Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quán Âm, cái đẹp về viên mãn - Thịnh Thạch Nghiên

16/05/201313:01(Xem: 9156)
Quán Âm, cái đẹp về viên mãn - Thịnh Thạch Nghiên

Tu Tập Hạnh Bồ Tát

Tìm Hiểu Các Vị Bồ Tát

Quán Âm, Cái Đẹp Về Viên Mãn 

Thịnh Thạch Nghiên

Nguồn: Báo Giác Ngộ, Thịnh Thạch Nghiên


Pháp môn thực địa viễn thông,
Quan Âm Bồ tát trải lòng bao la.
Phát tâm rộng khắp Ta bà,
Một lần khai ngộ chan hòa niềm vui.

Trong tín ngưỡng Phật giáo, có thể nói Quan Thế Âm là một vị Bồ tát đã lưu lại cho Phật tử chúng ta những câu chuyện cổ tích tốt đẹp nhiều nhất, những xúc cảm tôn giáo làm lay động lòng người nhiều nhất và cũng nhiều những bài học trí tuệ trong cuộc sống nhất.

Bồ tát Quán Âm là biểu trưng cho cái đẹp viên mãn, sống động; Ngài đem đến cho mọi người những lời chúc tâm linh tốt đẹp nhất, sự che chở an ổn nhất; Ngài hiện đang có mặt trong thế giới tâm linh của mỗi chúng ta, giúp cho chúng ta đạt được sự khai ngộ thâm sâu hơn nữa.

Trong kinh điển Phật giáo, Bồ tát Quan Thế Âm xuất hiện rất nhiều.

Nơi nào có khẩn cầu thì nơi đó có cảm ứng

Kinh Hoa Nghiêm ghi lại rằng, đồng tử Thiện Tài nhận được lời chỉ dạy của Bồ tát Văn Thù nên đi về hướng Nam để tham học; trong hành trình gồm 53 lần tham học thì lần thứ 27 đồng tử Thiện Tài gặp một vị thiện tri thức; vị đó là Bồ tát Quan Thế Âm, ngoài ra còn có danh hiệu là Bồ tát Quán Tự Tại hay Quán Âm Như Lai. Quán Âm Như Lai hiện thân thành một vị Bồ tát ở Bổ Đà Lạc Ca Sơn, sau này người Trung Hoa đã đặt tên cho một ngọn núi trong quần đảo Chu Sơn là Bổ Đà Lạc Ca Sơn, rồi gói gọn lại là Phổ Đà Sơn.

Trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa phẩm thứ 25 (phẩm Phổ Môn Bồ tát Quán Thế Âm) có miêu tả nguyện lực thù thắng của Bồ tát Quan Âm. Trong thời đại Nam Bắc triều, phẩm kinh này được trích riêng ra và đặt tên là "Kinh Quán Âm", kể về lòng đại từ đại bi tế độ chúng sinh trong biển khổ của Bồ tát Quán Âm. Con người ở đời lúc gặp bất cứ chướng ngại gì nếu như xưng niệm Bồ tát Quán Thế Âm thì được cảm ứng; lúc rơi vào cảnh khổ, nếu như xưng niệm Bồ tát Quán Thế Âm thì được an ủi; lúc bị thiên tai ách nạn, nếu như xưng niệm Bồ tát Quán Thế Âm thì được cứu giúp. Một người Phật tử lúc đi ngoài đường ban đêm, lúc đi ngang sông nước hay lúc đang ngồi trên phi cơ mà trong lòng sợ hãi, chỉ cần xưng niệm Bồ tát Quán Thế Âm thì tất được an ổn và gia hộ.

Trong kinh cũng có nói rằng một người tu hành nếu muốn được Đức Phật hiện thân hóa độ thì Quan Thế Âm Bồ tát liền hóa hiện ra thân Phật để thuyết pháp; nếu muốn được quốc vương hay tể quan hóa độ thì Ngài liền hiện thân thành quốc vương hay tể quan để hướng dẫn người ấy tu học; nếu muốn được cư sĩ, trưởng giả, Tỳ kheo, Tỳ kheo ni hóa độ thì Ngài hiện thân cư sĩ, trưởng giả, Tỳ kheo, Tỳ kheo ni đến hóa độ.

