Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sự tích Thập Bát La Hán

26/09/201015:19(Xem: 9193)
Sự tích Thập Bát La Hán

Sự tích 16 vị La-hán được chép trong sách Pháp Trụ Ký. Sách này do vị Đại A-la-hán Nan Đề Mật Đa La (Nandimitra) trước thuật và Tam Tạng Pháp sư Huyền Trang (600-664) dịch ra chữ Hán.

Ngài Nan Đề Mật Đa La (còn có tên là Khánh Hữu) người Tích Lan, ra đời khoảng năm 800 năm sau Phật Niết bàn. Theo Pháp Trụ Ký (Fachu-chi), thì Ngài chỉ lược thuật lại kinh Pháp Trụ Ký do Phật thuyết giảng mà thôi. Sách này trình bày danh tánh, trú xứ và sứ mệnh của 16 vị La-hán. Các Ngài đã đạt được Tam minh, Lục thông và Bát giải thoát, vâng thừa giáo chỉ của Phật, kéo dài thọ mạng, trụ tại thế gian tại thế gian để hộ trì chánh pháp và làm lợi lạc quần sanh. Mỗi khi các tự viện tổ chức lễ hội khánh thành, làm phúc, cúng dường trai Tăng, các Ngài cùng với quyến thuộc thường vận dụng thần thông đến để chứng minh, tham dự, nhưng chúng ta không thể nào thấy được. Hiện nay, tuổi thọ trung bình của loài người là 80 tuổi. Tuổi thọ này - theo Pháp Trụ Ký - sẽ giảm dần còn 10 tuổi là giai đoạn cuối cùng của kiếp giảm. Sau đó, sang giai đoạn kiếp tăng, tuổi thọ con người từ 10 tuổi tăng dần đến 70000 tuổi. Bấy giờ các Ngài sẽ chấm dứt nhiệm vụ và nhập Niết bàn. (Bởi vì khi tuổi thọ loài người đến 80000 tuổi thì đức Phật Di Lạc sẽ ra đời).

Danh tánh và trú xứ của các Ngài như sau:

1. Tân Đâu Lô Bạt La Đọa Xà (S: Pindolabharadvàja), vị tôn giả này cùng 1000 vị A-la-hán, phần lớn cư trú tại Tây Ngưu Hóa châu.

2. Ca Nặc Ca Phạt Sa (S: Kanakavatsa), vị tôn giả này cùng với 500 vị A-la-hán, phần lớn cư trú tại phương Bắc nước Ca Thấp Di La.

3. Ca Nặc Ca Bạt Ly Đọa Xà (S: Kanakabharadvàja), vị tôn giả này cùng 600 vị A-la-hán, phần lớn cư trú tại Đông Thắng Thân châu.

4. Tô Tân Đà (S: Subinda), vị tôn giả này cùng với 700 vị A-la-hán, phần lớn cư trú tại Bắc Cu Lô châu.

5. Nặc Cự La (S: Nakula), vị tôn giả này cùng 800 vị A-la-hán phần lớn cư trú tại Nam Thiệm Bộ châu.

6. Bạt Đa La (S: Bhadra), vị tôn giả này cùng 800 vi A-la-hán, phần lớn cư trú tại Đam Một La châu.

7. Ca Lý Ca (S: Kàlika), vị tôn giả này cùng với 1000 vị A-la-hán, phần lớn cư trú tại Tăng Già Trà châu.

8. Phạt Xà La Phất Đa La (S: Vajraputra), vị tôn giả này cùng với 1100 vị A-la-hán, phần lớn cư trú tại Bát Thứ Noa châu.

