Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nguyên Giác trong Thiền Tập với Pháp Ấn

19/02/202306:11(Xem: 4303)
Nguyên Giác trong Thiền Tập với Pháp Ấn

cu si nguyen giac

Nguyên Giác
trong Thiền Tập với Pháp Ấn


            Sách Thiền Tập với Pháp Ấn dày 460 trang gồm 27 chương do Ananda Viet Foundation ở California vừa xuất bản mà tác giả gửi biếu tôi bản đầu tiên. Đây là cuốn sách thứ bảy biên khảo về Thiền của cư sĩ Nguyên Giác. Có thể kiếp trước tôi và Nguyên Giác là bạn vong niên đồng tu cho nên tôi đã dành nhiều thời giờ giới thiệu nhiều sách của ông. Thế nhưng nhìn cuốn sách dày cộm này tôi thấy sợ. Ở tuổi già 81 như tôi, rất nhiều bạn bè đã ra đi, một số còn đó nhưng sống ở viện dưỡng lão, hoặc ngồi xe lăn, hoặc nằm như bất động trên giường bệnh, từng giây từng phút đối phó với sự đau đớn, dằn vặt, tiếc thương. Một số còn khỏe thì cố mà đi du lịch kẻo mai không đi được nữa. Một số giết thì giờ bằng cách nghe nhạc, thưởng thức các chương trình văn nghệ, giải trí v.v… và đầu óc chẳng còn dư để nghĩ đến sách vở nhất là sách Thiền. Còn tôi, may mắn ngoài thuốc trị áp huyết, chưa thấy đổ bệnh gì. May mà đầu óc vẫn còn minh mẫn, thể xác cỏn khỏe, yêu đời, chẳng ham du lịch, chẳng ham thú giải trí mà chỉ thích quét sân, làm vườn, viết về Phật pháp và đọc sách Phật.

            Thời buổi bây giờ bỏ ra cả tuần lễ, có khi nửa tháng để đọc một tác phẩm dày gần 500 trang, suy nghĩ rồi trích dẫn viết ra, chẳng được đồng bạc nào…có lẽ ở tuổi già như tôi thật hiếm hoi. Nói như thế chẳng phải để than van nhưng là để thấy mình còn may mắn. Nguyên Giác trích dẫn lời Phật, “Trong Kinh AN 5.26, Đức Phật nói người sống không phóng dật và nhiệt tâm có thể đi đến đoạn diệt hoàn toàn qua một trong năm giải thoát xứ: (a) nghe pháp, (b) thuyết pháp, (c) tụng đọc pháp, (d) tư duy và khảo sát về pháp.” Vậy thì đọc và giới thiệu sách hay viết về Phật pháp của một người khác là phước báu chứ không phải là một món nợ hay nghiệp phải trả. Phước báu là trong khi đọc mình có dịp học hỏi thêm, củng cố niềm tin và góp phần vào việc hoằng pháp, cúng dường chư Phật.

            Tuy nhiên, tôi chỉ có thể giới thiệu một số chương vì nếu viết ra hết, bài điểm sách có thể trở thành một cuốn sách nhỏ, dài quá khiến người đọc chán ngán. Vậy tôi xin bắt đầu:

1) BÀI KINH ĐẦU TIÊN: LÒNG BIẾT ƠN

            Trong chương này, tác giả viết, “Một câu hỏi có thể nêu lên: Đức Phật sau khi thành tựu Chánh Đẳng Chánh Giác, Ngài dạy bài kinh nào đầu tiên? Câu trả lời theo sử Phật Giáo, đó là bài Kinh Vô Ngôn, nội dung bài kinh là lòng biết ơn. Lúc đó, Đức Phật đã bày tỏ lòng biết ơn cây Bồ Đề (Pippala), nơi Ngài ngồi dưới cội cây và được che mưa nắng nhiều tuần lễ cho tới khi thành tựu Chánh Đẳng Chánh Giác.” Sau đó tác giả đưa nhận xét, “biết ơn là một phẩm tính tự nhiên của bậc trí tuệ trên đường tu hạnh bậc thánh.” Theo như luận giải này thì kẻ không có trí tuệ thường vô ơn hoặc cho rằng mình cao cả, trưởng thượng, thánh thiện cho nên người ta phải phục vụ mình, đó là bổn phận, chẳng ân huệ gì hết.

