơ : Vi Tâm

 

Nhân dịp lễ Phật Đản, Vi Tâm xin viết thành thơ bài « 25 ĐẠI NGUYỆN CỦA BỒ TÁT VĂN THÙ». Tài liệu lấy từ :
http://www.tangthuphathoc.net/tinhdo/ 25dainguyencuabotatvanthu.htm

Tài liệu này thiếu nguyện 18, vì hai nguyện 6 và 7 đã được ghép thành nguyện 6. Vi Tâm xin sửa lại cho đầy đủ 25 đại nguyện khi chép vào đây. Đã cố gắng để diễn tả sát ý mỗi lời nguyện khi viết thành thơ lục bát.

 

 

1. Công đức tôi cúng dường Phật Tăng và những hạnh nghiệp tu tập thanh tịnh của tôi đó, nay xin hồi hướng về đạo Vô thượng Bồ đề, nguyện trải hằng sa kiếp tu hạnh Bồ tát, đặng hóa độ chúng sanh, chớ tôi chẳng vì lợi ích một mình mà cầu mau chứng đạo quả.

 

(Nguyện thứ nhất)

Phật Tăng thành niệm cúng dường
Tôi nay xin nguyện hướng phương Bồ đề
Chúng sanh hóa độ tiến tu
Đời đời kiếp kiếp chẳng cho riêng mình


 

2. Tôi nguyện hóa độ hết thảy mọi loài chúng sanh ở các thế giới trong mười phương đều phát tâm cầu đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác, giữ gìn tâm Bồ đề cho bền chắc, và khuyến hóa theo môn Lục độ.

 

(Nguyện thứ hai)

Một lòng hóa độ chúng sanh

Mười phương vô thượng phát danh niệm cầu

Chánh đẳng chánh giác là đầu
Chuyển theo Lục độ giữ sao cho bền

 

3. Tôi nguyện giáo hóa vô số chúng sanh ở các thế giới đều đặng thành Phật thuyết pháp trước tôi, và trong khi thuyết pháp, làm sao cho tôi đều xem thấy tất cả.

 

(Nguyện thứ ba)

Hằng hà vô số chúng sanh

Nguyện xin giáo hóa cho thành Phật tâm
Được thành Phật trước tôi luôn

Để tôi được thấy chứng minh nhiệm mầu

 

4. Tôi nguyện trong khi tu đạo Bồ tát đạo, làm đặng vô lượng việc Phật, và sanh ra đời nào cũng tu theo đạo ấy cả.

 

(Nguyện thứ bốn)

Nguyện cho ức kiếp về sau

Đạo Vô Lượng Phật kiếp nào cũng theo

 

5. Bao nhiêu chúng sanh của tôi dạy dỗ đều đặng thanh tịnh, như các người đã có tu phép thiền định ở cõi Phạm Thiên, tâm ý không còn điên đảo. Nếu đặng các kẻ chúng sanh như vậy sanh về cõi tôi, thì khi ấy tôi mới thành đạo.

 

(Nguyện thứ năm)

Chúng sanh dù có bao nhiêu
Phép tu tôi dạy sẽ vào Phạm Thiên
Ý tâm hết mọi đảo điên

Rồi sau cùng đạt đạo Thiền cõi tôi

6. Tôi nguyện đem các món hạnh nguyện mà cầu đặng cõi Phật trang nghiêm và nguyên hết thảy các cõi Phật đều hiệp chung lại thành một thế giới của tôi.

Đường giới hạn xung quanh trong cõi ấy đều dùng những chất : vàng, bạc, ngọc lưu li, pha lê, xa cừ, xích châu và mã não, mà xây đắp cho cao lên đến cõi Phạm Thiên, còn mặt đất thì toàn là ngọc lưu ly tất cả.

 

(Nguyện thứ sáu)

Lưu ly vàng ngọc khắp nơi

Đem về cõi Phạm đắp bồi xây lên
Nguyện đem đủ món hạnh nguyên
Ngàn muôn cõi Phật hợp duyên một nhà

 

7. Trong cõi ấy không có các món đất cát, buị bặm, chông gai, dơ dáy, và không có những sự cảm xúc, thô ác, và xấu xa, cũng không có những người đàn bà và tên hiệu của người đàn bà.

Hết thảy chúng sanh đều hóa sanh, chớ không phải bào thai trong bụng mẹ như các cõi khác, và hằng tu tập các pháp thiền định, vui đẹp tự nhiên, chớ không cần phải ăn uống những đồ vật chất.

