Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

09. Những ngày cuối cùng của Mahà Moggallàna

13/01/201216:17(Xem: 7842)
09. Những ngày cuối cùng của Mahà Moggallàna


Cuộc đời tôn giả Mục Kiền Liên

Tác giả: Hellmuth Hecker- Dịch giả: Nguyễn Điều

9. NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG CỦA MAHA MOGGALLANA

Sáu tháng trước khi Phật nhập Niết-bàn, sự tịch diệt đã tách rời lần cuối cùng đôi bạn Thánh nhơn Sàriputta và Mahà Moggallàna. Sàri-putta nhắm mắt vào ngày trăng tròn tháng Kattika (vào khoảng giữa hai tháng 10 và tháng 11 Dương lịch).

Sàriputta viên tịch ngay nơi quê hương ngài đã chào đời, và trong nhà của cha mẹ, rất xa người bạn cao thượng Mahà Moggallàna. Phải chăng hai vị Thánh Tăng ấy đã đắc quả A-la-hán tại hai nơi khác nhau, nên họ cũng viên tịch ở hai địa điểm khác nhau, mặc dù họ đã từng trải qua bao nhiêu kiếp không thể tách rời nhau được?

Và chẳng bao lâu, sau khi Sàriputta viên tịch, Ma vương (Mara), hiện thân của tội lỗi và thần chết, đã tìm cách hãm hại Mahà Moggallànabằng cách xâm nhập vào bên trong thân thể của vị Thánh Tăng này. Ma vương phá phách khắp ngũ tạng lục phủ nhưng không thể nào gia hại nổi Đại đức Mahà Moggallàna, vì thiền lực của ngài vẫn an trụ trên đỉnh đầu, còn Ma vương thì không dám lên gần trên đó.

Tuy nhiên, Mahà Moggallàna vẫn hiền từ bảo Ma vương rằng: “Này Mara! Ngươi mau ra khỏi thân ta. Tuy tâm hồn ta hoàn toàn thanh tịnh không bao giờ có tà niệm gia hại chúng sanh nhưng ác nghiệp mà ngươi đang làm sẽ khiến cho thần thông ta tự động phát tác thì hậu quả tất đưa ngươi vào địa ngục!”.

Ma vương nghe thế sợ hãi vô cùng, liền biến thành một vật rất nhỏ, ẩn núp trong ruột già của Đại đức Mahà Moggallàna. Y nghĩ rằng: “Ngay cả Đức Phật cũng chưa chắc chắn tìm ra ta!”.

Chợt Ma vương nghe Mahà Moggallàna nói: “Này Mara! Luân xa thần (Chakra) trong thân ta không có chỗ nào là không thể chiếu tới, vậy ngươi mau ăn năn kẻo ác nghiệp thêm dày!”.

Ma vương bây giờ rất đỗi kinh ngạc, nhưng còn hy vọng là Mahà Moggallàna nói mò, chứ không biết xác thực hiện y ẩn núp chỗ nào. Nhất thời Ma vương yên lặng.

Đoạn Ma vương nghe Thánh Tăng nói tiếp: “Này Mara, ngươi đang khoảng giữa ruột già của ta. Chớ lầm lẫn cho là ta không biết!”.

Bấy giờ, Ma vương không còn cách nào làm khác được. Y liền nương theo ngõ miệng của Mahà Moggallàna thoát ra ngoài, và hiện nguyên hình đứng đối diện với Thánh Tăng này.

Mahà Moggallàna liền báo cho Ma vương lần đầu trong ngày hôm nay, mà ngài đã biết rõ gốc tích bao nhiêu ngàn đời nghiệp quả trước của hắn. Ngay cả con cháu, ma binh, dòng dõi hắn còn bao nhiêu ngài cũng biết nốt.

Rồi Mahà Moggallàna dùng ba pháp Thần trụ là Thiên nhãn thông, Tha tâm thông và Túc mạng thông để khuất phục Ma vương bằng một cách hòa nhã! Sự sử dụng thần thông này về sau được ghi trong Kinh Majjhima Nikaya số 50 với tựa đề là: “Mahà Moggallàna đã tự thuật về tiền kiếp”.