Cõi nhân gian đã có bao nhiêu Bồ tát Quan Âm

Cuộc sống thật là kỳ diêu. Những lúc khốn khổ, nếu như có ai đó bên cạnh khích lệ bạn thì người đó chính là Bồ tát Quán Thế Âm; khi lớn khôn, có ai đó mách cho bạn một sáng kiến thì người đó chính là Bồ tát Quán Thế Âm. Nhưng khi bạn đưa tay cứu giúp người khốn khổ thì Bồ tát Quán Thế Âm là chính bạn và cũng là người ấy, vì Ngài hiện thân khốn khổ để độ. Kinh Diệu Pháp Liên Hoa sở dĩ được xem như một cành hoa hoàn mỹ vi diệu đều do đây mà thành tựu. Chung quanh chúng ta đây mỗi một người đều là Bồ tát Quán Thế Âm, mỗi một người thật sự đều là pháp môn Quan Âm, ở ngay trong cuộc sống mà hóa độ chúng hữu tình, cứu giúp những người khốn khổ.

Kinh Lăng Nghiêm gọi đủ là Kinh Đại Phật đảnh Như Lai mật nhân tu chứng liễu nghĩa chư Bồ tát Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm Kinh. Cũng có một phẩm đề cập đến Bồ tát Quán Thế Âm. Trong giảng đường, chư Phật nói những pháp viên thông, Bồ tát Quán Thế Âm cũng nói về phương pháp tu hàh thực địa của mình. Phương pháp tu hành này vô cùng tinh tế và hoàn mỹ, sau khi Bồ tát Quán Thế Âm tu hành những pháp siêu việt thế gian thì phát sinh ra được hai năng lực; trên cầu học đạo lý; dưới giáo hóa chúng sinh. Trên cầu học đạo lý có nghĩa là trên có được tâm giác ngộ mầu nhiệm của chư Phật mười phương; cùng có tâm thù thắng, tâm giác tỉnh như chư Phật trong mười phương; cùng có sức hộ trì, có tâm từ ái như chư Phật trong mười phương hóa độ chúng hữu tình. Dưới giáo hóa chúng sinh tức là cùng với mọi sinh linh trong sáu đường có cùng tâm trạng; sinh linh khổ là mình khổ, sinh linh đói là mình đói... Do điều này mà Bồ tát Quán Thế Âm hiển lộ được sự hoàn mỹ hóa hiện khắp nơi trong cõi nhân gian, dùng 32 ứng hóa thân mà hóa độ chúng hữu tình.

Kinh Vô Lượng Thọ trong Tịnh độ tam kinh cũng có đề cập đến Bồ tát Quán Thế Âm. Trong kinh này Bồ tát Quán Thế Âm là vị tôn giả đứng hầu bên hông giáo chủ thế giới Cực lạc, Đức Phật A Di Đà. Khi có người vãng sinh về thế giới Cực lạc thì có lúc một mình Bồ tát Quán Thế Âm hiện ra trước mặt dẫn đường, có lúc thì một mình Bồ tát Đại Thế Chí hiện đến dẫn đường, cũng có khi cả ba vị tam thánh ở Tây phương cùng đến để dẫn đường; điều này do công phu niệm Phật hàng ngày của hành gải mà được quyết định.

Ngoài ra, các bộ kinh khác như kinh Thiên thủ thiên nhãn Quán Thế Âm Bồ tát quảng đại viên mãn vô ngại Đại bi Đà la ni cũng có nói về Bồ tát Quan Âm Thiên thủ thiên nhãn; kinh Phật Thuyết thập nhất diện Quan Âm thần chú và rất nhiều kinh điển khác cũng có liên hệ đến hạnh nguyện của Đức Quan Thế Âm Bồ tát.

Như thế thì cõi nhân gian đã có bao nhiêu vị Quan Âm đã thị hiện? Có thể nói rằng Bồ tát Quan Âm không nơi nào là không thị hiện, ngài có trăm ngàn vạn ức hóa thân, chỉ cần nghe đến nạn khổ của nhân gian thì ngài xuất hiện, chỉ cần có người cần đến thì ngài liền thị hiện trước mặt người ấy, chỉ cần có người cảm ứng với ngài thì ngài liền cảm ứng với người ấy, trong kinh điển đã ghi lại rất nhiều câu chuyện như vậy.

