Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

39. Truyền tích núi Cẩm Bình

06/04/201114:36(Xem: 3408)
39. Truyền tích núi Cẩm Bình

TRUYỀN THUYẾT VỀ BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM
Diệu Hạnh Giao Trinh dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính và giới thiệu

39. TRUYỀN TÍCH NÚI CẨM BÌNH

Phía sau chùa Pháp Vũ có ngọn núi Cẩm Bình, tương truyền rằng đó là gấm vóc do ngài Quán Âm dệt chồng chất lên mà thành. Núi Cẩm Bình nguyên là một bãi đất hoang. Trên bãi đất hoang đó có một ngôi nhà của hai mẹ con ở.

Đó là một bà mẹ với đứa con trai. Đứa con trai cưới vợ, cô con dâu là một người rất chịu khó làm lụng, nào giặt giũ thổi cơm, nào chặt củi trồng rau, việc trong việc ngoài, việc gì cô cũng làm được. Nào ngờ bà mẹ chồng lại là người vừa khắt khe vừa ác độc, hay vạch lá tìm sâu, hạch hỏi con dâu đủ chuyện, không bao giờ hài lòng. Cậu con trai là người con có hiếu, không dám trái ý mẹ, tuy biết vợ mình chịu oan ức, cậu buồn lắm nhưng chỉ biết an ủi khuyên giải vợ, khuyên vợ phải nhẫn nhục, nhẫn nhục hơn nữa.

Không lâu sau, cậu con trai phải rời nhà đi làm ăn xa. Trước khi đi, cậu trăm câu ngàn cú dặn dò khuyên nhủ vợ, khuyên cô hãy cố gắng nhẫn nhục chịu đựng mà chờ chồng về. Con trai đi rồi, bà mẹ chồng đối với con dâu trở nên hà khắc hơn, trong ngày hễ có chút giờ trống thì bắt cô bửa củi, buổi tối về nhà thì dệt gấm. Mỗi ngày làm việc như thế không phút nào ngừng mà bà mẹ chồng vẫn chưa vừa lòng, khi thì nói cô bửa củi không đủ, khi thì mắng cô dệt hư cả gấm. Lại có lúc mắng nhiếc con dâu mà chưa thấy đủ, bà còn đánh đập cô nữa. Cô con dâu thật sự hết chịu đựng nổi, bao lần nghĩ tới chuyện kết liễu cuộc đời, nhưng không nỡ bỏ người chồng đang xa nhà.

Có một hôm, cô con dâu gánh củi về nhà, vừa mệt vừa đói, toàn thân không còn chút sức lực. Bỗng nhiên trước mắt cô là một màn đen, cô ngã nhào xuống đất bất tỉnh nhân sự. Trong phút mông lung, cô nghe như có ai gọi cô bên tai, mở mắt ra nhìn thì thấy trước mắt là một thiếu phụ giống hệt mình từ áo quần đến mặt mũi. Thiếu phụ đỡ cô ngồi dậy, vui vẻ bảo:

– Xong rồi, xong rồi, vậy là cô tỉnh lại rồi ! Chồng cô đang chờ cô ở Ninh Ba đấy, cô mau đi gặp ông ấy đi!

Nói xong, người thiếu phụ gánh củi lên toan bỏ đi. Người con dâu lập cập bò dậy, chợt thấy khoẻ khoắn trong người, tràn đầy sức sống. Cô vội vàng chạy tới cản đường người thiếu phụ nọ, nói rằng:

– Chị ơi, cảm ơn chị giúp em, nhưng chị để em gánh củi về đi chị!

Người thiếu phụ đưa tay nhẹ điểm lên trán cô, nói:

– Biển khổ vô biên, quay đầu là bờ!

Cô con dâu chợt không giành giật nữa, quay đi đến bến tàu, bước lên một chiếc thuyền không buồm không lái, nhắm hướng Ninh Ba mà lướt sóng.

oo0oo

Bạn có biết người thiếu phụ nói trên là ai không? Chính là Bồ Tát Quán Thế Âm cứu khổ cứu nạn. Ngài biết được cô con dâu bị bà mẹ chồng hành hạ ngược đãi nên đặc biệt đến cứu.

Quán Âm Bồ Tát gánh củi về nhà. Bà mẹ chồng người phàm mắt thịt làm sao phân biệt được thật giả, chỉ nghĩ rằng con dâu mới bửa củi gánh về, nên bảo cô mau húp chén cháo loãng để còn vào phòng dệt gấm.

– Hôm nay mi gánh củi về muộn nên ta phạt đêm nay phải dệt hai tấm.

Bà cho rằng trong một đêm cô con dâu không có cách nào dệt nổi hai tấm gấm. Lúc ấy bà sẽ có cớ để đánh mắng cô. Nào ngờ hôm sau mới tảng sáng, hai tấm gấm đã được trải ra ngay ngắn trước mắt bà.

Bà sững sờ, nhưng lại ra lệnh đêm sau phải dệt 4 tấm, rồi đêm thứ ba 8 tấm... Cứ như vậy, mỗi ngày một tăng thêm. Thế mà “nàng dâu” cũng cứ vậy mà hoàn thành theo đúng ý muốn của bà.

Bà mẹ chồng thấy sự việc quá kỳ quái, sinh lòng tò mò, nên nửa đêm lén bước đến phòng dệt nhìn trộm. Bà nhìn đến đờ đẫn, miệng há hốc không ngậm lại được! Thì ra “nàng dâu” mọc ra tới ngàn cánh tay, và trong mỗi bàn tay có một con mắt sáng lóng lánh. Cô dùng ngàn tay ngàn mắt mà dệt gấm nên dệt nhanh như bay, gấm vóc từ máy dệt tuôn ra như thác đổ cuồn cuộn.

