Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đừng Trốn Chạy Cuộc Sống Hiện Tại.

07/05/202306:09(Xem: 6006)
Đừng Trốn Chạy Cuộc Sống Hiện Tại.

hoa sen dep (2)

Đừng Trốn Chạy
Cuộc Sống Hiện Tại.

 

 

Thật là một phước duyên khi sưu tập lại các bài học quý giá từ các tông môn trong cẩm nang mà tôi đã ghi chép từ nhiều năm trước và bây giờ  được phân loại lại theo nhóm (Tịnh độ tông, Thiền tông, Mật tông và nhất là giáo lý căn bản của Phật Giáo nguyên thủy từ các bộ Nikaya).

 

Không hiểu vì sao  khi tôi đọc lại những lời vàng từ Thiền Sư Ajahn Chah trong tiêu đề “XÚC GIÁC - CỘI NGUỒN TRÍ TUỆ” thì tìm thấy nó chứa đựng bài giảng về Tứ Đế và Thập nhị nhân duyên  mà sau này thỉnh thoảng trong các bài pháp thoại của nhiều giảng sư đã mượn từ những ý tưởng của Ngài vì toàn bộ bài pháp đều dựa vào “Khổ là điều phải cần nhận diện khi khổ vừa khởi lên và khi đã hiểu rõ sự khổ rồi thì nơi nào có khổ thì chính nơi đó có sự không khổ, KHỔ DIỆT NGAY NƠI NÓ PHÁT SINH”.

 

Kính xin ghi lại lại những điều tóm tắt theo trình độ của một người học Phật còn sơ cơ nhưng quyết tâm nỗ lực không bao giờ làm suy yếu tinh thần tu tập của mình dù cho trải qua hà sa kiếp . Kính trân trọng chia sẻ cùng quý đạo hữu và kính xin nhận sự chỉ bảo của quý thiện hữu tri thức để cùng nhau sách tấn trên đường thực tập vì Đức Phật đã từng nhấn mạnh VIỆC THỰC TẬP LÀ NƠI MỖI CÁ NHÂN .

Kính quý lắm thay,

 

Và bây giờ là những lời được ghi chép của người viết  đã thu thập từ nguồn tài liệu :XÚC GIÁC - CỘI NGUỒN TRÍ TUỆ” ( Thiền Sư Ajahn Chah)

—Chúng ta là những hành giả thực tập giáo pháp- Hãy quán chiếu và kinh nghiệm các pháp.

Tất cả cảm thọ của chúng ta phát triển trong Tâm sẽ được Chánh Kiến soi rọi.

Khi thấy cảnh sắc, nghe âm thanh, ngửi hương, nếm vị Tâm kéo chúng ta vào bên trong để Chánh kiến chuyển hoá và các cảm thọ như vậy trở thành kinh nghiệm và tạo động lực hình thành trí tuệ.

 

1-THỰC TẬP TỈNH GIÁC KHÔNG KỂ NGÀY ĐÊM, có nghĩa là tinh cần liên tục không còn nhớ đến thời gian nữa.

Chẳng có gì làm suy yếu tinh thần tu tập của chúng ta, hoặc nếu có chúng ta nhận biết tức khắc ngay. Hãy giữ ý thức TRẠCH PHÁP trong tâm chúng ta không gián đoạn.

 

2–Nếu sự thực tập của chúng ta nhu nhuyễn như một dòng chảy, Tâm sẽ hướng đến trạng thái thích thú này ” Vạn pháp đều là đối tượng để thực tập nhận diện giáo pháp” .

Người luôn trốn chạy cuộc sống hiện tại thì TRÍ TUỆ chẳng bao giờ phát sinh.

Hãy bảo vệ chính mình- Quan sát chính mình- Luôn đối mặt với những thử thách-Đòi hỏi sự chú tâm và đặt nghi vấn vì Nghi vấn không bao giờ kết thúc nên ta phải tỉnh giác- Phải luôn luôn giải quyết vấn đề cho chính mình và cho người khác bằng cách thiện xảo trong mọi tình huống.”

