Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sống Chủ Định Với Cái Ta Giả Dối

24/06/202312:17(Xem: 3831)
Sống Chủ Định Với Cái Ta Giả Dối

gia tao

Sống Chủ Định
Với Cái Ta Giả Dối




Bạn ơi,

Trong hệ thống triết học và lề lối suy nghĩ của Tây Phương thì thế giới này có thật, sơn hà đại địa, con người và cái Tôi hay cái Ngã đều có thật. Descartes nói rằng “Tôi biết suy nghĩ nên cái tôi có thật” (Je pense, donc je suis). Còn Pascal nói rằng cái Tôi có thật nhưng nó chỉ đáng ghét thôi (Le moi est haïssable). Thậm chí Thượng Để -một vị thần tối cao ở đâu đó cũng có thật.

Thế nhưng trong từng hơi thở của cuộc sống, chúng ta luôn có ảo tưởng cầm nắm được và hiểu biết được con người đích thực của mình.
Ta lầm lũi và hớn hở chạy theo cuộc sống. Ta chủ định làm cái này, ta quyết định làm cái kia, không làm cái nọ.

Cái khối óc kiêu hãnh đó và cả thêm cái kinh nghiệm chồng chất đó, đã đưa ra những phán quyết khôn ngoan nhất cho ta. Ta tin vào nó, ta sống và đang sống dưới sự chỉ huy của nó. Và cũng vì nhờ nó mà ta lại rút ra được kinh nghiệm…thành công có, thất bại có, vui buồn có.

Do đó, thật không có gì cực đoan khi cho rằng ta đã hiểu và cầm nắm được con người thật của mình. Ta là ta, một cái Ta rất khác biệt với những cái Ta khác. Cái Ta có thực, nó đang tồn tại, nó đang suy nghĩ, nó đang đi, đang đứng. Nó đang và sẽ sống dưới sự chỉ huy bằng trí tuệ của nó.

Nhưng này bạn ơi,

Có một lúc nào đó, ở một sát-na nào đó, ta bỗng chợt tỉnh, chợt thấy mình bơ vơ như đứng giữa một khoảng không vô định. Một nỗi buồn mênh mang chợt đến, vây phủ cả tâm hồn. Ta tra vấn lương tâm và trí tuệ, ta ăn năn, ta phiền muộn rồi tự hỏi tại sao ta lại làm như thế? Để làm gì và để đi về đâu?

Biết bao thẩm tra dồn dập đến như muốn bóp nghẹt và xẻ vạch trái tim ta. Nhưng đau đớn thay, ta bất lực. Ta ăn năn về quá khứ rồi lại tiếp tục ăn năn về quá khứ.

Rồi ta tự hỏi, cái Ta hiện hữu để làm gì? Gốc tích của nó ở đâu? Và nó sẽ đi về đâu? Cái Ta ngày hôm nay có còn giống cái Ta ngày hôm qua không? Hay có muôn ngàn cái Ta cứ tiếp tục chen vai thích cánh nhau hiện hữu ở từng sát-na của một khoảng thời gian hữu hạn? Ta là kẻ xa lạ với chính ta hay cái Ta không có và chắc chắn không có?

Chính vì thế mà bao lần, mỗi khi bình minh thức giấc, một ngày mới lại bắt đầu với trái tim rộn rã hay với bước chân nặng nề. Có khi ta chợt tỉnh và thấy rõ hơn bao giờ hết rằng con người ngày hôm qua của ta chẳng có gì liên hệ tới con người ngày hôm nay. Dường như chẳng có sự liên tục nào giữa hai con người mà hai còn người đó chỉ bị ngăn cách tạm thời bởi một giấc ngủ ngắn ngủi về đêm.

Bạn ơi,

Tôi vẫn cứ bị nỗi buồn như thế làm khắc khoải trái tim. Rõ ràng tôi thấy mình chơi vơi, rã rượi đến cùng độ.

