Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 8: Bốn điều làm cho Bồ Tát nuôi dưỡng Bồ Đề tâm từ kiếp này đến kiếp khác

15/05/201318:49(Xem: 8416)
Chương 8: Bốn điều làm cho Bồ Tát nuôi dưỡng Bồ Đề tâm từ kiếp này đến kiếp khác

Tu Tập Hạnh Bồ Tát

Làm Thế Nào Để Trở Thành Một Bậc Bồ Tát Sáng Rực Khắp Bốn Phương

Chương 8: Bốn Điều Làm Cho Bồ Tát Nuôi Dưỡng Bồ Đề Tâm Từ Kiếp Này Đến Kiếp Khác

Phạm Công Thiện

Nguồn: Phạm Công Thiện


"Hỡi này, Ca Diếp, lại có bốn điều làm cho một vị Bồ Tát nuôi dưỡng được Bồ Đề Tâm từ kiếp này đến kiếp khác, khiến cho Bồ Đề Tâm vẫn hiện diện một cách tự nhiên trong lòng Bồ Tát ấy cho đến khi Bồ Tát ấy thành Phật. Đó là bốn điều gì?

1. Không nói láo, dầu thân mệnh đời sống mình có phải hiểm nguy, lại càng không nên nói láo để giỡn đùa cười cợt;

2. Luôn luôn đối xử với người đời một cách chính trực và thành thực, không nịnh hót bợ đỡ, hoặc tà ý quanh co vặn vẹo;

3. Nghĩ đến những bậc Bồ Tát như là chư Phật, coi Bồ Tát như Phật, ca tụng tôn danh của chư Bồ Tát ở khắp bốn phương;

4. Không vui thích với những giáo lý Tiểu Thừa, và giáo hóa ai đều khiến cho mọi người có tín tâm với Phật Pháp, đều tu hành an trụ ở pháp Bồ Đề vô thượng".

Làm thế nào để cho Bồ Đề Tâm không mất từ đời này đến đời khác? Làm thế nào Bồ Đề Tâm vẫn xuất hiện tự nhiên (tự nhiên hiện tiền) nơi Bồ Tát cho mãi đến khi thành Phật (cho đến ngồi đạo tràng)?

Điều thứ nhất là không bao giờ nói dối, không bao giờ vọng ngữ, dù có phải mất mạng đi nữa. Đối với Phật Giáo, mạng người rất quí báu, nhưng thà mất mạng còn hơn là sống mà nói dối. Vì sao? Vì không chịu nói dối mà chịu chết đi kiếp này, liền đầu thai lên trời lập tức! Còn nói dối kiếp này, phải chịu đầu thai bất tận vào ba nẻo xấu (ngạ quỷ, súc sinh, địa ngục). Ngày xưa các bậc đạo sư thánh tăng chỉ cần thệ nguyện xứng danh sự thực, lập tức tất cả thần thông liền xuất hiện: lửa phải tắt, mù thành sáng, gương vỡ lại lành, vân vân... Người đời bây giờ cho rằng đôi khi nói dối để vui đùa thôi và điều này chẳng hại đến ai cả, thực ra dù mất mạng còn không nói dối, huống chi phải nói dối mà không mất mạng! Đối với chư Bồ Tát, phải hiểu như thế này: không mất mạng mà tại sao phải cần nói dối? Cho cả đến việc mất mạng mà cũng nhất định không nói dối, vậy tại sao còn mạng mà cũng phải nói dối? Không nói dối ngay cả lúc ở vào hoàn cảnh trầm trọng trang trọng nhất, tại sao lại nói dối ở vào những hoàn cảnh bình thường? Dù nói láo để đùa chơi vẫn là vọng ngữ, cái nhân tưởng chỉ là một lỗi nhẹ vô thưởng vô phạt, nhưng cái quả sẽ trở thành hậu quả vô cùng lớn lao kinh khủng ở kiếp này và những kiếp sau, như cái hạt giống tí tẹo sinh ra cả rừng cây sầm uất ở tương lai.