 

(Nguyện thứ bẩy)

Không còn thô ác xấu xa
Chúng sinh hết thấy đều là hóa sinh

Chẳng còn thai nghén nhọc nhằn

Đàn bà không có không sanh xứ này

Định thiền, ai cũng tươi cười

Chắng cần ăn uống như người thế gian

 

8. Trong cõi tôi không có người Tiểu thừa, Thanh văn và Duyên giác. Thảy đều là các bực Bồ tát, căn tánh cao thượng, tâm trí sáng suốt, người nào cũng đã xa lìa mọi sự tham lam, hờn giận, ngu si, và đã tu đặng các môn phạm hạnh cả.

 

(Nguyện thứ tám)

Tiểu thừa cùng với Thanh văn

Cùng là Duyên giác không còn xứ tôi
Chỉ còn Bồ tát mà thôi
Tâm linh sáng suốt, tuyệt vời tánh căn
Xa lìa tất cả tham lam
Ngu si hờn giận mọi phàm đều không

 

9. Trong khi chúng sanh sanh về cõi tôi, thì tự nhiên đủ tướng mạo Tỳ khưu, đều có cạo tóc và đắp y một cách chỉnh đốn cả.

 

(Nguyện thứ chín)

Sinh ra tướng mạo tuấn anh

Cõi tôi ai cũng đặng hình Tỳ khưu
Cạo đầu cắt tóc đủ điều
Đắp y đốn chỉnh, phiêu diêu mặt mày

 

10. Chúng sanh trong cõi tôi muốn ăn, thì tự nhiên có bình bát thất bảo cầm ở nơi tay và đủ các món đồ ăn ngon đẹp đầy bát. Khi ấy lại nghĩ rằng : Chúng ta chớ nên dùng những đồ này, nguyện đem bố thí ; trước hết dâng cúng cho các Đức Phật, Bồ tát, Thanh văn, và Duyên giác, sau nữa thì chúng sanh nghèo hèn và các loài Ngạ quỉ đói khát đêu dùng no đủ. Còn phần chúng đẹp, tức là món ăn.

 

(Nguyện thứ mười)

Bát bình thất bảo cầm tay
Thức ăn ngon ngọt đủ đầy được dâng
Trong lòng thì lại nghĩ rằng
Đồ ăn trước phải đưa lên Phật đài

Thanh văn, Duyên giác bên ngoài

Chúng sanh, ngạ quỷ, đều vời sẻ chia

11. Mọi người suy nghĩ như vậy, liền đặng pháp Tam muội, gọi là “Bất khả tư nghị hạnh”. Có sức thần thông, dạo đi tự tại, không có sự gì ngăn ngại tất cả. Độ trong giây phút, mọi người được dạo khắp các thế giới mà cúng dường Phật, bố thí và diễn thuyết các pháp cho chúng sanh nghe rồi trở về nước thì vừa đúng bữa ăn.

 

(Nguyện thứ mười một)

Pháp «Nghị hạnh bất khả tư »

Thần thông đưa xuống, ban cho mọi người
Phút giây thư thái tuyệt vời
Tự do đi lại dạy bài tịnh tu
Dạy rồi bố thí sẻ chia

Dạo xong thuyết pháp mới về bữa ăn

 

12. Tôi nguyện trong thế giới của tôi không có tám món chướng nạn và các sự khổ não, cũng không có những người phá hư giới luật.

 

(Nguyện thứ mười hai)

Nguyện trong thế giới tôi sanh
Không còn chướng nạn cùng bần khổ đau

Giới luật đều giữ chăm chu

Không ai sơ suất phá hư một bài

 

13. Tôi nguyện trong thế giới ấy có nhiều món châu báu rất lạ lùng và không cần gì phải dùng đến ánh sáng của mặt trời và mặt trăng. Các vì Bồ tát tự nhiên xung quanh thân thể có hào quang sáng chói, soi khắp các nơi, thường chiếu luôn không có ngày đêm, chỉ xem lúc nào bông nở thì cho là ban ngày, lúc nào bông xếp lại cho là ban đêm mà thôi. Còn khí hậu thường điều hòa, không nóng quá và không lạnh quá.