Nơi nào mà nghe được tiếng gọi của con người thì nơi đó đều có Quan Âm hóa hiện, đó chính là cái hoàn mỹ của Quan Âm. Ở Trung Hoa, xuất hiện rất nhiều Bồ tát Quan Âm, trước hết chúng ta hãy tìm hiểu Thánh Quan Âm. Thánh Quan Âm là vị Quan Âm ở núi Bổ Đà lạc Ca do kinh Hoa Nghiêm thuật lại. Vào năm ấy, đồng tử Thiện Tài đến núi Bổ Đà Lạc Ca để tham học, phát hiện ra rằng cây cỏ vườn rừng nơi đây rất đẹp, suối chảy róc rách, Thánh Quan Âm đang ngồi kiết già trên một tảng đá, Bồ tát trong mười phương đều tề tựu về nghe giảng pháp môn Quan Âm, Thiện Tài từ xa làm lễ, Thánh Quan Âm tán thán Thiện Tài về việc phát tâm A nậu đa la tam miệu tam bồ đề, rồi truyền dạy cho pháp môn Đại bi Đà la ni. Trong Mật tông thì Thánh Quán Âm có nhiều biến hóa thân như Quan Âm Thiên thủ thiên nhãn, Quan Âm Mã Đầu, Quan Âm Thập Nhị Diện, Quan Âm Chuẩn Đề và Quan Âm Như Ý Luân.

Quan Âm Thiên thủ thiên nhãn được mêu tả có 42 tay, biểu trưng cho ngàn tay ngàn mắt. Quan Âm Thiên thủ thiên nhãn trên những bức bích họa ở Đôn Hoàng trên tay hoặc là cầm gữi thánh điển, hoặc là cầm thanh kiếm, những lòng bàn tay còn lại đều có mắt, biểu trưng cho khả năng thấy tinh tường. Con người làm việc cũng cần phải có ngàn tay, ngàn mắt; lúc cầm nắm, lúc ăn uống, lúc tiếp đãi bạn bè, lúc lái xe, đều phải có bàn tay lao nhọc. Cũng như vậy, những lúc lái xe, dạy bảo con cháu, tiếp đãi bạn bè, cân lường đong đếm đều phải có con mắt. Đó chính là Quan Âm nghìn mắt nghìn tay. Chớ nên nghĩ rằng học được pháp môn Quan Âm rồi, có được ngàn tay ngàn mắt thì đâu có đẹp gì. Nên nhớ! Đó là nương vào việc vẽ ảnh tượng để biểu trưng cho ý nghĩa của pháp tu mà thôi.

Sự hiểu biết trong ánh sáng là căn bản của phước báu

(...) Quan Âm Thập Nhất Diện có mười một gương mặt, ba gương mặt ở phía trước là tướng Bồ tát, gương mặt bên trái hiện tướng phẫn nộ, gương mặt bên phải hiện tướng Bồ tát, phía sau là gương mặt đại hoan hỷ. Đó là biểu trưng cho 10 phương, có ý nói rằng con người đều có lúc tức giận và bất bình; lúc vui vẻ và tốt bụng; trong khi đó, Bồ tát Quan Âm, tuy ở trong 10 phương, tuy hiện thân trong cảnh giới Ta bà, nội tâm lúc nào thanh tịnh, từ bi, cùng với con người sống chung hòa hợp.

"Chuẩn Đề" có nghĩa là ý muốn thanh tịnh, Quan Âm Chuẩn Đề, Phật Mẫu Chuẩn Đề còn chỉ cho pháp môn thanh tịnh. Chuẩn Đề cũng có nhiều hình dạng: Chuẩn Đề hai tay, Chuẩn Đề bốn tay, Chuẩn Đề mười sáu tay, Chuẩn Đề hai mươi bốn tay.... Quan Âm Như Ý Luân tức là vị Quan Âm sáu tay, có cầm bánh xe như ý; tùy theo những hạng người khác nhau mà tuyên thuyết những giáo lý khác nhau. Thật sự đó là vị Quan Âm biết tùy thuận căn cơ mà giáo hóa chúng sinh.