2) NIÊM HOA VI TIẾU: MÙA XUÂN TRONG KINH PALI

            Tác giả y cứ kinh điển để nói rằng, “Tích Niêm Hoa Vi Tiếu kể rằng một hôm trên núi Linh Thứu, Đức Thế Tôn lặng lẽ đưa lên một cành hoa. Đại chúng ngơ ngác không hiểu, duy ngài Ma Ha Ca Diếp mỉm cười. Đức Phật nói: ‘Ta có Chánh pháp vô thượng, Niết bàn diệu tâm, thật tướng vô tướng, pháp môn vi diệu, bất lập văn tự, truyền ngoài giáo pháp, nay trao cho Ca Diếp.’ Tích này không được ghi trong các Kinh Phật thuộc Tạng Pali và Tạng A Hàm, có thể vì vài thế kỷ sau mới có văn tự để viết và lúc đó không ai còn nhớ và cũng có thể quý ngài đời sau nghĩ ra tích này để giải thích một số điểm cốt tủy trong Phật pháp và cũng để làm chỗ y cứ cho Thiền Tông. “

            Theo tôi nghĩ, cho dù tích “Niêm Hoa Vi Tiếu” không có thật đi nữa thì Thiền Tông vẫn là một tông phái “đốn ngộ” và “trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật”, đạt được “tâm giải thoát bất động” ngay trong hiện tại, trước mắt mà không cần phải đợi tới năm hay bảy năm như lời Đức Phật nói với du sĩ Nigrodha (Trường Bộ Kinh DN 25, Kinh Ưu-đàm-bà-la sư tử hống, bản dịch của Hòa Thượng Thích Minh Châu) mà theo tác giải, tâm giải thoát bất động này Thiền Tông gọi là “Niết Bàn Diệu Tâm”. Vậy thì Thiền Tông, theo như nhận xét của Đại Sư Suzuki trong Thiền Luận thì các thiền sư đã nhảy ngay vào chỗ chứng đắc của chư Phật. Thế nhưng tu Thiền không dễ, hãy lắng nghe lời Phật dạy, “Nếu vị ấy thực hành đúng như điều đã dạy, vị ấy sẽ tự biết mình và chứng ngộ ngay trong hiện tại, phạm hạnh và mục tiêu vô thượng, mà vì lý tưởng này các thiện nam tử từ bỏ gia đình, xuất gia tu đạo, vị ấy chỉ cần có bảy ngày.

3) THẦY THÍCH MINH CHÂU với BẤT LẬP VĂN TỰ

            Trong chương này tác giả ca ngợi công đức vô lượng của HT. Thích Minh Châu-Viện Trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh (*), “Trong Kinh AN 5.26, Đức Phật nói người sống không phóng dật và nhiệt tâm có thể đi đến đoạn diệt hoàn toàn qua một trong năm giải thoát xứ: (a) nghe pháp, (b) thuyết pháp, (c) tụng đọc pháp, (d) tư duy và khảo sát về pháp (bản dịch Bodhi: ponders, examines, and mentally inspects the Dhamma), (e) khéo nắm giữ một định tướng, khéo tác ý, khéo thọ trì, khéo thông đạt với trí tuệ (has grasped well a certain object of concentration, attended to it well, sustained it well, and penetrated it well with wisdom). (1) Như thế, ngồi dịch Kinh nhiều thập niên như Thầy, là dễ dàng đi qua bốn cửa giải thoát đầu trong Kinh trên, vì dịch Kinh là nghe pháp, là thuyết pháp, là tụng đọc pháp, là tư duy và khảo sát về pháp. Khi Thầy đã qua được bốn cửa giải thoát nêu trên, là đã lìa khỏi các phân loại của chúng sinh. Thì có gọi Thầy bằng chữ nào như học giả, dịch giả, pháp sư, thiền sư cũng không thích nghi.”

            Một số người thường nói rằng Thầy Thích Minh Châu đã phủ nhận tư tưởng Đại Thừa, xem như của các vị sư Trung Hoa hậu tác. “quan điểm của một số học giả Pàli cho rằng những gì ngoài ba Tạng Pàli là ngụy tạo, vừa nguy hiểm, vừa nông nổi nếu không phải là lạc hậu. Nguy hiểm vì tự mình phủ nhận những cố gắng trung thành với đạo Phật nguyên thủy của các nhà luận sư, như chúng ta đã thấy quá rõ ràng trong tập sách này. Nguy hiểm hơn nữa là chúng ta phủ nhận luôn những tinh hoa đạo Phật nguyên thủy do chính các nhà luận sư khai thác và diễn đạt. Nông nổi và lạc hậu, vì ngày nay các nhà học giả Phật giáo phần lớn đều chấp nhận một số tư tưởng Đại thừa là những tư tưởng của đạo Phật nguyên thủy và xác nhận chính trong tam tạng Pàli, được kiết tập trong một thời gian một vài thế kỷ, lẽ dĩ nhiên phải có những đoạn phi nguyên thủy xen kẽ vào. Nếu có nhà học giả nào chịu khó so sánh bốn tập A Hàm (Trung Hoa) với các tập Pàli Nikàya tương đương, các vị ấy sẽ thấy có nhiều đoạn văn A Hàm Trung Hoa lại nguyên thủy hơn các đoạn văn Pàli.”

