Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Những tác phẩm Phật Giáo vẫn còn rất giá trị trong thời đại AI, công nghệ @

21/06/202406:32(Xem: 3145)
Những tác phẩm Phật Giáo vẫn còn rất giá trị trong thời đại AI, công nghệ @


phat giao the gioi




Những tác phẩm Phật Giáo

vẫn còn rất giá trị trong thời đại AI, công nghệ @

Bài viết của Phật tử Huệ Hương
Do Phật tử Diệu Danh diễn đọc


 

Trong lúc dọn dẹp lại thư viện kinh sách bé nhỏ của mình, người viết vừa nâng niu, vừa bâng khuâng xao xuyến khi nhìn kỹ lại hơn 50 tác phẩm được biên soạn bằng chính năng lực, trí tuệ của quý danh tăng của thế kỷ 20 -21 đã ký tặng (mà người viết cho đấy là sách giáo khoa hàn lâm về Phật Giáo ) với những  dòng chữ thật trân quý đầy tinh thần nhân văn cao cả của lý tưởng, lại mang đậm các  giá trị đạo đức truyền thống trong Phật Giáo mà trong suốt đời tu học, khoảng 10 năm gần đây người viết mới được tiếp xúc những bậc hiền triết này. 

 

Kính xin xác nhận đây chính là  những tác phẩm về Phật Giáo được biên soạn với tất cả tâm tư của các bậc Thầy mà người viết suốt đời tri ân.

 

Kính liệt kê những tác phẩm do HT Giới Đức (bút hiệu: Minh Đức Triều Tâm Ảnh) dù Ngài  biên soạn rất nhiều nhưng trong thư viện nhỏ của người viết được ký tặng chỉ có :

 

-38 pháp hạnh phúc (Hiệu đính - Nhà xuất bản Tôn Giáo)

-Ngàn xưa hương Bối (Hai tập truyện cổ Phật giáo - Nhà xuất bản Tôn Giáo)

-Bức tranh thay đổi thế giới (Tập truyện ngắn - Nhà xuất bản Phương Đông)

-Một cuộc đời - Một Vầng Nhật Nguyệt (Bộ Đại sử Đức Phật Sàkya Muni - Tập I,II,III - 1500 trang - Nhà xuất bản Văn Học—

-Thắp lửa tâm linh (Truyện danh tăng - Tập I,II - Nhà xuất bản Thời Đại)

—Phật giáo Nguyên Thuỷ VN Sử Lược ( trọn bộ 2 tập )

 

Và của Sư Phụ HT Viên Minh, dù Ngài cũng biên soạn rất nhiều  nhưng được ký tặng cho cũng chỉ có : 

-Vi Tiếu

-Tĩnh lặng (thơ)

-Thư thầy trò (Tập 1,2,3,4)-

-Sống Trong Thực Tại

-Tư Tưởng Lão Tử Qua Quan Điểm Phật Học-

-Thực Tại Hiện Tiền

-Soi sáng thực tại

  

Riêng Giảng Sư Thượng Toạ Thích Nguyên Tạng đã đề tặng rất nhiều (sau khi người viết có đại duyên được cộng tác với trang nhà Quảng Đức mà Thầy là chủ biên và có lẽ với con mắt tài tình của Thầy đã đoán được bản tính của người viết cần phải thuần thục và hướng dẫn nên Thầy đã gửi để người viết học hỏi thêm …Kính tri ân Thầy )  như kỷ yếu về trường hạ, tưởng niệm và tri ân HT Minh Tâm, HT Thích Thắng Hoan đồng thời  những tác phẩm mà Thầy đã biên soạn và phỏng dịch sau đây:

 

-Phật giáo khắp thế giới ( nhà xuất bản Phương Đông )

-Sức mạnh của lòng Từ

-Đức Đạt Lai Lạt Ma, con trai của tôi

-Chết và tái sinh

-Bát cơm Hương Tích

 

Riêng những sách khảo luận thì có:

-Tuyển tập Pháp thoại online giữa đại dịch Corona của TT. Thích Nguyên Tạng

-Thiền quán về Sống và Chết ( dịch chung với HT Thích Như Điển ) 

-Lời tựa cho Tổng luận Đại Bát Nhã  (trọn bộ 8 tập) do dịch giả HT Thích Trí Nghiêm và người chiết giải Cư sĩ Thiện Bửu

-Thiền Sư Trung Hoa (biên dịch HT Thích Thanh Từ, Giảng giải TT Thích Nguyên Tạng )

-Thiền Sư Việt Nam (biên dịch HT Thích Thanh Từ, Giảng giải TT Thích Nguyên Tạng) .

