Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hiểu Nhân Quả Học Phật dứt sát sanh, thay đổi số mệnh

18/03/202306:18(Xem: 2386)
Hiểu Nhân Quả Học Phật dứt sát sanh, thay đổi số mệnh


stop killling-

HIỂU NHÂN QUẢ HỌC PHẬT
DỨT SÁT SINH, THAY ĐỔI SỐ MỆNH

Ni Sư Hạnh Đoan tuyển dịch

 

Gia đình tôi sống ở một vùng quê nhỏ, từ khi tôi còn bé, trong nhà ba mẹ tôi nuôi nhiều gia cầm như heo, dê, chó, thỏ, gà, vịt, cá … vv. Ba thường mua một ổ gà con và heo về nuôi.

Chúng còn nhỏ, thì tôi bầu bạn với chúng, khi chúng lớn lên chúng trở thành món ngon của tôi. Thật là vô ơn bội nghĩa mà!

Trong Liễu Phàm có nói: Nếu bạn không dứt trừ ăn thịt, có bốn thứ người ăn thịt phải tuân giữ là: Nghe giết không ăn, thấy giết không ăn. Tự nuôi không ăn, nghe nói giết vì mình cũng không ăn. Tôi thường xuyên vi phạm bốn điều này từ khi còn bé, tôi rất hoan hỷ khi thấy giết chóc.

Khi mẹ tôi giết gà, cầm dao cứa cổ gà, thì tôi cầm cái bát nhỏ hứng máu gà cho đến giọt cuối cùng, con gà giẫy giụa trong hận thù và bất lực, nó nhìn tôi một cách đáng thương, cho đến khi đôi mắt nó khép lại. Tôi không có lòng từ bi, cứ nhắm mắt làm ngơ, như không nghe thấy gì, tôi bất nhân mặc kệ, chưa bao giờ nghĩ đến con gà sẽ đau, chỉ trông máu chảy cho mau xong, để có thể ăn huyết gà, đùi gà.

Vì trong nhà tôi là nhỏ nhất trong gia đình, nên được cả nhà sũng ái. Anh chị biết tôi ưa ăn tiết canh, đùi gà, cánh gà nên thường nhường hết phần ngon cho tôi. Từ nhỏ tôi đã ăn không biết bao nhiêu con gà, quả báo là tôi thiếu máu, máu đặc, thường hay chóng mặt và tứ chi vô lực, chân tay yếu ớt mềm oặt, tôi hay bị táo bón và đi ngoài ra máu hơn cả chục năm. Nhớ có một năm, toàn thân tôi đau nhức, ngày nào cũng ngủ li bì, ba đưa tôi đi khám thầy thuốc Đông y mới đỡ. Nhưng tôi thường xuyên thấy ác mộng, bị sốt cao giữa đêm. Ba mẹ vội vàng đưa tôi đi khám, để cho bác sĩ tiêm thuốc. Thật ra, ác báo sát sinh đã hiện tiền, trong kinh Thập Thiện Phật nói: Phạm sát sinh bị mười khổ lụy như:

1. Tất cả chúng sinh đều sợ hãi.
2. Thường khởi tâm gây tổn hại lớn đối với chúng sinh.
3. Rất khó từ bỏ mọi thói quen xấu ác.
4. Thân thường hay bịnh.
5. Thọ mệnh giảm.
6. Hằng bị loài phi nhân não hại.
7. Thường xuyên gặp ác mộng, ngủ không an giấc.
8. Tích tụ oán kết, khó giải oán hận
9. Bị ác đạo khủng bố.
10. Chết sa vào đường ác.

Nhưng lúc đó tôi chưa hiểu nhân quả, bị cảnh cáo dù nhỏ thì có sợ nhưng cho bịnh là chuyện bình thường, dù bịnh nhỏ tôi vẫn ăn dữ, cảm thấy gà là vật dưỡng nhân. Đùi gà rất hấp dẫn khoái khẩu mà.


1. CẢ NHÀ CỘNG NGHIỆP TÂM BẤT AN

Phụ thân tôi là chủ gia đình, để duy trì sinh kếcho cả nhà. Có lúc cùng người dân trong làng đi bắt cá nuôi trong ao và thường mang về nhiều xô cá, nghêu sống… gia đình ăn uống rất vui vẻ.
Thật ra, quả báo đã bắt đầu xuất hiện từ lúc đó, tôi thường xuyên bị cá đâm, găm vào cổ họng, đau đớn la hét.