            Trong cuốn sách “Trước Sự Nô Lệ của Con Người: Con Đường Thử Thách của Văn Hóa Việt Nam” của thầy Thích Minh Châu có lẽ xuất bản năm 1968, “lại ưa thích trích dẫn Kinh Kim Cương, Kinh Pháp Hoa, Kinh Lăng Già, Tư tưởng Bất Nhị, Tư tưởng Bát Nhã, Tư tưởng Phật Tính, Bồ Tát Hóa Thân, Đức Di Lặc, Lục Tổ Huệ Năng, Tam Tổ Tăng Xán, Ngài Long Thọ… Và rồi tận cùng Thầy Thích Minh Châu đã viết với văn phong Lâm Tế rằng, “Phật giáo chỉ là Phật giáo khi Phật giáo vượt qua chính cơ cấu ngôn ngữ và biểu tượng của Phật giáo…” Nghĩa là, Thầy Thích Minh Châu đang lặng lẽ truyền pháp của Thiền Tông bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền…” Ngoài ra còn rất nhiều chi tiết rất thú vị về HT. Thích Minh Châu mà phải có sách đọc mới nói hết được.

4) THIỀN TỈNH THỨC VỚI VÔ NGÃ

                Trước trào lưu Thiền Tỉnh Thức (Mindfulness Meditation) được dạy tràn lan ở khắp mọi nơi, “dạy ở bệnh viện để giúp bệnh nhân giảm đau, ở trường học để học sinh nhạy bén hơn, ở nhà tù để tù nhân giảm thói quen bạo lực, ở quân trường để chiến binh bình tỉnh đối phó các tình huống nguy hiểm…Thiền pháp tỉnh thức đã trở thành một nguồn kinh doanh lớn, nơi đó dạy cách ăn chậm sao cho thưởng thức vị ngon hơn, dạy cách nghe nhạc sao cho nghe hay hơn, dạy cách giao tiếp với người trong gia đình sao cho yêu thương tha thiết hơn, dạy trong các nhà thờ sao cho dễ tiếp nhận “ý Chúa” để vâng phục trọn lành…”

            Tác giả đặt câu hỏi bây giờ là, chúng ta khi dạy Thiền pháp tỉnh thức, nên nói gì và dạy gì để Phật tử thấy đây là Thiền nhà Phật và để phân biệt với các phương pháp Thiền tỉnh thức đang dạy trong nhà thờ, trong bệnh viện, trong quân trường… và sẽ cho thấy Thiền tỉnh thức của nhà Phật hiệu quả hơn, và không bao giờ đi lạc sang ngã rẽ khác của đạo khác hay đời thường. Muốn thế, theo tác giả, phải dạy về Lý duyên khởi (Dependent arising, Dependent origination) tức vạn vật không hề tự nó sinh ra không thể  do ai đó hóa phép mà sinh ra, mà do sự cấu thành của nhiều nhân duyên/yếu tố. Các thiền sư phái Tào Động gọi Lý Duyên Khởi là Không là Tự Tánh.  Theo tác giả, hiểu Lý duyên khởi thâm sâu, chúng ta sẽ không còn tự than thân trách phận hay cầu nguyện một Đấng Thượng Đế nào nữa hết, mà sẽ tự biết phải gìn giữ giới luật và tu dưỡng phước đức để từ từ giải nghiệp.

5) KHI ĐỨC PHẬT DẠY THIỀN

            Trước sự phát triển đến hỗn loạn của Thiền Chánh Niệm, tác giả chú ý tới một bài viết của BBC có nhan đề, “Thiền định chánh niệm có thể khiến con người xấu tính đi?” khiến phải chữa trị bằng một loại thiền nữa gọi là “Thiền tâm từ (Metta meditation)” Cũng mới đây, lại có bài viết ngày 22/8/2022 của Tiến sĩ Terri Apter trên tạp chí Psychology Today có nhan đề “Can Mindfulness Be Bad for Teens?” tức Thiền chánh niệm có thể bất lợi đối với trẻ em vị thành niên? Tác giả đã đưa ra phương thức chữa trị đó là thiền của Phật hay thiền của các thiền sư đó là:

-Phải giữ giới trước tiên. Phải có giới mới sanh định huệ. Vào Thiền Đường Chánh Niệm xong rồi đi ăn nhậu, tối vào quán bar, coi phim bạo động, bỏ cả trăm đô-la mua vé vào xem các trận football la hét ỏm tỏi, rồi vào facebook hay twitter bỉnh phẩm lung tung…còn thấy yêu-ghét…thì có thiền thêm vài chục năm nữa thì vẫn khổ đau và trôi lăn trong vòng sinh tử luân hồi.