9. Thú Bát Ca (S: Jìvaka), vị tôn giả này cùng với 900 vị A-la-hán, phần lớn cư trú tại trong núi Hương Túy.

10. Bán Thác Ca (S: Panthaka), vị tôn giả này cùng với 1300 vị A-la-hán cư trú tại cõi trời 33.

11. La Hỗ La (S: Ràhula), vị tôn giả này cùng với 1100 vị A-la-hán, phần lớn cư trú tại Tất Lợi Dương Cù châu.

12. Ma Già Tê Na (S: Nàgasena), vị tôn giả này cùng với 1200 vị A-la-hán, phần lớn cư trú tại núi Bán Độ Ba.

13. Nhân Yết Đà (S: Angala), vị tôn giả này cùng với 1300 vị A Lan Hán, phần lớn cư trú tại trong núi Quảng Hiếp.

14. Phạt Na Bà Tư (S: Vanavàsin), vị tôn giả này cùng 400 vị A-la-hán, phần lớn cư trú tại trong núi Khả Trụ.

15. A Thị Đa (S: Ajita), vị tôn giả này cùng với 1500 vị A-la-hán, phần lớn cư trú tại trong núi Thứu Phong.

16. Chú Trà Bán Thác Ca (S: Cùdapanthaka), vị tôn giả này cùng với 600 vị A-la-hán, phần lớn cư trú trong núi Trì Trục.

Sau khi Pháp Trụ ký được dịch sang chữ Hán, Thiền sư Quán Hưu (832-912), vốn là một họa sĩ tài ba đã vẽ ra hình ảnh 16 vị A-la-hán. Tương truyền, nhân Thiền sư nằm mơ cảm ứng thấy được hình ảnh của các Ngài rồi vẽ lại. Những hình ảnh này ngày nay người ta còn tìm thấy tàng trữ nơi vách tường Thiên Phật động tại Đôn Hoàng thuộc tỉnh Cam Túc, Trung Quốc. Sau Thiền sư Quán Hưu còn có hoạ sĩ Pháp Nguyện, Pháp Cảnh và Tăng Diệu cũng chuyên vẽ về các vị La-hán.

Vì sao 16 vị La-hán trở thành 18 vị?

Từ khi có hình ảnh 16 vị La-hán, các chùa thường tôn trí hình ảnh của các Ngài, và từ con số 16 người ta thêm tôn giả Khánh Hữu thành 17 và tôn giả Tân Đầu Lô thành 18 (nhưng không biết ai là tác giả đầu tiên của con số 18 này).

Thật ra tôn giả Khánh Hữu (tên dịch nghĩa ra chữ Hán) vốn là Nan Đề Mật Đa La (tên phiên âm từ chữ Phạn), người đã thuyết minh sách Pháp Trụ Ký; còn Tân Đầu Lô chính là Tân Đầu Lô Bạt La Đọa Xa2, vị La-hán thứ nhất trong 16 vị. Do khômg am tường kinh điển và không hiểu tiếng Phạn mà thành lầm lẫn như thế!

Về sau, Sa môn Giáp Phạm và Đại thi hào Tô Đông Pha (1036-1101) dựa vào con số 18 này mà làm ra 18 bài văn ca tụng. Mỗi bài đều có đề tên một vị La-hán. Rồi họa sĩ Trương Huyền lại dựa vào 18 bài văn ca tụng của Tô Thức mà tạc tượng 18 vị La-hán, nhưng lại thay hai vị 17 và 18 bằng tôn giả Ca Diếp và Quân Đề Bát Thán. Do thế mà từ con số 16 lần hồi trở thành con số 18. Từ đời Nguyên trở đi, tại Trung Quốc cũng như Việt Nam, con số 18 này được mọi người mặc nhiên chính thức công nhận, con số 16 chỉ còn lưu giữ trong sổ sách mà thôi. Nhưng, tại Tây Tạng, ngoài 16 vị trên, người ta thêm Đạt Ma Đa La và Bố Đại Hòa Thượng; hoặc thêm hai tôn giả Hoàng Long và Phục Hổ, hoặc thêm Ma Da Phu nhân và Di Lặc để thành ra 18 vị.

