Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

“Tiếng Việt từ TK 17: vài nhận xét về bản quốc ngữ Sấm Truyền Ca và Lập Quốc Kinh - phần 44A”

17/05/202407:47(Xem: 1575)
“Tiếng Việt từ TK 17: vài nhận xét về bản quốc ngữ Sấm Truyền Ca và Lập Quốc Kinh - phần 44A”


chu viet
“Tiếng Việt từ TK 17:
một số từ Hán Việt thời LM de Rhodes” (phần 37)


Nguyễn Cung Thông 



“Tiếng Việt từ TK 17: vài nhận xét về bản quốc ngữ Sấm Truyền Ca và Lập Quốc Kinh - phần 44A”

    

Phần này ghi lại vài nhận xét về bản chữ quốc ngữ Sấm Truyền Ca và Lập Quốc Kinh, qua lăng kính của chữ quốc ngữ từ thời LM de Rhodes và các giáo sĩ Tây phương sang Á Đông truyền đạo. Đây là lần đầu tiên cách dùng này hiện diện trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh/Bồ (chữ quốc ngữ), điều này cho ta dữ kiện để xem lại một số cách đọc chính xác hơn cùng với các dạng chữ Nôm đồng thời. Rất tiếc là chưa tìm ra bản Nôm Sấm Truyền Ca hay Lập Quốc Kinh, do đó bài này phải dựa vào các dạng chữ quốc ngữ viết tay còn để lại. Tài liệu tham khảo chính của bài viết này là các tài liệu chép tay của LM Philiphê Bỉnh (sđd) và bốn tác phẩm của LM de Rhodes soạn: (a) cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), (b) Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC), (c) Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài 1627-1646 và (d) từ điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra từ điển này trên mạng, như trang http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f= false. Các chữ viết tắt khác là Nguyễn Cung Thông (NCT), Sấm Truyền Ca (STC), Lập Quốc Kinh (LQK), Hán Việt (HV), Việt Nam (VN), ĐNA (Đông Nam Á), LM (Linh Mục), CG (Công Giáo), PG (Phật Giáo), TVGT (Thuyết Văn Giải Tự/khoảng 100 SCN), NT (Ngọc Thiên/543), ĐV (Đường Vận/751), NKVT (Ngũ Kinh Văn Tự/776), LKTG (Long Kham Thủ Giám/997), QV (Quảng Vận/1008), TV (Tập Vận/1037/1067), TNAV (Trung Nguyên Âm Vận/1324), CV (Chính Vận/1375), TVi (Tự Vị/1615), VB (Vận Bổ/1100/1154), VH (Vận Hội/1297), LT (Loại Thiên/1039/1066), CTT (Chính Tự Thông/1670), TViB (Tự Vị Bổ/1666), TTTH (Tứ Thanh Thiên Hải), KH (Khang Hi/1716), P (tiếng Pháp), A (tiếng Anh), L (tiếng La Tinh), VNTĐ (Việt Nam Tự Điển/Hội Khai Trí Tiến Đức), TNNL (Thiên Nam Ngữ Lục) …v.v… Kí, kì còn có thể viết là ký/kì (Kí  ~ tên người, tên sách) và trang/cột/tờ của VBL được trích lại từ bản La Tinh để người đọc tiện tra cứu thêm.

1. Giới thiệu tổng quát

Qua sự giới thiệu của PGS TS Đoàn Lê Giang và LM Võ Tá Khánh (4/2024), người viết (NCT) nhận được quyển sách đối chiếu Sấm Truyền Ca bằng chữ quốc ngữ (pdf) - xem chi tiết ở Tài liệu tham khảo/mục 14. Theo tác giả Phan Văn Cận thì nguyên bản STC bằng chữ Nôm do thầy cả Lữ Y Đoan soạn năm 1670, ông đã phiên ra chữ quốc ngữ từ năm 1816 đến năm 1820. Tác giả Paulus Tạo còn ghi nhận ảnh hưởng của các LM Pháp khi ông chép lại STC (khoảng 1885). Chính các năm trên (1670, 1816-1820, 1885) đã gợi ý cho người viết dựng một khung thời gian quy chiếu để khảo sát các tài liệu chép tay này thuận lợi hơn. Phần này ghi lại bốn mốc thời gian quan trọng để có thể xác định STC liên hệ đến giai đoạn nào, dựa vào các cách dùng trong STC. Ảnh hưởng của Kinh Dịch khá rõ nét trong các tác phẩm Hán Nôm thời trước, và cũng trong tinh thần của nội dung STC, người viết (NCT) sẽ chú trọng đến cách dùng thì HV và thời để thử xem STC được soạn và cập nhật qua các thời kì nào. Chữ thì và các biến âm chừ, giờ, giây, thời có phạm trù nghĩa rộng và sâu: Kinh Dịch từng viết là "Chu Dịch nhật bộ thư, khả nhất ngôn nhi tế chi, viết: thì (thời)" - tạm dịch/NCT cả bộ Kinh Dịch có thể nói gom lại thành một lời/chữ là thời. Bài này chú trọng vào chữ thì và thời (kỵ huý vua Tự Đức - xem mục 1.3 bên dưới). Đây chỉ là một trong các tiêu chí cho ta khả năng xác định phần nào ngôn ngữ và thời đại của người soạn/cập nhật STC/LQK hay người chép lại ...