-Phải có chánh kiến (trong Bát Chánh Đạo). Nếu không có chánh kiến thì sẽ lạc vào tà kiến. Theo tôi nghĩ, muốn có Chánh Kiến phải có trí tuệ. Không trí tuệ, không nghiền ngẫm xâu xa thì không thể có Chánh Kiến. Tác giả nhắc nhở rằng “Cũng không chắc người tu đã có đủ giới và chánh kiến, như lời Phật dạy trong Kinh SN 47.3”

-Phải có tín tâm, phải thực hiện hạnh bố thí.

            - Nên nhớ rằng Thiền Tứ niệm xứ oai lực vô cùng tận và cũng thích hợp cho cả cư sĩ, không riêng            cho các vị xuất gia. Kinh SN 47.29 kể rằng cư sĩ Sirivaḍḍha đắc quả Bất Lai (A Na Hàm)        nhờ thiền quán             Thân bất tịnh. Thọ thị khổ, Tâm vô thường và Pháp vô ngã.

            -Ngoài ra hành giả có thể tập Thiền Vô Tướng.

 6) THIỀN TẬP VỚI PHÁP ẤN

                        Tác giả nói rằng con người ta thường tin vào phép mầu, bùa phép. Các chuyện cổ hay thần thoại đểu toàn là phù phép, thậm chí vào cả nghĩa địa để cầu cơ. Thế nhưng theo Đức Phật, “Phép lạ lớn nhất         chính là giáo hóa thần thông. Tức là đưa Chánh Pháp tới nhiều người hơn, làm sáng tỏ giáo lý hơn, tức    là chúng ta phải tự rèn luyện để có trí tuệ và sức thuyết phục lớn. Đó mới là phép lạ lớn nhất. Nếu nhận          ra một trong tứ Pháp Ấn là Vô Thường, vạn pháp không có tự tánh, tất cả các pháp đều đang chuyển           biến, chảy xiết, không có cái gì gọi được là cái gì. Thấy được như thế, sẽ không rơi vào các tôn giáo     khác, vì sẽ không tin vào thuyết cứu rỗi, sẽ không tin vào thuyết phục sinh, cũng không tin vào thuyết    hồn xác lên trời.”

                        Tác giả nói rằng hãy nhìn vào thân và tâm này sẽ thấy pháp ấn nơi đây. “Trong ba thập niên             sống với nghề làm báo giữa nơi sóng gió nhất của người Việt hải ngoại, người viết nhận thấy những             cuộc tranh luận dễ dàng làm mất bạn, trong khi hầu hết trường hợp là không cần thiết như thế.” Tác giả   trích dẫn , “Có một Kinh rất đặc biệt, nói rằng dù bạn chưa đắc quả gì hết, nhưng nếu thường trực sống             trong sơ Thiền, khi mãn tuổi thọ, là sinh thiên rồi vào Niết Bàn.” Rồi từ sơ Thiền, nghe thuyết pháp (hay             đọc Kinh), có thể giải thoát. Rồi có thể kinh hành (đi bộ) để vào sơ thiền. Rồi nếu bỏ hết năm điều sau     đây có thể vào sơ Thiền như: Ưa thích chùa lớn nhà cao, ưa thích niềm vui gia đình, ưa thích lợi dưỡng          bạc tiền, ưa lời khen ngợi tung hô, thấy pháp hay là giấu biệt.” Khi vào sơ Thiền, thì ngôn ngữ sẽ tịch lặng, trong tâm không thấy chữ nào hiện lên. Nhiều người đã có thể vào sơ Thiền, nhưng không biết        rằng đó là sơ Thiền. Kinh AN 5.28 kể rất chi tiết về cảm giác toàn thân hỷ lạc khi đắc sơ Thiền.

7) NIỆM THÂN: NHỠ KHÔNG THẤY BẤT TỊNH

                                Niệm thân bất tịnh là một thiền pháp do Đức Phật dạy trong nhiều kinh. Niệm thân bất tịnh có     oai lực       lớn, từ từ sẽ dẫn tới xa lìa ái dục và rồi giải thoát. Tuy nhiên, một câu hỏi có thể nêu ra: nhỡ         không thấy bất tịnh thì sao, nhỡ những cái được thấy lại được nhìn như là xinh đẹp hơn thì sao? Đức Phật đã dạy nên nhìn người nữ như mẹ, như chị, như con gái mình, tùy độ tuổi mà nhìn, thì sẽ không      khởi bất thiện tâm. Vua Udena hỏi: Trường hợp với những người mà chúng ta nhìn như mẹ, như chị,         như con gái mà vẫn bất chợt tham ái khởi lên, thì làm sao? Bấy giờ Đại sư Bharadvāja mới nhắc          lời        Đức Phật dạy pháp quán thân bất tịnh, Kinh SN 35.127.