Sau đây là những điểm chính những gì vị Thánh Tăng này nói:

“Thuở Phật quá khứ tên là Kakusandha xuất hiện vào Đại kiếp trái đất (Bhaddakappa), đem diễm phúc đến cho tam giới chúng sanh, với năm vị Phật khác. Ngài đã sống bằng tuổi thọ trung bình của con người là bốn trăm ngàn năm. Và khi sự tăm tối đầu tiên trong cái tuổi thọ vàng son ấy bắt đầu che áng bởi vua chúa thiếu đức tánh tu thân, nên bỏ mất thiện tâm. Rồi lòng tranh giành ích kỷ bắt đầu xuất hiện. Do sự suy đồi đó, sức sống và tuổi thọ của loài người bị giảm xuống còn một nửa”.

Thuở ấy, Mahà Moggallàna chính là Mara (Ma vương) hoành hành các cõi trời Dục giới và thế gian với cái tên là Dusimàra. Ma vương ấy có một “Ma chị” tên là Kali sanh được một đứa con trai, sau này trở thành Ma vương, đóng vai thần chết vào thời kỳ Đức Phật Thích Ca.

Như vậy, Ma vương đang đứng trước mặt kia không ai khác hơn là hàng con cháu của tiền thân Mahà Moggallàna từ một đại kiếp quá khứ.

Vì khi làm Ma vương trong thuở xa xôi ấy tiền thân Mahà Moggallàna đã si mê tấn công một vị đại đệ tử Phật quá khứ bằng cách hiện thành một đứa bé, lấy những mảnh chén bể, liệng vào đầu của vị đại đệ tử Phật kia cho đến khi đổ máu.

Khi Đức Phật Kakusandha thấy vậy bèn khuyên rằng: “Ma vương! Sao ngươi ác độc thế, nên biết hồi tâm! Ngay cả quỷ Sa-tăng cũng có lúc hối lỗi”.

Phật nói dứt, và chỉ trong nháy mắt, toàn thân Dusimàra liền tiêu tan ra khói và Mara bị đọa vào trong địa ngục sâu nhất.

Trước đó chẳng bao lâu, Ma vương là “Vua” của các cảnh địa ngục thì bây giờ chính Ma vương là “nạn nhân” của địa ngục. Lúc trước Ma vương là tay hành hạ tội phạm, bây giờ Ma vương phải chịu tất cả những gia hình tương tự. Đó là pháp thay đổi nhanh chóng trong cái Samsara (Càn khôn sinh tử đồ).

Trải qua không biết bao nhiêu ngàn năm, tiền thân Mahà Moggallàna phải chịu nhiều đau khổ trong cảnh địa ngục để trả quả ngu muội, nông nổi, xúc phạm đến một vị Thánh Tăng. Mười ngàn năm khác, tiền thân của Mahà Moggallàna còn chịu cầm cố trong một địa ngục mang mình người đầu cá, giống như họa sĩ Pieter Breughel đã vẽ những sinh vật trên một bức tường nói về địa ngục vậy.

Ở đó, cứ mỗi khi “Phạm Ma” bị hai ngọn giáo trừng phạt đâm xuyên qua trái tim thì sẽ biết rằng thời gian trên dương thế đã trải qua hai ngàn năm rồi. (Theo Majjhima Nikàya số 50)

Bây giờ thấy lại Ma vương (Mara), Mahà Moggallàna chợt nhớ đến những hãi hùng trong vòng luân hồi quá khứ (Samsara) mà hiện tại ngài được hoàn toàn giải thoát, nên tâm hồn ngài trở nên thanh tịnh, Phổ lực công tự động phát tác làm rung chuyển mặt đất, khiến Ma vương hoảng sợ chạy mất.

Sau khi Ma vương đi rồi, Mahà Moggallàna tự nhủ: “Đây là kiếp chót của ta! Sự sanh tử chắc chắn sẽ chấm dứt! Là một Thánh nhơn ta không thấy có lý do nào để ham mê một kiếp sống giả tạo. Ta còn sống là bởi vì thân thể ta chưa đến lúc tiêu hoại. Tuy trong mình ta có thần thông, ta thừa sức sử dụng phép lạ để sống lâu bằng một kiếp trái đất, nhưng ta làm vậy ích lợi gì? Ta nên để cho “Quỷ vô thường” biểu dương bản chất tự nhiên của nó!”.

