Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 7: Sự xuất hiện của tông phái Đại thừa như là Bồ tát thừa

25/04/201312:13(Xem: 9347)
Phần 7: Sự xuất hiện của tông phái Đại thừa như là Bồ tát thừa
A La Hán, Phật Và Bồ Tát


Phần Bảy: Sự Xuất Hiện Của Tông Phái Đại Thừa Như Là Bồ Tát Thừa

Nguyên Nhật, Trần Như Mai
Nguồn: Nguyên tác : Venerable Bhikkhu Bodhi; Việt dịch : Nguyên Nhật, Trần Như Mai


Giờ đây vào một thời điểm nào đó trong giai đoạn này, việc diễn giải về sự kiện thành đạo của Đức Phật đã đạt đến cao điểm trong khái niệm về Bồ tát đạo hướng về cộng đồng Phật tử và đã mang một sức mạnh có tính qui định, ít ra là đối với một số thành viên. Khi những vị đệ tử Phật này suy nghĩ sâu xa về hình ảnh một người Phật tử lý tưởng phải như thế nào, họ đã kết luận rằng đi theo bước chân Phật trong ý nghĩa cao nhất, sẽ không còn đầy đủ nếu chỉ theo con đường Bát Chánh Đạo nhằm đạt đến Niết bàn. Điều này vẫn được xem là một lựa chọn có giá trị, một sự lựa chọn mà cao điểm là đạt đến giải thoát cho chính mình và những người có thể chịu ảnh hưởng trực tiếp nhờ sự giảng dạy và đời sống gương mẫu của mình; nhưng các vị hành giả này cho rằng, chính Đức Phật đã nhắm đạt đến một quả vị cho phép Ngài hoạt động vì lợi lạc và hạnh phúc của chư thiên và loài người. Vì vậy, họ cảm thấy rằng sự lựa chọn tối ưu, con đường cao hơn để noi theo Đức Phật, là ra đi để tìm đường giải thoát đau khổ cho chúng sanh mà Đức Phật đã đặt ra cho chính Ngài: bằng cách phát tâm theo đuổi hạnh nguyện Bồ tát và đi theo Bồ tát đạo. Điều này đã đánh dấu sự xuất hiện của Bồ tát thừa như một khái niệm về nếp sống lý tưởng của người Phật tử, con đường ràng buột người đệ tử chân chính của Bậc Giác Ngộ.

Lý tưởng này xuất hiện từ một điểm khởi đầu khác với thời kỳ Phật giáo tiền Nguyên thủy, từ một bối cảnh với tầm nhìn khác. Trong lúc Phật giáo tiền Nguyên thủy lấy điều kiện chung của con người như điểm khởi đầu của họ (như chúng ta đã thấy ở trên), và thậm chí họ còn nhìn Đức Phật cũng bắt đầu như một con người phải hứng chịu những hệ lụy mong manh của kiếp người, Phật giáo tiền Đại- thừa đã dùng bối cảnh vũ trụ trong một phạm vi lâu dài cho việc hoàn thành Phật đạo của một vị Phật như là điểm khởi đầu. Họ nhìn lại việc phát khởi Bồ-đề-tâm đầu tiên của Ngài, những hạnh nguyện ban đầu của Ngài, việc Ngài tu tập hạnh nguyện ba-la-mật trải qua vô lượng kiếp, và dùng những hạnh nguyện này như là mục tiêu để tu tập. Nghĩa là, họ nhìn quá trình này, không phải chỉ là việc mô tả con đường một vị Phật đi theo, nhưng như là một lời khuyến cáo về con đường mà người đệ tử Phật chân chính phải noi theo; những phiên bản sau này của tông phái Đại thừa xem việc này như là hiện thực hóa khả năng thành Phật đã tiềm ẩn sâu xa trong mỗi con người chúng ta.