8) SUY NGHĨ VỀ KINH SABHIYA SUTTA

                        Đây là một trong các bài Kinh khi Đức Phật còn trẻ tuổi và chỉ mới xuất gia. Kinh ghi theo thể     vấn đáp, khi du sĩ Sabhiya được một vị thiên tử chỉ rằng hãy đi tìm các câu trả lời cho một số câu        hỏi, lúc đó không một vị đạo sĩ nổi tiếng nào lúc đó trả lời nổi. Những câu hỏi gồm có:

            -Thành tựu những gì mới được gọi là Tỳ kheo?

            -Đạt được những gì thì được gọi là Bà la môn? Như thế nào, được gọi là tu sĩ?

            -Người thế nào được chư Phật gọi là chiến thắng đất ruộng? Như thế nào được gọi là thiện khéo? Như    thế nào được gọi là người trí tuệ? Như thế nào được gọi là bậc tịch lặng?

            -Thành tựu những gì để được gọi là bậc thầy kiến thức?

            -Đạt được những gì, được gọi là học giả?

                        Sau  khi nghe lời giải đáp, du sĨ Sabhiya chắp tay bạch Phật rằng: “Ngài đã đi tới tận cùng, đã             vượt qua bờ đau khổ, ngài là một vị A la hán, bậc giác ngộ hoàn toàn. Con nghĩ ngài đã lậu tận, chói             sáng, thông minh, trí tuệ rộng lớn vô lượng, đã kết thúc khổ đau, ngài đã và đang đưa con qua bờ kia.”


 9) VÔ THƯỜNG CŨNG LÀ NIẾT BÀN TỊCH DIỆT

            Đây là một chủ đề nhức đầu và dường như mâu thuẫn khi tác giả mở đầu bằng đoạn văn, “Thoạt đọc qua, có vẻ như có gì hơi sai sai bởi vì, vô thường được hiểu là sinh diệt tương tục, sinh diệt bất tận. Trong khi đó, tịch diệt là Niết bàn với thể tánh không tịch, vắng lặng, được hiểu như dường nghịch nhau.”

            Tác giả đã dùng rất nhiều luận giải cúa các đại sư để minh chứng cho chủ đề này như: Lục Tổ Huệ Năng trong Pháp Bảo Đàn Kinh, HT. Thích Minh Châu, HT. Thích Thanh Từ và  Bhikkhu Analayo. Thế nhưng dù đọc đi đọc lại, đầu óc u tối của tôi vẫn chưa lĩnh hội được cho nên tôi tự hiểu bằng lối suy nghĩ rất u tối như sau: Vì tâm động cho nên chúng ta thấy những gì đang diễn ra trước mắt chúng ta có sinh-diệt tức vô thường. Nhưng khi tâm không động thì thấy vạn pháp chẳng hề sinh ra hay diệt mất. Mà chẳng sinh chẳng diệt chính là Niết Bản. Vậy thì trong sinh-diệt, trong vô thường đã có Niết Bản như tác giả viết ở đoạn cuối, “Cách nói cổ truyền của Thiền Tông, rằng trong vô lượng ý niệm đang sinh sinh diệt diệt, vẫn có một tâm bất động. Và trong vô lượng cái vô thường huyễn hóa trước mắt, bên tai, vẫn có một Niết Bàn tịch diệt không rời. Cũng như nước không rời vô lượng lớp sóng, như gương không rời vô lượng ảnh hình phản chiếu. Và tánh ướt của nước, tánh chiếu sáng của gương… chính là tâm bất động, là tịch diệt Niết bàn.”


10) KINH CHO NGƯỜI BỆNH NẶNG VÀ CẬN TỬ

           Trước đại dịch kinh hoàng - trước gọi là Corona sau đổi thành Covid-19 giết chết khoảng 6 triệu người, tác giả trích dẫn kinh điển Nam Truyền để giúp cho người sắp chết hoặc đang chịu đau đớn vì bệnh tật:

-Trong khi bệnh hoạn, vẫn có thể tu giải thoát.

-Mười pháp quán niệm sẽ làm giảm bệnh ngay lập tức.

-Chịu đau nơi thân được nhờ tứ niệm xứ.

-Khi thân đau đớn và tâm loạn động, hãy quán sát không thấy ngã ở đâu hết.

-Dù bệnh liệt giường, hãy giữ tâm ly dục, không nhiễm, lìa cả ba thời.

-Cư sĩ Dìghàvu đau đớn, cận tử, quán niệm 6 pháp, chợt quyến luyến liền tác ý xả ly, sinh vào tịnh độ Bất Lai.

-Bệnh đau dữ dội, không đắc thiền định, được Phật dạy quán vô thường nơi cảm thọ trên thân.

