Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quà tặng bất ngờ

14/01/202510:15(Xem: 204)
Quà tặng bất ngờ



Quà tặng bất ngờ



Chỉ còn vài ngày nữa là đến Giao thừa, lại một mùa xuân trên xứ Đức lạnh lẽo co ro, Danh ngồi đếm từng ngày trên tấm lịch để chờ đón cái Tết Ất Tỵ, năm tuổi của chàng vừa tròn 60. Chàng thường nghe nói, 59 chưa qua 60 đã đến, đấy là những năm đại hạn! Ai qua được ngưỡng cửa 60 sẽ sống thọ lâu. 

 

Nhưng trường hợp của chàng lại càng đặc biệt, chàng đã được trời đất đãi ngộ cho sống thêm được mười năm nhờ lá gan của một ân nhân vô danh trao tặng, đáng lẽ chàng đã lìa bỏ cõi đời ô trược này từ lứa tuổi 50. Vậy mỗi ngày mở mắt ra thấy mình còn sống, còn thở, chàng đã cảm ơn đời, ơn người lắm lắm rồi ! Cụ thể là cảm ơn cái Hội Tri Ân Nước Đức đã tận tình giúp đỡ cho chàng sống sót đến ngày hôm nay, sau đến là chị Từ Ái, một thành viên của Hội đã bỏ bao công sức lo giấy tờ, dẫn chàng đi bệnh viện lo việc thay gan.

 

Ngược dòng thời gian của mười năm về trước, câu chuyện "Quà tặng bất ngờ" đã diễn biến như sau:

 

Đã từ bao lâu nay chị Từ Ái sinh hoạt trong các Chùa và cộng đồng người Việt tại địa phương, mỗi thứ sáu hàng tuần chị có giờ cố vấn giấy tờ pháp lý tại văn phòng Chữ Thập Đỏ của quận Steglitz thủ đô Berlin.

 

Một hôm có một cậu thanh niên dễ thương vui tính đến nhờ chị đi thông dịch nói chuyện với bác sĩ về bệnh tình của cậu. Nghe đâu bác sĩ cũng bó tay với tiếng Đức ù ù cạc cạc của cậu, trong khi muốn báo cho cậu một căn bệnh nguy hiểm để kịp thời chữa trị. Ông bác sĩ gặp chị mừng quá, tuyên bố kết quả cuộc thử máu đã tìm ra vi khuẩn gây bệnh Hepatitis B trong gan của cậu và gửi cậu vào bệnh viện lớn để chữa trị. 

 

Thế là từ đó cuộc đời chị Từ Ái lại gắn liền với cậu Danh mát mát điên điên này, cho đến ngày cậu được thay gan do một người hảo tâm nào đó trước khi chết hiến tặng. Thật là một quà tặng bất ngờ!

 

Trong những lần dẫn cậu đi chữa trị tại bệnh viện, chị được nghe cậu kể về cuộc đời vì sao cậu phải uống thuốc an thần, gan bị sơ cứng. Phải cảm ơn xứ Đức nhân hậu đã cưu mang cậu cho đến ngày nay. 

Ngược lại dòng thời gian vào những năm cuối 80, lúc cậu vừa tròn 25 tuổi, lứa tuổi trai tráng sung sức tràn đầy nhựa sống. Cậu được tuyển chọn đi lao động hợp tác bên Tiệp, cả một niềm hãnh diện cho gia đình, cậu sẽ gửi tiền về lo cho đàn em đói kém bên nhà. 

 

Đấy chỉ là ảo ảnh cuộc đời, xứ Tiệp-Khắc cần nhân công Việt Nam để đưa vào những công việc nguy hiểm mà dân bản xứ chẳng ai thèm làm. Đối mặt với những thùng hóa chất độc hại, ngửi, sờ, hít thở mỗi ngày thì vài năm sẽ mất mạng ngay.

 

Cậu Danh cũng không là ngoại lệ, hôm mở cửa bức tường xóa bỏ Đông Tây, cậu lẹ chân chạy qua Berlin xin tỵ nạn, không biết cậu có thuộc loại "Tường nhân"?