 

Để rồi lại ngẩn ngơ trong vòng xoáy của thế giới ảo siêu việt hiện nay, còn bao nhiêu thời gian để có thể từng dòng chữ từng ý nghĩa mỗi  câu văn  thấm vào lòng mình một cách thật sự. Mà  tiêu chuẩn đề ra cao nhất là chính là tình cảm, cái hồn của tác phẩm để  mình cảm thụ, thực hành khi thấu hiểu được nó và biến nó thành dòng máu chảy xuyên suốt trong cơ thể .

 

Riêng đặc biệt bài viết hôm nay người viết muốn trân trọng giới thiệu những tri thức được cô đọng súc tích trong tác phẩm “Phật giáo khắp thế giới “của Thượng Toạ Thích Nguyên Tạng với mục đích so sánh với những lời giải đáp của ChatGpt  (copilot) không chỉ để “tham khảo”, mà  muốn chứng minh rằng chúng đã đóng một vai trò quan trọng không thể thiếu trong cách con người thế kỷ 20 và 21 định hình Phật Giáo qua các xứ sở, nhân vật và sự kiện của Phật Giáo trên khắp  thế giới, cùng lúc với sự phát triển của nền công nghệ tin học trong thời đại tiên tiến hiện nay.

 

Phải nói từ khi có AI ra đời, người viết hầu như đã quên đi những tác phẩm này mà không biết rằng chỉ có những cao tăng mới  có nhiệm vụ đưa người đọc xuyên qua mọi lớp vỏ ảo tưởng, ngộ nhận, thiên kiến và hời hợt để đi vào mọi ngóc ngách đáy thẳm của con người và thế giới, nhằm thức tỉnh trách nhiệm của họ trước cái thế giới hồng trần

 

Trộm nghĩ trước khi muốn thực hành tu luyện tinh thần, tất cả những cái ta cần phải làm là mỗi người thực hiện các nhiệm vụ bình thường của cuộc sống hàng ngày của mình và... chỉ có thể với  niềm tin tôn giáo lớn, cho dù được sở hữu tài năng trời phú, thì để vươn tới đỉnh cao nhất ngoài đam mê, bản lĩnh, mục tiêu rõ ràng chúng ta còn cần rất nhiều nỗ lực và rèn luyện của bản thân một cách có chủ đích. Chìa khóa để đạt được thành công trong quá trình thực hành có chủ đích rất đơn giản, và chỉ cần có thêm vài bậc Thầy hướng dẫn.

 

Đọc từng bài viết trong tác phẩm này  này,  hầu như người đọc đều chung một  cảm giác thật là thú vị: hình như đây mới chính là những bài bản của thời đại a-còng (@) bởi chúng đều tập trung phản ánh và giải quyết những vấn đề cấp thiết của đời sống hiện tại bằng cách cảm, cách nghĩ, cách nói của lớp người đương thời. Mà theo HT Thích Đức Nhuận (Chánh Thư Ký Viện Tăng Thống Giáo Hội PGVNTN từ 1967 đến 1973 - chùa Giác Minh, Sài Gòn) trong lời giới thiệu sách cho rằng “ Đây là đề tài rất hấp dẫn “ dù ở vào thời đại nào.

Dù rằng lần đầu tiên tác phẩm hoàn thành vào năm 2001 và được ấn bản lần thứ 2 vào năm 2006 với đôi chút chỉnh sửa.

 

Hơn thế nữa điều ngạc nhiên là những tài liệu tham khảo từ 1987 cho đến 1998 là giai đoạn khó khăn nhất của đất nước VN và nhất là ngành Internet vừa mới bắt đầu tại VN từ 1997 nhưng theo sự tiên đoán của người viết chắc TT đã không có giờ nghỉ khi cả ngày chúi đầu vào những chồng sách bằng Anh Ngữ và Thầy muốn xác định khả năng học tập của mình với bằng cấp cử nhân Anh Văn tại trường Đại học Sư Phạm (1995).

Và quả thật điều ấy đã được minh chứng rằng:  “Chúng  được viết bằng thứ ngôn ngữ hiện  đại, bằng cách tư duy mới mẻ, bằng những ý tưởng trẻ trung. Chúng mang tính thời sự nóng hổi và có một hình thức ngắn gọn, cô đọng, hàm sức, hấp dẫn và minh triết. Phải chăng  chúng đã đáp ứng những đòi hỏi của công chúng trong thời đại kinh tế tri thức ngày nay dù rằng mãi đến 2021 nền khoa học công nghệ đã mở ra Google Earth và AI , Copilot dựa trên ChatGPT nhưng vẫn làm cho hàng vạn Phật tử mở được tầm hiểu biết rộng hơn.