-Nhà sư trẻ, mới tu, bệnh cận tử, được Phật dạy quán nhân duyên, viên tịch, nhập Niết bàn.

-Ngài Cấp Cô Độc bệnh nặng, được dạy pháp “không dựa vào bất kỳ nơi nào mà khởi thức.

-Người cư sĩ nên nói gì với người cư sĩ khác lâm trọng bệnh, cận tử.

           Riêng tôi, nếu còn sáng suốt nên niệm Nam Mô A Di Đà Phật hay Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát.


11) TU TÂM TỪ ĐỂ HỘ THÂN, NGỦ AN LÀNH

                        Trước đại dịch gây kinh hoàng cho nhân loại, tác giả đưa ra những pháp tu sau đây:

            -Tu tâm từ, sẽ ngủ ngon, được chư thiên hộ vệ, thân tâm bình yên.

            -Dứt bỏ hơn thua, sẽ ngủ bình an.

            -Từ bỏ sân hận, sẽ ngủ bình an.

            -Trú niệm, tỉnh giác, sẽ ngủ an lành, được chư thiên hộ vệ.

            -Thà là thường ngủ, hơn là thức mà tâm loạn tưởng.

            -Giữ tâm tỉnh thức trong mọi thời, kể cả khi ngủ.

            -Tỉnh thức nơi 6 căn: xả ly, lìa ưa ghét, sẽ được tôn kính.

            -Khi ngủ, hãy giữ tâm từ, thương chúng sanh.          

            -Tu tâm từ sẽ chắc chắn chứng quả.

            -Tu tâm từ có công đức hơn cúng dường vô lượng tỳ kheo bốn phương.    

            -Sống an lạc hiện tại, thương xót chúng sanh đời sau.

            -Nhìn mọi người như mẹ, như cha đời quá khứ.

            -Dù bị bạo hành, vẫn giữ tâm từ vô lượng.

                -Kinh Từ Bi: Đi đứng nằm ngồi đều giữ chánh niệm từ bi

12) NI TRƯỞNG TRÍ HẢI với THIỀN PHÁP NGƯỜI GỖ.

13)Thiền Sư Nhật Bản RYOKAN TAIGU (1758-1831)

14) THIỀN SƯ BẠCH ẨN HUỆ HẠC của Nhật Bản.


Thay Lời Kết:


 Nguyên Giác hết sức cẩn trọng, khiêm tốn, trung thực và tỉ mỉ. Trước 1975 ông  tu học với cố HT. Thích Tịch Chiếu và học tại Viện Đại Học Vạn Hạnh cho nên ông có một kiến thức rất lớn về Phật Học. Ngoài ra với trình độ Anh Ngữ vững vàng, ông có dịp đọc và nghiên cứu kinh điển của các học giả trên thế giới viết bằng tiếng Anh của tạng Pali. Trong hầu hết các tác phẩm, ông so chiếu nó với các bản dịch qua Việt Ngữ của các dịch giả Việt Nam hoặc từ Hán Văn hoặc từ Pali, cho nên nghĩa của kinh được hiểu rất rõ. Một trong những chủ đề lớn mà Nguyên Giác tập trung trong nhiều cuốn sách là kinh điển Đại Thừa/Bắc Tông đều có trong kinh tạng Pali/Nam Tông. Kinh điển Đại Thừa đều là cốt tủy của Phật Giáo để đánh bạt quan niệm sai trái cho rằng đây là ngụy kinh do các chư tổ Trung Hoa chế tác ra. Đối với những người chê bai kinh điển Đại Thừa, tôi đã chia xẻ một ý nghĩ với Nguyên Giác là - học không tới nơi tới chốn mà hung hăng viết bậy thật nguy hại vô cùng. Trong khi đó, HT. Thích Minh Châu- vốn tốt nghiệp Tiến Sĩ Phật Học tại Ấn Độ và là viện trưởng một đại học Phật Giáo tăm tiếng dĩ nhiên ngài phải bênh vực kinh tạng Pali nhưng đã khẳng định, “quan điểm của một số học giả Pàli cho rằng những gì ngoài ba Tạng Pàli là ngụy tạo, vừa nguy hiểm, vừa nông nổi nếu không phải là lạc hậu. Nguy hiểm vì tự mình phủ nhận những cố gắng trung thành với đạo Phật nguyên thủy của các nhà luận sư, như chúng ta đã thấy quá rõ ràng trong tập sách này.”