Quả báo phụ thân thì dữ dội hơn, bao tử bị xuất huyết nghiêm trọng, thậm chí còn nôn ra từng bụm máu to, nhiều lần được chở đi cấp cứu tại bệnh viện, ông uống thuốc quanh năm mà không khỏi, hơn nữa hay chóng mặt té ngã vì thiếu máu. Khi làm công việc xây dựng, ông thường bị thương phải khiêng về nhà, đúng là thiếu nợ máu phải đền máu.

Do vậy, từ khi còn nhỏ, ngày nào tôi cũng lo lắng không biết hôm nay ba tôi có được bình an về nhà hay không. Trong kinh “Thập thiện có nhắc đến ác báo sát sinh nói rằng: THÂN THƯỜNG BỆNH CÓ NHIỀU SỢ HÃI, những quả báo này đều nhất nhất hiển lộ, ĐÃ SÁT HẠI CHÚNG SINH THÌ LÀM SAO CÓ ĐƯỢC THÁNG NGÀY SỐNG YÊN ỔN?

Đại sư Ấn Quang có nói: tất cả chúng sinh khi bị giết tuy không thể nói, nhưng lòng oán hận tiết ra chất độc phủ đầy mình nó, nên người ăn vào chẳng khác nào dùng độc, không những hiện tại tăng sát nghiệp, còn chiêu tội ở tương lai, hiện đời cũng bị đa bịnh chết yểu, thật rất đáng thương và đáng tiếc.

Quả báo thê thảm nhất của ba tôi là vào ngày 30 tháng 12 năm 1992. Sáng sớm ba tôi đi chợ mua thức ăn về chuẩn bị cho bữa cơm đoàn viên, trên đường về nhà thì bất ngờ bị chóng mặt té, ngất xỉu, người và xe máy bị ngã xuống ruộng chồng lên nhau. Đầu và cột sống cổ của ông bị xuất huyết bên trong. Tính mạng nguy kịch. Bác sĩ nói phải mổ càng sớm càng tốt, nếu không sẽ rất nguy hiểm nhưng dù mổ thì cơ hội sống sót cũng rất ít, dù có cứu được mạng cũng phải có người chăm sóc lâu dài.

Khi đó, do bệnh viện nhỏ không thể thực hiện được những ca mổ lớn nên phải chuyển lên bệnh viện lớn, tuy nhiên do nghỉ Tết nên ngay cả thủ tục chuyển viện cũng khá rắc rối và phải mất ba bốn ngày mới chuyển đến bệnh viện lớn được. Từ mùng một Tết đến mùng 5 Tết, cả nhà nằm đón năm mới mà bụng dạ như kiến bò trên chảo lửa, cảm thấy vô cùng bất lực. Mới hiểu được câu tục ngữ: “Tết buồn! năm mới khó qua!” Nhưng lòng người ích kỷ, ĐÂU BAO GIỜ CHÚNG TA NHẬN RA NHỮNG CON VẬT NUÔI TRONG NHÀ CŨNG BỊ NỖI BUỒN NĂM MỚI KHÓ QUA! Gần tết, chúng ta bắt vật nuôi trong nhà, chúng sợ mạng mình không bảo toàn và mất đi thân quyến, chúng ta chưa bao giờ thương xót nghĩ cho chúng. Chúng ta chỉ muốn có bữa tiệc đoàn viên đầy vị ngon trên bàn. Lời xưa nói:

Ngàn vạn năm nay trong bát canh,
Oán sâu như biển, hận khó tan
Muốn biết thế gian sao binh biến?
Hãy nghe lò mổ lúc nửa đêm.

Máu thịt dầm dề cho là ngon
Một trường thống khổ oán nan phân
Đặt ta làm chúng mà suy nghĩ
Ai nỡ cầm dao mổ lấy thân?

Thấy cha lâm nguy vào ngày lễ tết, không có ai trợ giúp, lúc đó tôi chỉ biết cầu Bồ tát Quán Thế Âm phù hộ, không thể để cha ra đi như thế này, tôi sẵn sàng xả thọ mệnh cho cha, chỉ mong ông được sống thêm vài năm.

Lòng thành của tôi được cảm thông, qua mồng năm thân phụ được chuyển đến bệnh viện lớn, sau 2 tuần sơ cứu, cuối cùng tính mạng của ông cũng được bảo toàn, cả nhà thở phào nhẹ nhõm nhưng từ đó cuộc sống của ba tôi phải do gia đình lo liệu.

