Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tùy bút: An lạc trong tâm.

02/05/202305:36(Xem: 1979)
Tùy bút: An lạc trong tâm.
ngoi thien dep

Tùy bút: An lạc trong tâm.



Ngày tôi đến với Phật pháp là khi tôi cảm nhận được sự an tịnh khi quỳ dưới chân của Người, tìm đến Người bằng tất cả đức tin và lòng tín ngưỡng, ngày đó, tôi đã hướng tất cả lòng thành của mình đến với Phật trong sự thuần khiết, đơn giản và mộc mạc, tôi chưa từng tìm hiểu gì về Người, tôi chỉ đến với Người vì ở Người, tôi cảm thấy bình yên, an lạc và không còn những nhập nhằng đau khổ.

Trước khi đến với những bài viết về đạo Phật, tôi là một người viết Văn, và điều này đã hỗ trợ cho tôi trong khả năng diễn đạt, viết lách, tôi tâm niệm mình sẽ mang những gì mình có được để phụng sự cho cuộc đời này, nhằm mục đích hướng thiện cho những ai chưa tốt sẽ trở thành người tốt, cho những ai chưa thiện sẽ trở thành người thiện, tôi mong được góp một chút công sức nhỏ trong những ngày tôi còn được sống, như một cách để tôi đền đáp lại ơn đức mà tôi đã được Người ban tặng cho tôi, giúp tôi vượt qua bệnh tật, vượt qua những biến cố thăng trầm.

Tôi đã viết những bài viết bằng tất cả suy nghĩ của mình, không e dè, không sợ hãi, tôi chưa từng nghĩ bài viết của mình sẽ được xuất hiện ở đâu và được Trang nào đăng tải, tôi chỉ viết bằng những gì tai mình nghe và mắt mình thấy, dù được dù không, dù thương dù ghét, tôi vẫn chấp nhận vì tôi đã viết bằng tất cả trái tim, suy nghĩ của mình.

Thế nhưng tôi nhận ra một điều rằng, không phải những gì mình mong muốn là mình có thể làm được một cách suôn sẻ, dễ dàng, không phải mình nghĩ điều mình làm sẽ mang lại điều tốt cho người khác thì nó sẽ tốt, bởi con người không phải là cái máy mà ai cài đặt thế nào nó sẽ thực hiện theo thế đó, con người là một thực thể đầy rẫy những mâu thuẫn, tốt xấu, thiện ác đan xen, mình có thể đúng với người này nhưng có thể sai với người khác, mình có thể tốt với người này nhưng xấu trong mắt người khác và điều mình làm, có thể thiện với người này nhưng ác với người khác.

Đến với đạo Phật, tôi đã nhận ra một chân lý sâu sắc, đó là những mặt đối lập, đối lập giữa quan điểm, giữa góc nhìn, đối lập trong suy nghĩ, trong cách vận hành. Chúng ta có thể cùng một giáo án nhưng cách nghĩ, cách làm, cách sống sẽ khác nhau, dù nó là một đường thẳng, vẫn có người nhìn thấy nó cong, không ai hoàn toàn nghĩ và hiểu giống như mình, và bản thân mình phải tập làm quen với những điều mình vốn nghĩ như vậy nhưng tại sao nó lại không phải như vậy!

Khi đến với đạo Phật, tìm hiểu sâu hơn và đọc những bài viết của nhiều Thầy, nhiều Phật tử, tôi đã ngộ ra một điều, đó là ở đâu cũng có những mâu thuẫn chứ không hẳn là đồng thuận hết như nhau. Và để mình an lạc thật sự, tịnh tâm thật sự, chỉ có một cách là mình trung thành với những gì mình cho rằng nó phù hợp với mình, an lạc với mình, dù điều đó có thể là không đúng với người khác, không hợp với quan điểm của người khác nhưng với mình, nó thật sự bình an là đủ.

Nếu bản thân chúng ta bị chi phối bởi quá nhiều thứ, chúng ta sẽ chẳng còn biết cái nào là đúng, cái nào là sai, rồi mình sẽ rơi vào một mớ lùng nhùng, mụ mị, khi đó dù có đến với Phật, mình cũng không tìm được sự thanh tịnh, giải thoát nào.

Đôi khi, có những lúc, điều mang lại hạnh phúc nhất, an lạc nhất và đúng đắn nhất là chúng ta yên lặng, đừng cố vùng vẫy hay xoay chuyển điều gì, yên lặng để soi lại bản thân mình và tháo gỡ những khúc mắc trong chính mình là điều cần thiết hơn những việc làm nào khác.

Tôi tâm niệm mình sẽ làm được một điều gì đó ý nghĩa trong cuộc sống của mình nhưng rồi càng đọc, càng chiêm nghiệm, tôi càng nhận ra mình bé nhỏ và chưa đủ sức bởi tôi cũng chỉ là một con người phàm tục với những chấp ngã, vô minh chưa thật sự giải phóng được hết khỏi bản thân mình, tôi vẫn chưa đủ từ bi, bác ái để chuyển hóa những tâm lý tiêu cực trở nên hoàn toàn tích cực, như tôi đã viết rằng “Mình muốn trao cho ai đó điều gì, mình phải có đủ điều đó” và tôi thấy mình hiện tại vẫn còn quá nhiều những thiếu sót để có thể trao đi, để khắc phục được những hạn chế này, tôi phải học cách im lặng và học tập nhiều hơn nữa bởi kiến thức là vô hạn mà hiểu biết của con người thì chỉ gói gọn trong một vài bài viết nào đó mà thôi.