Chỉ thời gian ngắn cậu bị đột quỵ ngất xỉu ngoài đường, thiên hạ kêu xe cứu thương chở cậu đến bệnh viện chữa trị. Sau lần này cậu bị bệnh tâm thần phải uống thuốc liên tục, nghi vấn hóa chất độc hại đã lên tới não bộ. Xứ Đức nhân đạo cấp giấy tờ cho cậu ở lại luôn và nuôi cậu đến suốt đời.

 

Sau hai chục năm sống vật vờ nhưng thật hạnh phúc, cậu cũng muốn lấy vợ nhưng chưa đủ duyên hay nói trắng ra chẳng ai đủ can đảm rước cái của nợ ấy về mà chăm sóc. Để đến bây giờ hóa chất đã ăn mòn tới gan. 

 

Cậu nói tỉnh bơ về những người bạn trong đội đi Tiệp ngày nào:

-    Mấy thằng bạn của em nó chết hết cả rồi! Trong nhóm chỉ còn mình em là sống sót. Thằng đang ngồi bàn nhậu cũng ngã lăn ra chết, chết đủ kiểu! 

 

Chị Từ Ái ngao ngán nhìn ông em tội nghiệp. Đây là số phận của lớp trai hùng sau thời chinh chiến hay sao?  Dầu gì chăng nữa cũng nên cố gắng giúp cậu trị bệnh, con người ta ai cũng có phần số riêng tùy theo nhân quả mà trả nghiệp. Chẳng hạn những đứa em của cậu đều có số tốt hơn cậu. Đứa thì chạy qua Mỹ rất khá giả, đứa qua London học Master, đứa ở lại cũng có nhà cửa việc làm. Những em cậu rất thương ông anh bất hạnh, có người dám sang Đức cả tháng nuôi anh nằm bệnh viện. 

 

Chị Từ Ái nhớ lại quá trình dẫn cậu đi hết bệnh viện này sang đến bệnh viện khác để khám nghiệm và quyết định có nên cho cậu thay gan không? Vì kiếm một lá gan thích hợp cho cậu không phải chuyện dễ, vừa đắt lại vừa khó. 

Cậu được chuyển sang bệnh viện tâm thần, bác sĩ tâm lý sẽ hỏi một số các câu hỏi hóc búa để xác định tình trạng của cậu có xứng đáng được nằm trong danh sách những người chờ đợi thay gan không? 

 

Chị Từ Ái nghe vậy liền lanh trí gà cho cậu vài câu:

-    Em phải trả lời là còn yêu đời lắm, mỗi tuần đi tập Vovinam hai lần, cuối tuần sinh hoạt ở hội "Tri Ân Nước Đức", phụ bếp xào mì trong những hội chợ. Thỉnh thoảng đi Chùa... Đừng bao giờ lộ vẻ chán đời, họ sẽ cho em chết luôn đó! 

 

Không ngờ cậu ta trả lời bừng bừng sức sống, khiến bà bác sĩ hài lòng phê chuẩn ngay vào danh sách chờ! 

 

Chị Từ Ái nghĩ, chắc ít nhất hai năm nữa mới đến phiên cậu Danh được người hiến dâng bộ gan lành lặn. Nhớ chuyện nhà tỷ phú Steve Jobs cha đẻ của máy iPhone với trái táo cắn dở, giàu có và nổi tiếng đến thế mà vẫn phải chờ lá gan theo thứ tự người trước kẻ sau. Đến khi thay được gan xong thì quá trễ. Nhiều người biết chuyện đã đưa ý kiến lẫn ý cò, tại sao không dùng tiền qua Trung Quốc sẽ được thay ngay bằng gan của một anh tù Pháp Luân Công.



tri an nuoc duc


 

Họ không biết chuyện mới nói vậy thôi, chứ tôi tin con người của nhà tỷ phú, thà chết chứ không làm việc dã man như thế! 

 

Cậu Danh lúc đầu cũng được hội đồng bác sĩ tìm cách chữa trị lá gan, hết mổ nội soi cắt bỏ các phần sơ cứng, rồi bơm thuốc vào. Nhưng nghe đâu ca mổ không được thành công, càng đụng vào lại càng be bét.

Thế rồi vài tháng sau chị Từ Ái nghe tin cậu Danh được thay gan, không biết phước báu của cậu to đến chừng nào?

 

Vào thời điểm này chị Từ Ái đã bàn giao trách nhiệm đưa đón cậu Danh đi bệnh viện cho anh chàng Khánh chủ tiệm Taxi. Một doanh nhân tỏa sáng, sáng nhất là cái miệng lúc nào cũng đưa tin giật gân vui nhộn. 