Mỗi ngày phải có ít nhất hai người chăm sóc, cả nhà bận bịu… nằm viện hơn nửa năm, cuối cùng ba tôi cũng được xuất viện, nhưng bị liệt nửa người. Phải có người nhà túc trực kề bên lo việc ăn uống tiểu tiện, từ lúc ông bị tai nạn xe cho đến khi qua đời, tổng cộng phải nằm tám năm trên giường bệnh. Đây là cộng nghiệp sát sinh!

Cho nên tổ sư khuyên người rằng: “Nếu không cẩn thận cứ sát sinh thì ngày 30 tháng Chạp đến, sẽ rất náo nhiệt.” Sẽ không thể múa hát, ca vũ nữa vì ngày 30 tháng chạp là thời điểm để tính sổ. Đúng là như thế!

Từ khi ba tôi bị tai nạn xe rồi, gia đình không còn thời gian để chăn nuôi gia cầm, cũng không còn sát sinh vật nuôi để tẩm bổ nữa. Đây gọi là trong họa có phúc, khiến cả nhà đình chỉ nghiệp sát.

Ba tôi trước vãng sinh ba năm, may mắn được biết pháp môn Tịnh độ, sau ba năm niệm Phật, ứng đúng theo lời Đại sư Ấn Quang nói: “Chỉ có niệm Phật mới có thể tiêu túc chướng, niệm chí thành có thể chuyển được tâm phàm.

Năm 2000 ba tội tội nặng được báo nhẹ, niệm Phật được vãng sinh. Đại sư Liên trì nói: Nhà không sát sinh thiện thần bảo vệ, tai họa tiêu trừ, thọ mạng được tăng, con cháu hiếu thảo, những điều cát tường bao phủ khó mà kể hết…”

SÁT SINH LÀ RỘNG TÍCH OÁN NGHIỆP, CHO DÙ NHIỀU ĐỜI TÍCH CHỨA PHÚC THỌ CŨNG SẼ DẦN BỊ HỦY DIỆT TIÊU TAN, NÊN MỖI KHI GẶP NĂM MỚI, LÀ NHỮNG NGÀY NHƯ LỄ TẾT, MỪNG SINH NHẬT, HAY TIỆC CƯỚI, KHAI TRƯƠNG KINH DOANH, YẾN TIỆC THÔI NÔI… THÌ NÊN PHÓNG SINH, KHÔNG NÊN TÀN SÁT SINH LINH, GIẾT HẠI LOÀI VẬT.

Phải biết Trời cao có đức hiếu sinh, những kẻ sống nghịch thiên đều bị diệt vong. Đây là sự thực không dối.


2. TÔI BỊ TRUY SÁT TRONG MỘNG

Chị ba tôi học được món hầm gà bổ dưỡng từ cha mẹ, nên chị thường hầm với thuốc Bắc, tôi vì công việc nên ở nhà anh rể (chồng chị ba). Do tôi háu ăn nên thường ăn rất nhiều.


Vào một ngày nghỉ lễ tháng 3 năm 1993, thời tiết se lạnh, ở nhà chị tôi rảnh nên tôi hỏi chị tôi sao hôm nay không hầm thịt thuốc bổ? Chị rất thương tôi nên trưa đó sang tiệm đối diện mua một con gà về hầm thuốc, nấu tới chiều.

Tối đó tôi vui vẻ ăn thịt gà cùng với chị, hai người ăn không hết, chị nói để mai dùng nồi cơm điện hâm lại.

Nào ngờ tối đó tôi mơ thấy ác mộng, bị một con gà to lớn truy sát. Nó bự như con đà điểu, thân gà đầu người, có bộ lông sặc sỡ. Nó chạy rất nhanh. Trong mộng, tôi vừa chạy vừa khóc vừa hét to kêu cứu… nhưng không ai cứu. Tôi chạy mồ hôi tuôn đầy, suýt nữa thì bị giết, tôi giật mình tỉnh dậy. Cả gối ướt đẫm nước mắt, tôi sợ chết khiếp.


Tôi nghĩ con gà hầm của chị tôi là gà bình thường, ai dè to khủng thế, trong mộng nó biến đổi đáng sợ làm sao! Sáng ra tôi đi làm mà không dám ăn gà. Tối về, chị hỏi sao không ăn hết con gà chị hầm mà đã đi làm?

Tôi kể tối qua bị con gà truy sát, nên sau này không dám ăn thịt gà nữa.

Nhưng lúc đó tôi chưa hiểu báo ứng nhân quả, vì vậy các món cá và thịt khác vẫn còn ăn rất say sưa.