Như nhiều nhà Hiền triết vĩ đại khác ở Đông phương (Á châu) và cũng như chư Thánh Tăng thời Đức Phật, Mahà Moggallàna đã lưu lại hậu thế một loại tự thuật dưới hình thức kệ ngôn gọi là Theragatha (Tôn Túc Kệ Ngôn) trong đó ngài đã tóm lược những pháp chính ngài tu tập để được giải thoát, và xuyên qua bao nhiêu tiền kiếp cho chí đời sống sau cùng, ngài vẫn giữ đúng hạnh nguyện không lo âu, không thối chuyển! Biết bao hạnh phúc kỳ diệu trong quả vị giải thoát và các thần thông thượng thừa đã làm cho những “kẻ khác” tràn ngập phỉ lạc, mắc dính trong những “hạnh phúc thần tiên” nhưng đối với Mahà Moggallàna, ngài vẫn thản nhiên như một ngọn núi phủ đầy hoa! (Ý nói ngọn núi không bao giờ biết hãnh diện trước sự vững chắc và vẻ đẹp của mình).

Những kệ ngôn của ngài trong Theragatha có thể tóm tắt bằng một câu đại ý như sau:

“Không còn cái vòng sanh tử luân hồi nào (Samara) trong tam giới mà bần Tăng chưa khám phá. Cũng không còn một quyền lực vô minh nào có thể che áng được Thánh tuệ của bần Tăng. Khổ não từ nay sẽ không còn gia hại bần Tăng nữa, vì bần Tăng đang sống trong một phẩm cách thanh tịnh vượt khỏi tất cả sự đau đớn và bất an của kiếp luân hồi!”.

Khởi đầu Theragatha, kệ ngôn nói: “Ở đâu và khi nào những kẻ khác tham lam, ích kỷ, thì Mahà Moggallàna giữ cuộc đời ẩn dật, hài lòng với lối sống thanh đạm và giảm thiểu thèm muốn”. (Theragàthà, các câu từ 1446 đến 1449)

Thuở nọ có một cô gái làng chơi xinh đẹp tìm cách dụ dỗ, Mahà Moggallàna liền dứt khoát từ chối. Ngài từ chối như Đức Phật đã từ chối sự quyến rũ của những nàng con gái Ma vương. (Theragàthà, các câu từ 1150 đến 1157)

Khi Sàriputta, người bạn cao thượng nhất của ngài viên tịch, ngài không bị khích động hay bị đau buồn một cách thống thiết như Ananda (lúc ấy chưa đắc quả A-la-hán). Ngược lại, Mahà Moggallàna đã nhận tin bạn mình qua đời một cách nghiêm trang và thanh tịnh. (Theragàthà, các câu từ 1158 đến 1163)

Tiếp theo, Theragatha (kệ ngôn) chuyển sang những câu nói về bản lãnh siêu phàm của Mahà Moggallàna. Chẳng hạn như chuyện ngài đã làm lung lay nhiều tòa nhà của một tu viện bằng ngón chân (câu 1164), chuyện ngài nhập định một cách vô ngại trong khe núi giữa cơn mưa gió sấm sét (câu 1167). Rồi tư cách ẩn tu một cách bình thản ở những nơi xa xôi hẻo lánh, ngài quả thật xứng đáng làm người thừa tự Đức Phật và đáng cho các hàng Phạm Thiên lễ bái (câu 1169).

Riêng những câu Theragatha từ 1169 đến 1173 là những câu Mahà Moggallàna khuyên nhủ một người Bà-la-môn dị đoan và tà kiến khi người ấy thấy Đại đức Mahà Moggallàna đi khất thực và phỉ báng. Mahà Moggallàna ôn hòa cảnh cáo lão Bà-la-môn về những ác ý và các hành động xấu xa như thế, khuyên vị này nên kính trọng các bậc Thánh nhơn! Những câu kệ ngôn số 1176 cũng là kệ ngôn Mahà Moggallàna tán dương Sàriputta.

Còn các kệ ngôn số 1177 đến 1181 dường như là những lời của chính Đại đức Sàriputta ca ngợi Đại đức Mahà Moggallàna.