Ngoài ra, còn có hai sự tích khác về 18 vị La-hán

1. Sự tích thứ nhất được kể trong tập sách viết bằng chữ Hán của thầy Giáo thọ Hoằng Khai, trụ trì chùa Càn An, tỉnh Bình Định, vào năm Tự Đức thứ tư (1851). Theo sách này thì nước Triệu có nàng công chúa tên là Hy Đạt, vốn rất chí thành mộ đạo, nàng chuyên niệm danh hiệu đức Phật A Di Đà. Năm 15 tuổi, nàng ăn một đóa hoa sen vàng rồi hoài thai đến 6 năm mới sinh ra 18 đồng tử. Các đồng tử ấy về sau được đức Quan Âm hóa độ và thọ ký để họ trở thành 18 vị La-hán.

Nội dung sự tích này khá lý thú, tương đối có giá trị về mặt văn chương, nhưng cốt truyện lại pha trộn tinh thần Phật, Khổng, Lão nên ít có giá trị về mặt lịch sử.

2. Sự tích thứ hai: tương truyền ngày xưa tại Trung Quốc có 18 tên tướng cướp rất hung hãn. Về sau họ hồi tâm cải tà quy chánh, nương theo Phật pháp tu hành và đắc quả A-la-hán.

Sự tích này tương đối có ý nghĩa, nhưng lại có tính cách huyền thoại, do đó ít được người ta chấp nhận.

Thích Phước Sơn

Tham khảo:

- Phật Quang Đại Tư Điển, tr.359, 394, 4791, 6787;
- Phật học Đại Tư Điển, tr. 2844-2845;

- Pháp Trụ Ký, Hán tạng tập 49 tr.12;

- Phật Tổ Thống Kỷ, quyển 33, Hán tạng tập 49, tr. 319;