Những vị Quan Âm đã trình bày trên đây đều khế hợp với cơ duyên mà có mặt trên đời này; những vị Bồ tát mà bạn thấy được đều xuất hiện trong từng niệm cần cầu của bạn; Bồ tát Quan Âm theo cách như vậy mà đi vào thế giới tâm linh của chúng ta, làm hứng khởi và gia hộ cho chúng ta.

Có một vị Quan Âm Bất Không Quyên Sách tay thường cầm một dải lụa bền chác đi cứu người trong biển khổ; mỗi khi khởi tâm muốn cứu người nào thì đều cứu được, vì vậy mà gọi là "bất không". Đức tin được xem là mẹ của mọi công đức, khi học Phật chúng ta cần có đức tin bởi phước đức và phước báu do xưng niệm Bồ tát Quán Thế Âm thì rất sâu dày. Ngang qua Bồ tát Quán Thế Âm chúng ta có thể khởi phát được trí tuệ và thấy được phương pháp tu học theo Phật, vì vậy nên đã xuất hiện vị "Quan Âm Bất Không Quyên Sách". Hình tượng của vị Quan Âm này với nét mặt rất ưu đãi; bất kỳ là tượng chạm khắc hay tượng họa đều khiến cho người chiêm ngưỡng sinh tâm hoan hỷ và tự cảm thấy được cứu độ.

Quan Âm Chuẩn Đề kỳ thực là Phật Mẫu Chuẩn Đề. Chuẩn Đề tức là tâm thanh tịnh, tâm thanh tịnh tức là tâm của Phật Mẫu; ngay lúc nội tâm của chúng ta thanh tịnh thì Bồ tát Quán Thế Âm đi vào thế giới nội tâm của chúng ta, chư Phật trong mười phương đồng đi vào tâm hồn thanh tịnh của chúng ta, cùng với chúng ta phát sinh cảm ứng; vì vậy Phật Mẫu Chuẩn Đề còn có danh hiệu là Phật Mẫu Chuẩn Đề Thất Câu Chi. Tại sao xưng gọi là Thất Câu Chi? Chi ở đây có nghĩa là một con số rất lớn, biểu trưng cho sự thanh tịnh vô tận; vị Phật Mẫu thanh tịnh vô tận là biểu hiện của sự hoàn mỹ vô tận, pháp môn vô tận. Thanh tịnh tức là buông xả, tức là luôn luôn sống động, luôn luôn hoan hỷ. Nếu trong tâm đã thanh tịnh thì cách suy nghĩ, cách đối xử với người đều không có thành kiến; vì vậy mà tâm thanh tịnh tức là cội nguồn của tất cả trí tuệ, tất cả phước báu.

Trong những vị Quan Âm xuất hiện ở Trung Quốc có một vị Quan Âm Ngọc Trắng, phong cách phiêu diêu, dáng vẻ thân thiện. Vị Quan Âm này tay trái dùng ngón cái và ngón vô danh cầm chuỗi ngọc, tay mặt dùng ngón cái và ngón vô danh lần đếm. Tư thế đó gọi là thủ ấn châu, có công năng thông suốt tất cả kinh chú. Ngoài ra còn có Quan Âm Thủy Nguyệt hiện thân nơi vườn rừng, hay suối nước... hòa nhập vào trong cảnh trí thiên nhiên. Thường thì phía sau đầu có một vầng trăng; ngài đứng trên nước hay ngồi trên tảng đá, một chân thả xuống hay xếp bằng đều là những vị Quan Âm Thủy Nguyệt. Tô Đông Pha có bài thơ: "Khê thanh tận thị quảng trường thiệt. Sơn sắc vô phi thanh tịnh thân. Dạ lai bát vạn tứ thiên kệ. Tha nhật như hà cử tợ nhân".

Suối reo tướng lưỡi rộng dài,
Núi cao thanh tịnh hiển bày pháp thân;
Đêm về sao hiện kê thần,
Ngày muốn vạn nẻo hóa thân mẹ hiền.

Bồ tát Quán Thế Âm còn có một biểu trưng, người Trung Hoa xưng gọi là "Quan Âm Dương Chi". Quan Âm Dương Chi tay cầm cành dương, tay cầm bình nước tinh, ý nói là đang rải nước để làm sạch chướng ngại của 3 ngàn phiền não, tẩy trừ tam độc (tham sân si). Lại có một vị Quan Âm, tay cầm hoa sen, tay cầm bình nước tịnh, xưng gọi là "Quan Âm Bạch Y"; hoa sen biểu trưng cho sinh mệnh, bình nước tịnh biểu trưng việc tẩy rửa mọi chướng ngại cho chúng sinh.