 

(Nguyện thứ mười ba)

Nguyện không cần đến mặt trời
Ban đêm cũng chẳng đoái hoài mặt trăng

Hào quang Bồ tát quanh thân
Đủ đầy ánh sáng chiếu luôn đêm ngày

Khi bông hoa nở là ngày
Khi hoa xếp lại là trời về đêm

Điều hòa khí hậu an nhiên
Không quá nóng lạnh mọi miền mọi năm

 

14. Nếu có vị Bồ tát nào bỏ xứ làm Phật các cõi khác, thì trước hết ở nơi cõi tôi, rồi đến cung trời Đâu suất, sau mới giáng sanh đến cõi ấy.

 

(Nguyện thứ mười bốn)

Vị nào Bồ tát muốn thăm

Ngao du xứ khác độ thêm cho người

Thì xin trước hãy ở đây

Qua cung Đâu suất, sau rồi hãy đi

 

15. Tôi nguyện hóa độ chúng sanh đều thành Phật hết rồi, tôi mới hiện lên hư không mà nhập diệt.

 

(Nguyện thứ mười lăm)

Một lời tâm nguyện xin ghi

Là tôi hóa độ đến khi mọi người

Chúng sanh thành Phật cả rồi
Tới chừng ngày đó mới rời bỏ đi

16. Trong lúc tôi nhập diệt thì có nhiều món âm nhạc tự nhiên kêu vang đủ pháp mầu nhiệm và các vị Bồ tát nghe đều tỏ đặng các lẽ huyền diệu.

 

(Nguyện thứ mười sáu)

Hư không nhập diệt đến thì
Xin cho nhạc điệu lâm li vang trời

Nhiệm mầu hạnh pháp sáng ngời

Bầu đoàn Bồ Tát chứng thời diệu linh

 

17. Thưa Đức Thế Tôn ! Tôi nguyên khi làm Bồ tát mà dạo trong các cõi Phật, xem thấy những thức trang nghiêm những châu báu, những hình trạng, những xứ sở, và những hạnh nguyện của Chư Phật, thì tôi đều cầu đặng thành tựu tất cả.

 

(Nguyện thứ mười bẩy)

Kính thưa Tối Thượng Thế Tôn

Khi tôi hành đạo bốn phương cõi trần

Thấy chư Phật rất nghiêm minh

Đều lo hạnh nguyện tôi xin một lời
Nguyện cho Chư Phật mọi nơi

Cả đều thành tựu, xin Người chứng cho

 

18. Tôi nguyện các vị Đẳng giác Bồ tát đều ở trong cõi tôi mà đợi đến thời kỳ sẽ bổ xứ làm Phật, chớ không thọ sanh các cõi nào khác nữa. Nếu có vị nào muốn đến cõi khác thành Phật mà hóa độ chúng sanh, thì tùy theo ý nguyện.

 

(Nguyện thứ mười tám)

Nguyện cho các vị tiến tu

Đến khi thành Phật đều về cõi Thiên

Không còn sanh lại cõi trần

Trừ ai đã nguyện dấn thân Ta Bà

 

19. Thưa Đức Thế Tôn ! Trong khi tôi tu đạo Bồ tát, nguyện đặng cõi Phật rất tốt đẹp nhiệm mầu. Các vị Bồ tát phát Bồ đề tâm, tu Bồ tát hạnh, mà đặng dự bổ xứ thành Phật, đều sanh về trong cõi tôi cả.

 

(Nguyện thứ mười chín)

Thế Tôn, tôi nguyện trước tòa
Khi tôi thành Phật được qua Đất Người
Thì xin tất cả quanh tôi
Ai tu thành Phật đều rời qua đây

 

20. Thưa Đức Thế Tôn ! Tôi nguyện đặng như vậy, tôi mới thành Phật, và nguyện ngồi khoanh chân trên tọa Kim cang ở dưới cây Bồ đề, trong giây lát chứng thành chánh giác.

 

(Nguyện thứ hai mươi)

Thế Tôn đại đức cao vời

Khi tôi thành Phật nguyện ngồi dưới cây
Bồ đề, dưới bóng Phật đài
Đặng thành chánh giác, xin Người chứng minh

 

21. Khi thành Phật rồi, tôi biến hóa Phật và các vị Bồ tát, nhiều như số cát sông Hằng, đặng dạo các thế giới mà hóa độ chúng sanh, giảng dạy các phép nhiệm mầu và khiến cho hết thảy nghe pháp rồi đều phát Bồ đề tâm, cho đến khi thành đạo cũng không đổi dời tâm trí.

