Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tìm hiểu vì sao Trang nhà Quảng Đức là một trong những trang website PG hàng đầu bốn châu thế giới.

26/05/202317:52(Xem: 2673)
Tìm hiểu vì sao Trang nhà Quảng Đức là một trong những trang website PG hàng đầu bốn châu thế giới.


trang nha_quang_duc
Tìm hiểu vì sao Trang nhà Quảng Đức

là một trong những trang website PG

hàng đầu bốn châu thế giới.


 

Kính bạch TT. Thích Nguyên Tạng.

Trụ trì Tu Viện Quảng Đức kiêm chủ biên Trang website Phật Giáo quangduc.com

Thầy kính quý,


Không hiểu sao phải mất đến hơn 5 năm được thân cận gần gũi Thầy, một bậc hiền nhân mà con ngưỡng mộ và với tư cách một công tác viên của trang nhà với những bài viết trình pháp hoặc đóng góp vài thi phẩm cùng các đạo hữu thi nhân để cuối cùng giờ đây con mới thật sự hiểu ra vì sao Trang nhà Quảng Đức là một trong những trang website PG hàng đầu bốn châu thế giới mà số khách viếng thăm trang nhà hiện nay đã lên tới 110 triệu.

 

Kính bạch Thầy,

Có lẽ năm nay Tu viện Quảng Đức cử hành lễ tưởng niệm 60 năm ( 1963-2023) Bồ Tát Quảng Đức tự thiêu để Bảo Tồn Đạo Pháp đồng thời với Đại Lễ Phật Đản 2647 nên có một điều gì thôi thúc trong con khiến con miệt mài sưu tầm thêm nhiều tài liệu từ các trang mạng Phật giáo khác để có thể đúc kết vài chi tiết đặc biệt khác lạ mà xưa nay con thiếu sót khi bỏ qua vài  điểm sâu sắc nào đó do không để ý đến, thì may quá cũng là một cơ hội để con có thể nhìn lại trang nhà Quảng Đức, một trang website PG   thật đồ sộ để rồi vô tình có một sự so sánh rõ rệt trong trí con về nội dung của những trang website Phật giáo khác  mà con đã được đọc qua.

Thật ra, nếu tin vào sự linh ứng vi diệu của Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi mà con đã trải nghiệm thì chính vì Thượng Toạ Thích Nguyên Tạng đã được quý Hoà Thượng đến dự lễ 32 năm ngày khai sơn Tu Viện Quảng Đức và Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư năm 2022 ban cho biệt danh là Bồ Tát Đại Trí Văn Thù và HT Thích Tâm Phương biệt danh Bồ Tát Đại Bi Quan Âm nên trước ngày vía lễ Đức Văn Thù con đã đọc lại toàn bộ danh mục của trang nhà Quảng Đức từ kinh , luật, luận và nhất là Tuyển tập Thích Nguyên Tạng để rồi hối tiếc cho mình sao mãi đến bây giờ mới có thể tán dương ca ngợi tài chủ biên của vị Thầy mà mình kính quý kể  từ khi được tham gia chuyến hành hương Nhật Bản - Đại Hàn và Đài Loan năm 2018.

 

Kính bạch Thầy,

Thì ra Thầy đã chủ biên Trang Nhà Điện Tử quangduc.com vào mùa Phật Đản 1999 để phổ biến giáo lý của 2 truyền thống, Phật Giáo Nguyên Thủy và Phật Giáo Phát Triển, và đã được tuyên dương đây là một trong số ít trang nhà PG đầu tiên của PGVN trong và ngoài nước vào cuối thập niên 90 sau khi mạng lưới internet toàn cầu chính thức phổ cập.

Con đã tìm gặp trong những danh mục chủ yếu về Kinh, Luật, Luận Tạng những tài liệu mà không phải trang website Phật Giáo nào cũng có,  chỉ riêng nội Kinh tạng không đã có hơn 120 kinh tạng được biên soạn từ 2010, từ những bậc danh tăng cho đến những Ni Sư vừa mới nổi danh ( con xin tạm giấu tên ) khi đó trong phần Luật tạng từ việc thọ đại giới Tỳ kheo Ni trong truyền thống Phật Giáo Nguyên Thuỷ đến Ý nghĩa danh xưng phẩm vị trong giới đàn Phật Giáo Bắc truyền tất cả chứa đựng hơn 200 tài liệu từ các bậc Đại Trưởng Lão tiền bối như HT Thích Trí Quang, HT Hộ Tông, HT Thích Trí Thủ, HT Thích Phước Sơn, HT Thích Huệ Hưng, HT Thích Thiện Hoa, HT Thích Pháp Chánh, HT Thích Nguyên Siêu, HT Thích Đổng Minh, HT Thích Nhất Hạnh và Ni Sư Thích Nữ Trí Hải và còn nhiều các vị danh tăng hiện tiền như, HT Thích Tuệ Sỹ, HT Thích Bảo Lạc, HT Thích Như Điển, HT Thích Thái Hoà, HT Thích Nhất Chân v.v… mà hiện nay trình độ con chưa thể nghiên cứu nhưng con tự hứa sẽ tham khảo thật kỹ vào cuối năm nay từng tài liệu một.

