Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Người Cư sĩ thời mạt Pháp

30/07/202408:02(Xem: 837)
Người Cư sĩ thời mạt Pháp

khoa tu Au Chau 2024 (5)
Người Cư sĩ thời mạt Pháp



Về câu hỏi, thế nào là thời mạt Pháp? Tôi được nghe câu trả lời của Đức Đạt Lai Lạt Ma trong buổi nói chuyện tại chùa Viên Giác ở  Hannover lần thứ hai vào ngày 20 tháng 9 năm 2013. Theo Ngài, Phật pháp không bao giờ mạt, chỉ có con người không chịu học Phật, cách sống suy đồi, sống không đạo đức rồi mạt mà thôi. Ôi, câu nói đã ghi mãi trong lòng người Cư sĩ Phật giáo như tôi. Thế thì phải hiểu như thế nào về những người  "Cư sĩ thời mạt pháp“?

 

Cư sĩ là người tại gia mộ đạo Phật, người theo đạo Phật nhưng vẫn giữ đời sống thế gian, đã quy y Tam bảo và giữ 5 giới. Phật giáo nguyên thủy xem cư sĩ là người phụng sự đạo Pháp bằng cách cúng dường thực phẩm, quần áo, là người lo lắng cho đời sống Tăng Ni. Đại thừa xem cư sĩ có vai trò quan trọng hơn và cũng có khả năng thành Phật. Ví dụ vị Cư sĩ nổi tiếng lẫy lừng Duy Ma Cật, trong bộ kinh Duy Ma Cật sở thuyết. 

 

Đấy là những định nghĩa trong sách vở, chứ chúng tôi đến Chùa chỉ dám nhận mình là một Phật tử nhỏ bé thật bình thường. Chưa dám nhận mình là Phật tử thuần thành nói chi đến hai từ "Cư sĩ"! Thế nhưng hiện nay trong một số các Chùa xảy đến nhiều hiện tượng rất đáng buồn, các Cư sĩ thời mạt Pháp, nghĩa là các Cư sĩ vẫn học Phật, vẫn tụng kinh gõ mõ thật thuần thành, nhưng không chịu hiểu Kinh. Lại nghĩ mình có công lớn với Chùa, đã đóng góp rất nhiều tiền cho ngôi Tam Bảo, nên có quyền dùng tiền để khuynh đảo các Thầy. A Di Đà Phật! Các Phật tử thuần thành chỉ có tâm và sức lao động chứ không có tiền, nên chịu nhiều đắng cay. Họ có cảm giác như là Ôsin không công, làm rất nhiều nhưng chẳng được bao nhiêu. Cái bánh vẽ các "công đức" sẽ được các Ngài ghi sổ, không đủ làm Bồ Đề tâm của họ kiên cố thêm lên. Có người thất vọng quá đã rút lui ra khỏi Chùa, áp dụng câu:

Tu đâu cho bằng tu nhà.

Thờ cha kính mẹ mới là chân tu.

 

Thế là Chùa bị mất đi một số các Cư sĩ thuần thành. Phần các Cư sĩ thời mạt Pháp tha hồ lộng hành, họ ngang nhiên kết bè kết phái chèn ép một cách thoải mái các vị Trụ trì yếu bóng vía, tạm gọi là "nhu nhược" trước mãnh lực của đồng tiền. Ôi, các Thầy đến điên cả đầu, chẳng biết phân giải ra sao giữa các nhóm điều hành trong nhà bếp. Họ phát hành đồ chay, đậu hũ, bánh cuốn, bánh chưng... món nào cũng đẻ ra tiền để lo cho Tam bảo. Bênh nhóm này lại mất lòng nhóm kia, nhất là các bà lại hay hờn dỗi, trời sinh đã chín vía nặng hơn các ông đến hai vía. Nên dễ tủi thân rồi đình công không làm công quả cho Chùa. 