Nên nhớ :

Thiện xảo khởi lên từ sự tiếp xúc, và chạm, nên phải cần giải quyết ổn thỏa chứ đừng bỏ cuộc ( đừng bỏ chạy trong tâm nữa) phải dùng trí tuệ của ta, ĐÂY CHÍNH  LÀ CỘI NGUỒN TRÍ TUỆ .

Vì sao vậy?

Khi 6 căn tiếp xúc với 6 trần trong mọi hoạt động với nhiều hoàn cảnh khác nhau, lúc nào chúng ta cũng phải tự chủ và thận trọng.

Khi cảm thấy khổ não ta hãy tư duy và tự hỏi mình hay ai đang khổ não đây? Và tại sao khổ này lại phát sinh?

Do đó điều cần thiết là chúng ta phải nhận biết khi nào khổ vừa khởi lên, phải tự xác quyết rằng nếu ta sợ khổ và không muốn giáp mặt với nó, chúng ta sẽ đi đâu để chiến bại nó và

 phải hiểu rõ rằng nếu khổ xuất hiện mà ta không nhận diện được nó thì không thể nào chúng ta đối phó với nó được. Vậy thì  điều quan trọng nhất vẫn là PHẢI NHẬN DIỆN MỘT CÁCH RÕ RÀNG VỀ KHỔ.

 

Vậy thì :

Muốn hiểu khổ bạn phải quan sát rõ hoàn cảnh trong tầm tay, nghĩa là nơi nào khó khăn xuất hiện, tại nơi đó phải được giàn xếp ngay. Vì rằng NƠI NÀO CÓ KHỔ THÌ CHÍNH NƠI ĐÓ CÓ SỰ KHÔNG KHỔ, khổ diệt ngay nơi nó phát sinh.

 

Thiền Sư Ajahn Chah dạy rằng

3-Người bỏ chạy tránh khổ là người ngốc nghếch nhất trong đời, phải nhận diện được khổ, đừng nhìn nó một cách qua loa và thờ ơ.

Đỉnh điểm của người học đạo là phải tìm ra nguyên nhân nào làm cho ta khổ, tâm ta dính mắc ở chỗ nào và ta phải tìm cho được đầu mối để nhận diện và theo dõi ngay. Chính khi quan sát, ta sẽ có kinh nghiệm về nó như nó đang ở trước mặt ta ngay tại đây bây giờ.

Và cũng cần lưu ý là việc thực tập này cần sự bền bỉ và không dao động. Đó là hết sức tinh tấn liên tục.

 

4-Với sự quyết tâm không thối chuyển, khi có niềm khổ đau nào vừa khởi dậy trong tâm, bạn ơi hãy cố gắng nhổ bật phiền não đoạn trừ sạch chúng. Như vậy sự quyết tâm này phải luôn hiện diện , không được lơ là, vắng mặt dù trong giây lát và  cuối cùng phiền não sẽ bị khuất phục.

 

5-Có lẽ nhiều người sẽ hỏi Duyên gì thúc đẩy cho Trí Tuệ sớm phát sinh?

Hãy giữ lấy nguyên tắc này : Các Pháp khởi lên đều do Nhân, Nhân diệt thì Quả diệt.

Bất cứ điều gì dù hạnh phúc hay khổ đau chúng ta cũng đừng nắm giữ, đừng bám víu, cũng đừng dồn hết sự quan tâm vào nó, cứ xem như điều ấy  không có mặt ở đó.

6- Đến đây có lẽ trở về vòng thập nhị nhân duyên của nhân và quả sẽ rõ hơn.

Này nhé Khổ phát sinh từ HỮU, Khổ sẽ không còn nữa khi ta không còn nắm giữ. Như vậy Bám Víu hay Tham Chấp là điều kiện tiên quyết tạo nên khổ.