 

Kính tri ân TT Thích Nguyên Tạng nhờ có tác phẩm “Phật Giáo Khắp thế giới” với hơn 30 nhân vật tiêu biểu cho những bước chân truyền giáo của các bậc tiền bối

 

Hy vọng người viết cùng các bạn đọc  sẽ tìm thấy những điểm đặc sắc của tác phẩm này để “Phật Giáo Khắp thế giới” sẽ là sách tham khảo hữu ích và có giá trị, xứng đáng được xuất hiện trong các tủ sách gia đình Phật Tử  cũng như các thư viện quốc gia trong và ngoài nước.

 

Nào bây giờ chúng ta tuần tự theo đúng 3 phần trong mục lục nhé!

 

Tuy phần Xứ Sở Phật Giáo gồm 24 bài, tác giả đã tham khảo rất nhiều tài liệu để đúc kết cho Phật Giáo tại Anh, Mỹ , Nga, Đức, Nhật Bản, Thái lan, Tích Lan, Trung Hoa, Úc, v.v…nhưng riêng bài thứ 22 , có thể nói đây là một tập sách cơ bản tương tự như Phật Học Phổ Thông cho những ai muốn trở về cội nguồn vì nó bao gồm hai phần rất quan trọng được trải  dài trên 70 trang  giấy (202-269).

 

Đó là:

Phần A : Tổng Quan về Phật Giáo VN , quá trình du nhập và phát triển của Phật Giáo VN

Phần B: Sự ảnh hưởng của Phật Giáo trong đời sống người Việt, qua tốc độ tư tưởng, triết lý, phong tục tập quán nhân văn, xã hội

Phần C: Nhận định và kết luận

 

Và đặc biệt dành riêng bài 23 để phỏng vấn hai Phật tử Người Đan Mạch khi du lịch qua ba quốc gia (Thái Lan, Miến Điện, Vietnam có nền tảng Phật Giáo nam truyền và Bắc truyền

 

Nội dung 2 trong tác phẩm là phần kể lại về Nhân vật Phật Giáo Thế giới gồm 31 bài rất giá trị, bao gồm hành trạng của những nhân vật lịch sử  từ Tăng Ni đến cư sĩ, bác sĩ, dịch giả, nhà văn có công trong quá trình truyền bá mà trang Wikipedia đã update và chỉnh sửa mỗi 6 tháng.

 

Nội dung 3 là  24 bài phóng sự về những sự kiện Phật giáo thế giới hầu hết có tính cách thời đại. Nhưng điều đáng nói nếu so với những câu trả lời của AI chatbot cũng chỉ tiết hơn, có nghĩa là tác giả đã nghiên cứu rất chính xác và tỉ mỉ.

 

Nội dung đã được sắp xếp dưới hình thức:

-Dịch thuật từ các tài liệu tham khảo

- thực hiện các cuộc phỏng vấn  với những câu hỏi sáng tạo mà chủ đề đều liên quan đến ánh hưởng và sự phát triển tại một quốc gia

- Hình thức phóng sự, kể lại các sự kiện lịch sử được diễn ra.

 

Trộm nghĩ để đạt được sự kết tập gần hơn 100 bài viết ngắn để kết tập thành tác phẩm có giá trị như “Phật Giáo Khắp thế giới”, tác giả phải có sự kiên trì luyện tập có chủ đích, chỉ tập trung vào duy nhất một khía cạnh nào của việc mình nghiên cứu và đưa ra cam kết với chính bản thân mình sẽ hoàn thiện việc ấy dù phải  đối mặt với bao nhiêu khó khăn, dù có tốn bao nhiêu thời gian.

 

Có lẽ thiên tài, người giỏi và uyên bác  đồng nghĩa với luyện tập, và để giỏi hơn thì phải làm nhiều thứ người khác chưa làm và thử thách bản thân mình hơn nữa (nghĩa là  kiên trì nắm bắt các cơ hội để đi đến nấc cao hơn trên con đường thực hiện ước mơ của mình)

 

Thiên tài là biết đặt mục tiêu cao hơn một chút so với năng lực hiện tại của mình luôn tự nhủ đây  không phải là một cuộc đua tốc độ, nó là một cuộc hành trình bền bỉ để giúp  đạt được mục tiêu  mà mình đã định hướng và trở thành một người hoàn mỹ. Họ là tấm gương sáng để hậu thế noi theo học hỏi. Tầm vóc của danh nhân được thể hiện ở phạm vi lan tỏa về danh tiếng. Đôi khi đồng  thời nó cũng là một loại trạng thái của sinh mệnh.