Chúng ta có thể tưởng tượng một thời kỳ mà Bồ-tát-thừa đã được một số đông ngày càng gia tăng những Phật tử chấp nhận một cách có ý thức (trước tiên có lẽ chỉ bên trong nội bộ của một nhóm nhỏ các vị tăng), họ là những người đi tìm sự hướng dẫn cho chính mình qua các bài giảng dạy của tạng kinh Nguyên Thủy-Ahàm và các tập truyện Tiền Thân Đức Phật nói về quá trình tu tập hạnh ba-la-mật trong các đời quá khứ của Đức Phật. Họ vẫn là thành viên của các cộng đồng Phật giáo Bộ Phái và họ chưa có ý thức rằng chính họ đang kết hợp lại như một chi nhánh để thành lập một tông phái mới. Họ không nghĩ chính họ là Phật tử Đại thừa, nhưng chỉ là một cộng đồng Phật tử phát tâm đi theo Bồ-tát-thừa, mà có lẽ họ đã chọn tên Đại thừa chỉ với ý nghĩa là điều này tạo nên một "con đường vĩ đại" đưa đến giác ngộ. Tuy nhiên, mặc dù họ có thể đã cố gắng giữ gìn trong phạm vi truyền thống Phật giáo chính thống, một khi họ đã bắt đầu quảng bá lý tưởng Bồ-tát, họ sẽ thấy rằng kinh tạng Nguyên Thủy-A hàm, vốn mô tả những công phu tu tập cần thiết để giải thoát bản thân ra khỏi vòng luân hồi sanh tử, không còn đáp ứng được nhu cầu của họ. Dĩ nhiên, họ phải chấp nhận lời giảng dạy của kinh tạng Nguyên thủy là đầy đủ thẩm quyền và uy tín, nhưng họ có cảm giác còn thiếu, vì những lời giảng dạy ấy không cung cấp chi tiết về phương pháp tu tập và các giai đoạn của con đường đưa đến quả vị Bồ-tát, mà mục đích không gì khác hơn là hoàn thành viên mãn quả vị Phật. Giờ đây, cái mà họ cần là nguồn tài liệu hướng dẫn chi tiết và đầy đủ thẩm quyền về phương pháp hành trì các hạnh nguyện Bồ-tát. Có lẽ vì thế, để đáp ứng nhu cầu này, kinh tạng Đại thừa bắt đầu xuất hiện trong bối cảnh Phật giáo Ấn độ thời ấy. Nói một cách chính xác các kinh tạng ấy đầu tiên được sáng tác và xuất hiện như thế nào vẫn còn là một vấn đề mà các học giả đương đại chưa biết được, vì tất cả những gì chúng ta có được ngày nay là các kinh tạng Đại thừa phát triển khá đầy đủ và đại diện cho Phật giáo Đại Thừa ở điểm mà chúng ta có thể gọi là " giai đoạn hai" của sự phát triển tông phái này. Thật không may là chúng ta không thể dùng chúng để soi rọi lại các giai đoạn đầu tiên của tông phái Đại thừa, khi các bản kinh ấy bắt đầu được hình thành, ngay cả sau thời kỳ ấy , khi tư tưởng Đại thừa vẫn còn trong thời kỳ phôi thai, đang tìm cách lên tiếng tuy vẫn chưa có hình thức diễn đạt bằng văn bản tài liệu.