Được một hai tháng, ác báo hiện tiền, một trưa nọ tôi chạy xe trên đường cao tốc, đang lái thì ngủ gật, từ trong làn nhanh, xe lạng qua lại, may mà phía sau không có xe nào chạy tới. Trong giây lát, toàn bộ chiếc xe lao ra ngoài, lúc đó cành cây ngoài hàng rào cản vướng làm chiếc xe bị trầy xước khiến tôi tỉnh ngủ vội đạp phanh.


Mặc dù người và xe còn nguyên vẹn, nhưng lòng quá hoảng sợ, tôi thường gặp ác mộng vào ban đêm, mơ thấy mình đang lái xe và ngủ quên, có lúc ngồi cho người khác chở, tôi lại ngủ quên và cũng cho là mình đang lái xe và xe sắp bay tông ra ngoài.


Tôi sợ hãi như thế liên tục một hai năm, nên không dám lái xe nữa, nhớ lại lúc đó có hai lý do khiến tôi không chết là: Bách thiện hiếu vi tiên, trăm thiện hiếu đứng đầu, nhờ vậy mà tôi gặp dữ hóa lành. Nhờ tôi có lòng hiếu, khi thân phụ nằm viện, tôi đã phát nguyện chăm sóc ông, nên trời thương không bắt tôi đi, nếu không thân phụ sẽ thiếu người chăm sóc. Hai, trước đó tôi có dự khóa cộng tu niệm Phật Di Đà hai tiếng, tuy không nghe kinh hiểu lý chi, nhưng tôi vẫn nhận được sự gia hộ của mười phương chư Phật Bồ tát, lúc đó trong xe còn treo tượng Bồ tát Quán Âm cho nên tôi cảm nhận cành cây ở ngoài hàng rào chính là nhành liễu của Bồ tát Quán Thế Âm đã cản xe đánh thức tôi dậy. Nếu không, tôi đang hôn mê nặng, tôi thường ngủ đến trời gầm cũng không tỉnh, thì âm thanh một nhánh cây quẹt xe nhỏ xíu làm sao có thể nghe thấy chứ?

Mới biết trong kinh có nói rằng: Người niệm Phật có hai mươi lăm vị đại bồ tát ngày đêm thủ hộ. Quả thật không dối! Sau khi học Phật, tôi mới biết sát sinh chiêu quả báo rất thảm!


Chị Ba tôi bị ác báo là trên thân có bướu, mổ cắt đi rồi mới biết lành tính, chị nằm viện hơn 1 tuần, lúc đó tôi vào viện chăm sóc cho chị, đây là báo ứng sát sinh ăn thịt chúng sinh. Bạn cho động vật một dao, bạn cũng nhận một dao.


3. BỎ ĂN THỊT, VẪN BỊ TRUY SÁT KHÔNG NGỪNG

Nhưng người ta đúng là hễ chưa thấy quan tài chưa đổ lệ.

Hơn nửa năm, các giáo huấn trước đây tôi quên hết, vì phải sang Mỹ du học, là học sinh nghèo nên tôi không kén chọn thức ăn được. Vì thịt đắt, cá cũng đắt, rẻ nhất là món đùi gà mà tôi vốn ưa thích. Một hộp có mười đùi, giá hơn hai đô la Mỹ thôi. Do tôi học được từ món hầm của chị tôi. Ở Mỹ cũng có lò nướng, thỉnh thoảng nướng đùi gà, mỗi tuần tôi ăn một hộp, có khi hai hộp (cũng phát cho bạn cùng phòng và ba người bạn cùng phòng). Tất cả đều được mua trong siêu thị. Vì vậy, tôi không phạm bốn điều cấm không cho ăn, nhưng sau khi ăn đùi gà liên tục trong hai năm rưỡi, tôi đã cùng loài gà kết oán thâm sâu.


Không phải là không báo, mà thời chưa tới. Một tháng trước khi tốt nghiệp thạc sĩ, tôi lại gặp một cơn ác mộng khác vào ban đêm, giống như giấc mơ năm 1993, tôi bị một con gà cao lớn, mang thân gà và đầu người, màu lông sặc sỡ đuổi theo truy sát. Tôi chạy rất nhanh. Trong mơ, tôi vừa chạy vừa khóc, vừa kêu cứu! Tôi tỉnh dậy hoàn toàn yếu ớt, thầm nghĩ mình tiêu rồi!
Lại bất ngờ có chuyện nữa. Lúc đó, tôi đi học Phật và tụng một hai lần kinh Vô Lượng Thọ.
Các đồng tu đề nghị tôi ăn chay để tôi có thể sống sót an toàn.