 

Đây có phải rất giống với hành trạng  của TT Thích Nguyên Tạng, vì qua hơn 300 bài pháp được giảng trong mùa đại dịch (2020-2022) các thính viên đều được biết rằng nhờ  luôn tập trung vào mục đích hướng đi của mình,  nhờ ảnh hưởng  một bậc thầy, ( được tăng thượng duyên khi làm thị giả, thân cận với các bậc cao tăng (HT Thích Trí Nghiêm, HT Thích Thiện Siêu, HT Thích Đức Nhuận, HT Thích Minh Châu) đã là hình mẫu cho Thầy trong mọi thời mỗi lúc tại Thiền môn.

 

Nhưng có lẽ đôi khi phải nói đến  cái đam mê và luôn tin tưởng vào cái gọi là triển vọng của project - có niềm tin vào chính mình -mọi thứ xuất phát từ chính mình, Có định hướng tốt, khả năng tổ chức, nắm bắt, kiểm soát các hoạt động, cho nó đi đúng phần nhưng phải biết nghe theo con tim mình mách bảo,  chính nhờ điều đó đã giúp các mục tiêu mà Thầy  mong muốn,và các kỹ năng thuần thục của Thầy đều đạt được.

 

Thực vậy, trong khi ở người bình thường, tuổi  20-25 là tuổi đầy những bất an và cả những "ảo tưởng" nhất là vào giai đoạn nước VN thời 1980-1987 nhiều chuyến vượt biên thành công nhưng đối với Thầy, trừ việc vượt biên thất bại còn tất cả chương trình tạo dựng cho tương lai đều được nghiên cứu kỹ càng, với kiến thức tích tụ đầy đủ thông tin, phải nói là sự can đảm dám bắt đầu, dám nghĩ ra những thứ người khác chưa bao giờ nghĩ đến, và kết quả đã mang về những giá trị đáng tự hào.

 

Phải thành thật thú nhận rằng, dù cho tác phẩm này có được biên soạn vào  I thời đại AI (trí tuệ nhân tạo) đang phát triển cũng phải mất hết một năm để tổng hợp vì thật ra chỉ có những người có một nền tảng văn hóa tinh thần vững chắc, một sức mạnh nội tâm, nguồn lực về niềm tin tôn giáo to lớn,  có động lực của phát triển và phát triển tiến đến  có mục tiêu của hướng đi thì mới có  thể đặt ra những câu hỏi để AI có thể trả lời (người viết muôn nói đến những tiêu đề mà tác giả đã chọn lọc trong ba phần của nội dung tác phẩm) có nghĩa là tác giả phải có một chủ đích nghiên cứu rồi và chỉ dựa vào câu trả lời của AI mà đi tìm hiểu thêm nữa trong sách báo khoa học kỹ thuật bên ngoài )

 

Thí dụ như tiêu đề thứ 31 trong nhân vật lịch sử về Luật Sư Christmas Humphreys--Tác giả đã chọn tiêu đề là (người thiết lập nền tảng cho Phật Giáo Anh Quốc)

 

Người viết đã  đặt câu hỏi cho AI có thể trả lời phù hợp là:

-Bạn có thể giới thiệu cho tôi người thiết lập nền tảng cho Phật giáo Anh Quốc không ?

 

Thì AI trả lời trong 5 phút:

“Dưới đây là một số người đã thiết lập nền tảng cho Phật giáo Anh Quốc:

 

 1. Ananda Metteyya: Là người đã đến Anh vào cuối thế kỷ 19 và là người sáng lập ra Hội Phật giáo Phật Tử Anh Quốc. Ông đã giảng dạy về Phật giáo và đăng báo về tôn giáo này tại Anh Quốc.

 

 2. Christmas Humphreys: Là Một luật sư và chính trị gia người Anh, ông đã thành lập Hội Phật giáo Mỹ Anh và viết gười Anh, ông đã thành lập Hội Phật giáo Mỹ Anh và viết sách về Phật giáo để tiếp thêm người Anh hiểu về Phật giáo.

 

 3. Lama Govinda: Là một nhà sư và tác gia người Đức đã đặt nền tảng cho Phật giáo Tây Tạng tại Anh Quốc. Ông đã viết rất nhiều sách về Phật giáo, trong đó có "Foundations of Tibetan Buddhism", được xem là một trong những tác phẩm quan trọng nhất về đạo Phật Tây Tạng.

