Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đôi mắt Tổ Sư Bồ Đề Đạt Ma - Hạnh Chiếu

16/05/201312:43(Xem: 8097)
Đôi mắt Tổ Sư Bồ Đề Đạt Ma - Hạnh Chiếu

Tu Tập Hạnh Bồ Tát

Tìm Hiểu Các Vị Bồ Tát

Đôi Mắt Tổ Sư Bồ Đề Đạt Ma 

Hạnh Chiếu

Nguồn: Hạnh Chiếu


Thiền viện tôi có treo một bức chân dung Tổ Bồ Đề Đạt Ma. Đó là một bức họa bằng nước lã và mực tàu với bút khí thật hùng mạnh. Cặp lông mày, đôi mắt và chiếc cằm bạnh râu của Ngài biểu lộ một phong cách thật ngang tàng, khí phách, tương phản với cành sen dịu dàng trước hồ nửa búp nửa nở, cũng thật tự nhiên, thật tươi tắn.

Cứ mỗi lần ngắm sen nở là tôi lại thấy Tổ sư nhìn mình, nhìn sen, dôi mắt sáng. Đôi mắt ấy, cành hoa ấy, có gì giống, có gì khác đôi mắt xưa, cành hoa xưa của câu chuyện "Niêm hoa vi tiếu"?

Một hôm đức Phật ở trước chúng hội Linh Sơn. Quý Thầy im lặng chờ đợi bài thuyết pháp thường nhật. Nhưng đức Phật vẫn không nói năng gì. Lâu lắm, Phật mới cầm một cành hoa sen đưa lên, đôi mắt nhìn thẳng về đại chúng. Hội Linh Sơn im phăng phắc. Thời gian như ngừng trôi, không gian như bất động. Giữ lúc ấy có một Thầy nhìn Phật mỉm cười, đôi mắt sáng. Đức Phật vui quá, liền nói ngay lập tức:

- Ta có chánh pháp nhãn tạng. Niết bàn diệu tâm, thật tướng vô tướng, pháp môn vi diệu. Nay phó chúc lại cho ông. Ông nên khéo giữ gìn và làm cho hưng thịnh.

Thầy ấy chính là Tôn giả Ma Ha Ca Diếp.

Tôn giả đã đạt được sự giác ngộ triệt để khi nhìn thấy một cành hoa sen nên nhận được phần thưởng thật xứng đáng. Đó là tâm ấn của Như Lai. Bấy giờ, Tôn giả trở thành con người hạnh phúc nhất trần gian, không còn bị lệ thuộc và khống chế của sinh, lão, bệnh, tử. Tôn giả là đệ tử của Phật và cũng là tri âm tri kỷ của Phật. Bởi vì Tôn giả và Phật hiểu nhau.

Trong bài "Nhân duyên ngộ đạo" có một đoạn Thiền sư Chân Nguyên viết như vầy:

Nhất điểm tâm đăng Phật nhãn sinh
Tương truyền tứ mục cố phân minh
Liên phương tục diệm quang vô tận
Phổ phó thiền lâm thọ hữu tình.
- Một ngọn đèn tâm mắt Phật sinh
Truyền nhau bốn mắt thấy phân minh
Đèn đèn nối mãi vô tận sáng
Trao gởi thiền lâm dạy hữu tình.

Bài kệ đủ tình đủ lý đã nói được thật sâu và thật tròn đầy cái giây phút thiêng liêng giữa hai thầy trò. Ngài Đại Ca Diếp đã nhận được trọn vẹn những gì Phật muốn trao. Mà hai thầy trò có nói gì với nhau đâu! Và, đó là bản chất của Thiền.

Với con mắt của một kẻ phàm phu tục tử, tôi không dám lạm bàn về sự chứng ngộ của Tổ sư. Nơi đây, tôi chỉ xin được đón nhận và chiêm ngưỡng đôi mắt Tổ sư trước một cành hoa. Nếu là Ngài Vân Môn, Ngài sẽ bảo: "Ca Diếp thấy cành hoa là cành hoa". Thế thôi. Nhưng đôi mắt ấy, cành hoa ấy đối với những ai còn đứng ngoài ngõ, muốn gõ cửa nhà thiền vẫn là một giai thoại như "tiêu nguyệt chỉ" (ngón tay chỉ mặt trăng) thật tuyệt vời. Bởi vì thông qua ánh mắt đó, nụ cười đó, Tổ sư thầm gởi đến những người bạn đồng hành một bức thông điệp với nhiều mật ý. Thấy cành hoa là cành hoa tức là thấy được sự hiện hữu của chính mình và sự hiện hữu của muôn sự muôn vật mà không cần trí quán. Là thấy được thực tại. Là thấy tánh. Vì vậy mà Tổ sư đã mỉm cười. Và, Ngài cũng đã cố gắng hết sức để cho chúng ta cũng mỉm cười khi đối diện với một niềm vui chớm nở hay một nỗi buồn sắp tàn. Là vì Ngài không muốn chúng ta chìm trong đau khổ mà là ung dung trên đau khổ, thoát khổ. Đôi mắt ấy, nụ cười ấy vì thế được tiếp nối mãi.

