Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bà cụ bán chè thoát nạn

15/05/201319:17(Xem: 7598)
Bà cụ bán chè thoát nạn

Tu Tập Hạnh Bồ Tát

Linh Ứng Quán Thế Âm

Bà Cụ Bán Chè Thoát Nạn 

Hòa Thượng Thích Tịnh Từ

Nguồn: Hòa Thượng Thích Tịnh Từ



Cụ Sen trên sáu mươi lăm tuổi, cư ngụ tại Ðà Nẵng tỉnh Quảng Nam, ngày ngày trời mưa cũng như trời nắng, phải đi bán cho xong hai gánh chè rong, mới đủ ít tiền lời mua gạo nuôi một đàn cháu.

Cụ có một người con trai lấy vợ sinh được bốn cháu nội, ba trai một gái. Cháu đầu mười một tuổi, ba cháu sau cách nhau một đứa hai tuổi. Bốn cháu nội của cụ chưa khôn lớn nhưng rủi thay, cha mẹ chúng đã qua đời cùng một lúc vì mìn nổ khi cả hai bò qua hàng rào kẽm gai của một đồn lính cũ, lượm các lon bia và lon nước ngọt để đổi gạo nuôi các con trong cảnh nghèo khó. Tám đứa cháu ngoại khác, con của người con gái lớn của cụ cũng rất thương tâm. Ðứa đầu là con trai mười sáu tuổi, bị cụt hai chân vì chiến tranh. Em thường ở nhà bò lê trên nền đất của cái bếp nhỏ xíu, giúp bà ngoại nấu đủ các loại chè. Bảy bé gái, từ mười bốn tuổi trở xuống, chỉ cách nhau một đứa vài ba tuổi. May mắn là ba cô bé sau ở trong viện cô nhi Diệu Ðịnh, lâu lâu mới được phép kéo nhau về nhà thăm bà ngoại, bốn chị lớn và người anh tàn tật. Cha chúng đi lính bị chết, mẹ mắc phải bệnh đau tim và qua đời hồi đứa con gái mới sinh được ba tháng. Nhờ lúc còn sống, mẹ của các cháu hay đến cô nhi viện Diệu Ðịnh làm công quả, tắm giặt, lo cơm nước cho các em bé mồ côi, nên sau khi bà qua đời ba đứa nhỏ được ban giám đốc viện mồ côi ưu tiên giúp đỡ.

Tôi được biết chút ít về gia cảnh buồn tủi, khốn khổ của cụ Sen, vì tôi quen biết cụ bằng những chén chè nếp canh khuya khi cụ đi ngang qua chùa Phổ Ðà trên đường đi bán chè về nhà của cụ. Hồi đó, năm 1964 tôi đang chương trình đệ tứ trường trung học Bồ Ðề Ðà Nẵng. Ðêm nào tôi cũng thức để học bài và làm bài đến mười hai giờ khuya. Làm bài xong, ngồi canh chừng ở bờ tường có lổ hổng chờ cụ Sen đi bán chè về. Nếu may lắm thì những chén chè nếp nấu với đậu ngự còn sót lại, cụ chỉ bán cho tôi và các chú tiểu giá tiền phân nửa. Khi mua được những chén chè của cụ, chúng tôi phải ngồi ăn tại bờ tường để trả chén lại cho cụ. Có lần nghe tôi nói chuyện đi tu cũng nhớ cha nhớ mẹ, nhớ ông bà nội, ông bà ngoại lắm. Cụ nghe xong rồi chảy nước mắt. Từ đó cụ cho chúng tôi ăn chè mà không hề tính toán; hễ có chút ít tiền thì trả, bằng không thì thôi, cụ cho ăn miễn phí. Cụ nói cụ xem chúng tôi như cháu của cụ. Ăn chè của cụ mà được miễn phí nhiều lần quá, nên tôi rất ngại. Tôi liền nghĩ ra cách đền đáp cụ là dạy cho cụ Sen bán chuyên tâm lễ niệm Ðức Quán Thế Âm Bồ Tát. Một hôm tôi nói với cụ.

"Ðức Quán Thế Âm Bồ Tát linh lắm cụ ơi! cụ có rãnh nên ghé vào chùa lễ Ðức Quán Thế Âm Bồ Tát. Bằng như quá bận rộn, thì cụ cứ chuyên tâm mà niệm " Nam Mô Ðại Từ Ðại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát" lâm râm trong miệng thường xuyên cũng được. Cụ rất tin và nghe lời. Nhưng vì cụ không biết chữ, nên tôi phải dạy cho cụ đến cả bảy lần cụ mới nhớ nổi. Cũng từ đó, tôi được nếm đủ các loại chè của cụ hoàn toàn miễn phí. Lần đầu tiên tôi được ăn chè hạt sen, một loại chè đắt tiền nhất trong các loại chè. Gọi là cụ Sen vì tôi được nhiều lần ăn chè hạt sen thượng hạng của cụ, nên tôi tự động đặt tên ấy cho cụ để nhớ lòng tốt của cụ.