Tiếp theo là những câu từ 1182 đến 1186, Mahà Moggallàna dùng để tự kiểm soát lại phép tu chứng và đạt được quả vị giải thoát của mình như bổn phận trên hết mà ngài đã hoàn tất.

Cuối cùng, các kệ ngôn từ 1187 đến 1208 là những kệ ngôn thuật lại Mahà Moggallàna cảm thắng Ma vương như thế nào, tương tự như bản Kinh có tựa “Đối Diện Thần Chết” tìm thấy trong bộ Majjhima Nikaya (Trung A Hàm) số 50 đã nói trên đây vậy.

(Lời phụ giải của Dịch giả: “Ma vương” trong ngôn ngữ Phật giáo thường được dùng với hai hàm ý: Hàm ý thứ nhứt ám chỉ tử tính trong nhục thân con người, nghĩa là khi nào có một thân thể sinh hoạt là khi ấy có sự có mặt của “tử tính”. Hành động dù bằng thân hay bằng ý không gì khác hơn là tạo một chu kỳ năng lực, trong đó sự “tiêu thụ” các tế bào phải diễn ra và Tử tính (tức các tế bào cũ phải diệt) đương nhiên phát hiện. Hàm ý thứ hai: Ma vương tức là một loại chúng sanh khác loài người nhưng thường lui tới trong cõi người, mà mắt phàm ít ai có thể trông thấy được)


9- NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG CỦA MAH( MOGGALL(NA 

Sáu tháng trước khi Phật nhập Niết-bàn, sự tịch diệt đã tách rời lần cuối cùng đôi bạn Thánh nhơn Sàriputta và Mahà Moggallàna. Sàri-putta nhắm mắt vào ngày trăng tròn tháng Kattika (vào khoảng giữa hai tháng 10 và tháng 11 Dương lịch).

Sàriputta viên tịch ngay nơi quê hương ngài đã chào đời, và trong nhà của cha mẹ, rất xa người bạn cao thượng Mahà Moggallàna. Phải chăng hai vị Thánh Tăng ấy đã đắc quả A-la-hán tại hai nơi khác nhau, nên họ cũng viên tịch ở hai địa điểm khác nhau, mặc dù họ đã từng trải qua bao nhiêu kiếp không thể tách rời nhau được?

Và chẳng bao lâu, sau khi Sàriputta viên tịch, Ma vương (Ma(ra), hiện thân của tội lỗi và thần chết, đã tìm cách hãm hại Maha( Mog-galla(na bằng cách xâm nhập vào bên trong thân thể của vị Thánh Tăng này. Ma vương phá phách khắp ngũ tạng lục phủ nhưng không thể nào gia hại nổi Đại đức Mahà Moggallàna, vì thiền lực của ngài vẫn an trụ trên đỉnh đầu, còn Ma vương thì không dám lên gần trên đó.

Tuy nhiên, Mahà Moggallàna vẫn hiền từ bảo Ma vương rằng: “Này Ma(ra! Ngươi mau ra khỏi thân ta. Tuy tâm hồn ta hoàn toàn thanh tịnh không bao giờ có tà niệm gia hại chúng sanh nhưng ác nghiệp mà ngươi đang làm sẽ khiến cho thần thông ta tự động phát tác thì hậu quả tất đưa ngươi vào địa ngục!”.

Ma vương nghe thế sợ hãi vô cùng, liền biến thành một vật rất nhỏ, ẩn núp trong ruột già của Đại đức Mahà Moggallàna. Y nghĩ rằng: “Ngay cả Đức Phật cũng chưa chắc chắn tìm ra ta!”.

Chợt Ma vương nghe Mahà Moggallàna nói: “Này Ma(ra! Luân xa thần (Chakra) trong thân ta không có chỗ nào là không thể chiếu tới, vậy ngươi mau ăn năn kẻo ác nghiệp thêm dày!”.

Ma vương bây giờ rất đỗi kinh ngạc, nhưng còn hy vọng là Mahà Moggallàna nói mò, chứ không biết xác thực hiện y ẩn núp chỗ nào. Nhất thời Ma vương yên lặng.

Đoạn Ma vương nghe Thánh Tăng nói tiếp: “Này Ma(ra, ngươi đang khoảng giữa ruột già của ta. Chớ lầm lẫn cho là ta không biết!”.