                        Để kết thúc bài viết này tôi xin trích dẫn lời giới thiệu của cư sĩ Tâm Diệu- người chủ trương Ananda Viet Foundation như sau: “ Ở cuốn sách, tôi bị thu hút bởi các pháp tu do Phật dạy, được tác giả trích từ các nguồn kinh gốc tiếng Nam Phạn và Bắc Phạn, đối chiếu với các bản dịch tiếng Anh của các đại sư đương thời người Tây phương. Các lời giáo huấn qua ngòi bút của tác giả được viết bằng ngôn ngữ cực kỳ đơn giản, dễ hiểu mà ai cũng có thể tự biết cách tu, ai cũng có thể thực hành được. Nếu coi tập sách nầy như một người chỉ đường và quyết tâm theo đuổi việc tu tập đến cùng với mục đích thấu đạt ý nghĩa thâm sâu của pháp và thành tựu giải thoát, người học Phật sẽ gặp một Đức Phật, một vị Thánh Tăng hay một vị Tổ Sư hiển hiện từ mỗi câu. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc một quyển sách hay và quý.”

 
 Sau cùng, Nguyên Giác nói rằng có thể đây là cuốn sách cuối vì sẽ không còn sức khỏe và minh mẫn để viết nữa. Thế nhưng tôi theo tinh thần của Kim Cang: “ Cuối cùng nhưng không phải là cuối cùng, như thế mới là cuối cùng” tức chẳng chấp vào câu nói “cuối cùng” - tức Nguyên Giác vẫn còn có thể viết nữa để làm phong phú thêm kho tàng học thuật của Phật Giáo. Mong lắm thay.