 

Hai năm trời ròng rã chị đã cố gắng giữ từng buổi khám bệnh, giờ hẹn nhiều khi phải chờ cả sáu tháng. Buổi khám của ông Giáo sư khoa trưởng một năm chỉ có một lần, bỏ là ân hận. May mà chị thời gian ấy ít đi chơi xa nên mọi việc mới tốt đẹp!

 

Hôm vừa rồi mới nghe chị vợ của anh Hội trưởng hội Tri Ân Nước Đức kể thêm một vài chi tiết cho câu chuyện "Lá Gan chàng Danh" thêm phần ly kỳ và hào hứng. Chẳng là hôm đó, chàng Danh đã nằm trên bàn mổ rồi, bên cạnh là tập đoàn bác sĩ với lá gan người tặng kề bên. Anh Hội trưởng đã nghi nghi chuyện gì đó nên ngăn cản, đòi bác sĩ phải kiểm tra xem lá gan đó có thích hợp với chàng Danh hay không? Quả đúng như thế! Họ kiểm tra lại và tuyên bố lá gan không đúng cho người nhận, chàng Danh cứ việc chờ tiếp! Và cũng vì muốn sửa lại lỗi lầm của mình, Hội đồng Bác sĩ đã cho anh thay gan sớm khi gặp được lá gan thích hợp.

 

Cái anh Hội trưởng này không biết có nợ gì với chàng Danh mà ba chục năm trước lúc bức tường đổ 1989, đã đưa anh vào nhà thương cấp cứu thông dịch cho các bác sĩ, rồi sau đó còn lo giấy tờ hồ sơ cho anh được ở lại Đức. Cũng nằm trong sinh hoạt của Trung Tâm Văn Hóa Xã Hội, đỡ đầu tinh thần của Chùa Viên Giác ở Hannover lúc bấy giờ. 

 

Nói đến chuyện bây giờ, cậu Danh đã hoàn toàn biến thành người mới. Sinh hoạt với hội Tri Ân Nước Đức cậu tham dự đều đều. Phải thế chứ! không có Hội này cưu mang giúp đỡ mỗi người một tay thì cuộc đời cậu đã ò í e từ lâu rồi.  Trong Hội, mỗi lần cậu giơ tay phát biểu hùng hồn quá! Bị thiên hạ chọc:

 

-   Ê! Danh, mày được lá gan của thằng Thổ nào, ăn Kebab nhiều nên nóng tính quá dzậy?

 

Chỉ có trời mới biết tác giả lá gan là của ai? 

 

Hôm vừa rồi Hội họp để quyết định sẽ nấu ăn cho những người vô gia cư vào một cuối tuần nào đó. Ai muốn đóng góp gì xin phát biểu. Cậu Danh dám giơ tay xin xào mì cho ba chục miệng ăn. Cả Ban Chấp hành phản đối vì sợ cậu lên cơn bất tử, làm trước quên sau rồi hỏng việc.

 

Câu chuyện đến đây có thể kết thúc với đoạn kết khá có hậu, chị Từ Ái vẫn sinh hoạt trong Ban Chấp Hành của hội Tri Ân Nước Đức và vẫn lo giấy tờ cho cộng đồng người Việt vào những ngày thứ sáu tại văn phòng của hội Chữ Thập Đỏ. Anh chàng Danh vẫn thơ thẩn đến hát Karaoke và ăn uống sinh hoạt chung với Hội vào những chiều thứ bảy định kỳ.

 

Ôi! Cuộc đời vẫn đẹp sao! Tình người vẫn còn đây!

 

Hoa Lan.

Mùa Đông 2024.