 

Thử thực tập quan sát khi hạnh phúc đến! Tự hỏi: Nguyên nhân gì đưa đến hạnh phúc?- Cảm thọ này khởi sinh từ đâu? Tư duy trong chánh niệm ta sẽ trực nhận rằng Hạnh phúc và Khổ đau đều khởi lên từ tham chấp và cũng như mọi hành giả đầy kinh nghiệm đã từng quán chiếu sâu sắc từ mọi góc độ đã chỉ day khi nhận diện được rằng :

KHÔNG CÓ GÌ NƠI TÂM NÀY LÀ BỀN VỮNG, TẤT CẢ CHỈ LÀ SINH RỒI DIỆT, DIỆT RỒI SANH -KHÔNG CÓ MỘT THỰC THỂ NÀO TỒN TẠI LÂU DÀI CẢ .

 

Có nghĩa là có HỮU thì sẽ có SANH

- Đừng rơi vào SANH nữa, hãy nhận biết dòng diễn biến của SANH.

Đừng khởi lên “Ta không đồng ý với ông ấy” cũng đừng nghĩ rằng “Ồ, ta rất thích như thế “ mà chỉ có một điều còn lại là: Lời nói chỉ  tùy duyên theo những quy ước tiêu chuẩn thế gian, thích, hay không thích, còn ngoài ra trong tâm ta thì phải tư duy theo chiều hướng khác nghĩa là TÂM PHẢI ĐỂ TRỐNG RỖNG thì trí tuệ sẽ phát sanh vì khi ấy tâm đã vượt qua được những thói quen quy ước này rồi.

 

Có thể nói đây là chỗ an trú tâm của bậc thánh, chúng ta phải thực tập với mục tiêu này, đừng để rơi vào lưới nghi.

Muốn đạt được như thế chỉ có cách quán chiếu cuộc đời mình như chỉ còn một ngày đêm để từ bỏ hết rồi ra đi, do vậy phải bằng lòng cuộc sống vừa đủ không tham luyến.Vì càng sống đơn giản vừa đủ trong cuộc sống tu tập  bạn sẽ nhận rõ nội tâm mình.

-Phải nhận chân giáo pháp ở nơi chính mình, thực tập nơi chính mình (chỉ dựa vào Thầy 50%) --- Một khi nghe, hiểu lời dạy, thấy được lợi ích của nó thì hãy vận dụng nó vào việc thực tập của chính mình và nhận chân vị ngọt của giáo pháp từ chímh mình do sự tự thực hành sẽ được hữu dụng vô cùng.

 

 

Lời kết:

 

Bạn ơi, có nghe lời Thiền Sư Ajahn Chah giảng dạy chúng ta mới hiểu thế nào là đời sống của các Thầy Tổ và truyền thừa trong Tổ sư thiền, thât giống như  những lời dạy tâm huyết của người cha truyền lại cho những đứa con thân yêu để chỉ ra cái gia tài thiêng liêng mà con mình sẽ thọ hưởng.

 

Mời bạn nghe tiếp thêm;

-Kết quả của thực tập giáo pháp cần phải tự mình nhận biết rõ ràng, có sự chứng mỉnh rõ ràng của tự thân sẽ thoát khỏi hoài nghi khi một ai đó cho rằng minh đã thực tập sai mà ta vẫn không dao động vì đã thử nghiệm, chiêm nghiệm nhận biết (tức là chánh kiến có mặt ).

 

Bất cứ đến nơi nào ta cũng sống trong giáo pháp như sau :

-Các giác quan của ta phải luôn luôn hoạt động để nhận ra cái nào vừa ý thích hay bất mãn thì liền tỉnh thức ngay, còn cảm thọ nào thích hay ghét vừa xuất hiện cũng phải nhận biết ngay. Cũng vậy Thiện và Ác phải nhận diện đồng thời cùng một lúc.

-Sống trong giáo pháp, luôn rèn luyện tâm mình ý thức hòa ái và tự nhiếp phục thì mọi công việc sẽ hoàn tất một cách đơn giản và nhẹ nhàng.