 

(Nguyện thứ hai mươi mốt)

Khi tôi chức Phật đã thành
Bao nhiêu Bồ tát, nguyện truyền chức năng

Dù nhiều như cát sông Hằng

Cũng xin hóa độ chúng sanh tận lòng

Bồ đề chánh giác hòa đồng

Người người thành Phật, Pháp không đổi dời

 

22. Khi tôi thành Phật rồi, chúng sanh ở trong các cõi nếu thấy đặng tướng tốt của tôi, hằng in nhớ trong tâm luôn luôn, cho đến khi thành đạo cũng không quên.

 

(Nguyện thứ hai mươi hai)

Khi tôi đã thành Phật rồi
Chúng sanh mà thấy tướng tôi một ngày
Là trong tâm nhớ cả đời
Tới khi thành đạo, học bài không quên

 

23. Tôi nguyện chúng sanh trong cõi tôi, người nào cũng đủ căn thân toàn vẹn, không hề thiếu món gì. Nếu các vị Bồ tát muốn xem thấy tướng tôi, hoặc nằm, hoặc ngồi, hoặc đứng, hoặc đi, thì đều thấy đặng cả. Khi thấy rồi, liền phát Bồ đề tâm, và lại trong lúc thấy tôi, những sự hoài nghi về đạo pháp tự nhiên đều biến đặng cả, không cần phải đợi tôi giải quyết nữa.

 

(Nguyện thứ hai mươi ba)

Xin cho sanh chúng căn thân
Vẹn toàn đầy đủ, chẳng quên món gì
Nằm, ngồi, hoặc đứng, hoặc đi
Bồ đề tâm vững, hoài nghi bỏ rời

Tự học không cần đến tôi
Thấy tôi là đủ một đời thành công

 

24. Tôi nguyện khi tôi thành Phật rồi, thì tôi đặng thọ mạng vô cùng vô tận, không kể xiết. Còn các vị Bồ tát trong cõi tôi cũng đặng sống lâu như vậy.

 

(Nguyện thứ hai mươi bốn)

Phần tôi mạng thọ vô cùng
Xin mọi Bồ tát cũng cùng như tôi

 

25. Trong lúc tôi thành Phật, có vô số Bồ tát đủ tướng mạo Tỳ khưu, người nào cũng cạo đầu, đắp y, cho đến khi nhập Niết bàn thì những tóc không khi nào để mọc dài, và những y cũng không khi nào đổi bận như đồ người thế tục.

 

(Nguyện thứ hai mươi lăm)