Có thể tâm niệm của mình là tốt nhưng cách thực hiện của mình vẫn còn nhiều khiếm khuyết, nếu phải đánh đổi giữa sự an lạc và đấu tranh xung đột, có lẽ tôi sẽ chọn cho mình một cuộc sống an lạc nhiều hơn vì tôi không mong mình vì điều gì mà phải mang lại sự xung đột với những quan điểm khác, mọi sự đúng sai, nó chỉ dừng lại ở mức độ 50/50, có thể mình thấy đúng nhưng người khác thấy sai và ngược lại.

Sau tất cả những gì đúc kết được, tôi vẫn tín ngưỡng Phật bằng tất cả sự tôn kính tối thượng, dù ai có phân tích, lý luận, bày vẽ hàng trăm hàng nghìn điều gì từ những giáo lý và tư tưởng của Người thì tôi vẫn chỉ đến với Người bằng một sự đơn thuần độc nhất, đó là sự trong sạch, từ bi và tâm linh, tôi sẽ không bận tâm đến bất kỳ điều gì khác nữa, như khi tôi thành kính quỳ dưới chân Người, trước mắt tôi là một Đức Thế Tôn không nhuốm màu trần tục mà thôi.

Thay vì cứ mải mê để viết, tôi nhận ra rằng mình sẽ cần nhiều thời gian để tĩnh lặng, suy ngẫm và phát triển hạnh phúc trong chính nội tâm của mình chứ không phải là đi tìm một con đường để thay đổi người khác, khi mình chưa đủ sức để làm việc đó.

Chúng ta đến với điều gì cũng sẽ cho chúng ta những bài học để suy ngẫm, dù cuộc sống có phức tạp thế nào, dù những tranh luận, quan điểm có mâu thuẫn ra sao thì tôi vẫn đến với tinh thần Phật giáo bằng một sự đơn thuần tối giản nhất như ngày đầu tiên mình đã đến.

Một trong những cách để mang lại điều tốt cho người khác, đôi khi không phải là làm điều gì vĩ đại mà là im lặng để quán chiếu được chính mình, khai mở chính mình cũng là điều tốt cho mình và cho người khác rồi.

Trong thời gian qua, tôi luôn cố gắng làm tốt vai trò một Phật tử nhưng những gì mình làm, mình hiểu vẫn còn quá ít so với những gì người khác đã làm, đã hiểu, vì vậy tôi nghĩ mình cần có trách nhiệm hơn với cuộc sống của mình, với những gì mình đã viết vì nếu mình không hiểu, mình viết sai là mình đã tạo một nghiệp ác với người khác khi người ta không biết mà tin vào cái sai đó của mình cho nên tôi sẽ dừng lại những bài viết của mình để dành thời gian đọc và tự vận dụng những gì được đọc vào chính cuộc sống của mình thì mình mới hiểu được mình và hiểu được người khác nhiều hơn.

Kiến thức là vô hạn mà hiểu biết của con người luôn là hữu hạn./.