Kính trân trọng tri ân Thầy, một nhà hoằng pháp đầy nhiệt huyết và biện tài.

Sang đến phần Luận Tạng, từ năm 2010 đã có hơn 100 tác phẩm như nổi tiếng và cực kỳ khó với tới cho những Phật tử bậc hạ căn như con nào là A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận của HT Thích Tuệ Sỹ, những bài kệ tụng về Duy Thức của HT Thích Khánh Anh cho đến những bậc Lạt Ma đại tài như Tông Khách Ba, Ngài Dilgo Khyentse Rinpoche và Đức Đạt Lai Lạt Ma mà chỉ mới hai tháng gần đây con mới có dịp đọc và tìm hiểu thật kỹ lại khi học về Vi Diệu Pháp với những bậc Thầy danh tiếng trong Phật Giáo Nam Tông.

 

Sở dĩ con vài dòng như thế vì bản thân con đang mang tâm trạng nuối tiếc thời gian đã trôi qua trong nhiều năm trước khi chưa được tiếp xúc với Thầy nên đã mãi mê trong kiến thức thế tục nhiều hơn tuy nhiên con lại tự an ủi “ Phải chăng chưa đúng thời đúng lúc cho phước duyên của con được trổ quả và cái gì đến thì sẽ đến ….miễn là tâm nguyện mình hằng mong được làm một người Phật Tử xứng với thực chất khi mang tên ấy …. thì Chư Thiên và Hộ Pháp sẽ hộ trì .“

 

Kính bạch Thầy,

Gần đây con lại đọc được những lời Pháp ý thiền thật hay để con chiêm nghiệm lại những bài pháp thoại về Tổ Sư Thiền mà Thầy đã trao truyền và cho phép con trình pháp trong 2 năm đại dịch và nhất là khi đọc đến Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ lục giảng giải con mới tìm gặp được nơi Thầy kính quý của con những phẩm chất tuyệt vời như:

1)- Phẩm chất của lòng tốt cao cả hơn mọi đức hạnh được rèn tập.

2)- Bậc Pháp khí là bậc có năng khiếu siêu việt có khả năng truyền thừa tông phái với phương tiện thiện xảo để dẫn dụ chúng sinh vào chân thật biển.

3)- Bài viết trong cây có lửa của Thầy mang dáng dấp lời dạy của HT Tiêu Dao, bổn sư của Ngài Tuệ Trung Thượng Sĩ và nếu có dùng một lời tán thán con

xin mượn kệ chỉ nam trong ngữ lục ấy như sau:


Đầu bờ Tịnh Độ (*)làm gương Đuốc Tuệ

Trong dòng Thích Hải, cỡi thuyền bè

Có duyên mới biết Ngọc Biện Hoà

Trái Phật sinh từ Hoa Giác Tâm.

(*) kính thay chữ Trúc Lâm bằng chữ Tịnh Độ cho hợp với vị trí của Thầy hiện nay

 

Lời kết

 

Thật ra trong danh mục còn rất nhiều mục như :Thư viện kinh sách, Tự Điển Phật Học, những gì liên quan đến Đức Phật, các vị Bồ Tát, Về Thiền Tông, Tịnh Độ Tông, Mật Tông, Pali Tạng, Hán Tạng, Đại Tạng Kinh, các bài viết liên quan đến lễ hội Phật Đản, Vu Lan, Xuân Vạn Hạnh lồng vào các tiểu sử Nhân vật Phật Giáo Việt Nam và Nhân vật Phật Giáo Thế Giới cùng những bài tham khảo về Lịch sử, Văn Hoá, Văn học Phật giáo quốc tế cùng với truyện tích và nếp sống đạo cũng như các bài pháp thoại và hiển nhiên những tin tức nội bộ của Tu Viện Quảng Đức và Hội đồng Hoằng Pháp của GHPGVNTN HN tại Úc Đại Lợi và Tân Tây Lan mà TT Thích Nguyên Tạng đang đảm nhiệm chức vụ Tổng Thư ký.

Kính mong những gì trình bày về trang website Trang Nhà Quảng Đức PG do TT Thích Nguyên Tạng chủ biên sẽ được quý đạo hữu đồng cảm và những ai chưa có dịp thăm viếng nhiều danh mục của trang nhà,  kính xin nhìn chút thời gian hơn để nghiên cứu, để tìm ra sự hàm súc những chi tiết độc đáo mà các trang mạng khác không có được.