(...) Trên quần đảo Chu Sơn có một pho tượng "Bất Khẳng Khứ Quan Âm". Vào thời kỳ Ngũ Đại, một vị Tăng Nhật Bản tên là Tuệ Ngạc đến núi Ngũ Đài thỉnh tượng. Đang trên đường đưa tượng sang Nhật Bản thì gặp cuồng phong mà phải để lại quần đảo Chu Sơn; rồi tại đây xây dựng Viện Bất Khẳng Khứ Quan Âm trong khu rừng trúc tím. Núi Phổ Đà từ ngày ấy trở thành thánh địa của Bồ tát Quan Âm.

Sự cảm ứng của Bồ tát Quán Thế Âm không lệ thuộc thời gian và không gian nên mới có được ngàn tay ngàn mắt, ngàn vạn ức hóa thân. Cha mẹ, con cái, anh em, bạn bè... đều từ nơi hóa hiện của Bồ tát Quan Thế Âm mà có duyên gặp nhau, như thế thì mỗi người đều hoàn mỹ, và dù căn tánh khác nhau đều đáng được thương kính. Pháp tu Quan Âm thật là sinh động, biến hóa vô cùng. Kinh Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm có một đoạn đã nói rất rõ ràng về chỗ cứu cánh của pháp tu Quan Âm, đó là "Tùng văn tư tu, nhập lưu vong sở" (1) (nương theo văn tư tu mà đi vào cuộc đời với tâm rỗng suốt). Văn tức là lắng nghe một cách rõ ràng, nghe rồi suy tư cẩn thận thì mới có thể thông suốt, trao đổi chuyện trò với người khác; tốt xấu, nên hư đều không làm cho tâm dao động. Con người sống trên đời nếu không bị sắc tướng và âm thinh ràng buộc kéo lôi thì có thể lắng nghe một cách đúng đắn; những điều nghe được thì trong sạch, lại còn có chỗ vượt qua, thì đó mới là từ bi chân thật.

Ý nghĩa của pháp môn Bồ tát Quán Thế Âm mang nhiều tính thẩm mỹ. Sự thị hiện của Quan Âm là cái đẹp của lòng từ bi; giữa chồng vợ có sự bao dung với nhau cũng là một cái đẹp, cái đẹp của sự bao dung; cái đẹp này biểu thị phần nào sức mạnh của lòng từ bi; giữa người với người có sự tôn trọng và cùng chia sẻ trách nhiệm với nhau. Bồ tát Quan Âm còn có cái đẹp của sự biến hóa, những biến hóa bất chợt trong cuộc sống đều đáng được trân quý, đặc biệt là cái đẹp của sự biến đổi quan niệm. Ở một bình diện sâu hơn, những xúc cảm thẩm mỹ vô tận lại thuộc về những xúc cảm tâm linh.

Qua hình tượng Bồ tát Quan Âm, chúng ta cũng cần nhìn lại cái đẹp "tự tại" nơi bản thân bởi mỗi chúng ta đều có sẵn trong mnìh cái đẹp hoàn thiện ấy. Bồ tát Quan Âm lúc tu hạnh Bát nhã Ba la mật, xem thấy 5 uẩn là không có nghĩa là ngoài đã thể nhập cái đẹp của đức tính tự tại. Cho nên khi chúng ta cứu người cùng khổ, giúp đỡ người hkác là chúng ta có cái đẹp của đức tính Quan Âm.

Bồ tát Quan Âm và chúng ta cùng chia sẻ cái đẹp của lòng từ và năng lực biến hóa, của đức tính tự tại và tâm cứu khổ; khiến cho mọi người trên con đường tu tập, cầu phước được phước, cầu tuệ được tuệ. Mong rằng mọi người đều cố gắng tu tập pháp môn Quan Âm, đem cái đẹp của đức tính Quan Âm làm đẹp cho cuộc đời, gia đình, xã hội và đất nước. Được như vậy thì đó là lời chúc phước tốt đẹp nhất cho đất nước cũng như cho chính bản thân mình.