 

Điều quan trọng là nếu ta chưa giữ vững lập trường chưa điều phục được nội tâm mình chớ cho phép hành động theo ý muốn trở thành thói quen vì chỉ một lần không nỗ lực tâm sẽ nghiêng theo xu hướng đó dễ dàng.

 

-Thực tập không có giới hạn không gian nào cả, phải làm sao cho chánh niệm luôn có mặt bởi vì ta chỉ có thể nhận chân giáo pháp mọi lúc mọi nơi nếu ta tinh cần trong sự thực hành.

 

Bạn ơi, Ngài đã căn dặn rất nhiều lần ĐỪNG XAO LÃNG- HÃY LƯU Ý TỈNH GIÁC -KIÊN TRÌ NỖ LỰC THỰC TẬP SẼ ĐẠT ĐƯỢC TRÍ TUỆ.

Và Yếu tố đạt đến giác ngộ giải thoát là các con nhận chân được giáo pháp khi các căn tiếp xúc với vạn pháp là đối tượng để thực tập mà không tham chấp, vướng mắc.

 

Bài pháp vì liên quan đến HỮU và SANH nên ta sẽ mang  tâm đầu thai đi vào lúc tái sinh và được  gọi là nghiệp duyên hay tiền nghiệp nên đã gợi ý cho người viết một trích đoạn trong lời dạy của những minh sư được gần gũi ngày nào ..

 

Đôi khi ta cũng đừng quá bận tâm do nhân duyên gì mà mình gặp cảnh ngộ trong đời mà chỉ cần chấp nhận mọi sự đến đi trong đời mình như một bài học để phát huy trí tuệ và đạo đức mà TRÍ TUỆ cao nhất là đủ sáng suốt  và ĐẠO ĐỨC cao nhất là đủ trầm tỉnh để tìm ra bí ẩn mầu nhiệm của Pháp khi các giác quan tiếp xúc với trần cảnh vậy.

 

Kính xin tặng bạn,  

 

Bạn ơi, thiện xảo khởi lên

trong mọi tình huống lúc giao tiếp

Giải quyết ổn thỏa, không bỏ cuộc giữa chừng

Trốn chạy cuộc sống hiện tại ..khuyên ĐỪNG

Cội nguồn trí tuệ chỉ đến …

khi tự chủ, tỉnh giác !

 

Vạn pháp đều là thực nghiệm đối tác

Kiên trì nỗ lực đôi lúc phải trầm tư

Thiện, ác gì cũng phải nhận diện giống như

Luôn rèn luyện tâm mình hoà ái nhiếp phục !

Khi sáu căn tiếp xúc sáu trân mọi lúc,

Đừng cho phép,

Ý nghĩ thoáng qua thành thói quen !

Đừng màng chi đến người khác chê khen

Lời nói chỉ là tuỳ duyên theo quy ước chế định .

 

Đừng rơi vào lưới nghi, hướng về nẻo chính!

Nhủ thầm:

Nơi tâm này chẳng có gì bền vững đâu

Từng sát na chúng thay đổi cực kỳ mau

Mọi thực thể đều diệt sinh và sinh diệt !

Bạn ơi,

Trốn chạy tránh khổ là người không thấu triệt,

Hạnh phúc chỉ là một giải pháp tạm thời

Bằng lòng cuộc sống đừng tham luyến đi thôi

Ngày nào đó…

Nhận chân được vị ngọt cuộc sống là BIẾT ĐỦ !

Càng giản dị, sẽ không dao động trước mọi thứ !

 

Huệ Hương


***



DUYÊN NGHIỆP.

 

Duyên nghiệp không phải định mệnh do ai sắp đặt
Chính là bài học nhân quả ta tự tạo ra
Từng khoảnh khắc qua hành động, khẩu,ý …đó mà
Quán chiếu sự vận hành của Pháp thật khó tưởng !


Mọi thứ duy nhất nên từ bỏ thái độ thụ hưởng
Ưa thích, trốn tránh hệ lụy ….bài học nghĩ suy
Đặt mình vào vị trí người khác đi
Sẽ không còn phiền não do bản ngã ảo tưởng.


