Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cản ngăn sự giết chóc

15/05/201319:24(Xem: 7472)
Cản ngăn sự giết chóc

Tu Tập Hạnh Bồ Tát

Linh Ứng Quán Thế Âm

Cản Ngăn Sự Giết Chóc 

Hòa Thượng Thích Tịnh Từ

Nguồn: Hòa Thượng Thích Tịnh Từ



Ðiện Quán Âm linh ứng
Trên đỉnh núi ông sư
Cản ngăn sự giết hại
Lính đôi bên an toàn.

Năm 1960, đó là đêm trăng sáng, Rằm tháng Tám âm lịch. Một đại hội nghĩa quân hợp tác với lính phòng vệ quận Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa do trung úy Nam, người thiên chúa giáo âm thầm kéo quân lên điện Quán Âm, đỉnh núi Ông Sư, chùa Giác Hải, thôn Xuân Tự để phục kích lính Việt cộng nằm vùng để cổ động dân làng hội họp, tuyên truyền, chống đối chính sách quốc gia dưới trào ông Ngô Ðình Diệm, Rủi thay hôm đó lính quốc gia đã tới trễ một nước, lính du kích Việt Cộng đã đến trước và dàn binh bố trận xung quanh Ðiện Quán Âm để tàn sát lính quốc gia. Họ đã nổ sung và ném lựu đạn vào đội binh quốc gia do trung úy Nam chỉ huy. Song kỳ lạ thay, Việt Cộng khai hỏa trước, nhưng các nòng sung đều bị điếc. Các quả lựu đạn như trái khế được ném tung ra để ném đội binh quốc gia, nhưng chúng lăn lóc như đá núi, không có trái nào nổ cả. Hai bên hô hoán, xáp chiến vật lộn nhau một hồi, rồi tản mạn và rút lui có trật tự, không một bên nào bị tổn thất nhân mạng.

Cũng từ đó, lính du kích Việt Cộng không bao giờ bén mảng đến chân núi Ông Sư, chứ nói chi là vô ngồi cười nói vô lễ, thất kính, ngổn ngang trong công viên điện thờ Phật Bà như những lúc trước. Ðại đội lính nghĩa quân trong làng Xuân Tự và lính canh phòng quân Vạn Ninh lại đều kiêng nể Phật, Bồ Tát, thánh linh Quán Âm từ dạo xảy ra chuyện "Ðức Quán Thế Âm ngăn cản sự giết choc" trong khu viên núi Ông Sư, điện Phật Bà Quán Thế Âm.

Chuyện này chúng tôi biết rõ tự sự từ chi tiết, vì chỉ ngày hôm sau xảy ra cảnh lính đôi bên "ẩu đả" nhau trên núi linh thờ Phật Bà, đại úy tiểu đoàn phó giữ an ninh biên phòng quận Vạn Ninh và trung úy Nam hướng dẫn khoảng hơn một trăm người ăn bận lịch sự, mang lễ vật hương đèn, trái cây, gạo nếp, dầu thắp và một số tiền mặt đến chùa Giác Hải, gặp bổn sư chúng tôi, tức là Ðại sư Viên Giác trú trì chùa Giác Hải, sáng lập điện Quán Âm trình bày chuyện Quán Âm linh ứng, cứu thoát trên năm trăm mạng người, nhờ các nòng súng AKa và lựu đạn trái khế của Việt Cộng được Ðức Quán Âm hãm ngòi.

Không bao lâu chuyện này được lan truyền khắp thôn xóm, tỉnh lỵ xa gần và đến tai các cấp chủ chiến đôi bên. Từ dạo ấy núi Ông Sư, chùa Giác Hải, Ðiện Quán Âm không còn là nơi sát phạt, thù nghịch lẫn nhau giữa người quốc gia và Việt Cộng nữa. Cũng từ dạo ấy người Phật tử, khách bàng quan, từ các tỉnh trong ra tỉnh ngoài và từ các tỉnh ngoài vào các tỉnh trong, ai ai cũng ghé chiêm cung, đãnh lễ điện Nam Hải Phật Bà ngày lại tháng qua đông như hội tết. Nhân việc này, Bác Bảy Trưởng Bạn Hộ Niệm và nghi lễ chùa Giác Hải có thơ đề:

TA BÀ NỞ HOA
Nam bắc anh em một nhà
Là con của mẹ Âu cơ hiền hòa
Giết nhau chi huyết lệ nhòa
Tổ tiên đắng mật khổ nhục cháu con
Ðất trời cây cỏ núi sông
Giọt sầu thiên cổ xa trông mỏi mòn
Hiển linh sáng dậy đầu non
Quán Âm hóa giải oan gia thâm thù
Ðêm về trăng sáng trời thu
Súng đôi bên hãm, mây mù sương tan
Quân thoát nạn, dạ bình an
Quán Âm Bồ Tát giải nàn ách tai
Hoa từ bi kết sen đài
Thánh linh Nam Hải độ đời lầm than
Chấp tay quỳ tụng Ma- ha
Xin cho khổ não ta bà nhẹ vơi
Xin cho tình lại về ngôi
Ðể cho súng đạn là hoa trôi dòng
Xin cho vận nước long đong
Biến thành hoa tạng khơi nguồn yêu thương
Xin cho vạn đợt tai ương
Biến thành chân thể bên đường trầm luân.

(18) ÐÁT ÐIỆT THA – (Tadyatha) –

Quán Âm hiện thân tướng
A La Hán vào đời
Tùy phương tiện thuyết pháp
Giác hóa độ nhân sinh.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/05/2017(Xem: 9194)
Giáo lý đạo Phật là gì? Giáo lý đạo Phật là phương tiện để điều trị thân bệnh và tâm bệnh, là dược liệu của sự chân thật giúp cho người bệnh hiểu rõ bản chất của sự thật, của chân tâm để đạt đến sự giác ngộ rốt ráo. Chúng sinh do tâm bệnh nên có thân bệnh phát tác và mãi trong chuỗi dài sinh tử luân hồi, con người phải trải qua bốn giai đoạn là sinh, già, bệnh, chết; là quy luật tất yếu của thế giới sinh – diệt, chúng sinh nào muốn liễu sinh thoát tử, phải điều trị bệnh bằng các bài thuốc mà đức Phật đã chỉ dạy.
28/07/2016(Xem: 4223)
Ở Việt Nam khi nói đến mùa mưa bão, người ta thường nghĩ đến khúc ruột miền Trung thường nhiều hơn. Thế nhưng, từ khi thành phố Đà Nẵng dựng tôn tượng lớn Bồ Tát Quán Thế Âm thì những cơn bảo lớn nguy hiểm ít đi vào vùng đất nầy, có khi đi gần vào đến bờ thì chuyển hướng ra Bắc hoặc vào Nam rồi bão tan. Không p
07/06/2016(Xem: 9022)
Nam Mô Bồ Tát Thường Lắng Nghe, Quán Thế Âm có nghĩa là lắng nghe một cách sâu sắc, trọn vẹn những âm thanh, tiếng nói của cuộc sống, cuộc đời. Chữ Quán ở đây hàm nghĩa lắng nghe trong sự hiểu biết cộng với sự quan sát sâu sắc của lòng yêu thương từ ái. Bồ Tát Quan Thế Âm là vị Bồ Tát đã được người đời nghĩ tới và niệm danh hiệu của Ngài vì Ngài đã nguyện luôn lắng nghe tiếng kêu thương của cuộc đời. Không chỉ
09/04/2016(Xem: 15405)
Đôi lời về Xá Lợi Phật_Lạt Ma Zopa Rinpoche_Hồng Như dịch, Bảo Tháp thờ Xá Phật còn sót lại ở Thành Tỳ Xá Ly, Ấn Độ (hình phái đoàn hành hương Phật tích Ấn Độ của Tu Viện Quảng Đức tháng 11-2006)
21/03/2016(Xem: 4566)