 

Kính bạch Thầy,

 

Đây là những gì chân thành nhất phát xuất từ thân tâm, từ xương tủy con, mặc dù từ lâu con vẫn được chỉ dạy từ các vị Thầy trong Đời và Đạo rằng: “Cái Biết của con chỉ là một cái biết của một tên tù đang bị giam hãm trong bốn bức tường nhìn ra bên ngoài bằng khung cửa sổ thật nhỏ hẹp, chỉ quanh quẩn mấy thước vuông mà lại muốn tìm cách vượt ngục. Hy vọng này chỉ ước lệ thành công dưới 1%, tuy nhiên con lại có một an ủi khác là dưới sự chỉ dẫn của Thầy thì may ra hành trạng con lại đổi khác từ một bịnh nhân có bịnh nặng và đã tìm kiếm được một phương thuốc chữa trị đúng bịnh rồi.”

 

Một lần nữa kính tri ân Thầy, TT Thích Nguyên Tạng, Chủ biên trang nhà Quảng Đức, một trang website PG thật đồ sộ đã nồng nhiệt đón tiếp con như một cộng tác viên, con luôn nguyện với lòng càng ngày càng nghiên cứu học hỏi nhiều hơn và sửa chữa những sai lầm đã được Thầy chỉ dạy hầu bước tiến xa trên đường phục vụ tha nhân.

Nguyện cầu Bồ Tát, Chư Thiên, Hộ Pháp lắng nghe những gì trong dòng tâm thức con và sẽ tạo mọi thuận duyên để con có thể giao tiếp mãi suối nguồn Phật pháp.

Kính chúc Thầy được nhiều sức khỏe và trang nhà Quảng Đức càng ngày càng có nhiều khách viếng thăm hơn và từ đó họ sẽ dễ đón nhận ánh lửa hồng của đạo pháp.

Con kính xin cảm tác vài vần thơ để kính dâng Thầy và quý đọc giả bốn phương.

Kính trân trọng,

Hỡi ai muốn gặp lại Bản nguyên sơ chân diện mục

Nên tìm về danh mục Luật, Luận, Tạng kinh

Trong trang website Phật giáo Quảng Đức nhà mình

Sẽ khám phá lối sống Đạo …

…….trong lặng, giản dị và thanh thản!

Những gì từ lâu quý danh tăng rèn tập viên mãn

Phẩm chất chứa đựng lột tả thể tính sáng trưng

Được Thầy chủ biên phối hợp tựa ánh quang xuân

Không vướng mắc khái niệm nào…. thực tế nhất quán!

Muôn hình muôn vẻ, mọi năng khiếu

……..được hỗ trợ tán thán!.

Miễn sao nguồn Đạo bát ngát mênh mang

Đầy sáng tạo ...

dù một lời thơ, câu kệ yếu chỉ rõ ràng,

Kính tri ân ….

lý nhất như giúp người người tỏa sáng !

Kính chúc trang website Phật giáo Quảng Đức…

ngày càng hoành tráng!!!!

 