Điều thứ hai là vẫn giữ cái lòng thẳng thắn, gọi là trực tâm, lìa bỏ tất cả siểm khúc, tất cả nịnh hót (siểm) và tất cả tà ý quanh co vặn vẹo (khúc). Đừng lợi dụng và sử dụng sai ý nghĩa trực tâm để nóng giận ăn nói sỗ sàng và tự cho rằng mình "thành thực chân thành" để phỉ báng chỉ trích người khác. Trực tâm đúng nghĩa là trực tâm đều luôn luôn đầy lễ độ, lễ phép, đầy lòng tôn kính và từ bi. Phải xem tất cả vị Bồ Tát như là chư Phật, đúng là chư Phật, vì Bồ Tát đúng nghĩa Bồ Tát đều nhất định thành Phật: ba vô số kiếp chỉ là một khoảnh khắc ngắn hơn một sát-na! Thờ lạy chiêm ngưỡng trăng non, vì trăng non sắp là trăng rằm.

Điều thứ tư chỉ là nhắc nhở chúng ta đừng ngừng lại ở chặng đường đầu (Tiểu Thừa) và phải tiếp tục lên đường cho đến lúc ngừng lại an ổn (an trụ) ở cứu cánh Giác Ngộ viên mãn, tức là Bồ Đề vô thượng.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 18830)
Lời giới thiệu của người dịch : Tỳ Kheo Bodhi sinh năm 1944 tại Brooklyn, NewYork. Ngài là một học giả Phật giáo uyên thâm nổi tiếng khắp thế giới qua các công trình dịch thuật và sáng tác của Ngài.
08/04/2013(Xem: 13385)
Phổ Môn nghĩa là cửa ngõ cùng khắp mọi nơi. Và là cửa ngõ giúp ta đi vào mười như thị của mọi sự hiện hữu, để thấy rõ bất cứ sự hiện hữu nào cũng có mười như thị, gồm: Tướng như thị, tính như thị, thể như thị, lực như thị, tác như thị, nhân như thị, . . .
08/04/2013(Xem: 4054)
Sau khi thành tựu tam pháp ấn: Nhà Như Lai, áo Như Lai, tòa Như Lai, mà đức Phật dạy trong phẩm Pháp sư thứ 10, hành giả được bát bộ chúng bảo vệ và các hóa Bồ tát đến trợ duyên tu, đạt được trạng thái tâm yên tĩnh ở độ cao.
08/04/2013(Xem: 8471)
Trên lộ trình thuyết pháp đầu xuân năm nay, sau thời Pháp tại tịnh xá Ngọc Ninh, Phan Rang, tôi đến thuyết giảng ở chùa Linh Phước, Đà Lạt, đồng thời dự lễ khánh thành chùa và lễ húy k?òa thượng Minh Đức.
08/04/2013(Xem: 5207)
QUÁN-THẾ-ÂM Đ ấng mẹ hiền trên tất cả mẹ hiền, trên tất cả thánh nhân được tôn xưng là mẹ hiền.
08/04/2013(Xem: 4831)
Theo Phổ Hiền Bồ Tát, việc làm không có giới hạn, việc gì cũng làm và làm bất cứ lúc nào, không nề hà. Chúng ta không cố định một ngày phải tụng bao nhiêu thời, bất cứ lúc nào có việc quan trọng hơn, người cần giúp sức thì ta sẵn lòng làm.
08/04/2013(Xem: 4415)
Thinh Văn Giác (Savaka Bodhi) là sự giác ngộ của một đệ tử, cũng được xem là lý tưởng A-La-Hán hay A-La-Hán Đạo. Người có nguyện vọng đi theo đường A-La-Hán thường phải đi tìm sự dẫn dắt của một đạo sư cao thượng đã chứng ngộ đạo quả.
08/04/2013(Xem: 8783)
Quán Thế Âm Bồ Tát, một vị Đại sĩ vạn năng, thân thương của loài người ở Ta Bà mà bất cứ đệ tử nào của đức Phật cũng đều hướng tâm kính lễ, cầu nguyện Ngài, tại sao Bồ Tát Quan Âm đạt được quả đức như vậy?
08/04/2013(Xem: 4515)
Là người Phật tử tại gia thì khác với hàng xuất gia, người Phật tử còn phải bon chen làm ăn như bao người khác trong xã hội, nhất là trong thời buổi cơ chế thị trường, sự làm ăn cũng phải tính toán, hơn thua đủ thứ để kiếm ra đồng tiền, bát cơm mà sống.
08/04/2013(Xem: 18496)
Bồ tát giới Phạm võng phải được gọi là Đại thừa giới. Đại thừa giới là bản nguyên của chúng sinh, là Phật tánh đầy phẩm chất Phật. Đại thừa giới xác nhận thân là thân chúng sinh, tâm là tâm chúng sinh, nhưng thân ấy tâm ấy đều nhập cả vào giới pháp Phật tánh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]