Một ngày nọ, cụ Sen gánh chè đi bán, và vì trời quá nóng nên cụ ngồi sát bên bờ tường táp lô ở hông chùa Phổ Ðà để nghỉ. Vừa ngồi chốc lát thì cụ thấy có một người bận áo trắng, mặt mày rất xinh vừa đi vừa khóc như có chuyện buồn. Thấy vậy cụ động lòng trắc ẩn liền chạy theo để hỏi lý do và có thể an ủi người ấy. Nhưng khi cụ vừa đến thì nàng biến mất như một cái bóng liền ngay lúc đó, bờ tường cũ mà cụ Sen ngồi nghỉ mát bỗng ngã xuống rất mạnh, choán hết cả lối đi và làm tan nát gánh chè của cụ. Tôi và các chú trong chùa nghe mọi người hô hoán là bờ tường chùa bị đổ, chúng tôi chạy ra xem thì thấy cụ Sen mếu máo khóc vì tiếc rẻ gánh chè bị mất và soong nồi chén bát đều bị tiêu tán. Tôi đã an ủi cụ là "của mất mà người còn". Và tôi "báo cáo" cho cụ Sen rõ, đó là nhờ cụ tin tưởng Ðứa Quán Thế Âm Bồ Tát. Nhờ cụ thường niệm danh hiệu Ngài mỗi ngày nên có sự linh nghiệm. Thưa cụ, người thiếu nữ bận áo trắng mà cụ thầy kia chính là hóa thân thị hiện cứu khổ, cứu nạn Quan Thế Âm Bồ Tát. Nếu không có Bồ Tát giả làm người con gái đến cứu cụ thì cụ đã theo ông bà rồi.

Không chỉ an ủi cụ Sen thôi, thực tế hơn tôi đã đi xin tiền các Dì Vãi trong chùa và các Phật tử quen thân để tạo "cơ nghiệp" gánh chè bán hàng rong cho cụ Sen. Tình nghĩa giữa gia đình cụ Sen và tôi đã khắn khít nhau từ đó. Tôi có làm bài thơ tặng cụ Sen:

Chú tiểu thức khuya để ăn chè
Ăn chè miễn phí thẹn ấp e
Bèn khuyên bà cụ Quán Âm niệm
Linh ứng cho nên thành khỏi đè.