Melbourne 23/5/2023

Phật tử Huệ Hương





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/10/2012(Xem: 4392)
Trong thơ văn Phật giáo có hai câu thơ quen thuộc : Thấy nguyệt tròn thì kể tháng Nhìn hoa nở mới hay xuân. Các bạn trẻ hôm nay có thể nghĩ rằng đó chỉ là văn chương, là nói quá, thậm chí là nói không thật. Không phải vậy đâu. Thời nay của các bạn, gần như nhà nào cũng có tờ lịch treo tường, có xấp lịch gỡ từng ngày một. Hồi xưa thì không. Năm mươi năm trước, ở mỗi làng chỉ có chừng hai nhà mua được cuốn lịch Tàu, ghi ngày tháng âm lịch.
11/09/2012(Xem: 3439)
Mỗi khi đọc Lại-Tra-Hòa-La trong kinh Trung A Hàm 1 thì lúc nào tôi cũng liên tưởng đến nhân vật Siddharta trong tác phẩm Câu Chuyện Dòng Sông (do Phùng Khánh và Phùng Thăng dịch) của Hermann Hesse. Và tôi vẫn nghĩ rằng thế nào thì Hermann Hesse cũng có đọc Trung A Hàm, vì đọc tiểu sử của văn hào Đức từng đoạt giải Nobel Văn chương vào năm 1946
13/08/2012(Xem: 4155)
Năm nay, thời tiết tháng ba bỗng lạnh hơn những năm trước rất nhiều (hay tại mình già hơn năm trước mà cảm thấy thế?) Gió tháng ba này cũng lạ! chúng mang cái buốt giá căm căm của tháng ba miền Bắc Việt Nam, chứ không phải là gió xuân của Cali ấm áp Hoa Kỳ như thuở nào. Ai bảo đất trời tuần hoàn Xuân Hạ Thu Đông không có chợt nắng chợt mưa, như chúng sanh chợt cười, chợt khóc!
09/08/2012(Xem: 10991)
Âm vang của tiếng vọng “Hòa Bình” là niềm khao khát của nhân loại nói chung và của từng dân tộc nói riêng. Thế kỷ 20 với hai cuộc thế chiến hãi hùng đã đẩy đưa nhân loại xuống vực thẳm của điêu linh và chết chóc. Chiến tranh đồng nghĩa với tàn phá và hủy diệt, và cũng chính trong đêm đen tột cùng của chiến tranh, tiếng vọng “Hoà Bình” đã vang lên để thức tỉnh lòng người. Hòa bình đồng nghĩa với cọng tồn và an lạc, là niềm ước ao của mọi tâm hồn hướng thiện. Chiến tranh xuất phát từ tham, sân, si, thì hòa bình phải khởi đi từ lòng nhân ái và lửa Từ Bi. Đó là ý niệm bàng bạc trong toàn bản trường ca thi phẩm của Tuệ Đàm Tử, tức Hòa Thượng Thích Giác Lượng
24/06/2012(Xem: 10949)
Bạch Xuân Phẻ là nhà thơ không xa lạ gì với nhiều người. Anh còn có biệt-hiệu là Tâm Thường Định. Thơ anh đã xuất-hiện trên nhiều trang mạng, trên báo-chí trong và ngoài nước. Anh đã cho ấn-hành bốn tập thơ “Hương Lòng”, “Mẹ, Cảm-Xúc Và Em”, “AWAKEN: Buddhism, Nature, and Life”, và “Tưởng Niệm và Tri Ân”.
23/05/2012(Xem: 3199)
Một vầng sáng giữa trời. Hoa đốm trên không chăng? Hay biểu tượng trầm mặc của người thơ? Là trăng. Trăng ư? Thiên cổ lại có trăng là Mẹ Mẹ của nhân gian trong cơn đại mộng li bì. Của muôn vạn con trăng nhảy múa giữa mắt người hôn trầm vạn tưởng. Mặt gương tròn lớn.
23/05/2012(Xem: 5174)
Bà già nhìn xuống dòng sông nước đục lờ, dõi theo một khúc gỗ đang trôi lững lờ theo con nước dập dềnh lên xuống đến khúc quanh ở cuối làng, nơi hai ống khói cao nghệu của nhà máy thả lên trời những cụm khói đen bay tản lạc trong gió chiều hoàng hôn. “Mới đó mà đã 20 năm, ông nhỉ?” bà nói mà không nhìn vào ông già ngồi cách mình một sải tay, trên phiến đá bám đầy rêu xung quanh hông.
22/05/2012(Xem: 3503)
Bây giờ, trong không gian yên tĩnh và nhỏ nhắn của ngôi nhà nơi ông và bà đã sống với nhau suốt 50 năm qua, chỉ còn lại hai người với nhau. Các con ông đã quay về với cuộc sống mưu sinh tất bật của chúng, để lại ông nằm trên giường với cơn bệnh hiểm nghèo đang chờ đến giai đoạn bộc phát cuối cùng, và bà, thanh nhã, khiêm nhường, ngồi lặng lẽ một bên, lắng nghe những hơi thở mỏi mòn đang đứt nhịp của ông. Bà chăm chú nhìn xuống khuôn mặt thân yêu quen thuộc đã ở bên cạnh bà suốt cả quãng thời gian dài dằng dặc của một kiếp người. Bầu không khí tĩnh lặng của mùa đông như chững lại với tiếng reo lanh canh của chiếc khánh treo ngoài lan can.
03/05/2012(Xem: 3580)
Bính âm (pinyin) hay Hán Ngữ Bính âm 漢語拼音/汉语拼音 (theo thứ tự phồn thể/giản thể) là một cụm danh từ mới xuất hiện từ thập niên 1950 - chính phủ TQ (Trung Quốc, Trung Hoa Lục Địa) cải tiến nhiều lần và gần đây cũng được Đài Loan chấp nhận (2009) tuy đã có hệ thống pinyin riêng (Thông Dụng Bính âm - xem thêm phần Phụ chú).
08/04/2012(Xem: 3359)
Kính thưa Thầy, Thầy về cõi Phật lòng thanh thoát. Con ở dương trần dạ tiếc thương. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 năm đầu tiên vắng Thầy, đọc lại « Nữa chữ cũng là Thầy » để các thế hệ học trò cũ của Thầy mãi mãi nhớ ơn Thầy, người giáo viên nhân dân, kỹ sư tâm hồn, người ươm mầm non tương lai cho quê hương, đất nước…
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]