Xin cảm ơn …đôi khi phước họa khó cưỡng
Tuỳ duyên, rủi may sao biết được cơ trời
Đừng vì nghịch cảnh từ bỏ cuộc đời
Cần bình tĩnh trải nghiệm rồi phấn đấu.


Ngọc không mài thì làm sao là trân báu
Vật liệu tinh tấn, chánh niệm thiết kế dựng xây
Minh sư, thiện hữu cùng khắp đó đây
Giúp một tay cho số phận được chuyển hoá!


Căn nhà chân, thiện, mỹ hình thành do ..tất cả
Mọi duyên nghiệp chung nguyên lý vận hành
Đừng cưu mang oan trái với mọi chúng sanh
Xin đa tạ, tri ân Pháp Phật bài học thực tế!
“Tấm lòng đối với nhau trong mối quan hệ “ !!!


Huệ Hương

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/01/2025(Xem: 361)
Chỉ còn vài ngày nữa là đến Giao thừa, lại một mùa xuân trên xứ Đức lạnh lẽo co ro, Danh ngồi đếm từng ngày trên tấm lịch để chờ đón cái Tết Ất Tỵ, năm tuổi của chàng vừa tròn 60. Chàng thường nghe nói, 59 chưa qua 60 đã đến, đấy là những năm đại hạn! Ai qua được ngưỡng cửa 60 sẽ sống thọ lâu.
04/01/2025(Xem: 346)
NỘI DUNG SỐ NÀY: · THƯ TÒA SOẠN, trang 2 · DIỆU ÂM CHUYỂN NGỮ: SỨ MỆNH CAO CẢ CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH TAM TẠNG TRONG THỜI ĐẠI MỚI (Nguyên Siêu), trang 4 · THƯ XUÂN ẤT TỴ (HT. Thích Nguyên Siêu), trang 5 · TẾT VIỆT NAM, TẾT DI LẶC (Nguyễn Thế Đăng), trang 6 · THÔNG BẠCH XUÂN ẤT TỴ 2025 (HĐGP GHPGVNTNHK), trang 8 · THƯ CHÚC XUÂN ẤT TỴ - 2025 (HĐĐH GHPGVNTNHK), trang 9 · NHỮNG ĐÓNG GÓP TO LỚN CỦA CÁC HỌC GIẢ ANH QUỐC... (HT. Thích Trí Chơn), trang 11
08/11/2024(Xem: 883)
Phước báu” không tự nhiên mà có. Tuy nhiên được sinh ra làm người là chúng ta đã sở hữu được một loại Phước báu rất lớn rồi. Bởi ta có quyền được lựa chọn giữa việc tạo ác nghiệp hoặc tạo thêm thiện phước cho mình.
22/10/2024(Xem: 618)
Trong số các bạn, có những người đã ra đi không bao giờ trở lại, em tôi là một trong những người đó. Người dân Miền Nam vẫn luôn giữ hình ảnh hào hùng của các bạn trong trái tim với lòng biết ơn bao la.
17/10/2024(Xem: 1555)
Trong cuộc sống thực tế, rất hiếm gặp những người sở hữu một sức mạnh thầm lặng, biết tự vấn bản thân, trái lại phần đông luôn sống trong những tháng ngày buồn tẻ để rồi khi sóng dậy biển khơi , sợ hãi, chơi vơi, hỗn loạn phiêu du đến rồi đi trong kiếp sống luân hồi.
04/10/2024(Xem: 1117)
Khi thức dậy, điều gì là điều đầu tiên chúng ta nghĩ đến? Một ngày ngổn ngang công việc với hằng trăm thứ lo âu, bắt đầu những giờ phút chạy đua trong cuộc sống vốn dĩ gắn liền với cơm áo, gạo tiền, xa hơn một chút là đời sống trưởng giả, danh vọng và quyền lực. Một bữa ăn sáng vội vã, một ai đó tranh thủ vượt đèn vàng để kịp giờ vào công sở cũng bởi nhịp sống hối hả khiến chúng ta trôi theo không lúc nào ngơi nghỉ, thế nhưng với nhiều người, sự tất bật trong công việc không phải là điều làm người ta mệt mỏi mà điều làm người ta mệt mỏi lại đến từ những điều khác, nó không phải là mớ công việc lao động tay chân, lao động trí óc, không phải là xấp văn bản dày cộm trên bàn làm việc, không phải là lời hối thúc của cấp trên mà nó đến từ lòng người.