Giờ đây có hai thái độ đáng chú ý trong các kinh điển tiền-Đại thừa khi đề cập đến mẫu mực dựa trên lý tưởng A-la-hán. Một thái độ xác nhận rằng lý tưởng này có giá trị đối với người Phật tử tiêu biểu, trong lúc ca ngợi Bồ-tát đạo như là cổ xe thích hợp cho những người có đại nguyện. Thái độ này vẫn xem lý tưởng A-la-hán, hay mẫu mực Thanh văn, với lòng kính ngưỡng, trong lúc không tiếc lời ngợi khen cao quý nhất cho lý tưởng Bồ-tát. Khi thái độ này được chấp nhận, hai con đường – cùng với con đường đưa đến giác ngộ của vị Độc giác Phật - trở thành ba thừa có giá trị, để tùy ý người đệ tử lựa chọn. Thái độ thứ hai được thấy trong kinh điển Đại thừa là một thái độ đánh giá thấp và có vẻ miệt thị. Thái độ này không những chỉ so sánh con đường đưa đến quả vị A-la-hán một cách kém thuận lợi so với quả vị Bồ tát (vì tất cả tông phái Phật giáo đều công nhận Bồ tát đạo đưa đến quả vị Phật là tối thượng ), mà lại còn hạ thấp giá trị và chế nhạo lý tưởng cũ của Phật giáo cổ đại, và đôi lúc còn đề cập đến lý tưởng này với sự khinh miệt. Thái độ đầu tiên đưọc thấy trong các văn bản kinh điển Đại thừa như là Kinh Chư Hiền giả (Ugrapariprccha ). Tuy nhiên, qua thời gian, thái độ thứ hai trở nên nổi bật cho đến khi chúng ta tìm thấy những văn bản kinh như là Kinh Duy Ma Cật (Vimalakirtinirdesa Sutra),trong đó đã chế nhạo các đại đệ tử của Đức Phật như ngài Xá -Lợi Phất, Ngài Ưu-Ba-Ly, ngài Phú Lâu Na; hay Kinh A-Dục Vương ( Asokadatta Sutra), trong đó có một vị nữ Bồ tát trẻ tuổi từ chối không chịu bày tỏ lòng kính trọng đối với các vị đại đệ tử A-la-hán; hay Kinh Diệu Pháp Liên Hoa ( (Saddharmapundarika Sutra), trong đó so sánh Niết bàn của các vị A-la-hán với lương của một người lao động làm thuê. Trong môt số kinh, thậm chí họ còn nói rằng các vị A-la-hán cảm thấy hổ thẹn và tự quở trách mình vì đã đắc quả A-la-hán, hay các vị A-la-hán là kiêu mạn và đầy vọng tưởng. Không có gì cần phải tranh luận khi nói rằng kinh Đại thừa thường có những đoạn rất sâu sắc và tuyệt mỹ. Tuy nhiên, tôi tin rằng một thái độ hoà hoãn hơn đối với hình thái Phật giáo cổ xưa đáng lẽ đã làm cho nhiệm vụ hòa hợp giữa các tông phái Phật giáo dễ dàng hơn nhiều so với tình trạng hiện nay. Bên trong tông phái Nguyên thủy, giáo lý Đại thừa về lý tưởng Bồ tát và việc tu tập các hạnh nguyện ba-la-mật đã được thể nhập vào trong các bộ luận sau này, nhưng không bao giờ mang tính cách miệt thị quả vị A-la-hán của Phật giáo lịch sử cổ xưa.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/04/2020(Xem: 5721)
Hẳn ai trì tụng Chú Lăng Nghiêm mỗi sáng đều có tụng thêm thập chú mà Chuẩn Đè thần chú nằm vào vị trí thứ tư như sau : “Khế thủ quy-y Tô-tất-đế, Đầu diện đảnh lễ thất cu chi. Ngã kim xưng tán Đại Chuẩn-Đề, Duy nguyện từ bi thùy gia hộ. Nam-mô tát đa nẩm tam-miệu tam-bồ-đề,
24/03/2020(Xem: 4992)
Trước khi phân tích và đi sâu vào chủ đề "Lý tưởng của người bồ-tát", thiết nghĩ chúng ta cũng nên tìm hiểu xem Phật giáo là gì, có phải là một tôn giáo hay không? Chữ "tôn giáo" (religion) là một thuật ngữ của người Tây phương, xoay quanh ý niệm về một Vị Trời Sáng Tạo ra thế giới và cả con người. Do đó con người phải chấp thủ quy luật do vị Sáng Tạo an bài, và điều đó cũng có nghĩa là nếu muốn được "cứu rỗi" thì phải chấp hành các phán lệnh của Vị ấy. Dhamma - tiếng Phạn là Dharma - hay Đạo Pháp do Đức Phật đưa ra hoàn toàn ngược hẳn với ý niệm đó. Dhamma là cách hướng vào bên trong con người của mình để tìm hiểu các nguyên nhân quá khứ và cả trong hiện tại đưa đến sự hiện hữu của chúng ta ngay trong lúc này, và chính sự hiện hữu đó cũng luôn ở trong tình trạng chuyển động và đổi thay, bằng cách liên kết và tương tác với vô số các điều kiện khác trong thiên nhiên và vũ trụ. Tu tập Phật giáo là tìm hiểu các nguyên nhân nào đã tạo ra sự hiện hữu trói buộc đó của mình để hó