Ở đây chúng ta cũng nên định nghĩa về hai chữ "tình yêu" (Liebe) và "tình thương" (Barmherzigkeit) nó khác nhau hay giống nhau ở điểm nào? Khi người ta nói đến tình yêu, tức giới hạn giữa con người và con người như nam và nữ yêu nhau hay giữa con người và động vật cũng như cảnh vật chung quanh mình. Tình yêu luôn có sự chấp ngã và hay bi lụy về đối tượng mình đang yêu, nhưng khi không được yêu và tự ngã của người nam hay người nữ bị tổn thương thì tình yêu ấy không còn là tình yêu nữa, mà đôi khi còn trở nên thù hận với nhau. Khi người nam yêu người nữ có nghĩa là người đàn ông ấy muốn chiếm hữu riêng người đàn bà kia về cho mình, còn khuynh hướng của người nữ là khuynh hướng nương tựa, nếu đối tượng là người nam mà giới nữ không còn nương tựa được nữa thì tình yêu ấy trở nên xa cách và nguội lạnh dần, không mặn nồng như thuở ban đầu nữa.
09/09/2015(Xem: 8827)
Như cố thi hào Nguyễn Du đã nói: “Đã mang lấy nghiệp vào thân, Đừng nên trách lẫn trời gần, trời xa”. Nghiệp như cái bóng theo hình, một ngày chưa chứng thánh quả A La Hán thì cho dù trên trời, dưới đất, trong hư không nó đều bám theo. Nghiệp quả thật ghê gớm. Mỗi người mỗi nghiệp khác nhau, muôn hình vạn trạng, có nặng có nhẹ mà chỉ chư Phật mới thấu rõ hết về chúng. Nếu quý vị muốn biết thì nên đọc qua Thủy Sám Pháp Văn hay Kinh Địa Tạng… thì cũng sẽ thấu hiểu được phần nào.
12/07/2015(Xem: 9615)
Quan Thế Âm Bồ Tát Tầm Thinh Cứu Khổ Phổ Môn Thị Hiện Đồ. Bản dịch của Viên Huệ Dương Chiêu Anh
03/04/2015(Xem: 14948)
Phổ Hiền thập đại nguyện hạnh là nội dung hạt nhân trong việc tin ngưỡng và tu trì của Bồ Tát Phổ Hiền, xuất phát từ Phẩm Phổ Hiền Bồ Tát Hạnh Nguyện trong Kinh Hoa Nghiêm. Phật Giáo Hán truyền coi Bồ Tát Phổ Hiền là biểu tượng cho đại hạnh thực tiễn, cùng với Bồ Tát Quán Âm (biểu tượng cho Từ Bi), Bồ Tát Văn Thù (biểu tượng cho trí tuệ), Bồ Tát Địa Tạng (biểu tượng cho thệ nguyện); cùng hình thành nên nội hàm tín ngưỡng và tinh thần tiêu biểu của bốn tâm hạnh Bi-Trí-Nguyện-Hạnh của Phật Giáo Đại Thừa.
21/01/2015(Xem: 7178)
Phía Tây của Long thành, phía Nam của Tản sơn, thẳng ra ngoài cõi Ai Lao, Xiêm La, có một nơi gọi là Hương Tích Sơn, nằm giữa Bắc kỳ, Nam hải, nơi ấy là động thiên bậc nhất vậy. Núi thì đặc thù, nước thì tú lệ, cảnh trần tịch tĩnh, nơi cầu tự cầu tài, chốn chữa bệnh trừ tai. Mỗi năm Xuân về, không dưới ba vạn người, có người ở gần về dự, có người ở xa ngàn muôn dặm cũng đến. Tiếng linh diệu lớn lao, rung động mắt tai người, rõ ràng là “thần quyền thời đại”, thật lạ thường thay. Ngoài núi non và con người, Hương sơn mà xa cách một ngày như ép buộc đi đến trần cương; ba mươi năm qua trọn chẳng đến một lần, nỗi buồn nào như đây; ngày nay năm mươi sáu tuổi vẫn còn viện cớ. Sức thuyền từ một phen đưa chuyển, kết quả có thể xuyên qua, đến nước lên non, niềm vui có thể nhận biết.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567