Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 7: Sự xuất hiện của tông phái Đại thừa như là Bồ tát thừa

25/04/201312:13(Xem: 10319)
Phần 7: Sự xuất hiện của tông phái Đại thừa như là Bồ tát thừa
A La Hán, Phật Và Bồ Tát


Phần Bảy: Sự Xuất Hiện Của Tông Phái Đại Thừa Như Là Bồ Tát Thừa

Nguyên Nhật, Trần Như Mai
Nguồn: Nguyên tác : Venerable Bhikkhu Bodhi; Việt dịch : Nguyên Nhật, Trần Như Mai


Giờ đây vào một thời điểm nào đó trong giai đoạn này, việc diễn giải về sự kiện thành đạo của Đức Phật đã đạt đến cao điểm trong khái niệm về Bồ tát đạo hướng về cộng đồng Phật tử và đã mang một sức mạnh có tính qui định, ít ra là đối với một số thành viên. Khi những vị đệ tử Phật này suy nghĩ sâu xa về hình ảnh một người Phật tử lý tưởng phải như thế nào, họ đã kết luận rằng đi theo bước chân Phật trong ý nghĩa cao nhất, sẽ không còn đầy đủ nếu chỉ theo con đường Bát Chánh Đạo nhằm đạt đến Niết bàn. Điều này vẫn được xem là một lựa chọn có giá trị, một sự lựa chọn mà cao điểm là đạt đến giải thoát cho chính mình và những người có thể chịu ảnh hưởng trực tiếp nhờ sự giảng dạy và đời sống gương mẫu của mình; nhưng các vị hành giả này cho rằng, chính Đức Phật đã nhắm đạt đến một quả vị cho phép Ngài hoạt động vì lợi lạc và hạnh phúc của chư thiên và loài người. Vì vậy, họ cảm thấy rằng sự lựa chọn tối ưu, con đường cao hơn để noi theo Đức Phật, là ra đi để tìm đường giải thoát đau khổ cho chúng sanh mà Đức Phật đã đặt ra cho chính Ngài: bằng cách phát tâm theo đuổi hạnh nguyện Bồ tát và đi theo Bồ tát đạo. Điều này đã đánh dấu sự xuất hiện của Bồ tát thừa như một khái niệm về nếp sống lý tưởng của người Phật tử, con đường ràng buột người đệ tử chân chính của Bậc Giác Ngộ.

Lý tưởng này xuất hiện từ một điểm khởi đầu khác với thời kỳ Phật giáo tiền Nguyên thủy, từ một bối cảnh với tầm nhìn khác. Trong lúc Phật giáo tiền Nguyên thủy lấy điều kiện chung của con người như điểm khởi đầu của họ (như chúng ta đã thấy ở trên), và thậm chí họ còn nhìn Đức Phật cũng bắt đầu như một con người phải hứng chịu những hệ lụy mong manh của kiếp người, Phật giáo tiền Đại- thừa đã dùng bối cảnh vũ trụ trong một phạm vi lâu dài cho việc hoàn thành Phật đạo của một vị Phật như là điểm khởi đầu. Họ nhìn lại việc phát khởi Bồ-đề-tâm đầu tiên của Ngài, những hạnh nguyện ban đầu của Ngài, việc Ngài tu tập hạnh nguyện ba-la-mật trải qua vô lượng kiếp, và dùng những hạnh nguyện này như là mục tiêu để tu tập. Nghĩa là, họ nhìn quá trình này, không phải chỉ là việc mô tả con đường một vị Phật đi theo, nhưng như là một lời khuyến cáo về con đường mà người đệ tử Phật chân chính phải noi theo; những phiên bản sau này của tông phái Đại thừa xem việc này như là hiện thực hóa khả năng thành Phật đã tiềm ẩn sâu xa trong mỗi con người chúng ta.