 

 4. Ajahn Chah: Là một giáo sư người Thái Lan, ông đã đến Anh Quốc và thành lập trung tâm Thiền nổi tiếng tại Sussex, nơi truyền bá Đạo Phật Theravada và thu hút nhiều người ủng hộ.

 

 5. Thích Nhất Hạnh: Là một giáo sư, nhà sư và nhà thơ người Việt Nam, ông đã đến Anh Quốc và thành lập Trung tâm Tuổi Thanh Xuân. Ông đã truyền bá về Phật giáo và thiền định và là một trong những người đại diện nổi tiếng cho Đạo Phật ở Anh Quốc.

 

Và tiếp theo người viết phải hỏi thêm “ Nhờ bạn nêu rõ chi tiết hơn về Luật Sư Christ Humphreys”  thì sẽ được trả lời như  sau :

 

(Christmas Humphreys là một luật sư người Anh nổi tiếng và nhà lãnh đạo trong cộng đồng Phật giáo tại Anh Quốc. Ông sinh năm 1901 và qua đời vào năm 1983.

 

 Ông là một trong những người sáng lập ra Hội Phật giáo Mỹ Anh vào năm 1924. Với vai trò chủ tịch của hội này, ông đã làm việc chăm chỉ để lan truyền văn hóa và triết học Phật giáo tại Anh Quốc. Ông đã viết nhiều cuốn sách về Phật giáo để giải thích và giáo dục công chúng về tôn giáo này.

 

 Ngoài việc là một nhà sư, Christmas Humphreys cũng là một luật sư thành công. Ông đã có một sự nghiệp lâu dài trong lĩnh vực luật pháp và đã được công nhận với tư cách là một đầu sư phạm trong ngành luật.

 

 Christmas Humphreys được biết đến nhiều nhất qua công việc của mình trong cuộc đời đã làm thay đổi nhận thức và để lại di sản về Phật giáo tại Anh Quốc. Ông đã đóng góp to lớn cho việc xây dựng nền tảng và phát triển của Phật giáo trong xã hội Anh Quốc, đồng thời thúc đẩy phong trào hòa bình và sự hiểu biết văn hóa tôn giáo. )

 

Như vậy so với bài viết của tác giả ( phần 2/bài 31 từ trạng 514 đến 521 ) vào năm 2006 quả là một kỳ công dù rằng lúc này tác giả đã lấy bằng cử nhân xã hội học của Đại học Latrobe/ Melbourne/ Australia nhưng rất hiếm hoi người dành thì giờ nghiên cứu nhiều trang website như -

 

- http://www.thebuddhistsociety.org/aboutus/index.html
- http://en.Wikipedia.org/ wiki/ Christmas_Humphreys 

Và những tài liệu tham khảo khác

 

The Western Contribution to Buddhism, William Peiris(1973)

Motilal Barnarsidass Publications, Delhi, India

 

Như vậy, dù là tác phẩm được dịch thuật theo các tài liệu tham khảo góp nhặt từ trên 50 tạp chí phương Tây, nhưng người viết trộm nghĩ để viết được một tư liệu  có liên quan đến lịch sử Phật giáo lại  liên quan đến phương Tây và phương Đông, ít nhất phải đòi hỏi những yếu tố sau đây:

 

-) Có nền tảng vững chắc của   tư duy và khả năng giao tiếp.

 

-) Làm thành tài liệu của việc diễn ra trong quá khứ: cách làm hoặc quá trình tập hợp những sự việc diễn ra trong quá khứ thành tài liệu cũng chính là câu chuyện kể đối với hiện tại.

 

-) Việc diễn ra trong quá khứ: Những sự kiện diễn ra trong quá khứ cho đến thời điểm hiện tại, không thể thay đổi được, cố định trong không gian và thời gian, mang tính chất tuyệt đối và khách quan.

 

-) Là những sự kiện, hiện tượng đã xảy ra trong quá khứ nhưng vẫn còn ảnh hưởng tinh thần đến hậu thế trong  đó sử dụng câu chuyện để kiểm tra và phân tích chuỗi các sự kiện trong quá khứ, và khách quan xác định các mô hình nhân quả đã ảnh  hưởng đến các sự kiện trên.để ứng cấp một tầm nhìn về vấn đề

 

Vì dịch thuật là một công việc vất vả, đòi hỏi nhiều thời gian công sức cũng như trí tuệ. Đặc biệt, dịch thuật trong lĩnh vực Tôn Giáo (Phật giáo) lại càng đòi hỏi chuyên môn và công sức nhiều hơn.