Bấy giờ, Ma vương không còn cách nào làm khác được. Y liền nương theo ngõ miệng của Mahà Moggallàna thoát ra ngoài, và hiện nguyên hình đứng đối diện với Thánh Tăng này.

Mahà Moggallàna liền báo cho Ma vương lần đầu trong ngày hôm nay, mà ngài đã biết rõ gốc tích bao nhiêu ngàn đời nghiệp quả trước của hắn. Ngay cả con cháu, ma binh, giòng dõi hắn còn bao nhiêu ngài cũng biết nốt.

Rồi Mahà Moggallàna dùng ba pháp Thần trụ là Thiên nhãn thông, Tha tâm thông và Túc mạng thông để khuất phục Ma vương bằng một cách hòa nhã! Sự sử dụng thần thông này về sau được ghi trong Kinh Majjhima Nika(ya số 50 với tựa đề là: “Mahà Moggallàna đã tự thuật về tiền kiếp”.

Sau đây là những điểm chính những gì vị Thánh Tăng này nói:

“Thuở Phật quá khứ tên là Kakusandha xuất hiện vào Đại kiếp trái đất (Bhaddakappa), đem diễm phúc đến cho tam giới chúng sanh, với năm vị Phật khác. Ngài đã sống bằng tuổi thọ trung bình của con người là bốn trăm ngàn năm. Và khi sự tăm tối đầu tiên trong cái tuổi thọ vàng son ấy bắt đầu che áng bởi vua chúa thiếu đức tánh tu thân, nên bỏ mất thiện tâm. Rồi lòng tranh giành ích kỷ bắt đầu xuất hiện. Do sự suy đồi đó, sức sống và tuổi thọ của loài người bị giảm xuống còn một nửa”.

Thuở ấy, Mahà Moggallàna chính là Ma(ra (Ma vương) hoành hành các cõi trời Dục giới và thế gian với cái tên là Du(simàra. Ma vương ấy có một “Ma chị” tên là Ka(li sanh được một đứa con trai, sau này trở thành Ma vương, đóng vai thần chết vào thời kỳ Đức Phật Thích Ca.

Như vậy, Ma vương đang đứng trước mặt kia không ai khác hơn là hàng con cháu của tiền thân Mahà Moggallàna từ một đại kiếp quá khứ.

Vì khi làm Ma vương trong thuở xa xôi ấy tiền thân Mahà Moggallàna đã si mê tấn công một vị đại đệ tử Phật quá khứ bằng cách hiện thành một đứa bé, lấy những mảnh chén bể, liệng vào đầu của vị đại đệ tử Phật kia cho đến khi đổ máu.

Khi Đức Phật Kakusandha thấy vậy bèn khuyên rằng: “Ma vương! Sao ngươi ác độc thế, nên biết hồi tâm! Ngay cả quỷ Sa-tăng cũng có lúc hối lỗi”.

Phật nói dứt, và chỉ trong nháy mắt, toàn thân Du(simàra liền tiêu tan ra khói và Ma(ra bị đọa vào trong địa ngục sâu nhất.

Trước đó chẳng bao lâu, Ma vương là “Vua” của các cảnh địa ngục thì bây giờ chính Ma vương là “nạn nhân” của địa ngục. Lúc trước Ma vương là tay hành hạ tội phạm, bây giờ Ma vương phải chịu tất cả những gia hình tương tự. Đó là pháp thay đổi nhanh chóng trong cái Samsa(ra (Càn khôn sinh tử đồ).

Trải qua không biết bao nhiêu ngàn năm, tiền thân Mahà Moggallàna phải chịu nhiều đau khổ trong cảnh địa ngục để trả quả ngu muội, nông nổi, xúc phạm đến một vị Thánh Tăng. Mười ngàn năm khác, tiền thân của Mahà Moggallàna còn chịu cầm cố trong một địa ngục mang mình người đầu cá, giống như họa sĩ Pieter Breughel đã vẽ những sinh vật trên một bức tường nói về địa ngục vậy.