Thế nhưng từ ngày học Phật và hiểu được Tánh Không của vạn pháp tôi chợt bừng tỉnh. Tự nhiên tôi thấy mình sáng suốt và nhận biết được sự hiện hữu của con người mình.

Tôi chợt thấy cái Ta của mình hiển lộ và cái Ta đứng trang nghiêm trong khoảng không gian trôi chảy không ngừng nghỉ.

Chúng ta có muôn vàn cái Ta. Cái Ta lúc trước, cái Ta bây giờ, cái Ta ngày hôm nay, cái Ta ngày hôm qua và cái Ta trong vô lượng quá khứ. Không có cái Ta nào thật cả. Nó do Duyên Khởi mà biến hiện.

Và tôi chợt nhận ra rằng tôi đang tỉnh thức giữa cái Ta giả dối, vô thường. Từ đó tôi hết sức thận trọng khi xác định hay phủ định một chuyện gì và cũng hết sức thận trong với những gì mình muốn, mình đang nói và đang làm cũng như sẽ nói và sẽ làm.


Bạn ơi,

Chúng ta đang bị cuốn trôi theo dục vọng của mình. Mà dục vọng chính là cuộc sống này đây. Chúng ta thèm khát hoặc khổ đau vì chạy theo những gì mà người khác có và có khi còn muốn nhiều hơn nữa. Thế giới càng văn minh, vật chất càng nhiều thì dục vọng càng nhiều. Chúng ta tưởng như chúng ta là “chủ” nhưng thực chất lại là “nô lệ” của dục vọng và thú vui của chính mình. Cái Ta của chúng ta như một bóng ma bị phủ thủy dẫn dắt. Mà phù thủy ở đây chính là tham-dục của chính mình.


Bạn ơi,

Điếu thuốc lá trên môi - chúng ta “làm chủ” nó hay bị nó trói buộc và sai khiến? Thiếu nó, chúng ta làm đủ mọi chuyện ghê gớm trên cõi đời này để mua về phục vụ cho cái lưỡi, phục vụ cho cái ảo giác giả dối của mình. Còn cái lâu đài kia, chúng ta làm chủ hay nó làm chủ chúng ta. Mất nó có khi chúng ta tự tử chết. Vậy thì tòa lâu đài đó sai khiến chúng ta. Ta là nô lệ cho chính tòa lâu đài của mình.

Vậy thì chạy theo tham vọng, đam mê và thú vui là cái Ta giả dối, cái Ta tù ngục.

Sống chủ định, bớt đam mê, bớt tham dục, bớt hối hả và lăng xăng là cái Ta an định, nhẹ nhàng và rất tự do. Tự do, không bị trói buộc tức là giải thoát.

Và nhớ suy nghĩ lời dạy trong Kinh Đại Bát Nhã (*), “Quán sát sâu sắc muôn loài, muôn vật (vạn pháp) như ảo ảnh, như quáng nắng, như chiêm bao, như trăng đáy nước, như tiếng vang, như hoa đóm trên không, như ảnh, như bóng sáng, như trò ảo thuật, như ảo thành…tuy đều là không thật, nhưng hiện ra giống như thật.” 


Vậy thì cái Ta tưởng là thật mà không phải thật.