Vì vậy, tôi ăn chay trường vào cuối năm 1995. Sau khi học Phật pháp, tôi thực sự rất biết ơn Bồ tát gà đã cảnh tỉnh tôi từ bỏ ăn thịt. Nếu không, tôi lại cứ ăn thịt chúng sinh, chắc chắn là xui xẻo liên miên, đến lúc các báo gộp lại hành thì tôi có thể chết! hơn nữa còn phải xuống địa ngục để thọ báo. Kinh Phật nói: “Ăn nửa cân trả lại tám lạng.”

Thật đáng sợ! sát sinh và ăn thịt loài vật quả báo là phải vào ác đạo. Muốn rõ chi tiết xin xem Phật thuyết Địa Ngục kinh”và“ kinh Địa Tạng.


4. NIỆM PHẬT TỘI NẶNG ĐƯỢC BÁO NHẸ

Năm 1996, tôi bắt đầu nghe kinh thính pháp, niệm Phật, phóng sinh. Nên chuyển được ác báo.

Thời gian cuối cấp học, miệng tôi thường xuyên mưng mủ và xuất hiện nhiều lỗ thủng, lần này nặng nhất là năm 2007. Miệng lở loét nhiều chỗ, có nơi khoảng chục lỗ. Tôi đã thử dùng rất nhiều loại thuốc, thảy đều không có kết quả, bạn bè cũng giới thiệu nhiều loại thuốc hay, nói xài ba ngày là khỏi, nhưng kéo dài hơn một tháng vẫn không lành. Và lỗ loét càng ngày càng to, ăn vào khổ không tả được, hơn nưa lở đến yết hầu, càng gây khó khăn thống khổ cho việc ăn uống.


Tôi đi dự Phật thất, ngày thứ ba chí thành sám hối nghiệp chướng, cầu xin chư Phật, Bồ tát cho tôi biết vì sao bị lở loét mãi không lành?

Tối đó con nằm mơ thấy lúc mẹ giết con gà, cầm dao cứa cổ nó, thì tôi phụ đem cái bát nhỏ tới và giữ chặt chân gà, hóa ra do bản thân tôi tham ăn, không có lòng từ. Phạm vào điều thấy giết cứ ăn, nghe giết cứ ăn…

Sáng hôm sau tôi thành tâm sám hối với các vị bồ tát gà và hồi hướng công đức niệm Phật cho họ, không ngờ sáng hôm sau thức dậy thì cả chục cái lỗ lở loét to lớn toàn bộ đều lành, không lưu một vết sẹo nào cả.
Lúc này tôi mới nhận ra nghiệp lực rất đáng sợ, đến không tung đi không tích, càng tin công đức niệm danh Phật A Di Đà thật không thể nghĩ tưởng, Phật A Di Đà là vị đại y vương có thể chữa được mọi bệnh.

Ôi cả đời nghiệp chướng sát sinh nặng, ngoài ăn gà và hải sản ra, những thứ tôi ăn đều não hại các loại chúng sinh rất nhiều. Tính ra 30 năm ăn thịt, đã nuốt hơn 100 loại, mỗi loại hơn chục nghìn con. Tôi cũng học Khoa Kỹ thuật Hóa học và đã làm các thí nghiệm hóa học trong 14 năm, sử dụng hóa chất để đầu độc các sinh vật vô biên, nào là vi khuẩn, vi sinh vật và các sinh vật vô hình, đồng thời cũng gây ô nhiễm nguồn nước và ô nhiễm không khí. Vì nghiệp sát sinh nặng nên lòng ít từ bi, hay bịnh hay đau yếu.


5. PHÓNG SINH TIÊU TỘI TĂNG TRƯỞNG TÂM TỪ BI

Sau khi học Phật pháp, tôi biết được rằng phóng sinh có những lợi ích thù thắng, chẳng hạn như thân thể khang kiện, kéo dài tuổi thọ, thay đổi vận mệnh xấu v.v. vì vậy tôi cũng học cách phóng sinh. Thời gian đầu phóng sinh rất miễn cưỡng, đa số là góp chút ít tiền để phóng sinh hoặc cùng cộng đồng chứ ít khi chủ động phóng sinh.

Mãi cho đến năm 2005 có một lần nghe kinh, Sư Phụ giảng: “Chúng ta phải phóng sinh nhiều hơn nữa để chuộc tội.” Vì vậy, tôi đã rất tích cực phóng sinh trong hơn một tháng. Tự tay mua cá và phóng sinh. Khơi nguồn cho niệm từ bi bộc phát.