 

Hầu hết những bài viết đều là dịch thuật lại từ các tài liệu nên tác giả đã đạt nhu cầu về:

 

- thông tin : giúp độc giả biết những gì tác giả muốn cho biết (không chỉ vấn đề, câu chuyện, địa lý, lịch sử, nhân vật, nếp sống, tình cảm, suy nghĩ của những nhân vật và của chính tác giả…)

-thông hiệp:để giúp tác giả thuyết phục đọc giả và chia sẻ những quan điểm của mình đểv có thể đồng cảm đi chung về một định hướng của tác giả.


  

Lời kết:

 

Một bài phiếm luận về tác giả và tác phẩm được người viết sưu tầm cho rằng:

 

“Người cầm bút có tầm văn hoá lớn "——, đây là một trong những vấn đề cốt lõi, quyết định không những phẩm chất, tầm cỡ của nhà văn, nhà biên soạn , nhà dịch thuật mà còn cho cả nền văn học.

 

Tầm văn hoá lớn của người cầm bút, chính là sự đòi hỏi trước hết là người cầm bút phải nắm cho được những vấn đề của thời đại mình đang sống. Mỗi thời đại có những vấn đềriêng của nó. Những vấn đề đó không những quyết định chiều hướng phát triển của lịch sử , mà còn quy định suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc, lối sống... của con người sống trong thời đại đó.

 

Bắt buộc phải nhận dạng cho được con người thời đại, để rồi sau đó, tác động trở lại cuộc sống, theo hướng mà mình hằng ước mơ, ấp ủ, bằng chính hình tượng của họ - những hình tượng mang tính nhân văn sâu  sắc mà  một trong những đòi hỏi có tính nguyên tắc của phương pháp sáng tác này là nhận thức khám phá hiệnthực của xã hội loài người... với mục đích góp phần thay đổi nó, cải tạo nó trong tinh thần nhân văn cao cả của lý tưởng xã hội mới “

 

Riêng Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng từ khi vừa tốt nghiệp Cử Nhân Phật Học năm 1997 đã biết dùng sự can đảm, óc khai phá, rất bình tĩnh và tự tin, hướng ngòi bút của mình về phía những con người thực sự phát sáng, bằng chính năng lực và trí tuệ của họ để thay đổi cuộc sống, vận mệnh của mình, từ đó góp phần thay đổi thực trạng xã hội, bằng chính năng lực, trí tuệ của mình - năng lực, trí tuệ đã được thời đại @ phản ảnh được cái muôn thuở trong văn học nghệ thuật vậy.

 

Tuy đoạn cuối trong lời thưa của tác giả viết nhân mùa an cư kiết hạ năm 2001 là “thành kính nguyện cho bánh xe Chánh pháp tiếp tục lăn chuyển trên khắp thế gian này để mang ánh sáng hoà bình an lạc đến cho mọi người mọi nhà , nhưng mỗi cá nhân Phật tử chúng ta ai đã đọc được một tác phẩm tuyệt vời như  “Phật Giáo khắp thế giới “ của TT Thích Nguyên Tạng để được tự mình rèn luyện tư cách và tỉnh giác trong mỗi đương niệm.

 

Kính mời quý đạo hữu chiêm nghiệm về sự hạnh phúc, an lạc của mình.... có phải “Hạnh phúc nằm trong tay ta, chúng ta phải luôn siêng năng, cần cù, tu thân dưỡng tính, tự rèn luyện mình và biết tự chủ. Điều trước tiên là phải có tính thành thật và giữ chữ tín, chính trực và có trách nhiệm. Những phẩm chất này là những yếu tố quan trọng trong việc hình thành phẩm chất và nhân cách con người.”

 

Và phẩm hạnh của TT Nguyên Tạng trong suốt hơn 38 năm hoằng pháp đã minh chứng, điển hình Thầy đã được bổ nhiệm vào vai trò Tổng Thư ký GHPGVNTN tại Hải ngoại Úc Châu và Tân Tây Lan và mới nhất là thành viên trong ban hoằng pháp của Hội Tăng Già Phật Giáo Thế giới .