 

Hết chuyện Tiền sang đến chuyện Tình, các Cư sĩ thời mạt Pháp bị ảnh hưởng các câu chuyện Ma Nữ quyến rũ Đường Tăng trong Tây Du Ký rồi áp dụng trong Chùa. Họ biến thành những con nhền nhện nhịp nhàng giăng lưới muôn nơi. Gặp những vị Cao Tăng thuộc loại "Bóng cây cổ thụ" thì chỉ nước gẫy càng bỏ chạy khỏi Chùa một cách liền tay. Phật tử đi Chùa gặp chuyện chướng tai gai mắt không dám thở than, sợ nói ra mang tội Khẩu nghiệp rất nặng. Lại nhớ câu chuyện nồi cơm của Khổng Tử và Nhan Hồi, thấy vậy mà không phải vậy, ai biết được sự thật bên trong! Nên cuối cùng cũng đành câm nín rồi từ từ xa rời Chùa chiền không vững niềm tin với Phật pháp. 

 

Tại Việt Nam thời nay đã xảy ra rất nhiều Chướng Ma thời mạt Pháp nhiều vô số kể. Một số các cụ già và cả giới trẻ hiện nay hiểu sai Đạo Phật, vẫn đồng hóa với các mê tín dị đoan nên rất dễ bị các Tu sĩ thời mạt Pháp lọc lừa lấy tiền, một kiểu buôn thần bán thánh rất đáng buồn. 

 

Đâu là nguyên nhân của thời Mạt Pháp? Để trả lời cho câu hỏi này, trong bài "Định hướng tương lai với thế hệ Tăng sĩ trẻ ngày nay" của Thầy Tuệ Sỹ có đoạn: "Cái sức mạnh của Phật giáo không phải là chính trị, mà là văn hóa và xã hội, mà giáo dục là hàng đầu. Có thể mất cái gì cũng được nhưng không thể để một ngày mà không giáo dục Tăng Ni. Thành ra bằng mọi cách mình phải lập lại trường học, dưới mọi hình thức mình phải có trường học".

 

Vậy kết luận thật đơn giản, Cư sĩ phải học Phật và áp dụng câu: "Khẩu giáo phải đi đôi với thân giáo", mặc áo giáp Trí tuệ của ngài Văn Thù rồi hãy vào Chùa hộ Pháp, chắc chắn thời kỳ mạt Pháp sẽ chẳng bao giờ xảy ra.

 

Hoa Lan - Thiện Giới.