Lúc đó ở Mỹ phóng sinh rất khó nên tôi đến cửa hàng thú cưng mua cá nhỏ về thả, khi bắt đầu thả thì cũng gặp đủ loại trở ngại, khi tôi mua thì nhân viên nói rằng: Tôi không bán nó!


Thuở giờ tôi chưa gặp chuyện có cá mà không bán, đành đi đến một tiệm thú cưng vùng xa.
Và tiệm thứ hai này nói rằng chỉ có thể mua được giới hạn bao nhiêu con, mấy trăm con thì không bán…Tôi đến tiệm thứ ba mất hơn nửa tiếng đồng hồ, cuối cùng tiệm này vẫn không bán. Còn hỏi chúng tôi ao cá nhà lớn cỡ nào và họ chỉ bán cho được vài trăm con.

Cuối cùng, tôi phải mua dế, nhưng chỉ có vài chục con dế.


Nhân viên bán hàng còn hỏi, mua dế làm gì, đồng tu của tôi phản ứng nhanh, đáp: “Đặt trên bãi cỏ nghe dế hót.” Nhờ vậy mới mua được suôn sẻ.

Sau đó, tôi mới nhận ra rằng nghiệp chướng của mình quá nặng, thậm chí không dễ dàng gì mà phóng sinh để chuộc tội.

May mắn thay, lúc đó tôi là người có nghị lực, không ngại gian khổ, tôi chỉ muốn phóng sinh, các bạn đồng tu rất ủng hộ. Cuối cùng, tôi phải chạy xe hơn một tiếng đồng hồ đến chợ đầu mối để mua, rồi chạy xe hơn một tiếng đồng hồ đến hồ để phóng sinh, quy y cho lũ cá nhỏ , vừa thuyết khuyên chúng niệm Phật. Sau khi phóng sinh, tôi ngắm những chú cá nhỏ bơi lội vui vẻ, khi chúng tôi chuẩn bị rời đi, và nói tạm biệt chúng, chúng bèn bơi đến lại bờ và nhiễu quanh chúng tôi, tôi mới nhận ra rằng bọn chúng đều có linh tính nên tâm từ bi phát sinh. Chúng sinh vốn đồng thể tánh, do nghiệp lực mà mang hình dáng sai khác thôi.


Từ đó về sau tôi không còn ý muốn làm hại bất cứ loài vật nhỏ nhoi nào, mới hiểu PHÓNG SINH CHÍNH LÀ BUÔNG BỎ Ý NIỆM TÀN NHẪN ÁC ĐỘC TRONG TÂM, LÀ NUÔI DƯƠNG TÂM TỪ BI.


Nhờ tích cực phóng sinh hơn một tháng, đã chiêu cảm ứng không thể nghĩ lường là tôi bất ngờ khỏi cảnh tai nạn xe cộ thảm thương. Trong cuốn “Tán thán phóng sinh” có câu: “Ông muốn kéo dài tuổi thọ, hãy nghe lời ta, trong mọi việc phải tự kiểm tu sửa bản thân, muốn kéo dài tuổi thọ thì cần phải phóng sinh. Đây là lý tuần hoàn. Nếu Vật sắp chết được ông cứu thì khi ông suýt chết có trời cứu. Không có cách nào hay hơn là dứt sát, phóng sinh. ”Bồ tát Di Lặc nói:“

Khuyên anh nên phóng sinh,
Cuối cùng được trường thọ,
Nếu phát tâm Bồ đề
Gặp nạn lớn trời cứu.


Mới biết trời có đức hiếu sinh, nhân sinh khởi tâm từ, cùng thiên tâm tương ưng, tất nhiên được trờ phù hộ thoát nạn.

Ở đây, tôi chí thành sám hối hướng về những chúng sinh mình đã ăn trong vô lượng kiếp đến nay, cũng xin sám hối với tất cả những chúng sinh mà ba mẹ tôi đã giết, đã nuôi, đã ăn đã não hại…


Tôi xin khuyên mọi người không nên sát sinh, không nên ăn thịt chúng sinh, không phải không báo mà là thời khắc chưa đến, khi thời khắc đến quý vị sẽ bị báo đầy đủ, đến lúc đó hối hận cũng không kịp.