 

Kính chúc mừng Thầy đã xứng đáng với những lời khen  tặng của HT Thích Đức Nhuận (Chùa Giác Minh, Sài Gòn) vào năm 2001 đến nay vẫn luôn có giá trị mãi .“Qua cuốn Phật Giáo Khắp Thế Giới của Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng sẽ giúp Phật Tử Việt  Nam nhìn lại mình, nhìn ra thế giới để biết hướng tâm phụng sự chính pháp, dân tộc và nhân loại bằng thực hành “ tứ hoằng thệ nguyện”được viên mãn

 

Kính tri ân Thầy đã rất nhiệt thành biết ứng dụng phương tiện tín học trong thời đại văn minh dù lúc ấy Thầy vừa bước qua tam thập như lập mà đã tạo cho riêng mình một chỗ đứng trong văn học Phật giáo VN cũng như Phật giáo quốc tế để chúng đệ tử có thể bước tiếp theo tác phong và Uy  Đức của Thầy .

 

Kính nguyện Phật Lực mười phương luôn gia bị Thầy thâm tâm an tịnh, Phước trí nhị nghiêm, Bồ đề quả mãn Phật đạo viên thành.

 

Kính trân trọng và kính dâng Thầy bài thơ về cảm nghĩ khi điểm sách ‘Phật Giáo Khắp Thế Giới “

Đại duyên học được:

 

“TÂM SANH PHƯỚC CHỨ KHÔNG PHẢI ĐIỀN SANH PHƯỚC”
 

“ Phật Giáo khắp thế giới “ từng trang xem kỹ lại từ đầu

Khẳng định dù bộ não nhân tạo (AI ) có rộng sâu

 

Có thể không giúp tâm linh tiến triển, cải biến !

Chỉ có những Tăng tài,

với định hướng hoằng pháp hoàn thiện!

 

Kính tri ân nhà dịch thuật, sưu tầm,

tra cứu với tất cả nhiệt tình

Kiên trì rèn luyện, mang  hết kỹ năng ngũ minh

20, 30 năm sau giá trị vẫn còn nguyên vẹn

 

Dù quyền lực của thông tin ngày nay thật sắc bén (1)

Vẫn bình thản, tỉnh lặng theo đuổi ước mơ

Hiển hiện được sự an lạc của Chánh Pháp từng giờ

 

Giúp người Phật tử vững vàng đến nguồn sáng

Chỉ cần nỗ lực không ngừng, luyện tập chín chắn

Rèn giũa trong ma nạn, lấy khổ làm vui

Nội tâm tĩnh lặng, bình hoà bất thối lui

 

Kính đa tạ, tác phẩm  đã trình bày

những trải nghiệm của nhân vật Phật Giáo thế giới !

Kèm theo sức lan tỏa, ảnh hưởng thổi vào luồng gió mới

 

Ôi , năm năm rồi mới được điểm sách nhờ một tâm lành

Mức  thông tuệ của người đã giác ngộ trưởng thành

Không thể chỉ nhìn vào bên ngoài tuổi tác !

Kính trân trọng truyền tải

lôi cuốn hấp dẫn về tính uyên bác !

Của  “Phật giáo khắp thế giới” đến mọi người

Trên con đường tu tập,  không có dấu chân của kẻ lười

Tìm đọc ngay, noi gương tiền bối làm hình mẫu!


Sydney 19/6/2024

Phật tử Huệ Hương

****

 

(1) Phải mất 25 năm, nhà nghiên cứu Autil Toffler mới đưa ra kết luận rằng: “Thế giới tiến hoá qua 3 giai đoạn; bạo lực, quyền lực và thông tin. Ai có nhiều thông tin người đó sẽ chiến thắng. Đến một lúc nào đó, mọi giao dịch bằng tiền bạc chỉ là một vấn đề sáng trên màn hình máy tính”.

 