Chúng ta có thể tưởng tượng một thời kỳ mà Bồ-tát-thừa đã được một số đông ngày càng gia tăng những Phật tử chấp nhận một cách có ý thức (trước tiên có lẽ chỉ bên trong nội bộ của một nhóm nhỏ các vị tăng), họ là những người đi tìm sự hướng dẫn cho chính mình qua các bài giảng dạy của tạng kinh Nguyên Thủy-Ahàm và các tập truyện Tiền Thân Đức Phật nói về quá trình tu tập hạnh ba-la-mật trong các đời quá khứ của Đức Phật. Họ vẫn là thành viên của các cộng đồng Phật giáo Bộ Phái và họ chưa có ý thức rằng chính họ đang kết hợp lại như một chi nhánh để thành lập một tông phái mới. Họ không nghĩ chính họ là Phật tử Đại thừa, nhưng chỉ là một cộng đồng Phật tử phát tâm đi theo Bồ-tát-thừa, mà có lẽ họ đã chọn tên Đại thừa chỉ với ý nghĩa là điều này tạo nên một "con đường vĩ đại" đưa đến giác ngộ. Tuy nhiên, mặc dù họ có thể đã cố gắng giữ gìn trong phạm vi truyền thống Phật giáo chính thống, một khi họ đã bắt đầu quảng bá lý tưởng Bồ-tát, họ sẽ thấy rằng kinh tạng Nguyên Thủy-A hàm, vốn mô tả những công phu tu tập cần thiết để giải thoát bản thân ra khỏi vòng luân hồi sanh tử, không còn đáp ứng được nhu cầu của họ. Dĩ nhiên, họ phải chấp nhận lời giảng dạy của kinh tạng Nguyên thủy là đầy đủ thẩm quyền và uy tín, nhưng họ có cảm giác còn thiếu, vì những lời giảng dạy ấy không cung cấp chi tiết về phương pháp tu tập và các giai đoạn của con đường đưa đến quả vị Bồ-tát, mà mục đích không gì khác hơn là hoàn thành viên mãn quả vị Phật. Giờ đây, cái mà họ cần là nguồn tài liệu hướng dẫn chi tiết và đầy đủ thẩm quyền về phương pháp hành trì các hạnh nguyện Bồ-tát. Có lẽ vì thế, để đáp ứng nhu cầu này, kinh tạng Đại thừa bắt đầu xuất hiện trong bối cảnh Phật giáo Ấn độ thời ấy. Nói một cách chính xác các kinh tạng ấy đầu tiên được sáng tác và xuất hiện như thế nào vẫn còn là một vấn đề mà các học giả đương đại chưa biết được, vì tất cả những gì chúng ta có được ngày nay là các kinh tạng Đại thừa phát triển khá đầy đủ và đại diện cho Phật giáo Đại Thừa ở điểm mà chúng ta có thể gọi là " giai đoạn hai" của sự phát triển tông phái này. Thật không may là chúng ta không thể dùng chúng để soi rọi lại các giai đoạn đầu tiên của tông phái Đại thừa, khi các bản kinh ấy bắt đầu được hình thành, ngay cả sau thời kỳ ấy , khi tư tưởng Đại thừa vẫn còn trong thời kỳ phôi thai, đang tìm cách lên tiếng tuy vẫn chưa có hình thức diễn đạt bằng văn bản tài liệu.

Giờ đây có hai thái độ đáng chú ý trong các kinh điển tiền-Đại thừa khi đề cập đến mẫu mực dựa trên lý tưởng A-la-hán. Một thái độ xác nhận rằng lý tưởng này có giá trị đối với người Phật tử tiêu biểu, trong lúc ca ngợi Bồ-tát đạo như là cổ xe thích hợp cho những người có đại nguyện. Thái độ này vẫn xem lý tưởng A-la-hán, hay mẫu mực Thanh văn, với lòng kính ngưỡng, trong lúc không tiếc lời ngợi khen cao quý nhất cho lý tưởng Bồ-tát. Khi thái độ này được chấp nhận, hai con đường – cùng với con đường đưa đến giác ngộ của vị Độc giác Phật - trở thành ba thừa có giá trị, để tùy ý người đệ tử lựa chọn. Thái độ thứ hai được thấy trong kinh điển