Thiện Quả Đào Văn Bình


(*) Bản dịch của cố Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/01/2018(Xem: 4063)
Đọc Thơ Tuyển của Cư sỹ Đào Văn Bình, Tình cờ chúng tôi có được tập sách Tổ Ấm Cuối Cùng, Thơ tuyển và Kịch bản, của cư sỹ Đào Văn Bình xuất bản năm 1987, gởi tặng cố Hòa thượng Thích Thiện Trì, chùa Kim Quang tại thủ phủ Sacramento, CA. Tập sách có hai phần: Phần 1 là Thơ tuyển mà tác giả cho biết là "Sáng tác ròng rã qua 9 năm lưu đày tù ngục và 1 năm phiêu linh qua các trại tỵ nạn". Phần 2 là Kịch bản Tổ Ấm Cuối Cùng (Sáng tác từ tại tỵ nạn Sungei Besi). Ở đây tôi chỉ viết cảm hứng của mình khi đọc vài bài thơ trong lúc bị tù đày của một cư sỹ lão thành luôn có tâm với đạo pháp và dân tộc.
12/01/2018(Xem: 4672)
Nhớ lại 3 năm trước, tôi đến Seattle vào một chiều Thu cuối tháng Mười. Vừa rời khỏi sân bay, cảm nhận đầu tiên của tôi đối với đô thị xa hoa có nhịp sống bận rộn này là cái se se lạnh của tiết trời đang độ giữa Thu. Trong tôi lúc đó vẫn còn nỗi bồn chồn lo lắng, tâm trạng của một người vừa xa quê, bước chân vào một đất nước xa lạ. Sự mát lạnh của khí trời như xoa dịu phần nào nỗi lo lắng trong tôi. Có lẽ đó là lý do vì sao tôi vẫn nhớ như in cảm xúc đầu tiên ấy, và dần dần, tôi nhận ra mình có cảm tình với mùa Thu ở Washington.
15/12/2017(Xem: 6377)
Hương Lúa Chùa Quê" Bản Tình Ca Quê Hương của nhị vị Hòa Thượng Thích Bảo Lạc và Thích Như Điển. Sau khi đọc tác phẩm “Hương Lúa Chùa Quê” chúng con không dám mong ước giới thiệu sự nghiệp văn học, văn hóa cả đạo lẫn đời của nhị vị Hòa Thượng. Vì công trình tạo dựng sự nghiệp của các bậc xuất sĩ không nằm trong “nguồn văn chương sáng tác”. Vì xuyên qua mấy chục năm hành đạo và giúp đời, nhị vị đã xây dựng nhiều cơ sở Phật giáo đồ sộ trên nhiều quốc độ khác nhau như: chùa Pháp Bảo tại nước Úc; chùa Viên Giác và Tu viện Viên Đức tại nước Đức. Nhị vị cũng đã mang ánh Đạo vàng đến khắp muôn nơi, soi sáng cho bước chân “người cùng tử” được trở về dưới mái nhà xưa, để thấy lại “bóng hình chân nguyên”; dẫn đường cho những người chưa thể “tự mình thắp đuốc lên mà đi” được tìm lại “bản lai diện mục”. Đó mới gọi là “sự nghiệp” của bậc xuât sĩ. Điều nầy đã có lịch sử ghi nhận từ mạch nguồn công đức biểu hiện và lưu truyền.
15/12/2017(Xem: 87630)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dương và lưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoát và giác ngộ cho những ai học hỏi và thực hành đúng đắn. Chánh Pháp ấy là thuốc hay, nhưng bệnh mà không uống thì chẳng phải là lỗi của thuốc. Trong kinh Di Giáo, đức Phật cũng ân cần huấn thị lần chót bằng những lời cảm động như sau: “Thể hiện lòng đại bi, Như Lai đã nói Chánh Pháp ích lợi một cách cứu cánh. Các thầy chỉ còn nỗ lực mà thực hành… Hãy tự cố gắng một cách thường trực, tinh tiến mà tu tập, đừng để đời mình trôi qua một cách vô ích, và sau này sẽ phải lo sợ hối hận.” Báo Chánh Pháp có mặt để góp phần giới thiệu đạo Phật đến với mọi người. Ước mong giáo pháp của Phật sẽ được lưu chuyển qua những trang báo nhỏ này, mỗi người sẽ tùy theo căn tánh và nhân duyên mà tiếp nhận hương vị.