(13) HÊ RỊ MA HA BÀN ÐA SA MẾ ( Srimahapatashami)Quán Âm hiện thân tướng

Vị vua Dương Ðầu Thần
Hộ trì các hành giả
Ðạo quả chóng viên thành.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/05/2017(Xem: 9431)
Giáo lý đạo Phật là gì? Giáo lý đạo Phật là phương tiện để điều trị thân bệnh và tâm bệnh, là dược liệu của sự chân thật giúp cho người bệnh hiểu rõ bản chất của sự thật, của chân tâm để đạt đến sự giác ngộ rốt ráo. Chúng sinh do tâm bệnh nên có thân bệnh phát tác và mãi trong chuỗi dài sinh tử luân hồi, con người phải trải qua bốn giai đoạn là sinh, già, bệnh, chết; là quy luật tất yếu của thế giới sinh – diệt, chúng sinh nào muốn liễu sinh thoát tử, phải điều trị bệnh bằng các bài thuốc mà đức Phật đã chỉ dạy.
28/07/2016(Xem: 4252)
Ở Việt Nam khi nói đến mùa mưa bão, người ta thường nghĩ đến khúc ruột miền Trung thường nhiều hơn. Thế nhưng, từ khi thành phố Đà Nẵng dựng tôn tượng lớn Bồ Tát Quán Thế Âm thì những cơn bảo lớn nguy hiểm ít đi vào vùng đất nầy, có khi đi gần vào đến bờ thì chuyển hướng ra Bắc hoặc vào Nam rồi bão tan. Không p
07/06/2016(Xem: 9071)
Nam Mô Bồ Tát Thường Lắng Nghe, Quán Thế Âm có nghĩa là lắng nghe một cách sâu sắc, trọn vẹn những âm thanh, tiếng nói của cuộc sống, cuộc đời. Chữ Quán ở đây hàm nghĩa lắng nghe trong sự hiểu biết cộng với sự quan sát sâu sắc của lòng yêu thương từ ái. Bồ Tát Quan Thế Âm là vị Bồ Tát đã được người đời nghĩ tới và niệm danh hiệu của Ngài vì Ngài đã nguyện luôn lắng nghe tiếng kêu thương của cuộc đời. Không chỉ
09/04/2016(Xem: 15527)
Đôi lời về Xá Lợi Phật_Lạt Ma Zopa Rinpoche_Hồng Như dịch, Bảo Tháp thờ Xá Phật còn sót lại ở Thành Tỳ Xá Ly, Ấn Độ (hình phái đoàn hành hương Phật tích Ấn Độ của Tu Viện Quảng Đức tháng 11-2006)
21/03/2016(Xem: 4594)
Ở đây chúng ta cũng nên định nghĩa về hai chữ "tình yêu" (Liebe) và "tình thương" (Barmherzigkeit) nó khác nhau hay giống nhau ở điểm nào? Khi người ta nói đến tình yêu, tức giới hạn giữa con người và con người như nam và nữ yêu nhau hay giữa con người và động vật cũng như cảnh vật chung quanh mình. Tình yêu luôn có sự chấp ngã và hay bi lụy về đối tượng mình đang yêu, nhưng khi không được yêu và tự ngã của người nam hay người nữ bị tổn thương thì tình yêu ấy không còn là tình yêu nữa, mà đôi khi còn trở nên thù hận với nhau. Khi người nam yêu người nữ có nghĩa là người đàn ông ấy muốn chiếm hữu riêng người đàn bà kia về cho mình, còn khuynh hướng của người nữ là khuynh hướng nương tựa, nếu đối tượng là người nam mà giới nữ không còn nương tựa được nữa thì tình yêu ấy trở nên xa cách và nguội lạnh dần, không mặn nồng như thuở ban đầu nữa.
09/09/2015(Xem: 8872)
Như cố thi hào Nguyễn Du đã nói: “Đã mang lấy nghiệp vào thân, Đừng nên trách lẫn trời gần, trời xa”. Nghiệp như cái bóng theo hình, một ngày chưa chứng thánh quả A La Hán thì cho dù trên trời, dưới đất, trong hư không nó đều bám theo. Nghiệp quả thật ghê gớm. Mỗi người mỗi nghiệp khác nhau, muôn hình vạn trạng, có nặng có nhẹ mà chỉ chư Phật mới thấu rõ hết về chúng. Nếu quý vị muốn biết thì nên đọc qua Thủy Sám Pháp Văn hay Kinh Địa Tạng… thì cũng sẽ thấu hiểu được phần nào.
12/07/2015(Xem: 9671)
Quan Thế Âm Bồ Tát Tầm Thinh Cứu Khổ Phổ Môn Thị Hiện Đồ. Bản dịch của Viên Huệ Dương Chiêu Anh
03/04/2015(Xem: 15005)
Phổ Hiền thập đại nguyện hạnh là nội dung hạt nhân trong việc tin ngưỡng và tu trì của Bồ Tát Phổ Hiền, xuất phát từ Phẩm Phổ Hiền Bồ Tát Hạnh Nguyện trong Kinh Hoa Nghiêm. Phật Giáo Hán truyền coi Bồ Tát Phổ Hiền là biểu tượng cho đại hạnh thực tiễn, cùng với Bồ Tát Quán Âm (biểu tượng cho Từ Bi), Bồ Tát Văn Thù (biểu tượng cho trí tuệ), Bồ Tát Địa Tạng (biểu tượng cho thệ nguyện); cùng hình thành nên nội hàm tín ngưỡng và tinh thần tiêu biểu của bốn tâm hạnh Bi-Trí-Nguyện-Hạnh của Phật Giáo Đại Thừa.
21/01/2015(Xem: 7222)
Phía Tây của Long thành, phía Nam của Tản sơn, thẳng ra ngoài cõi Ai Lao, Xiêm La, có một nơi gọi là Hương Tích Sơn, nằm giữa Bắc kỳ, Nam hải, nơi ấy là động thiên bậc nhất vậy. Núi thì đặc thù, nước thì tú lệ, cảnh trần tịch tĩnh, nơi cầu tự cầu tài, chốn chữa bệnh trừ tai. Mỗi năm Xuân về, không dưới ba vạn người, có người ở gần về dự, có người ở xa ngàn muôn dặm cũng đến. Tiếng linh diệu lớn lao, rung động mắt tai người, rõ ràng là “thần quyền thời đại”, thật lạ thường thay. Ngoài núi non và con người, Hương sơn mà xa cách một ngày như ép buộc đi đến trần cương; ba mươi năm qua trọn chẳng đến một lần, nỗi buồn nào như đây; ngày nay năm mươi sáu tuổi vẫn còn viện cớ. Sức thuyền từ một phen đưa chuyển, kết quả có thể xuyên qua, đến nước lên non, niềm vui có thể nhận biết.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567