Theo đó, mà đôi mắt của Bồ Đề Đạt Ma dù ở trong tranh nhưng khi nhìn ngắm một cành hoa vẫn sinh động như đôi mắt của Tổ Ca Diếp vào thời Phật còn tại thế. Bởi vì, đối với Thiền sư, khuôn sáo thời gian và không gian có ý nghĩa gì đâu! Đôi mắt nào cũng biết nhìn, cành hoa nào cũng thật xinh. Cho nên, các Ngài thấy hoa là thấy Phật. Đôi mắt của Tổ Bồ Đề Đạt Ma vì thế mang biểu tượng của lòng tự tin, của trí dũng, của tuệ nhân trực giác. Phong cách và tinh thần của Tổ sư, vì thế trở nên thần tượng của những ai muốn có được một sự trầm tĩnh lớn, một an định lớn, một đức vô uý lớn, một sức mạnh tâm linh lớn. Có lẽ đó là duyên do mà các thiền viện đều tôn thờ chân dung Tổ sư.

Tôi không phải là một Thiền sư, nhưng tôi cũng hữu duyên để làm một Thiền sinh. Vì vậy, mỗi khi nhìn hoa sen, tuy không đủ diễm phúc thấy hết sự huyền nhiệm của hoa sen hay của chính mình, để cười nụ cười của Ngài Ca Diếp, để nhìn bằng ánh nhìn của Ngài Đạt Ma, nhưng tôi tin tưởng luôn có sự hiện diện của các Ngài bên cạnh tôi, trợ lực tôi. Sự hiện diện đó không chỉ trên những biểu tượng hay những câu chuyện đi vào lịch sử quá vãng mà sự hiện diện đó chính là sự có mặt thường xuyên của mỗi cánh sen, cành sen, cọng sen, rễ sen đang cắm sâu trong bùn sình và sẵn sàng vươn lên một đóa sen hồng tinh khiết để cúng dường cho sự có mặt của mỗi vị Phật đương lai. Trong đó, có tôi và huynh đệ tôi.

Sáng nay, tôi nhìn thấy Tổ sư đang ngắm một hoa sen. Đóa sen hé nhụy ngắm cả một bầu trời xanh. Bầu trời xanh trở lại thênh thang trong đôi mắt Tổ sư.