Phật tử: An Tường Anh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/06/2014(Xem: 8153)
Hai dì vãi chùa tôi tuổi đời đều đã trên 70. Về sự kính Ôn, trọng thầy, thương chú và đùm bọc điệu hai dì như nhau. Về sự siêng năng, chịu khó, tiết kiệm, giữ của cho chùa hai dì bằng nhau. Về vóc hình nhỏ nhắn hai dì giống nhau. Về chiều cao khiêm tốn hai dì ngang nhau. Thời Ôn (cố) còn sống, có mụ nhà quê lâu lâu mới lên thành phố tìm đến viếng chùa rồi gặp Ôn trú trì, sau khi đảnh lễ, mụ nói một câu tỉnh rụi về hai dì vãi chùa tôi: Ôn có “cặp sanh đôi” trông vui mắt, hí.
06/06/2014(Xem: 26225)
Thơ và Tạp Bút là tập sách mà chúng tôi kết hợp chia làm hai phần: Phần đầu là những bài thơ mà chúng tôi đã sáng tác sau khi tập thơ Hướng Dương ra đời. Phần hai là những bài viết rời rạc qua những chủ đề khác nhau. Chúng tôi kết hợp lại tất cả những bài viết đó để in chung trong tập sách. Chúng tôi đặt danh đề chung cho quyển sách là “Một Cõi Đi Về”. Vì chúng tôi thiết nghĩ, cõi đời có muôn vạn nẻo nhưng lối về nguồn chơn thì chỉ có một. Giống như trăm sông, ngàn suối tuôn chảy mỗi hướng có khác nhau, nhưng tất cả cũng đều chảy chung về biển cả. Nói cách khác, đứng về mặt hiện tượng sự tướng thì vạn pháp có ra muôn ngàn sai khác, nhưng bản thể thì chỉ có một. Đó là ý nghĩa của câu nói: “Vạn vật đồng nhứt thể hay vạn pháp quy nhứt”.
29/05/2014(Xem: 4415)
Suốt gần hai tuần đầu tháng Năm, những luồng gió quỷ (1) từ các hốc núi xa, liên tục quét qua rừng, thốc vào đồng bằng và đô thị, rồi tuồn ra đại dương. Những ngọn gió khô khốc, làm biến đổi khí hậu cả một địa vực rộng lớn. Một vài nạn cháy rừng xảy ra, lan vào một số gia cư trên các đồi cao.
15/05/2014(Xem: 7106)
Hôm nay ngày giỗ của Ba tôi, tự dưng lòng tôi thèm viết một chuyện gì đó về Ba tôi…như nhà văn Võ Hồng thường khuyên mọi người nên viết lại những kỷ niệm sinh hoạt của cha, của mẹ mình, những kỷ niệm mà mình nhớ hơn hết, đáng nhớ hơn hết…để nhân ngày k?giỗ của cha mẹ, tập trung về, cùng đọc, cùng nghe, cùng xúc động, hồi tưởng công ơn. Con cháu sẽ có dịp sống lại không khí đại gia đình, con nhớ thương cha mẹ, cháu gần gủi, quý trọng ông bà!
24/04/2014(Xem: 4205)
Tôi chợt ngộ ra. Cái ông mà chuyện gì cũng biết, rành rẻ mọi sự đời, mà ông bạn mới quen tôi nói có tên là ông Google. Tôi biết ông, biết rành nữa là khác. Ông từng là ân nhân của tôi trong nhiều trường hợp, nhưng mà tôi cũng ớn ông ấy lắm.
24/04/2014(Xem: 3731)
Tập truyện của 8 tác giả: Cộng tác viên của Báo Viên Giác. Đều là những Phật tử có Pháp danh và nhiều chị xuất thân từ nhà giáo. Sách trình bày đẹp trên giấy hoàng kim. Kỷ thuật bởi Hoa lan-Thiện giới. Tranh bìa và phụ bản: Trần Thị Hương Cau. Trình bày bìa: Gia Khánh. Viết Lời Giới Thiệu Thầy Thích Như Điển, Phương Trượng chùa Viên Giác. Viết “Thay Lời Tựa” bởi Đạo hữu Phù Vân Chủ Bút Báo Viên Giác.
02/04/2014(Xem: 16672)
Kim Dung đã tìm đến Kinh Phật để mong lý giải nguyên nhân cậu con trai Tra Truyền Hiệp tự tìm đến cái chết khi chưa tròn 20 tuổi. Kim Dung, tên thật Tra Lương Dung, là nhà văn đương đại nổi tiếng Trung Quốc. Ông được đông đảo độc giả hâm mộ bởi hàng loạt tiểu thuyết võ hiệp đặc sắc như Thiên long bát bộ, Anh hùng xạ điêu, Thần điêu hiệp lữ, Lộc Đỉnh ký, Tiếu ngạo giang hồ… Kim Dung được mệnh danh là “Thái Sơn, Bắc Đẩu” trong giới tác giả viết tiểu thuyết võ hiệp.
29/03/2014(Xem: 15888)
Trời đất mênh mang sương khói, một thời thơ trẻ dại, bàng bạc nắng quái u buồn nơi quê nhà giữa hai đầu biển núi lung linh. Sinh năm 1952 ở Quán Rường, Tam Kỳ, thuộc tỉnh Quảng Nam, một chốn miền “Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm. Rượu hồng đào chưa nhấm đà say” ấy, Nguyễn Lương Vỵ lớn lên trong một gia đình có truyền thống Nho học. Từ thuở nhỏ vốn bẩm sinh có năng khiếu làm thơ, đặc biệt được ông nội ( nguyên là một nhà Nho, có thời kỳ làm chánh tổng ) trực tiếp truyền dạy các loại thơ tứ tuyệt, Đường luật, nên biết mần thơ ngay từ lúc 12, 13 tuổi, thuở còn chạy rông chơi bên mấy cổ tháp rêu phong Chiên Đàn, cạnh dòng sông Tam Kỳ và bãi biển Tam Thanh xanh biếc mộng.
24/03/2014(Xem: 27736)
Nói đến chùa Thiên Ấn không ai còn lạ về ngôi chùa này, một thắng tích được xem là “đệ nhất thắng cảnh„ cách trung tâm 3,5km (độ 10 phút xe hơi) nằm ở tả ngạn sông Trà Khúc của thành phố Quảng Ngãi.
18/03/2014(Xem: 15916)
Trong văn học Trung Hoa, từ thời đại xa xưa, Chu Hy cho rằng “nhân chi sơ tính bản tĩnh”. Từ “bản tĩnh”, do cảm xúc của dục tính mà “tĩnh” chuyển sang “động”. Và một khi tâm đã động thì trí sẽ vận dụng đến suy tư, khi đã suy tư thì phải thốt lên bằng tiếng nói.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]