Ở đó, cứ mỗi khi “Phạm Ma” bị hai ngọn giáo trừng phạt đâm xuyên qua trái tim thì sẽ biết rằng thời gian trên dương thế đã trải qua hai ngàn năm rồi. (Theo Majjhima Nikàya số 50)

Bây giờ thấy lại Ma vương (Ma(ra), Mahà Moggallàna chợt nhớ đến những hãi hùng trong vòng luân hồi quá khứ (Samsa(ra) mà hiện tại ngài được hoàn toàn giải thoát, nên tâm hồn ngài trở nên thanh tịnh, Phổ lực công tự động phát tác làm rung chuyển mặt đất, khiến Ma vương hoảng sợ chạy mất.

Sau khi Ma vương đi rồi, Mahà Moggallàna tự nhủ: “Đây là kiếp chót của ta! Sự sanh tử chắc chắn sẽ chấm dứt! Là một Thánh nhơn ta không thấy có lý do nào để ham mê một kiếp sống giả tạo. Ta còn sống là bởi vì thân thể ta chưa đến lúc tiêu hoại. Tuy trong mình ta có thần thông, ta thừa sức sử dụng phép lạ để sống lâu bằng một kiếp trái đất, nhưng ta làm vậy ích lợi gì? Ta nên để cho “Quỷ vô thường” biểu dương bản chất tự nhiên của nó!”.

Như nhiều nhà Hiền triết vĩ đại khác ở Đông phương (Á châu) và cũng như chư Thánh Tăng thời Đức Phật, Mahà Moggallàna đã lưu lại hậu thế một loại tự thuật dưới hình thức kệ ngôn gọi là Theraga(tha( (Tôn Túc Kệ Ngôn) trong đó ngài đã tóm lược những pháp chính ngài tu tập để được giải thoát, và xuyên qua bao nhiêu tiền kiếp cho chí đời sống sau cùng, ngài vẫn giữ đúng hạnh nguyện không lo âu, không thối chuyển! Biết bao hạnh phúc kỳ diệu trong quả vị giải thoát và các thần thông thượng thừa đã làm cho những “kẻ khác” tràn ngập phỉ lạc, mắc dính trong những “hạnh phúc thần tiên” nhưng đối với Mahà Moggallàna, ngài vẫn thản nhiên như một ngọn núi phủ đầy hoa! (Ý nói ngọn núi không bao giờ biết hãnh diện trước sự vững chắc và vẻ đẹp của mình).

Những kệ ngôn của ngài trong Theraga(tha( có thể tóm tắt bằng một câu đại ý như sau:

“Không còn cái vòng sanh tử luân hồi nào (Sama(ra) trong tam giới mà bần Tăng chưa khám phá. Cũng không còn một quyền lực vô minh nào có thể che áng được Thánh tuệ của bần Tăng. Khổ não từ nay sẽ không còn gia hại bần Tăng nữa, vì bần Tăng đang sống trong một phẩm cách thanh tịnh vượt khỏi tất cả sự đau đớn và bất an của kiếp luân hồi!”.

Khởi đầu Theraga(tha(, kệ ngôn nói: “Ở đâu và khi nào những kẻ khác tham lam, ích kỷ, thì Mahà Moggallàna giữ cuộc đời ẩn dật, hài lòng với lối sống thanh đạm và giảm thiểu thèm muốn”. (Theragàthà, các câu từ 1446 đến 1449)

Thuở nọ có một cô gái làng chơi xinh đẹp tìm cách dụ dỗ, Mahà Moggallàna liền dứt khoát từ chối. Ngài từ chối như Đức Phật đã từ chối sự quyến rũ của những nàng con gái Ma vương. (Theragàthà, các câu từ 1150 đến 1157)

Khi Sàriputta, người bạn cao thượng nhất của ngài viên tịch, ngài không bị khích động hay bị đau buồn một cách thống thiết như Ananda (lúc ấy chưa đắc quả A-la-hán). Ngược lại, Mahà Moggallàna đã nhận tin bạn mình qua đời một cách nghiêm trang và thanh tịnh. (Theragàthà, các câu từ 1158 đến 1163)

Tiếp theo, Theraga(tha( (kệ ngôn) chuyển sang những câu nói về bản lãnh siêu phàm của Mahà Moggallàna. Chẳng hạn như chuyện ngài đã làm lung lay nhiều tòa nhà của một tu viện bằng ngón chân (câu 1164), chuyện ngài nhập định một cách vô ngại trong khe núi giữa cơn mưa gió sấm sét (câu 1167). Rồi tư cách ẩn tu một cách bình thản ở những nơi xa xôi hẻo lánh, ngài quả thật xứng đáng làm người thừa tự Đức Phật và đáng cho các hàng Phạm Thiên lễ bái (câu 1169).