2024.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/10/2011(Xem: 3711)
Vài năm qua trên báo chí và sách vở xuất hiện một số thảo luận về câu niệm (Nam Mô) A Di Đà Phật hay (Nam Mô) A Mi Đà Phật. Có lẽ khởi đầu từ cuốn "Hương Sen Vạn Đức" của HT Thích Trí Tịnh1(2006), và "Ý Nghĩa Hoằng Pháp và Hộ Pháp" của tác giả Diệu Âm - Diệu Ngộ được ghi nhận trong bài viết trên mạng Thư Viện Hoa Sen (21/6/2011). Phần này chú trọng đến sự khác biệt ngữ âm giữa Di (trong A Di Đà Phật) và Mi (trong A Mi Đà Phật) và không đi vào chi tiết các giáo pháp liên hệ cũng như phạm vi tâm linh tín ngưỡng dân gian. Thanh điệu ghi bằng số ngay sau một âm như số 3 trong min3 hay mǐn (giọng Bắc-Kinh hay BK ghi theo hệ thống pīnyīn thông dụng hiện nay), không nên lầm với số ghi phụ chú (superscript) như min3; dấu hoa thị * (hình sao/asterisk) đặt trước một âm tiết để chỉ dạng cổ phục nguyên (reconstructed sound). Hi vọng bài này cho thấy phần nào khuynh hướng ngạc hóa nói riêng, văn hóa ngôn ngữ Phật giáo nói chung đã đóng góp không nhỏ trong quá trình hình thành tiếng Việt hiện đại.
19/09/2011(Xem: 8788)
Những ai đã đạt được lòng từ bình đẳng tuyệt đối như vậy thì chẳng những đã đạt được an vui cho chính bản thân mình mà tình thương ấy còn lan toả đến tất cả, kể cả những kẻ khuất mặt đang sống trong tối tăm mà lòng lúc nào cũng sục sôi căm thù nữa.
28/08/2011(Xem: 3123)
Tình mẹ và con, một tình yêu thiêng liêng trong nhân loại. Tình yêu ấy gắn bó thiết tha như sóng và nước. Nước là mẹ và sóng là con. Sóng ôm lấy nước...
11/08/2011(Xem: 3342)
Em ơi, anh đã từng đọc những vần thơ đầy sự day dứt của nhà thơ Trụ Vũ khi ông mong muốn diễn đạt một tình yêu dành cho mẹ nhưng đành phải bất lực trước sự giới hạn của ngôn từ và hình ảnh:
29/06/2011(Xem: 8434)
Sách do nhà xuất bản Nguồn Sống ấn hành
02/06/2011(Xem: 3782)
Dù biết rằng rồi một ngày Thầy cũng phải ra đi nhưng con vẫn bàng hoàng xúc động khi nhận được hung tin ! Viết về Thầy, không biết con có diễn tả đầy đủ hết mọi ý nghĩ của mình bởi vì con cũng đã có nhiều kỷ niệm dễ thương về Thầy mà mỗi lần nhớ lại, lòng không khỏi dâng lên niềm xót xa !
30/05/2011(Xem: 11359)
Chùa tôi nho nhỏ bên làng Bên dòng sông quyện bên hàng thông xanh Có tre mấy lũy yên lành Có chim ca hót trên cành líu lo
25/05/2011(Xem: 3081)
Một lần nữa phải cám ơn Hòa Thượng Phương Trượng chùa Viên Giác và anh Chủ bút Phù Vân đã cho chúng tôi có được cơ hội gặp nhau - cùng có chung một đứa con tinh thần - từ đó sợi dây thân ái càng ngày càng ràng buộc và lòng thương yêu nhau càng gắn bó nhiều với thời gian ! Chúng tôi - những cây bút nữ - mỗi đứa ở một phương trời đã quy tụ về dưới mái chùa Viên Giác vào một ngày tháng 8 năm trước, để rồi khi chia tay vẫn còn lưu lại trong lòng nhau những luyến lưu bịn rịn.
24/05/2011(Xem: 8268)
Lá Diêu Bông không hiện hữu trên trái đất này thì làm sao ai mà tìm thấy được và như thế thì chẳng khác nào người đẹp gieo cầu trong gió lớn, làm lỡ duyên người con gái thơ ngây! Tôi viết vài dòng về Lá Diêu Bông vì thấy lyric và nhạc của Trần Tiến mang tính mẫn cảm thật đẹp về tình yêu hơn lyrics và nhạc của Phạm Duy về cùng một bài thơ, Lá Diêu Bông của Hoàng Cầm
23/05/2011(Xem: 3752)
Khi Phạm Thiên Sahampati biết được đức Phật đang phân vân lưỡng lự không muốn thuyết giảng giáo pháp mà Ngài vừa chứng ngộ dưới gốc cây Bồ Đề cho thế gian đau khổ này với lý do: “Con người còn vấn vương trong tham ái và sân hận, không dễ gì lãnh hội được giáo pháp mà Như Lai đã chứng ngộ. Người tham ái chìm đắm trong đêm tối, bị đám mây mù tham ái bao phủ, sẽ không thấy được giáo pháp, bởi giáo pháp đi ngượi lại tham ái, giáo pháp sâu kín, thâm diệu, khó nhận thức và tế nhị”[1].
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]