13/03/2020(Xem: 3379)
Kính lạy Đức Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát, Phước Đức nào con được chút thiện duyên Sức mọn tài hèn chưa thấu ngộ Uyên Nguyên , Nên Xưng tán Ngài ngữ ngôn không đạt Ý !
13/03/2020(Xem: 4053)
Hiệu Viên Thông, danh Quán Tự Tại Bồ Tát Chánh Pháp Minh Như Lai, Cổ Phật Ngài là Trụ Tây Phương Cực Lạc Phật A Di Đà Quảng phát hoằng thệ nguyện, Ta Bà thị hiện
11/03/2020(Xem: 6080)
Thơ viết giữa mùa dịch Covid-19 đang lây nhiễm hơn 100 quốc gia trên thế giới tính từ thời điểm tháng 3-2020… Đứng trước tai ương dịch bệnh đang hoành hành dữ dội này…Chúng ta, những người con Phật đồng nhất tâm tịnh niệm Bồ Tát Quán Thế Âm hướng về ngày 19 tháng 2 năm Canh Tý - 2020 với tất cả lời nguyện cầu thiết tha: NIỆM BỈ QUAN ÂM LỰC. Để chúng ta niệm danh hiệu: NAM MÔ ĐẠI TỪ ĐẠI BI CỨU KHỔ CỨU NẠN QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT. Với giọt nước cam lồ trong bình tịnh thủy sẽ rưới lên khắp cõi UẾ TRƯỢT TA BÀ dập tắt tai ương dịch bệnh của muôn loài chúng sanh không còn lo âu sợ sệt nữa…
29/11/2019(Xem: 5628)
DẪN NHẬP Phật giáo có hai hệ là Theravada và Phát-Triển. Hệ Theravada quan niệm quả vị cao nhất mà hành giả có thể đạt được là quả vị A-La-Hán. Vì thế đường tu quan trọng của họ là A-La-Hán đạo. Khi đạt được quả vị này thì các ngài nhập Niết-Bàn. Khi còn thân, thì gọi là Hữu-Dư-Y-Niết-Bàn. Trong thời gian này các ngài đi giáo hoá chúng sanh. Khi bỏ thân, thì nhập Vô-Dư-Y-Niết-Bàn không tái sanh nữa.
24/10/2019(Xem: 8043)
Bài viết này để trả lời một câu hỏi: Làm thế nào để ngộ? Ngộ đây là ngộ tông chỉ Thiền, tức ngộ tông chỉ Phật. Người viết không dám trả lời minh bạch, vi bản thân tu và học đều chưa sâu, nơi đây chỉ trình bày qua nhiều kinh luận để giúp độc giả tham khảo.
29/09/2019(Xem: 23376)
Video: Hành Trình Khám Phá về Sự Thật Xá Lợi của Đức Phật (Rất hay, rất cảm động khi xem, quý vị nên tranh thủ vào xem liền, chân thành cảm ơn nhà văn, nhà khảo cô người Anh Charles Allen đã thực hiện cuốn phim tài liệu công phu và độc nhất vô nhị để tôn vinh và tìm ra sự thật về xá lợi của Đức Thế Tôn sau 26 thế kỷ, from Thích Nguyên Tạng, chủ biên trang nhà Quảng Đức)
31/08/2019(Xem: 4499)
Những bài giảng về Ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát thì rất nhiều trong các trang mạng, nhưng khi thấy ghi: “Kinh Địa Tạng Vương là một loại kinh mê tín của Đại thừa giáo ...” thì con cũng mở xem trang
13/08/2019(Xem: 3584)
Sáng nay nhìn lên lịch bổng nhiên tôi mới thấy có sự trùng hợp giữa ngày vía của Đức Đại Thế Chí Bồ Tát 13/7 âm lịch và Lễ Vu Lan( rằm tháng 7 ) tại sao chỉ cách nhau hai ngày và đều nằm trong tháng bảy , lễ báo hiếu cha mẹ ? rồi lại tự cười thầm cho sự ví von ngớ ngẩn của mình sau đó tôi đã tự chữa thẹn bằng cách biện hộ với những điều mình học....
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567