Riêng những câu Theraga(tha( từ 1169 đến 1173 là những câu Mahà Moggallàna khuyên nhủ một người Bà-la-môn dị đoan và tà kiến khi người ấy thấy Đại đức Mahà Moggallàna đi khất thực và phỉ báng. Mahà Moggallàna ôn hòa cảnh cáo lão Bà-la-môn về những ác ý và các hành động xấu xa như thế, khuyên vị này nên kính trọng các bậc Thánh nhơn! Những câu kệ ngôn số 1176 cũng là kệ ngôn Mahà Moggallàna tán dương Sàriputta.

Còn các kệ ngôn số 1177 đến 1181 dường như là những lời của chính Đại đức Sàriputta ca ngợi Đại đức Mahà Moggallàna.

Tiếp theo là những câu từ 1182 đến 1186, Mahà Moggallàna dùng để tự kiểm soát lại phép tu chứng và đạt được quả vị giải thoát của mình như bổn phận trên hết mà ngài đã hoàn tất.

Cuối cùng, các kệ ngôn từ 1187 đến 1208 là những kệ ngôn thuật lại Mahà Moggallàna cảm thắng Ma vương như thế nào, tương tự như bản Kinh có tựa “Đối Diện Thần Chết” tìm thấy trong bộ Majjhima Nika(ya (Trung A Hàm) số 50 đã nói trên đây vậy.

(Lời phụ giải của Dịch giả: “Ma vương” trong ngôn ngữ Phật giáo thường được dùng với hai hàm ý: Hàm ý thứ nhứt ám chỉ tử tính trong nhục thân con người, nghĩa là khi nào có một thân thể sinh hoạt là khi ấy có sự có mặt của “tử tính”. Hành động dù bằng thân hay bằng ý không gì khác hơn là tạo một chu kỳ năng lực, trong đó sự “tiêu thụ” các tế bào phải diễn ra và Tử tính (tức các tế bào cũ phải diệt) đương nhiên phát hiện. Hàm ý thứ hai: Ma vương tức là một loại chúng sanh khác loài người nhưng thường lui tới trong cõi người, mà mắt phàm ít ai có thể trông thấy được).