1.1 Từ điển Việt Bồ La, Phép Giảng Tám Ngày (1651)

Các cách dùng xuất hiện trong STC và cũng có mặt trong VBL và PGTN:

a) Sấm truyền (lời tiên tri, sấm truyền/sách thánh là cách dùng cũ so với kinh Thánh bây giờ). Sấm truyền xuất hiện 1 lần trong VBL và 16 lần trong PGTN. Sấm Truyền từng là một quyển kinh dịch ra tiếng Việt (có thể là chữ Nôm?) lưu truyền ở Đàng Trong, theo nội dung lá thư ngày 22/8/1731 của LM Alexandre de Alexandris: để ý tựa đề là Sấm Truyền chứ không phải là Sấm Truyền Ca, và có thể đặt nghi vấn về tác giả của STC có phải là LM Lữ Y Đoan hay không - trích từ bài viết "Linh mục Louis Đoan và Sấm Truyền Ca" của LM Đào Quang Toản (24/11/2023).

b) Sinh thì (~ qua đời, chết)

c) Hằng ngày dùng đủ (ghi lại hai lần: mục dùng và mục đủ – VBL, Kinh Lạy Cha)

d) Thậm (~ rất)

e) Cả và (~ tất cả, cả)

f) Của ăn (~ đồ ăn)

g) nhắc (VBL ghi đi nhắc, Béhaine/Taberd/Theurel/ĐNQATV ghi nhúc nhắc, STC ghi cà nhắc so với tiếng Việt hiện đại). Các cách dùng tương tự có thể là một tiêu chí thú vị để xác định thời kỳ soạn/chép lại STC - tiêu chí này không nằm trong phạm vi bài viết này.

h) Vô thường

i) Đang thì[2] (thời xuân xanh, thời trẻ)



[1] Nghiên cứu ngôn ngữ độc lập ở Melbourne (Úc) – email [email protected]  

[2] Đang/đương thì 當時 cũng xuất hiện trong các tài liệu của LM Maiorica, như trong ĐCGS quyển chi cửu trang 23 khi viết về cuộc đời Đức Chúa Giê Su: "chẳng để sống cho đến già, chết khi đang thì mà chữa kẻ liệt đã" hay trong Các Thánh Truyện Tháng Hai trang 116 (Maiorica) "Người chịu đòn cùng sự thương khó nhiều ngày hơn kẻ đang thì, mà chịu bằng lòng mạnh sức" ...v.v... Cụ Huỳnh Tịnh Của ghi đang thì là thì xuân xanh (ĐNQATV) cũng như Taberd/Béhaine (định nghĩa juventus/L là tuổi xanh) nhưng thêm một nét nghĩa nữa là hiện thời (~ đương thời - trong tiếng Việt hiện đại). Đang thì nghĩa là ngay bây giờ hay ngay lúc đó trong tiếng Trung Hoa (dum/L), tương đương với cách dùng đang khi của tiếng Việt vào thời VBL cho đến ngày nay.