Xin nguyện đem tất cả công đức này chí thành hồi hướng cho tất cả chúng sinh trong Pháp giới và tất cả chúng sinh bị giết, bị thương và bị ăn thịt, cầu tất cả chúng sinh sớm ly khổ đắc lạc, được vãng sinh tịnh độ, viên thành vô thượng Bồ đề.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/12/2010(Xem: 24463)
Văn hóa như hơi thở của sự sống. Chính vì vậy mà qua bao thăng trầm nghiệt ngã của lịch sử, Đạo Phật như một sức sống văn hóa ấy vẫn còn đó, như một sinh chất nuôi dưỡng nếp sống tâm linh cho con người.
10/12/2010(Xem: 9438)
Hoà Thượng thế danh Diệp Quang Tiền, pháp danh Tâm Khai, tự Thiện Giác, hiệu Trí Ấn Nhật Liên. Ngài sanh ngày 13 tháng 10 năm Quý Hợi (1923) tại thôn Xuân Yên, xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, trong một gia đình thâm tín Phật Giáo. Thân phụ là cụ Diệp Chí Hoan; thân mẫu là cụ bà Phan Thị Đường. Hai cụ sinh hạ được 5 người con : 4 nam, 1 nữ - Ngài là con thứ trong gia đình, sau anh trưởng là Thầy Diệp Tôn (Thích Thiện Liên). Năm lên 6 tuổi (1928) gia đình Ngài dời về thôn Diên Sanh, xã Hải Thọ, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Thân sinh Ngài đã rước thầy Đồ Nho danh tiếng về nhà để dạy chữ Hán cho hai con. Hai anh em Ngài thường được cụ Đồ khen là thông minh, hứa hẹn một tương lai tốt đẹp. Năm lên 10 tuổi (1932), Ngài theo học Việt Văn tại thôn Diên Sanh.
16/11/2010(Xem: 11059)
“Nam Kha nhất mộng đoạn, Tây Vức cửu liên khai, phiên thân quy Tịnh Độ, hiệp chưởng lễ Như Lai
30/10/2010(Xem: 3615)
Tiểu sử cho biết rằng, vào năm 1542 sau khi dâng sớ lên vương triều Mạc đòi chém 18 kẻ lộng thần, nhưng không được vua Mạc bấy giờ là Mạc Phúc Hải chấp thuận. Nguyễn Bỉnh Khiêm liền cáo quan về lại quê quán ở làng Trung Am. Nay là huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng. Dù thất bại ở triều đình không thực hiện được hoài bão như dự tính lúc ban đầu: Dân giai thức mục quan tân chính
30/10/2010(Xem: 5323)
Như tôi cũng đã thưa rồi, hiếm ai dành nhiều thời gian để nhớ về mẹ như tôi. Chuyện gì buồn vui cũng là cái cớ để tôi nhớ về mẹ bằng tất cả tim óc. Tôi đã nhớ mẹ qua bất cứ hình ảnh nào của các bậc cha mẹ trong đời mà tôi quen biết, trong giao thiệp hay chỉ nhìn thấy trên phim ảnh sách báo... Có điều là không ít hình ảnh trong số đó cứ khiến tôi đau đáu một nỗi riêng không chịu thấu: 1. Họ là những bậc cha mẹ với tuổi đời chưa bao nhiêu nhưng đã bắt đầu quên mất tuổi trẻ của mình cho đứa con đầu lòng. Một tuổi trẻ tất bật áo cơm, không có rong chơi, không có ngơi nghỉ, không có thời gian riêng tư, dẹp luôn những không gian độc lập để sống như mình vẫn ao ước thời chớm lớn. Họ Mất hết cho cái mà họ cho là Được – đó chính là đứa con! Nhìn họ tôi nhớ mẹ!
28/10/2010(Xem: 3238)
ù bây giờ đã qua hết những ngày tất tả ngược xuôi lo chạy gạo bữa đói bữa no, lăn lóc chợ trời nhục nhã ê chề tấm thân; những ngày dầm mưa dãi nắng lặn lội đi thăm nuôi nhưng những kỷ niệm buồn sâu thẳm vẫn còn đậm nét trong lòng tôi mãi mãi mỗi độ tháng tư về. Sau khi hai đứa con ra đi được hai ngày, tôi được tin chuyến tàu bị bể. Tôi vừa bàng hoàng vừa cầu xin đó không phải là sự thật, nếu quả đúng như vậy liệu tôi có còn đủ sức chịu đựng hay không vì chồng tôi đang còn ở trong trại cải tạo. Nóng ruột quá, tôi bèn rủ một em học trò cũ lên nhà bà chủ tàu để dò hỏi tin tức. Khi đi thì hăng hái như vậy nhưng gần đến ngõ rẽ đi vào nhà, tôi không còn can đảm tiếp tục bước nữa. Tôi ngồi lại một mình dưới gốc cây vừa niệm Phật vừa cầu xin, mắt không rời theo dõi vào con ngõ sâu hun hút đó. Càng chờ ruột gan càng nóng như lửa đốt, không chịu nổi nữa tôi đi liều vào. Vừa đến nơi hai chân tôi đã muốn khuỵu xuống, một bầu không khí im lặng nặng nề, hai người ngồi như 2 pho tượng; sau đó em h