Tiểu Viên dịch


(1) Trong kinh Đại Phật đảnh Như Lai Mật nhân tu chứng liễu nghĩa chư Bồ tát Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm quyển thứ 6 thì "... Nhập lưu vong sở" có nghĩa là nương vào tư tu, chúng nhập thiền định rồi siêu việt cả động lẫn tịnh, cả năng lẫn sở đối đãi. Trong kinh Thủ Lăng Nghiêm nghĩa sớ chú quyển thứ 9 thì câu "Nhập lưu vong sở..." tương đương với ý nghĩa của câu "ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm" trong kinh Kim Cang.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 18830)
Lời giới thiệu của người dịch : Tỳ Kheo Bodhi sinh năm 1944 tại Brooklyn, NewYork. Ngài là một học giả Phật giáo uyên thâm nổi tiếng khắp thế giới qua các công trình dịch thuật và sáng tác của Ngài.
08/04/2013(Xem: 13385)
Phổ Môn nghĩa là cửa ngõ cùng khắp mọi nơi. Và là cửa ngõ giúp ta đi vào mười như thị của mọi sự hiện hữu, để thấy rõ bất cứ sự hiện hữu nào cũng có mười như thị, gồm: Tướng như thị, tính như thị, thể như thị, lực như thị, tác như thị, nhân như thị, . . .
08/04/2013(Xem: 4053)
Sau khi thành tựu tam pháp ấn: Nhà Như Lai, áo Như Lai, tòa Như Lai, mà đức Phật dạy trong phẩm Pháp sư thứ 10, hành giả được bát bộ chúng bảo vệ và các hóa Bồ tát đến trợ duyên tu, đạt được trạng thái tâm yên tĩnh ở độ cao.
08/04/2013(Xem: 8471)
Trên lộ trình thuyết pháp đầu xuân năm nay, sau thời Pháp tại tịnh xá Ngọc Ninh, Phan Rang, tôi đến thuyết giảng ở chùa Linh Phước, Đà Lạt, đồng thời dự lễ khánh thành chùa và lễ húy k?òa thượng Minh Đức.
08/04/2013(Xem: 5207)
QUÁN-THẾ-ÂM Đ ấng mẹ hiền trên tất cả mẹ hiền, trên tất cả thánh nhân được tôn xưng là mẹ hiền.
08/04/2013(Xem: 4831)
Theo Phổ Hiền Bồ Tát, việc làm không có giới hạn, việc gì cũng làm và làm bất cứ lúc nào, không nề hà. Chúng ta không cố định một ngày phải tụng bao nhiêu thời, bất cứ lúc nào có việc quan trọng hơn, người cần giúp sức thì ta sẵn lòng làm.
08/04/2013(Xem: 4414)
Thinh Văn Giác (Savaka Bodhi) là sự giác ngộ của một đệ tử, cũng được xem là lý tưởng A-La-Hán hay A-La-Hán Đạo. Người có nguyện vọng đi theo đường A-La-Hán thường phải đi tìm sự dẫn dắt của một đạo sư cao thượng đã chứng ngộ đạo quả.
08/04/2013(Xem: 8783)
Quán Thế Âm Bồ Tát, một vị Đại sĩ vạn năng, thân thương của loài người ở Ta Bà mà bất cứ đệ tử nào của đức Phật cũng đều hướng tâm kính lễ, cầu nguyện Ngài, tại sao Bồ Tát Quan Âm đạt được quả đức như vậy?
08/04/2013(Xem: 4515)
Là người Phật tử tại gia thì khác với hàng xuất gia, người Phật tử còn phải bon chen làm ăn như bao người khác trong xã hội, nhất là trong thời buổi cơ chế thị trường, sự làm ăn cũng phải tính toán, hơn thua đủ thứ để kiếm ra đồng tiền, bát cơm mà sống.
08/04/2013(Xem: 18496)
Bồ tát giới Phạm võng phải được gọi là Đại thừa giới. Đại thừa giới là bản nguyên của chúng sinh, là Phật tánh đầy phẩm chất Phật. Đại thừa giới xác nhận thân là thân chúng sinh, tâm là tâm chúng sinh, nhưng thân ấy tâm ấy đều nhập cả vào giới pháp Phật tánh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]