pdf icon-2


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/06/2014(Xem: 8155)
Hai dì vãi chùa tôi tuổi đời đều đã trên 70. Về sự kính Ôn, trọng thầy, thương chú và đùm bọc điệu hai dì như nhau. Về sự siêng năng, chịu khó, tiết kiệm, giữ của cho chùa hai dì bằng nhau. Về vóc hình nhỏ nhắn hai dì giống nhau. Về chiều cao khiêm tốn hai dì ngang nhau. Thời Ôn (cố) còn sống, có mụ nhà quê lâu lâu mới lên thành phố tìm đến viếng chùa rồi gặp Ôn trú trì, sau khi đảnh lễ, mụ nói một câu tỉnh rụi về hai dì vãi chùa tôi: Ôn có “cặp sanh đôi” trông vui mắt, hí.
06/06/2014(Xem: 26232)
Thơ và Tạp Bút là tập sách mà chúng tôi kết hợp chia làm hai phần: Phần đầu là những bài thơ mà chúng tôi đã sáng tác sau khi tập thơ Hướng Dương ra đời. Phần hai là những bài viết rời rạc qua những chủ đề khác nhau. Chúng tôi kết hợp lại tất cả những bài viết đó để in chung trong tập sách. Chúng tôi đặt danh đề chung cho quyển sách là “Một Cõi Đi Về”. Vì chúng tôi thiết nghĩ, cõi đời có muôn vạn nẻo nhưng lối về nguồn chơn thì chỉ có một. Giống như trăm sông, ngàn suối tuôn chảy mỗi hướng có khác nhau, nhưng tất cả cũng đều chảy chung về biển cả. Nói cách khác, đứng về mặt hiện tượng sự tướng thì vạn pháp có ra muôn ngàn sai khác, nhưng bản thể thì chỉ có một. Đó là ý nghĩa của câu nói: “Vạn vật đồng nhứt thể hay vạn pháp quy nhứt”.
29/05/2014(Xem: 4418)
Suốt gần hai tuần đầu tháng Năm, những luồng gió quỷ (1) từ các hốc núi xa, liên tục quét qua rừng, thốc vào đồng bằng và đô thị, rồi tuồn ra đại dương. Những ngọn gió khô khốc, làm biến đổi khí hậu cả một địa vực rộng lớn. Một vài nạn cháy rừng xảy ra, lan vào một số gia cư trên các đồi cao.
15/05/2014(Xem: 7141)
Hôm nay ngày giỗ của Ba tôi, tự dưng lòng tôi thèm viết một chuyện gì đó về Ba tôi…như nhà văn Võ Hồng thường khuyên mọi người nên viết lại những kỷ niệm sinh hoạt của cha, của mẹ mình, những kỷ niệm mà mình nhớ hơn hết, đáng nhớ hơn hết…để nhân ngày k?giỗ của cha mẹ, tập trung về, cùng đọc, cùng nghe, cùng xúc động, hồi tưởng công ơn. Con cháu sẽ có dịp sống lại không khí đại gia đình, con nhớ thương cha mẹ, cháu gần gủi, quý trọng ông bà!
24/04/2014(Xem: 4210)
Tôi chợt ngộ ra. Cái ông mà chuyện gì cũng biết, rành rẻ mọi sự đời, mà ông bạn mới quen tôi nói có tên là ông Google. Tôi biết ông, biết rành nữa là khác. Ông từng là ân nhân của tôi trong nhiều trường hợp, nhưng mà tôi cũng ớn ông ấy lắm.
24/04/2014(Xem: 3733)
Tập truyện của 8 tác giả: Cộng tác viên của Báo Viên Giác. Đều là những Phật tử có Pháp danh và nhiều chị xuất thân từ nhà giáo. Sách trình bày đẹp trên giấy hoàng kim. Kỷ thuật bởi Hoa lan-Thiện giới. Tranh bìa và phụ bản: Trần Thị Hương Cau. Trình bày bìa: Gia Khánh. Viết Lời Giới Thiệu Thầy Thích Như Điển, Phương Trượng chùa Viên Giác. Viết “Thay Lời Tựa” bởi Đạo hữu Phù Vân Chủ Bút Báo Viên Giác.
02/04/2014(Xem: 16684)
Kim Dung đã tìm đến Kinh Phật để mong lý giải nguyên nhân cậu con trai Tra Truyền Hiệp tự tìm đến cái chết khi chưa tròn 20 tuổi. Kim Dung, tên thật Tra Lương Dung, là nhà văn đương đại nổi tiếng Trung Quốc. Ông được đông đảo độc giả hâm mộ bởi hàng loạt tiểu thuyết võ hiệp đặc sắc như Thiên long bát bộ, Anh hùng xạ điêu, Thần điêu hiệp lữ, Lộc Đỉnh ký, Tiếu ngạo giang hồ… Kim Dung được mệnh danh là “Thái Sơn, Bắc Đẩu” trong giới tác giả viết tiểu thuyết võ hiệp.
29/03/2014(Xem: 15997)
Trời đất mênh mang sương khói, một thời thơ trẻ dại, bàng bạc nắng quái u buồn nơi quê nhà giữa hai đầu biển núi lung linh. Sinh năm 1952 ở Quán Rường, Tam Kỳ, thuộc tỉnh Quảng Nam, một chốn miền “Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm. Rượu hồng đào chưa nhấm đà say” ấy, Nguyễn Lương Vỵ lớn lên trong một gia đình có truyền thống Nho học. Từ thuở nhỏ vốn bẩm sinh có năng khiếu làm thơ, đặc biệt được ông nội ( nguyên là một nhà Nho, có thời kỳ làm chánh tổng ) trực tiếp truyền dạy các loại thơ tứ tuyệt, Đường luật, nên biết mần thơ ngay từ lúc 12, 13 tuổi, thuở còn chạy rông chơi bên mấy cổ tháp rêu phong Chiên Đàn, cạnh dòng sông Tam Kỳ và bãi biển Tam Thanh xanh biếc mộng.
24/03/2014(Xem: 27841)
Nói đến chùa Thiên Ấn không ai còn lạ về ngôi chùa này, một thắng tích được xem là “đệ nhất thắng cảnh„ cách trung tâm 3,5km (độ 10 phút xe hơi) nằm ở tả ngạn sông Trà Khúc của thành phố Quảng Ngãi.
18/03/2014(Xem: 15939)
Trong văn học Trung Hoa, từ thời đại xa xưa, Chu Hy cho rằng “nhân chi sơ tính bản tĩnh”. Từ “bản tĩnh”, do cảm xúc của dục tính mà “tĩnh” chuyển sang “động”. Và một khi tâm đã động thì trí sẽ vận dụng đến suy tư, khi đã suy tư thì phải thốt lên bằng tiếng nói.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]