02/10/2024(Xem: 1971)
Nguyễn Bá Chung cùng quê hương đại thi hào Nguyễn Trãi. Một sớm tinh mơ nào, vào cuối thu 1949, nhà thơ mở mắt chào đời nơi vùng quê Định Giàng, Đại Đức, cách chân núi Chí Linh, Hải Dương một đường chim bay. Khoảng giữa năm 1954, mới vừa 6 tuổi đã vội vã chạy theo cha mẹ di cư vào Sài Gòn. Bản chất thông minh, học hành quá xuất sắc, nên được Đại học Brandeis cấp học bổng du học tự túc Hoa Kỳ (1971) và sống định cư luôn bên Mỹ, từ đó cho đến bây giờ.
28/09/2024(Xem: 1050)
Lần đầu tiên y gặp tôi, y chắp hai tay và cúi đầu chào. Tôi rất ngạc nhiên, trong đầu xuất hịện câu hỏi:" Sao y laị biết lễ tiết chào trong nhà Phật?". Tôi cũng chắp tay chào đáp lễ. Mọi người xung quanh cười rần rần vì họ thấy lạ mắt quá. Họ hỏi ý nghĩa của việc đó có nghĩa là gì? Tôi vận dụng cái mớ tiếng Anh ba rọi giải thích cho họ hiểu. Họ có vẻ thích thú lắm. Tôi nghĩ y chào như vậy chắc tuỳ hứng bất chợt nhưng tôi đã lầm. Mọi ngày đều như thế cả, suốt một thời gian dài . Mỗi buổi sáng là y chắp tay chào tôi với nụ cười rạng rỡ... Dần dần có thêm vài người nữa cũng chắp tay chào tôi như thế vào mỗi buổi sáng.
25/09/2024(Xem: 4687)
Con vừa ghi lại buổi pháp thoại Thầy thuyết giảng về "Đại Sư Thiếu Khang, vị Tổ thứ 5 của Tịnh Độ Tông Trung Hoa", con kính gửi Thầy xem và chỉnh sửa thêm trước khi online. Con kính cám ơn Thầy cho phép con phiên tả, vì đây là cơ hội để con chú tâm để hiểu ít nhiều về Phật pháp thêm vào vốn liếng giáo lý quá ít ỏi của con. Bạch Thầy, con chợt nhận ra rằng, Thầy đã dùng phương tiện này để dẫn dắt con, thay vì như Tổ Thiếu Khang cho tiền để trẻ niệm A Di Đà, Thầy đã khéo léo bảo con tường thuật để cột tâm con vào một mối không đi lang thang như khi ngồi nghe giảng hay tụng kinh. Con kính tri ân Thầy.
23/09/2024(Xem: 2268)
Chuyến đi về Việt Nam lần này có thể nói ngoài sự dự tính của chúng tôi. Mặc dù, tôi cũng có ý muốn đến viếng thăm Hà Nội một lần nữa. Vì năm 2003, tôi có dịp đến trung tâm thành Phố Hà Nội và viếng thăm một vài nơi khác chung quanh Hà thành. Nhưng lần này, là do các Phật tử Bảo Khánh, Hiếu Hoa, Từ Nhẫn và Liên Thu có nhã ý mời chúng tôi về Hà Nội và rồi cùng đoàn đi hành hương Trung Quốc, đặc biệt là chỉ hành hương tham quan trong phạm vi tỉnh Vân Nam thôi. Nói đúng
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]