Đại thừa là một thái độ đánh giá thấp và có vẻ miệt thị. Thái độ này không những chỉ so sánh con đường đưa đến quả vị A-la-hán một cách kém thuận lợi so với quả vị Bồ tát (vì tất cả tông phái Phật giáo đều công nhận Bồ tát đạo đưa đến quả vị Phật là tối thượng ), mà lại còn hạ thấp giá trị và chế nhạo lý tưởng cũ của Phật giáo cổ đại, và đôi lúc còn đề cập đến lý tưởng này với sự khinh miệt. Thái độ đầu tiên đưọc thấy trong các văn bản kinh điển Đại thừa như là Kinh Chư Hiền giả (Ugrapariprccha ). Tuy nhiên, qua thời gian, thái độ thứ hai trở nên nổi bật cho đến khi chúng ta tìm thấy những văn bản kinh như là Kinh Duy Ma Cật (Vimalakirtinirdesa Sutra),trong đó đã chế nhạo các đại đệ tử của Đức Phật như ngài Xá -Lợi Phất, Ngài Ưu-Ba-Ly, ngài Phú Lâu Na; hay Kinh A-Dục Vương ( Asokadatta Sutra), trong đó có một vị nữ Bồ tát trẻ tuổi từ chối không chịu bày tỏ lòng kính trọng đối với các vị đại đệ tử A-la-hán; hay Kinh Diệu Pháp Liên Hoa ( (Saddharmapundarika Sutra), trong đó so sánh Niết bàn của các vị A-la-hán với lương của một người lao động làm thuê. Trong môt số kinh, thậm chí họ còn nói rằng các vị A-la-hán cảm thấy hổ thẹn và tự quở trách mình vì đã đắc quả A-la-hán, hay các vị A-la-hán là kiêu mạn và đầy vọng tưởng. Không có gì cần phải tranh luận khi nói rằng kinh Đại thừa thường có những đoạn rất sâu sắc và tuyệt mỹ. Tuy nhiên, tôi tin rằng một thái độ hoà hoãn hơn đối với hình thái Phật giáo cổ xưa đáng lẽ đã làm cho nhiệm vụ hòa hợp giữa các tông phái Phật giáo dễ dàng hơn nhiều so với tình trạng hiện nay. Bên trong tông phái Nguyên thủy, giáo lý Đại thừa về lý tưởng Bồ tát và việc tu tập các hạnh nguyện ba-la-mật đã được thể nhập vào trong các bộ luận sau này, nhưng không bao giờ mang tính cách miệt thị quả vị A-la-hán của Phật giáo lịch sử cổ xưa.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/04/2022(Xem: 3863)
Phật Mẫu Chuẩn Đề ngự trên đài sen Vầng hào quang ánh tỏa ra rực rỡ Phật, Pháp,Tuệ nhãn chiếu soi cứu độ Chúng sanh khỏi kiếp khổ nạn đau thương
23/03/2022(Xem: 3437)
Kính lạy Đức Bồ Tát biểu tượng cho đại hạnh thực tiễn Hình thành nội hàm tín ngưỡng tinh thần BI, TRÍ, NGUYỆN, HẠNH của Phật giáo Bắc Tông (1) Điểm đặc sắc ...Đại thừa tâm lượng rộng lớn !
20/03/2022(Xem: 3123)
Tâm Đại từ bi. Từ là năng lực đem lại an vui cho chúng sanh; Bi là năng lực dứt trừ khổ đau cho mọi loài. Từ bi có sức mạnh thể chất và tâm linh để dõng mãnh làm lợi lạc cho đời, như vậy trong từ bi đã bao hàm Trí tuệ và Hùng lực mới đủ uy đức nhiếp chúng độ sanh. Tâm Đại từ bi là tâm của bậc đã thành tựu đạo nghiệp. Nay phàm phu chúng con nghiệp dày phước mỏng nhưng cũng nguyện thực tập theo hạnh Từ bi của Bồ Tát. Nguyện cho tâm chúng con mỗi ngày một bớt giận ghét người, không sân si với hoàn cảnh mình đang sống và biết ơn với những gì mình đang có. Nguyện đem tất cả khả năng của mình để cống hiến niềm vui cho đời, giúp người bớt khổ. Nhờ vậy mà tâm chúng con ngày càng tỏa sáng tình thương yêu, hiểu biết để thể nhập vào nguồn sống dạt dào Từ Bi Hỷ Xả của chư Phật, chư Bồ Tát.