Bà mẹ chồng cứ đứng như trời trồng, quên bảo “nàng dâu” ngừng lại nên gấm vóc càng lúc càng nhiều, chôn vùi cả bà và ngôi nhà nhỏ, rồi chất cao lên mãi thành một ngọn núi.

Từ đó Phổ Đà sơn có thêm một thắng cảnh. Đó là ngọn núi Cẩm Bình, chính là gấm vóc do ngài Quán Âm dệt chất lên mà thành.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/04/2012(Xem: 3755)
Bồ-tát Quán Thế Âm vốn có tên tiếng Phạn là Avalokiteśvara. Đó là một vị Bồ-tát mà tại các nước Á châu ai cũng biết, vì Ngài có bổn nguyện từ bi cứu độ chúng sanh vô cùng rộng lớn. Trong tiếng Hán, Ngài còn được gọi với các tên như: Quán Tự Tại, Quán Thế Tự Tại, Quán Thế Âm Tự Tại, Quán Thế Tự, Khuy Âm, Hiện Âm Thanh, Quán Âm… Ngoài ra, còn gọi là Cứu Thế Bồ-tát, Cứu Thế Tịnh Thánh (Duh!-kharaksaka), hoặc Thí Vô Úy Giả (Abhayamdada), hoặc Thí Vô Úy Giả Liên Hoa Thủ (Padmapāni), Phổ Môn (Saman-tamukha), Đại Bi Thánh Giả (Mahākārunikamuni).
29/01/2012(Xem: 8313)
Bồ tát Quán Thế Âm, hình ảnh thân thiết gần gũi đối với mọi tầng lớp quần chúng, nhất là những người Á Đông. Nhiều người chưa quy y Tam Bảo, chưa trở thành Phật tử chính thức cũng thường xưng niệm danh hiệu và thỉnh tôn tượng Đức Quán Thế Âm Bồ tát để phụng thờ, lễ bái hằng ngày trong nhà. Ở Việt Nam, hình ảnh Ngài còn ảnh hưởng sâu rộng trong văn hóa dân gian đến độ, chúng ta đi đâu, về đâu trên đất nước thân thương này cũng đều thấy tôn tượng Ngài.
13/01/2012(Xem: 8810)
Sau khi Mahà Moggallàna nhận được những lời giáo huấn do Đức Phật đích thân truyền dạy (ghi trong Anguttara Nika(ya VIII, 58), ngài liền vững tâm hành đạo với một quyết tâm bất thối.
07/10/2011(Xem: 3625)
Long Thọ cùng với Vô Trước, là hai bậc khai phá vĩ đại của truyền thống Đại thừa. Long Thọ tiếp nối và trao truyền những giáo huấn thậm thâm vi diệu của tính không...
14/09/2011(Xem: 5345)
Long Thọ Đại Sĩ, tiếng Phạn gọi là Nagarjuna, người dòng Phạm chí, ứng thế ở xứ Nam Thiên Trúc, sau Phật diệt độ bảy trăm năm. Tương truyền ngài sanh dưới cây A Châu Đà Na, cây này có năm trăm vị Long thần ở, lại nhờ Long Vương Bồ Tát mà thành đạo, nên lấy hiệu là Long Thọ.
14/09/2011(Xem: 3569)
Đời nhà Minh, niên hiệu Sùng Trinh thứ mười sáu, có Bồ Tát dùng phương tiện giáng thần ở Ngô môn, tự xưng là Giác Minh Diệu Hạnh, thường khuyên dạy về Phật pháp. Đến năm Thuận Trị thứ tư đời nhà Thanh, do nhân duyên trước, ngài lại giáng đàn, tùy cơ nói pháp, khai diễn về môn Tịnh độ. Trước tiên, Bồ tát dùng lời kệ khai thị rằng...
12/08/2011(Xem: 8590)
Hình ảnh của Bồ Tát Địa Tạng với khuôn mặt đôn hậu, từ ái, đầu đội mũ tỳ lư, tay cầm tích trượng là một hình ảnh luôn tỏa sáng trong tâm khảm của những người con Phật...
09/08/2011(Xem: 5824)
Tôn giả Xá Lợi Phất xuất thân từ giai cấp Bà la môn, nổi tiếng thông tuệ từ khi còn thơ ấu. Ngài là niềm tự hào, là hy vọng của gia đình, dòng tộc và nhất là mẹ ngài, bà Xá Lợi...
05/08/2011(Xem: 8821)
Sở dĩ Mục Kiền Liên đắc Thánh quả một cách nhanh chóng vì Ngài đã trải qua nhiều kiếp tu hành, cho nên trong hiện đời được gặp Phật...
16/06/2011(Xem: 16908)
Bồ tát giới Phạm võng phải được gọi là Đại thừa giới. Đại thừa giới là bản nguyên của chúng sinh, là Phật tánh đầy phẩm chất Phật. Đại thừa giới xác nhận thân là thân chúng sinh, tâm là tâm chúng sinh, nhưng thân ấy tâm ấy đều nhập cả vào giới pháp Phật tánh: đều đem ra mà thọ và trì Đại thừa giới. Đại thừa giới căn cứ quan điểm hiếu thuận: hiếu thuận với tất cả chính là giữ giới. Đại thừa giới lại xác định là cái Phật đi, cái Phật làm, nên thọ giới ấy là nhập vào cương vị của Phật.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567