21/10/2010(Xem: 10512)
Bướm bay vườn cải hoa vàng , Hôm nay chúng ta cùng đọc với nhau bài Bướm bay vườn cải hoa vàng. Bài này được sáng tác trước bài trường ca Avril vào khoảng năm tháng. Viết vào đầu tháng chạp năm 1963. Trong bài Bướm bay vườn cải hoa vàng chúng ta thấy lại bông hoa của thi sĩ Quách Thoại một cách rất rõ ràng. Đứng yên ngoài hàng dậu Em mỉm nụ nhiệm mầu Lặng nhìn em kinh ngạc Vừa thoáng nghe em hát Lời ca em thiên thâu
17/10/2010(Xem: 3728)
Tây Du Ký tiêu biểu cho tiểu thuyết chương hồi bình dân Trung Quốc, có ảnh hưởng sâu sắc đến sinh hoạt xã hội các dân tộc Á Châu. Không những nó đã có mặt từ lâu trong khu vực văn hóa chữ Hán (Trung, Đài, Hàn, Việt, Nhật) mà từ cuối thế kỷ 19, qua các bản tuồng các gánh hát lưu diễn và văn dịch, Tây Du Ký (TDK) đã theo ngọn gió mùa và quang thúng Hoa Kiều đến Thái, Mã Lai, In-đô-nê-xia và các nơi khác trên thế giới. Âu Mỹ cũng đánh giá cao TDK, bằng cớ là Pháp đã cho in bản dịch TDK Le Pèlerin vers l’Ouest trong tuyển tập Pléiade trên giấy quyến và học giả A. Waley đã dịch TDK ra Anh ngữ từ lâu ( Monkey, by Wu Ch’Êng-Ên, Allen & Unwin, London, 1942). Ngoài ra, việc so sánh Tây Du Ký2 và tác phẩm Tây Phương The Pilgrim’s Progress (Thiên Lộ Lịch Trình) cũng là một đề tài thú vị cho người nghiên cứu văn học đối chiếu.
08/10/2010(Xem: 15107)
Phật nói : Lấy Tâm làm Tông, lấy không cửa làm cửa Pháp. Đã không cửa làm sao đi qua ? Há chẳng nghe nói : “Từ cửa vào không phải là đồ quý trong nhà. Do duyên mà được, trước thì thành, sau thì hoại.” Nói như thế giống như không gió mà dậy sóng, khoét thịt lành làm thành vết thương. Huống hồ, chấp vào câu nói để tìm giải thích như khua gậy đánh trăng, gãi chân ngứa ngoài da giầy, có ăn nhằm gì ? Mùa hạ năm Thiệu Định, Mậu Tý, tại chùa Long Tường huyện Đông Gia, Huệ Khai là Thủ Chúng nhân chư tăng thỉnh ích bèn lấy công án của người xưa làm viên ngói gõ cửa, tùy cơ chỉ dẫn người học. Thoạt tiên không xếp đặt trước sau, cộng được 48 tắc gọi chung là “Cửa không cửa”. Nếu là kẻ dõng mãnh, không kể nguy vong, một dao vào thẳng, Na Tra tám tay giữ không được. Tây Thiên bốn bẩy (4x7=28) vị, Đông Độ hai ba (2x3=6) vị chỉ đành ngóng gió xin tha mạng. Nếu còn chần chờ thì giống như nhìn người cưỡi ngựa sau song cửa, chớp mắt đã vượt qua.
08/10/2010(Xem: 3484)
Tiểu sử chép: “Năm 19 tuổi Chân Nguyên đọc quyển Thực Lục sự tích Trúc Lâm đệ tam tổ Huyền Quang,chợt tỉnh ngộ mà nói rằng, đến như cổ nhân ngày xưa, dọc ngang lừng lẫy mà còn chán sự công danh, huống gì mình chỉ là một anh học trò”. Bèn phát nguyện đi tu. Thế là cũng như Thiền sư Huyền Quang, Chân Nguyên cũng leo lên núi Yên Tử để thực hiện chí nguyện xuất gia học đạo của mình. Và cũng giống như Huyền Quang, Chân Nguyên cũng đã viết Thiền tịch phú khi Chân Nguyên còn đang làm trụ trì tại chùa Long Động trên núi Yên Tử.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]