Khi tôi thành Phật trong đời

Mọi Bồ tát được hình hài Tỳ khưu
Cạo đầu y đắp chăm chiu

Đến khi thành Phật thẩy đều giữ nguyên

An nhiên trong cõi Niết Bàn

Không như trần tục phải phiền phục y.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/11/2010(Xem: 3551)
Kính lạy đức Bồ Tát Quán Thế Âm, chúng con xin học theo hạnh Ngài, biết lắng tai nghe cho cuộc đời bớt khổ. Ngài là trái tim biết nghe và biết hiểu.
09/11/2010(Xem: 3513)
Bồ Tát Quán Thế Âm đang thực sự có mặt bên cạnh chúng ta mang sứ mệnh Bồ Tát vào đời để cứu vớt nhân sinh qua cơn khổ nạn hay chỉ là một nhân vật huyền thoại tôn giáo? Với những người mang nặng tinh thần duy lý cho rằng Đạo Phật không hề đặt cơ sở trên những niềm tin mù quáng và do đó, tin vào sự cứu độ của một tha lực bên ngoài –ví dụ như Quán Thế Âm Bồ Tát- theo họ là một hình thức dị đoan mê tín, khó chấp nhận.
06/11/2010(Xem: 18269)
Hành giả Bồ Tát phải tích cực hành Bồ Tát hạnh, nghĩa là mỗi hành động, mỗi lời nói, mỗi ý niệm đều hướng về chúng sinh, vì lợi ích chúng sinh.
26/10/2010(Xem: 2856)
Trong thế giới loài người có một vị Bồ tát ai cũng có thể biết như một vị cứu tinh. Ngài có trái tim yêu thương và hiểu biết, luôn mở rộng tấm lòng nhân ái chẳng nỡ bỏ một ai đau khổ. Ngài chính là Bồ tát Quán Thế Âm. Khi nghe ai trong khốn khổ, khó khăn, tuyệt vọng tâm niệm đến Ngài thì Ngài liền ra tay cứu giúp và nâng đỡ.
22/10/2010(Xem: 7081)
Một trong những phương pháp nghiên cứu mới nhất do Daniel Overmyer đề xướng (1998) trong lãnh vực khoa học nhân văn hiện đang được các nhà học giả áp dụng được gọi là « THF » (Text, History & Field Work), tức là phối hợp sử dụng các sử liệu và văn bản kèm theo với việc đi khảo sát thực tế. Áp dụng phương pháp này, và xem đó như là một phương cách hữu hiệu trong việc nghiên cứu lịch sử tôn giáo Trung Quốc, GS/TS. Chun Fang Yu (Vu Phương Quân), Khoa Trưởng Phân Khoa Tôn Giáo Đại Học The State University of New Jersey, HK, trong một tác phẩm mới nhất của bà, nhan đề « Quán Âm » đã cống hiến cho chúng ta một công trình nghiên cứu xuất sắc và đầy đủ nhất từ trước đến nay liên quan đến Bồ Tát Quán Thế Âm.
21/10/2010(Xem: 4547)
Sau khi thành đạo, Đức Phật đã phổ biến con đường giác ngộ cho nhiều người. Giác ngộ là vô cùng quí báu vì đó là con đường đưa đến sự giải thoát tối thượng của Niết bàn.
03/10/2010(Xem: 3072)
Mọi người Phật tử khi nhắc đến Đức Quán Thế Âm (Avalokites) nghĩa là lắng nghe tiếng kêu của cuộc đời , người Việt Nam dù là Phật tử hay chưa phải là Phật tử đều có một khái niệm chung là vị Bồ tát hay cứu khổ cứu nạn cho mọi người, điều này đã ăn sâu vào trong tiềm thức của mỗi người và Quán Thế Âm trở thành một biểu trưng cho lòng từ bi của Phật giáo. Quán Thế Âm dân gian ta gọi tắt là Quán Am, nhìn chung Ngài là vị Bồ tát thể hiện lòng Bi, một trong hai đức của Phật tánh: Văn Thù biểu trưng cho trí tuệ thì Quán Thế Âm biểu trưng cho đức từ bi của Phật. Đã từ lâu, Đức Quán Thế Âm được nhiều người Việt Nam tôn kính và thờ phụng tin tưởng rất phổ biến , nhất là trong lúc gặp khó khăn hoạn nạn đều hướng về Ngài như là một vị cứu tinh vì danh hiệu Ngài là "Cứu khổ cứu nạn". Những năm gần đây, niềm tin này lại được bộc lộ qua việc thờ Quán Thế Âm ở tại tư gia nhất là" lộ thiên" (ngoài trời nơi sân thượng). Việc thờ Quán Thế Âm là một niềm tin mang tinh thầnTừ bi của Đạo Phật nó còn là biể
03/10/2010(Xem: 3433)
Hành Trì Pháp Quán Thế Âm
26/09/2010(Xem: 9568)
Sự tích 16 vị La-hán được chép trong sách Pháp Trụ Ký. Sách này do vị Đại A-la-hán Nan Đề Mật Đa La (Nandimitra) trước thuật và Tam Tạng Pháp sư Huyền Trang (600-664) dịch ra chữ Hán. Ngài Nan Đề Mật Đa La (còn có tên là Khánh Hữu) người Tích Lan, ra đời khoảng năm 800 năm sau Phật Niết bàn. Theo Pháp Trụ Ký (Fachu-chi), thì Ngài chỉ lược thuật lại kinh Pháp Trụ Ký do Phật thuyết giảng mà thôi...
22/09/2010(Xem: 14199)
Nói đến Phật giáo, người ta nghĩ ngay đến đạo Từ bi cứu khổ.Mà hình ảnh cứu khổ tiêu biểu tuyệt vời nhất thiết tưởng không ai khác hơn làđức Bồ tát Quan Thế Âm, hay Mẹ hiền Quan Âm. Vì vị Bồ tát này có đầy đủ phẩmchất của một người mẹ trong tất cả những người mẹ. Hình như trong mọi trái timcủa những người con Phật thuần thành nhất là giới Phật tử bình dân không ai làkhông không có hình ảnh đáng tôn kính của vị Bồ tát giàu lòng bi mẫn này...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]