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/05/2011(Xem: 3272)
Hãy sống như những người con Phật, mở lòng ra, nắm lấy những giờ phút đang có này, vứt bỏ mọi ức, hoài niệm, và nở nụ cười.
05/05/2011(Xem: 12014)
Tạp Chí Tư Tưởng của Viện Đại Học Vạn Hạnh là cơ quan ngôn luận dẫn đạo về mặt tư tưởng, triết lý, giáo dục và văn hóa hàng đầu của Phật Giáo Việt Nam, mà mãi đến nay (2014) vẫn chưa có tạp chí Phật Giáo nào, trong và ngoài nước, có thể vượt qua được uy tín và ảnh hưởng lớn rộng của nó. Hiện Thư Viện Huệ Quang (Việt Nam) đã số hóa tạp chí này, bắt đầu từ số 1 năm 1967 cho đến số cuối cùng vào tháng 3 năm 1975 thì tự đình bản do hoàn cảnh đổi chủ của miền Nam Việt Nam.
11/04/2011(Xem: 3183)
Cái biết sáng ngời hay Phật tánh, Chân tâm, Tánh giác… thật ra không có tên gọi, không thể dùng lời diễn tả, không thể tưởng tượng suy lường.
10/03/2011(Xem: 2970)
Ngày xưa, có một người xay bột nghèo mà lại có một cô con gái xinh đẹp. Có lần, bác ta tình cờ được nói chuyện với nhà vua.
27/02/2011(Xem: 4114)
Tập sách này là một sự tập hợp các bài biên khảo đã được đăng trong các tạp chí Phật giáo. Các bài: Triết lý quanh đèn, Triết lý chiếc nôi, Cái nhìn...
19/02/2011(Xem: 17048)
Hết lòng trân quí và ghi nhớ ân đức sâu dầy của sư Sán Nhiên đã biên soạn và hiệu đính tập sách này, cũng như đã hoan hỷ cho phép Hội Thiện Đức ấn tống nhằm góp phần vào công cuộc hoằng hóa Phật pháp đem đến lợi lạc cho nhiều người. Hội Thiện Đức xin biết ơn sự ủng hộ tinh thần và tán thán sự phát tâm đóng góp tịnh tài của quý Phật tử và ân nhân cho công trình ấn tống này. Xin tri ân chị Thân Thục & anh Thân Phúc đánh máy tập sách; anh Thân Hòa trình bày sách bao gồm thiết kế bìa sách; anh Chúc Giới, anh Thiện Tánh, cùng anh Chúc Tùng cung cấp tài liệu và hình ảnh; Tâm Hân Huệ thỉnh ý sư Sán Nhiên; chị Tâm Thiện, chị Chơn Hạnh Bạch, chị Diệu Âm, Thân Hồng, cùng anh chị Lê Lộc (Lancaster, PA) phụ giúp sổ sách, liên lạc, và kêu gọi cho quỹ ấn tống.
02/02/2011(Xem: 9657)
Sự hiện hữu đột biến phản diện của một đóa mai đã đánh lay tâm thức của người đọc một cách bất ngờ, tạo ra một mối nghi tình cho hành giả, trong hai câu song thất kết thúc của bài kệ, mà thiền sư Mãn Giác đã trao cho những người đi sau, nhân lúc cáo bệnh thị chúng của ngài, chúng vẫn còn tiếp tục chảy không biết bao nhiêu bút mực để nói về sự hiện hữu của chúng.
21/01/2011(Xem: 3864)
Mỗi khi mỏi bước trên con đường mình đã chọn, hãy tự nhủ mình: ” Tiếp tục đi… đừng dừng lại. Mỗi bước có thể khó khăn hơn nhưng đừng dừng lại. Viễn cảnh đẹp nhất là lúc ở trên đỉnh”. Hãy luôn thúc đẩy mình bằng cách nghĩ về viễn cảnh hạnh phúc ở tương lai bạn nhé.
20/01/2011(Xem: 3335)
Thầy Ajahn Brahm có lần chia sẻ khi ông mới đến ở tu viện Wat Pah Pong của ngài Ajahn Chah, ông thường được nghe Ngài Ajahn Chah kể một câu truyện về làm thế nào để hái một trái xoài. Tu viện Wat Pah Pong là một vườn xoài. Và theo người ta kể thì những cây xoài ở đây được lấy hạt giống từ chính cây xoài được trồng bởi đức Phật. Vườn xoài lúc nào cũng đầy trái thơm chín chỉ chờ người hái. Nhưng theo lời Phật dạy thì chúng ta không nên leo lên cây hái trái. Và ta cũng không cần phải lấy cây sào vói hái, hay là rung lắc cho trái rụng xuống.
20/01/2011(Xem: 3185)
Đêm im lặng, lắng nghe hương về sáng Mùa xuân tràn, có vạn cánh chim bay Cành mai ngủ vừa giật mình thức giấc...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]