- Phật Thuyết Di Lặc Hạ Sanh Kinh, Hán tạng tập 14, tr.421
Ý kiến bạn đọc
02/10/201901:42
Khách
Tôi có làm một tượng hình La Hán Thám Thủ bằng đất nung, xin hỏi tôi có thể thờ Ông trong nhà được không?
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/10/2010(Xem: 2805)
Mọi người Phật tử khi nhắc đến Đức Quán Thế Âm (Avalokites) nghĩa là lắng nghe tiếng kêu của cuộc đời , người Việt Nam dù là Phật tử hay chưa phải là Phật tử đều có một khái niệm chung là vị Bồ tát hay cứu khổ cứu nạn cho mọi người, điều này đã ăn sâu vào trong tiềm thức của mỗi người và Quán Thế Âm trở thành một biểu trưng cho lòng từ bi của Phật giáo. Quán Thế Âm dân gian ta gọi tắt là Quán Am, nhìn chung Ngài là vị Bồ tát thể hiện lòng Bi, một trong hai đức của Phật tánh: Văn Thù biểu trưng cho trí tuệ thì Quán Thế Âm biểu trưng cho đức từ bi của Phật. Đã từ lâu, Đức Quán Thế Âm được nhiều người Việt Nam tôn kính và thờ phụng tin tưởng rất phổ biến , nhất là trong lúc gặp khó khăn hoạn nạn đều hướng về Ngài như là một vị cứu tinh vì danh hiệu Ngài là "Cứu khổ cứu nạn". Những năm gần đây, niềm tin này lại được bộc lộ qua việc thờ Quán Thế Âm ở tại tư gia nhất là" lộ thiên" (ngoài trời nơi sân thượng). Việc thờ Quán Thế Âm là một niềm tin mang tinh thầnTừ bi của Đạo Phật nó còn là biể
03/10/2010(Xem: 3125)
Hành Trì Pháp Quán Thế Âm
22/09/2010(Xem: 11192)
Nói đến Phật giáo, người ta nghĩ ngay đến đạo Từ bi cứu khổ.Mà hình ảnh cứu khổ tiêu biểu tuyệt vời nhất thiết tưởng không ai khác hơn làđức Bồ tát Quan Thế Âm, hay Mẹ hiền Quan Âm. Vì vị Bồ tát này có đầy đủ phẩmchất của một người mẹ trong tất cả những người mẹ. Hình như trong mọi trái timcủa những người con Phật thuần thành nhất là giới Phật tử bình dân không ai làkhông không có hình ảnh đáng tôn kính của vị Bồ tát giàu lòng bi mẫn này...
21/09/2010(Xem: 3344)
Chúng ta nhìn thấy trên đây bức hình của pho tượng Bồ Tát Quan Thế Âm Nghìn Tay Nghìn Mắt bằng gỗ sơn son thiếp vàng, cao 3 mét 60 đang được tôn trí tại Viện Bảo Tàng Mỹ Thuật, Hà Nội, Việt Nam. Pho tượng nầy đã được phục chế theo mẫu của pho tượng Quan Thế Âm Nghìn Tay Nghìn Mắt đang được trân quý và giữ gìn tại Chùa Ninh Phúc còn gọi là Chùa Bút Tháp tại tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam. Những đường nét tinh tế, điêu luyện và sự bố cục cân đối trong tư thế ngồi rất hùng tráng của pho tượng đã đạt đến đỉnh cao mỹ thuật của Phật giáo Việt Nam vào thế kỷ thứ 17. Đã nhiều lần, pho tượng đã được đem đi ra ngoại quốc để triển lãm. Hiện nay, pho tượng nầy đã được dùng làm tượng mẫu để điêu khắc hàng nghìn pho tượng lớn nhỏ khác nhau bởi nhiều điêu khắc gia tài ba lỗi lạc đã được thỉnh về tôn trí rất nhiều nơi trong nước cũng như rất nhiều chùa viện tại hải ngoại. (Hình trên là pho tượng Quan Thế Âm Nghìn Tay Nghìn Mắt (cao 3.60 mét) đang được tôn trí tại Viện Bảo Tàng Mỹ Thuật, Hà Nội)
17/09/2010(Xem: 5434)
Tôn giả A Nan (Ananda) là một trong mười vị đệ tử lớn của đức Phật, người được mệnh danh là rất uyên thâm trong nhiều lĩnh vực và có trí nhớ siêu phàm (đa văn đệ nhất).
17/09/2010(Xem: 5675)
Muốn thành một vị Bồ Tát, Hành giả phải trải qua 50 ngôi vị tu tập và đạt đạo gọi là Bồ Tát Giai Vị. Bồ Tát Giai Vị nghĩa là ngôi vị thứ bậc của Bồ Tát. Theo Kinh Bồ Tát Anh Lạc Bổn Nghiệp, 50 Ngôi vị tu tập của Bồ Tát gồm có: Thập Tín Vị, Thập Trụ Vị, Thập Hạnh Vị, Thập Hồi Hướng Vị và Thập Địa Vị.
16/09/2010(Xem: 3690)
Bồ Tát Quan Thế Âm là hiện thân của Từ Bi, Ngài phát đại nguyện thực hiện từ bi cùng tận trong đời vị lai, nếu chúng sinh còn đau khổ. Vì chỉ có từ bi mới giải trừ đau khổ...
31/08/2010(Xem: 7241)
Vị Đại Sỹ luôn lắng nghe âm thanh của mọi loài chúng sanh mà cứu độ, là nơi nương tựa cho bao chúng sanh trong cơn đau khổ, nguy cấp, hiểm họa, tật bệnh, đói nghèo,...Chúng con xin tập lắng nghe theo hạnh của Ngài, biết lắng tai nghe với sự chú tâm và thành khẩn, biết chia sẻ phước báu của mình để cho cuộc đời bớt khổ. Nguyện cho Thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc. Tất cả mọi người Hiểu và Thương quý nhau trong suối nguồn vi diệu pháp.
28/08/2010(Xem: 9388)
Hình Ảnh: Đại Bi Xuất Tướng Ban Biên Tập quangduc.com kính giới thiệu đến quý đọc giả hình ảnh Đại Bi xuất tướng của Pháp sư Y Lâm người Đài Loan vẽ về hình tượng 88 thân Quán Thế Âm Bồ Tát theo Đại Bi thần chú.
28/08/2010(Xem: 7882)
Đại Bi xuất tướng Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm đồ họa
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567