Hạnh Chiếu


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/06/2011(Xem: 4348)
Trong khóa tu Hayagriva đầunăm 2010, Lama Zopa Rinpoche đã nhấn mạnh vào thái độ Bồ Tát đúng đắn, và bangiáo lý súc tích này về cách thực hành [được trích dẫn từ “Taking the Essence All Day andNight” (Rút ra Tinh túy Cả Ngày lẫn Đêm), một cuốn sách mớivề cách làm cho mọi việc làm hàng ngày của ta trở nên có ý nghĩa nhất, do Dịchvụ Giáo dục của Tổ chức FPMT ấn hành]: Hãytụng hay hát những vần kệ sau đây vào buổi sáng hay vào những lúc khác trongngày và suy niệm ý nghĩa để tạo nên một sự thay đổi toàn bộ cho thái độ ái ngãbình thường, là điều chỉ làm hại ta và những người khác. Sau đó hãy sống theothực hành này. Hãy tụng tất cả những câu kệ hay ít nhất là hai hay ba câu cuối.Trì tụng cùng thực hành tonglen (thực hành cho và nhận):
12/05/2011(Xem: 3241)
Trưởng lão Chu-lợi Bàn-đặc (Cūlapanthaka) là một trong những vị đại đệ tử của Đức Phật. Tàu âm ra nhiều tên khác nhau: Chu-lợi Bàn-đặc, Chu-lợi Bàn-đà-già, Chú-trà Bán-thác-ca, Tri-lợi Mãn-đài, v.v. Trong Tăng chi, Chương Một Pháp, liệt kê các vị Tỳ khưu đại đệ tử, ngài Cūlapanthaka được nhắc đến 2 lần...
06/04/2011(Xem: 6421)
Bồ Tát Quán Thế Âm là một trong những hình tượng gần gũi nhất với hầu hết tín đồ Phật giáo, dù ở bất cứ nơi đâu, dù thuộc tầng lớp nào. Ngài là biểu tượng của lòng đại bi...
31/03/2011(Xem: 6412)
Ngài Đại Thế Chí Pháp Vương Tử cùng với 52 vịBồ-tát đồng tu một pháp môn cùng đứng dậy cung kính chấp tay bạch Phật : - Tôi nhớ hằng sa kiếp trước có Đức Phật ra đờihiệu Vô Lượng Quang
20/03/2011(Xem: 11412)
Trong các vị cao tăng Trung Hoa, ngài Huyền Trang là người có công nghiệp rất lớn, đã đi khắp các nơi viếng Phật tích, những cảnh chùa lớn, quan sát và nghiên cứu rất nhiều.
23/02/2011(Xem: 5985)
Sức mạnh gia trì là làm thay đổi tâm niệm của người được gia trì. Gọi thần lực gia trì chủ yếu giúp người được gia trì an tâm, an thân vượt qua khó khăn...
21/01/2011(Xem: 3936)
Bồ tát Di Lặc, vị Phật tương lai, có một vị trí quan trọng trong nền tín ngưỡng và văn hoá Phật Giáo. Di Lặc là vị bồ tát duy nhất được các tông phái Phật Giáo, từ tiểu thừa, đại thừa và mật tông tôn kính. Các kinh điển trong cổ ngữ tiếng Phạn Pali và Sanskrit, cũng như kinh tạng đại thừa chữ Hán và tiếng Tây Tạng đều có nói đến vị Phật tương lai này.
13/01/2011(Xem: 3221)
Cùng với thầy của mình là Bồ Tát Di Lặc, Vô Trước là khai tổ của Du Già Tông, hay Duy Thức Tông, một trường phái của Đại Thừa Phật Giáo. Ba người con trai lớn nhất, đều gọi là Thiên Thân (Vasubandhu), sinh ra ở Purusapura (Peshwar), là những thành viên của gia đình Kiều Thi Ca (Kausika) thuộc dòng dõi Bà La Môn, Ấn Độ. Tất cả ba người đều đã trở thành những Tỳ Kheo Phật Giáo. Người em trai út của Vô Trước được biết là Tỉ-Lân-Trì-Bạt-Bà (Virincivatsa), trong khi người em giữa được biết đơn thuần là Thiên Thân (Vasubandhu), tác giả của Duy Thức Tam Thập Tụng.
04/01/2011(Xem: 2865)
Quán Âm hay Quán Thế Âm là tên gọi của một vị Bồ Tát nổi tiếng trong hệ thống Phật giáo Bắc Truyền (vẫn được thậm xưng là Đại Thừa) khắp các xứ Trung Hoa, Hàn quốc, Nhật Bản, Tây Tạng, Mông Cổ và cả Việt Nam. Chữ Phạn của tên gọi này là Avalokitvesvara, thường được dịch sát là Quán Tự Tại. Chữ Tự Tại (Isvara) này không hề mang nghĩa thanh thản độc lập như nhiều người vẫn nghĩ. Nó là một từ tố thường thấy ngay sau tên gọi của các vị thần Ấn Độ, một chút dấu vết của Ấn Giáo, xa hơn một tí là Bà La Môn giáo thời xưa. Nói mấy cũng không đủ, với phương tiện Internet ngày nay, người muốn biết xin cứ Online thì rõ. Nãy giờ chỉ nói cái tên, cái ý nghĩa hay vai trò của khái niệm Quán Thế Âm mới là quan trọng.
19/12/2010(Xem: 5449)
Qua kinh sách thuộc truyền thống Đại thừa ta được biết mỗi vị Phật thường có hai vị Bồ tát làm thị giả. Nếu như Đức Phật A Di Đà có Bồ Tát Quán Thế Âm và Đại Thế Chí làm thị giả thì một trong hai vị thị giả chính của Đức Phật Thích Ca là Văn Thù Sư Lợi, đại biểu cho trí tuệ siêu việt. Bồ Tát Văn Thù đã xuất hiện hầu như trong tất cả các kinh điển quan trọng của Phật giáo Đại thừa: Hoa Nghiêm, Thủ Lăng Nghiêm, Pháp Hoa, Duy Ma Cật,… như là một nhân vật thân cận nhất của Đức Phật Thích Ca, khi thì chính thức thay mặt Đức Thế Tôn diễn nói Chánh pháp, có lúc lại đóng vai tuồng làm người điều hành chương trình để giới thiệu đến thính chúng một thời pháp quan trọng của Đức Bổn Sư.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567