19/03/2022(Xem: 2909)
Bồ Tát có gốc là Bodhisattva. Từ Bodhi có nghĩa là " giác ngộ.", sattva có nghĩa là "chúng sanh". Bodhisattva được dịch là chúng sanh giác ngộ hoặc người giác ngộ. Sau khi đạt được giác ngộ, bằng từ bi và trí tuệ, vị Bồ Tát giúp mình và người khác vượt qua biển khổ đến bờ an lạc. An lạc chính là Niết Bàn. Trong cuộc sống hàng ngày, các vị Bồ Tát luôn có mặt quanh ta, gồm Bồ Tát xuất gia và Bồ Tát tại gia. Đó là những người bằng trí tuệ, công sức giúp mọi người bớt khổ đau trong thân và tâm. Bồ Tát làm được điều đó bởi trong tâm của Bồ Tát tồn tại một năng lượng gọi là Tâm Bồ Đề. Khi quy y Tam Bảo, ai cũng muốn có Tâm Bồ Đề. Để đạt được Tâm Bồ Đề của một vị Bồ Tát, người tu phải tự hỏi: Mình an lạc không? Mình sống chan hòa với những người xung quanh không? Người tu phải hiểu rõ cái tính Không trong cuộc sống. Hoa cũng là đất và đất cũng là hoa. Bởi khi ngộ được “Ngũ uẩn giai không” thì mới “ độ nhất thiết khổ ách” tức là vượt qua mọi khổ đau đến được bờ Niết Bàn.
01/11/2021(Xem: 6701)
Kính mừng Lễ Vía Đức Phật Dược Sư Đản Sinh 30/9 Nhân ngày lễ Đức Đông Phương Giáo Chủ cùng tìm hiểu niềm tin đối với Ngài và sự mầu nhiệm linh ứng đến với mỗi Phật Tử .... Cách đây 25 năm, lần đầu tiên sự linh ứng của Phật Dược Sư đã đến với tôi một cách bất ngờ mà sau này khi học Phật tôi mới hiểu là mình có được túc duyên mới có được một phương thuốc nhiệm mầu về tâm linh do Ngài ban tặng qua câu thần chú linh ứng như sau mà lúc ấy chưa có YouTube để nghe như bây giờ .... Thần chú Dược Sư là một trong những câu thần chú được trì tụng nhiều nhất bởi công năng bất khả tư nghì mà nó đem lại cho hành giả khi trì tụng. Không chỉ có năng lực chữa lành bệnh tự thân hành giả mà còn có công năng chữa bệnh cho người khác. Quan trọng hơn là khả năng tịnh hoá những nghiệp bất thiện trong
22/10/2021(Xem: 3158)
Kính mừng Lễ Vía Quán Thế Âm 19/9 Kính dâng Thầy bài thơ nhân ngày Lễ Vía Quán Thế Âm 19/9 âm lịch ( 24/10/2021) .Kính chúc sức khỏe Thầy Kính ngưỡng Đức Quán Thế Âm Bồ Tát ... Một lần nữa, sự nhiệm mầu đã đến ! Melbourne vừa gỡ bỏ lockdown hai ngày Lễ vía Bồ Tát 19/9 sẽ cử hành ... hoan hỷ thay ! Mừng Ngài đã lắng nghe, giải cứu giúp thoát Khổ ! Sự là lòng từ bi nhân ái vị tha ...Bồ Tát Độ Lý thì chúng con tự cứu độ bản thân Bao dung, không tham đắm ái nhiễm bụi trần Bố thí, yêu thương người .. luôn giữ tâm ý sạch ! Kính nguyện : ... học ý nghĩa tên Ngài để làm tròn trọng trách, Người Phật Tử phải thể hiện được Từ Bi Nhẫn nhịn trước mọi nghịch duyên chớ khóc than chi Hiểu rõ hơn, lắng nghe hơn ... giải tỏa uẩn khúc ! Ngày Lễ Vía Quan Âm Xuất Gia 19/9 .. nguyện hứa biết tri túc ! Huệ Hương Melbourne 24/10/2021
06/09/2021(Xem: 4222)