15/12/2017(Xem: 137869)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
08/12/2017(Xem: 4029)
Đọc “Trúc Lâm Thiền Phái tại Huế” của Thích Tín Nghĩa, Nhân dịp Nguyên Giác và tôi ra mắt sách ở Chùa Bát Nhã, Nam California, Hòa Thượng Thích Tín Nghĩa- Viện Chủ Từ Đàm Hải Ngoại Irving, Texas không về dự được nhưng đã có thư cáo lỗi. Từ việc làm hết sức cẩn trọng và khéo léo đó, tôi sinh lòng cảm mến và làm quen với hòa thượng qua điện thư và được hòa thượng ưu ái tặng cho bốn cuốn sách của chính hòa thượng, bao gồm:
07/11/2017(Xem: 3854)
Nhà thấp nhất trong xóm. Mái tole. Cửa gỗ. Sàn gác gỗ sao. Nó khiêm tốn lọt thỏm giữa những ngôi nhà cao tầng khang trang, kiên cố với beton cốt thép, cửa sắt, cửa kính chịu lực... Diện tích gian dưới của căn nhà cấp 4 này chỉ 24 mét vuông, chia thành hai gian, bếp và nhà vệ sinh chiếm hết gần một nửa, còn lại chừa cho gian phòng khách chật chội với bàn ghế, divan, tủ sách, chỗ để hai chiếc xe máy... Vậy mà vào lúc sáng sớm, khi cơn bão Damrey dữ tợn bắt đầu đổ bộ vào đất liền, hung hăng sấn vào lòng thành phố biển Nha Trang, căn nhà khiêm tốn trong hẻm nhỏ này là nhà duy nhất mở cửa để đón nhận 15 người khách lỡ đường chui vào nương trú để tránh bão. Duy nhất. Vì mọi nhà xung quanh đều đã cửa đóng then cài kín bít từ đầu tối hôm trước.
05/11/2017(Xem: 24707)
Cách Đọc Tên và Phát Âm 23 Chữ Cái, Hiện nay tại Việt Nam cách gọi tên và cách phát âm 23 mẫu tự tiếng Việt vô cùng lộn xộn. Thí dụ: Trên chương trình Thời Sự Quốc Phòng, thiết vận xa M.113 có cô đọc: em mờ 113. Có cô đọc mờ 113. -Chữ N có nơi đọc: en nờ (âm nờ hơi nhẹ). Có nơi đọc nờ.
12/10/2017(Xem: 11672)
Viết về anh Bùi Giáng là một việc làm cần lòng can đảm. Thậm chí cần rất nhiều can đảm, có khi phải nói nôm na là liều mạng mới dám viết. Những người có thời gần gũi và thương mến anh ai cũng có lần cảm nhận điều đó. Anh thích người ta đọc sách anh, thưởng thức thơ văn anh, nghiền ngẫm tư tưởng của anh. Nhưng ngược lại anh hay nổi nóng nếu ai hiểu sai ý anh. Anh rất giận khi có ai viết sai một chữ, kể cả sai một dấu phẩy, những câu thơ của anh. Có rất nhiều khi anh cho đó là một sự xuyên tạc có hậu ý. Dù sao, anh và tôi đã từng sống chung gần ba năm trời ở Vạn Hạnh chả lẽ không có gì để nói, lâu nay tuy rất muốn viết nhưng tôi vẫn cố tránh, cho đến khi có người nhắc.
13/08/2017(Xem: 6646)
Cách đây ít lâu, một nhóm Phật tử tại Hà Nội sang Đài Loan đảnh lễ Pháp sư Tịnh Không, được ngài ban cho một bộ sách gồm 7 quyển, ân cần dặn dò nên tìm người dịch sang tiếng Việt để lưu hành rộng rãi. Bộ sách ấy có tên là Thánh học căn chi căn (聖學根之根), với ý nghĩa là những nền tảng căn bản nhất trong cái học được các bậc thánh nhân từ xưa truyền lại. Sách do cư sĩ Nhân Duyên Sinh tuyển soạn từ kinh sách của cả Nho giáo, Lão giáo và Phật giáo, nhằm mục đích hình thành một bộ sách giáo khoa thích hợp và bổ ích nhất cho các em ở độ tuổi thiếu niên, nhi đồng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]