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/07/2018(Xem: 4561)
Dù hy vọng có mong manh đến đâu nó cũng không dễ bị dập tắt Ai biết điều diệu kỳ nào bạn có thể được ban tặng Khi bạn có đức tin Bằng cách nào đó bạn sẽ được ban tặng phép mầu Đây là bốn câu thơ trong bài nhạc WHEN YOU BELIEVE mà tôi thích được nghe và ngân nga âm hưởng theo mỗi khi cô ca sĩ Whitney Houston hát, vì nó gợi cho tôi nhớ những phép mầu tôi đã được nhận khi tìm đường sang quốc gia thứ ba và sống đến nay. Có biết bao người đã kể, đã viết về sự mầu nhiệm hiển linh từ Quán Thế Âm Bồ Tát, nhưng theo tôi nghĩ trong mỗi một câu chuyện chỉ có đương sự trong cuộc mới thấu hiểu nó diệu kỳ đến thế nào cho đời mình mà thôi, còn đôi khi dù có nói ra chưa hẳn nhiều người đã tin và còn cho là mê tín. Whitney Houston đã từng nói: “Bạn phải là một đứa con của Chúa mới có thể hiểu được chiều sâu của bài hát này”. Đức tin luôn mang lại cho con người sức mạnh thần kỳ để vượt qua những khó khăn tưởng chừng như vô vọng, ý nghĩa và câu chuyện về cuộc đời Thánh nhân Moise đã lắng đ
05/07/2018(Xem: 7766)
Sự Kiện11/6/1963 - Rùng mình nghe Bí Mật từ những Nhân Chứng Sống - không thể tin được
01/06/2018(Xem: 29685)
Nhằm tạo một cơ hội sinh hoạt chung để chia sẻ, học hỏi, thảo luận một số đề tài liên quan đến công việc Hoằng pháp, Giáo dục, Văn học Nghệ thuật Phật Giáo, và Ra Mắt Sách chung, một buổi sinh hoạt CÓ MẶT CHO NHAU sẽ được tổ chức tại Viet Bao Gallery, 14841 Moran St. Westminster, CA 92683, vào lúc 4:30--8:30 Chiều, Thứ Bảy, ngày 2 tháng 6, 2018.
17/04/2018(Xem: 3967)
Bodhisattva (Sanscrit), Bodhisat(Pali). Viết trọn chữ theo tiếng Phạn là: Bồ Đề Tát Đỏa. Bồ Đề, Bodhi là Chánh Giác. Tát Đỏa, Sattva là chúng sanh. Bậc đắc quả vị Phật nhưng còn làm chúng sanh để giác ngộ chúng sanh. Bậc đã được tự giác, chứng quả Giác Ngộ, Bồ Đề, một bậc nữa là chứng quả vị Phật, Thế Tôn, bèn chuyễn phương tiện ra đi cứu độ chúng sinh. Giống như trường hợp của Đức Phật Thích Ca đã trãi qua những đời trước làm Bồ Tát. Đến đời sau rốt tham thiền nhập định dưới cội Bồ Đề mới thành Bậc Chánh Đẳng Chánh Giác.
15/12/2017(Xem: 137218)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
01/08/2017(Xem: 5061)
Sơ Lược về Bồ Tát trong Nguyên Thủy, Đại Thừa và ảnh hưởng của Bồ Tát ở Việt Nam vào Thế Kỷ 19 và 20 , bài của Nguyễn Thúy Loan
23/06/2017(Xem: 6782)
Suốt ngày 22 tháng 6 năm 2017 vừa qua, tại thư phòng chùa Viên Giác Hannover, Đức Quốc, nhân mùa An Cư Kiết Hạ năm nay, tôi để tâm đọc quyển sách nầy trong vô cùng trân trọng, sau khi nhận được sách gửi tặng từ Thượng Tọa Thích Minh Định. Xin vô cùng niệm ân Thầy. Đọc sách, Kinh, báo chí v.v… vốn là niềm vui của tôi tự thuở nào chẳng biết,
28/05/2017(Xem: 11139)
Giáo lý đạo Phật là gì? Giáo lý đạo Phật là phương tiện để điều trị thân bệnh và tâm bệnh, là dược liệu của sự chân thật giúp cho người bệnh hiểu rõ bản chất của sự thật, của chân tâm để đạt đến sự giác ngộ rốt ráo. Chúng sinh do tâm bệnh nên có thân bệnh phát tác và mãi trong chuỗi dài sinh tử luân hồi, con người phải trải qua bốn giai đoạn là sinh, già, bệnh, chết; là quy luật tất yếu của thế giới sinh – diệt, chúng sinh nào muốn liễu sinh thoát tử, phải điều trị bệnh bằng các bài thuốc mà đức Phật đã chỉ dạy.
28/07/2016(Xem: 4628)
Ở Việt Nam khi nói đến mùa mưa bão, người ta thường nghĩ đến khúc ruột miền Trung thường nhiều hơn. Thế nhưng, từ khi thành phố Đà Nẵng dựng tôn tượng lớn Bồ Tát Quán Thế Âm thì những cơn bảo lớn nguy hiểm ít đi vào vùng đất nầy, có khi đi gần vào đến bờ thì chuyển hướng ra Bắc hoặc vào Nam rồi bão tan. Không p
07/06/2016(Xem: 9556)
Nam Mô Bồ Tát Thường Lắng Nghe, Quán Thế Âm có nghĩa là lắng nghe một cách sâu sắc, trọn vẹn những âm thanh, tiếng nói của cuộc sống, cuộc đời. Chữ Quán ở đây hàm nghĩa lắng nghe trong sự hiểu biết cộng với sự quan sát sâu sắc của lòng yêu thương từ ái. Bồ Tát Quan Thế Âm là vị Bồ Tát đã được người đời nghĩ tới và niệm danh hiệu của Ngài vì Ngài đã nguyện luôn lắng nghe tiếng kêu thương của cuộc đời. Không chỉ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]