Địa ngục là một khái niệm thuộc thế giới quan, nhằm mục đích trừng ác, răn dè hành vi của con người trong thế giới thực tại. Quan niệm về địa ngục được hình thành trên cơ sở thuyết luân hồi, luật nhân quả, thuyết báo ứng. Từ tư tưởng triết học, địa ngục được chuyển hóa thành nhiều loại hình nghệ thuật tôn giáo khác nhau, từ các dịch phẩm, khoa nghi, thơ phú, cho đến nghệ thuật tôn giáo, hội họa, bích họa, điêu khắc, phù điêu, đồ họa. Sự ảnh hưởng của kinh tạng Bắc truyền và nền nghệ thuật Phật giáo Đông Á là điều ai cũng có thể dễ dàng nhận thấy. Từ triều đại Lê Thánh Tông (1442-1496) có bài “Thập giới cô hồn quốc ngữ văn”, trong có đề cập đến thiên đường, địa ngục, Phong Đô, cảnh đói khát dưới chốn âm ty. Bài này dùng để răn dè 10 loại người gồm: thiền tăng, đạo sĩ, quan lại, Nho sĩ, thầy địa lý, thầy thuốc, tướng quân, hoa nương, thương nhân, đãng tử. Như vậy có thể hiểu được rằng dẫn có những tham khảo nhất định về địa ngục của Phật giáo. Bài này là để cúng xá tội vong li
24/07/2021(Xem: 3349)
Kính lạy Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát ( Avalokitesvara) Ngài là vị Bồ tát với hạnh nguyện luôn lắng nghe tiếng kêu khổ đau của cuộc đời rồi tìm cách cứu giúp chúng sinh. Hôm nay là ngày vía Đức Ngài đã thành Đạo 19/6 âm lịch rơi vào 28/7/2021. Kính bạch Ngài .... Từ nhiều năm về trước các chùa Tự viện tại VN và Hải ngoại đều cử hành 3 ngày vía (19/2-19/6-19/9) rất trọng thể để quy ngưỡng và dâng trọn niềm tin đến Đức Ngài. Vị Bồ tát có khả năng thị hiện vô biên thân, tùy theo hoàn cảnh và điều kiện mà hiện thân tương ứng để cứu độ muôn loài.( theo kinh Pháp Hoa ). Và con đã từng khấn nguyện sẽ cúng dường đến Ngài bằng những vần Thơ , bài viết hầu tán dương Ngài với hạnh nguyện Nhĩ căn Viên Thông như Đức Cổ Phật hiệu Chánh Pháp Minh Như Lai đã thành tựu và trong dân gian Ngài (Bồ-tát Quán Thế Âm ) được tha thiết thầm kính tôn xưng Mẹ Quan Âm .
26/06/2021(Xem: 11647)
1/ Tôn Giả Xá-lợi-phất: Trí huệ đệ nhất Trí tuệ cao minh vi đệ nhất Tăng đoàn thống lãnh trợ Từ Tôn Kỳ Viên Tinh Xá thân lâm kiến Đạo nghiệp truyền lưu chiếu ánh quang. Trí tuệ sáng ngời là số một Tăng đoàn thống lãnh giúp Từ Tôn Kỳ Viên Tinh Xá đích thân dựng Đạo nghiệp lưu truyền rạng ánh quang Chí tâm đảnh lễ: Nam Mô Trí Tuệ Đệ Nhất Xá Lợi Phất Tôn Giả 2/ Tôn Giả Mục-kiền-liên: Thần thông đệ nhất Thần thông đệ nhất chúng xưng dương Thống lãnh tăng đoàn trợ Pháp Vương Hiếu kính mẫu thân khai diệu pháp Vu Lan báo hiếu vĩnh lưu hương. Thần thông số một chúng xưng dương Thống lãnh tăng đoàn trợ Pháp Vương Hiếu kính mẫu thân khơi pháp diệu Vu Lan báo hiếu mãi lưu hương. Chí tâm đảnh lễ: Nam Mô Thần Thông Đệ Nhất Mục Kiền Liên Tôn Giả
26/04/2021(Xem: 13176)
Đức Chuẩn Đề (1) vốn là Thất Cu Chi Phật Mẫu. Mười sáu tháng ba âm lịch, vía lễ thực thi (2) Ngài thường thuyết giảng Kinh Đà La Ni, Nguyện cầu tất cả trong Thế gian, Xuất thế gian đều thành tựu ... Khi nhìn biểu tượng Ngài ...khiến tâm tự nhủ (3) Uy lực từ bi vô biên với quần sanh Trí tuệ vĩ đại ...tay thứ chín ..Bát Nhã kinh Nguyện noi gương Bồ tát Long Thọ đọc 7 lần thần chú (4) Nam Mô Phật Mẫu Chuẩn Đề Đại Bồ Tát
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]