Câu châm ngôn của Microsoft do Bill Gates viết cũng nói rằng; “Tất cả thông tin nằm dưới những đầu ngón tay của bạn”. Những điều đó là động lực. đồng thời cũng là mục đích vươn tới của một thế hệ trẻ gắn liền với Internet.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/04/2012(Xem: 3998)
Tôi thường mong mỏi những người biết chữ tuổi chặng 50 trở lên thì giờ rảnh viết lại những gì mình nghe, mình thấy, mình biết ở nơi quê hương mình. Nay nhân 20.11, kỷ niệm Ngày nhà giáo, tôi xin khoanh gọn: hãy viết về những Thầy Cô giáo cũ ở địa phương mình, tả dáng dấp, nói qua đời sống gia đình của thầy, cả tính đặc biệt và vài mẫu chuyện về thầy.
30/03/2012(Xem: 3358)
- Bác gắng tăng thêm tốc độ. - Dạ. - Gắng tăng thêm nữa. - Dạ. Người tài xế bặm môi nhíu sát hai lông mày vào nhau. Những nếp nhăn hằn lên, khổ sở. Tôi chong mắt nhìn ra trước xe. Những cánh đồng trải rộng, trải dài, lác đác có thôn ấp nấp sau những lũy tre. Chúng nằm bất động, cản ngăn tầm mắt khiến tôi có cảm tưởng là xe vẫn còn chạy chậm. Tôi muốn giục thêm bác tài nhưng tự nhiên thấy mình khiếm nhã. Tôi đã giục nhiều lần rồi. Giục thêm, có khác nào bảo rằng bác ta thiếu thiện chí hay kém tài năng.
30/03/2012(Xem: 6300)
Ông bạn rót thêm tách trà đẩy về phía tôi: - Mời thêm tách nữa, trà này coi vậy mà uống được. Im lặng chợt ông ngước mặt nhìn tôi: - À! Chợt nhớ ra. Hôm Phật Đản cách nay mười năm, tôi lên chùa Long Sơn dự lễ. Lễ đường chật ních người. Các giáo phẩm, các đạo hữu, các khuôn hội, các thầy trò trường Bồ Đề, chuông trống vang rền, ai nấy quỳ xuống. Mà sao tôi thấy ông lẽ loi đứng chắp hai tay mắt hướng nhìn tượng Phật?
28/02/2012(Xem: 3157)
Kể từ khi khái niệm "toàn cầu hóa" ra đời, thế giới đã chuyển sự chú ý vào văn hoá. Và chỉ trong một thời gian ngắn, văn hóa truyền thống đã trở thành nền tảng cho mọi sự phát triển bền vững, toàn diện, trong khi trước đó không xa, người ta chỉ xem nó như một nét viền mờ nhạt của kinh tế. Lẽ ra thế giới phải nhận thức về vai trò quan trọng của văn hoá truyền thống từ lâu rồi mới phải. Nhưng vì sao lại có sự chậm trễ này?
18/02/2012(Xem: 13008)
Thiếu CHÁNH KIẾN trong sự tu hành chẳng khác gì một kẻ đi đường không có BẢN ĐỒ, không có ÁNH SÁNG rất dễ bị dẫn dụ đi theo đom đóm, ma trơi.
01/02/2012(Xem: 17558)
Một tấm lòng, một con tim hay một thông điệp mà Mặc Giang nhắn gởi: “Cho dù 10 năm, 20 năm, 30 năm. Năm mươi năm nửa kiếp còn dư, Trăm năm sau sỏi đá còn mềm...
01/02/2012(Xem: 10551)
Muôn nhờ Đức Phật từ bi Giải oan cứu khổ độ về Tây Phương (Nguyễn Du) Mỗi khi gặp nhau, những người Phật tử Việt Nam thường chào hỏi với nhau bằng cách chắp tay trước ngực và niệm danh hiệu Đức Phật Di Đà, và khóa tụng kinh buổi tối thì gần như hầu hết các chùa, nhất là các chùa ở miệt nhà quê không gọi là đi tụng kinh mà gọi là đi Tịnh Độ. Điều ấy chứng tỏ rằng tín ngưỡng Di Đà đã gần như được tuyệt đại đa số xuất gia cũng như tại gia, trí thức cũng như bình dân đều hết lòng tin theo và thọ trì.
24/01/2012(Xem: 13789)
Vănhọc Phật giáo nói chung, văn học Phật giáo Việt Nam nói riêng dứt khoát phải thể hiện giáo lý nhà Phật, mà cụ thể là thểhiện vấn đề về bản thể luận, về giải thoát luận và những con đường tu chứng. Để biểu lộ nội dung trên, văn học Phật giáo phải có một nghệ thuật tương xứng. Ở bài viết này sẽ đề cậpmấy nét đặc sắc về nghệ thuật của văn học Phật giáo. Khi trình bày vấn đề, chúng tôi chọn văn học Phật giáo Lý-Trần đểminh họa, bởi lẽ văn học Phật giáo Lý- Trần là kết tinh của những tinh hoa văn học Phật giáo Việt Nam.
24/01/2012(Xem: 3013)
Trong nhiều năm tôi đã nhớ mình viết bài luận văn “Khai bút” vào đêm giao thừa. Bài đó được chấm mười một điểm rưỡi trên hai mươi. Trong khung lời phê, cô giáo ghi...
23/01/2012(Xem: 18141)
Xuân hiểu là một bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt xinh xắn, trong trẻo, hồn nhiên, thuần túy tả cảnh buổi sớm mùa xuân thật thơ mộng. Bài thơ có lẽ được viết khi Trần Nhân Tông còn trẻ...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]