Thiện Quả Đào Văn Bình


 
(*) Cuối năm 1968, các họa sĩ Ngô Đình Cầu, Cung Mi, Bùi Vi Thiện và tôi có tổ chức một cuộc triển      lãm tranh sơn dầu tại Phòng Thông Tin (Góc Tự Do và Lê Lợi, đối diện với Nhà Hát Thành Phố bây giờ) và HT. Thích Minh Châu-Viện Trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh đã chủ tọa lễ cắt băng khai mạc.           Trong cuộc triển lãm này tôi đã bán được hai bức tranh cho cặp vợ chồng người Mỹ . Hình ảnh hiện `          còn lưu trữ tại nhà tôi ở Việt Nam. Hòa Thượng Thích Minh Châu rất văn nghệ chứ không cứng nhắc trong bộ áo tu hành đâu. Trong những buổi tối đến thăm thầy tại Viện Đại Học Vạn Hạnh, chúng tôi           thấy thầy xem đài truyền hình Mỹ để biết về tình hình thế giới vì đài truyền hình trong nước tin tức rất hạn chế. 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/05/2024(Xem: 2014)
Thế là ngày lễ mẹ lại về, thế nhân rộn ràng với bao lời chúc, với hoa tươi và những món quà… Những người con lại có phút giây xao lòng hay chạnh lòng nghĩ về mẹ, tưởng nhớ mẹ. Những nghệ sĩ lại viết thêm bài nhạc, bài văn hay bài thơ mới về chủ đề mẹ. Đời sống hiện đại hôm nay vô cùng hối hả và bận rộn, nhiều khi con người ta vô tình lơ đễnh quên đi ơn nghĩa mẹ cha. Ngày lễ mẹ là một ngày lễ đầy tính nhân văn cao cả, giúp đánh động tâm mọi người, nhắc nhở mọi người nhớ về mẹ ( về đấng sinh thành nói chung).
09/05/2024(Xem: 3884)
Hằng năm cứ vào chủ Nhật tuần thứ hai của tháng năm dương lịch trùng hợp vào mùa Vesak của người con Phật( tháng tư âm lịch) là ngày lễ Hiền Mẫu ( nói chung cho đa số quốc gia trên thế giới trong đó có Mỹ, Úc, Anh , Đức , Canada, Ấn Độ , Miến Điện , Tân Tây Lan , Nhật Bản, Miến Điện, Thụy Sĩ, Hoà Lan, Phần Lan, Việt Nam và còn nhiều nữa ….) để biểu dương sự tri ân về triết lý sống và tình thương của Mẹ đã trở thành nguồn khởi hứng và hành trang cho những người con của Mẹ tiếp tục bước đi trên đường đời. Quả thật vậy, hình bóng người mẹ cao quý , thiêng liêng, cao cả, sự hy sinh vô bờ bến của tình mẫu tử, trái tim đầy nhân ái ….từ nghìn xưa cho tới nay, từ Đông sang Tây của bất cứ quốc gia nào trên thế giới đều đã in sâu trong lòng người con từ lúc sinh ra cho đến khi lìa đời.
06/05/2024(Xem: 2371)
Đạo Phật có mặt ở thế gian này cũng đã hơn hai mươi lăm thế kỷ, ban đầu chỉ trong vùng bắc Ấn, rồi dần dần phát triển khắp lục địa Ấn và các nước đông nam Á. Ngày nay thì có mặt khắp năm châu, mỗi chủng tộc có cách tiếp cận và nhìn nhận đạo Phật qua lăng kính văn hóa của mình, bởi vậy nên có nhiều pha trộn và thay đổi để phù hợp với truyền thống, tập quán và căn cơ con người của địa phương, tuy nhiên cái căn bản và cốt lõi thì không hề sai biệt. Hầu hết các quốc gia và dân tộc trên thế giới đều công nhận đạo Phật là một tôn giáo từ bi, hòa bình.
06/05/2024(Xem: 998)
Thế là một tháng đã trôi qua kể từ khi mùa xuân mới về lại với phương bắc (quả địa cầu). Mùa xuân mang theo sự vui tươi rực rỡ của ánh nắng mặt trời, hoa thủy tiên và nghệ tây đã nở, tiếng chim ca mỗi buổi sáng rộn rã hơn. Rất dễ dàng nhận thấy những dấu hiệu này của mùa xuân trôi trên tháng ngày. Chúng ta vẫn cảm nhận được sự tươi mát mới mẻ là món quà chào đón sau một mùa đông dài lạnh lẽo. Khi nhìn nhận cái quý báu của mùa xuân, tôi không thể làm gì hơn là không nghĩ đến những lời dạy của thiền sư Thích Nhất Hạnh về cái đẹp sâu sắc của của trái đất này. Trong những bài giảng, thầy luôn khuyến khích chúng ta trân quý và kết nối cái phút giây hiện tại ở đây (hiện pháp lạc trú) thông qua sự biết ơn sâu sắc đối với thế giới xung quanh chúng ta.
26/04/2024(Xem: 2590)
Được sự chỉ dạy của TT Thích Nguyên Tạng, Trụ trì Tu Viện Quảng Đức kiêm chủ biên “trang mạng Phật Giáo online Trang nhà Quảng Đức” khi post PDF “Đạo Nghĩa Vuông Tròn “ do Thầy Thích Viên Thành thực hiện và được nhà xuất bản Hồng Đức phát hành, Phật tử Huệ Hương thật vinh hạnh được xem thật kỹ tác phẩm dầy hơn 380 trang kèm theo những hình ảnh theo từng giai đoạn.
26/04/2024(Xem: 1820)
Trong chuyến hoằng pháp Âu Mỹ của Hòa Thượng Thích Như Điển từ ngày 12/3/2024 đến 17/3/2024 đến Orange County, chúng tôi- Kiều Mỹ Duyên và Thu Anh- có cơ duyên được phỏng vấn Hòa Thượng tại đài Saigon Radio Hải Ngoại, thành phố Westminster, Orange County, miền Nam California, vào ngày 13/3/2024.
23/04/2024(Xem: 4046)
Năm 2024 là kỷ niệm 60 năm ngày xuất gia lần đầu, Mùng 8 tháng 2 năm Giáp Thìn (21/3/1964), cũng là đánh dấu 20 năm (2004-2024) sống trên một tiểu bang và đất nước “đáng sống”, “hạnh phúc nhất nhì thế giới” đó là Nam Úc. Nghĩ lại mình: “Đệ tử phước cạn nghiệp sâu, Chướng dày huệ mỏng, Nhiễm tâm dễ khởi, Tịnh đức khó thành, Nay xin một lòng, Tin thành sám hối”. Chắc do nghiệp chướng nhiều đời nhiều kiếp đã gieo tạo, nên khi sinh ra, lớn lên đều ở trong môi trường khiêm tốn về vật chất, còn tinh thần cũng nhiều bất hạnh với cuộc đời. Vừa bất hạnh, vừa nghèo, lại không tài giỏi, tưởng rằng sẽ phải chịu nhiều khốn khổ. Nhưng chắc nhờ ảnh hưởng bởi âm đức, có được bản tánh hiền lành, luôn hài hòa trong cuộc sống, sẵn sàng chịu thiệt thòi, cho mọi việc được hanh thông, tốt đẹp. Riêng với tự thân tin tưởng tuyệt đối vào luật nhân quả, thấm nhuần lời dạy của chư Tổ và hiểu được rằng: Phật Pháp rất nhiệm mầu. “Im lặng là vàng. Chịu thiệt là phúc. Nhẫn nhịn là bạc. Giúp người là đức”. Nên hằng
16/04/2024(Xem: 1091)
Chiều về trên sông vắng, dòng sông Long Hồ chảy xiết vào mùa nước lũ, bao bọc quanh cái huyện Long Hồ, nằm ở cửa ngõ phía Bắc tỉnh Vĩnh Long, bị Sông Tiền chia cắt thành hai khu vực trông giống như hình một con chó bông nhìn nghiêng. Về vị trí địa lý Long Hồ giáp với nhiều huyện lỵ, tỉnh thành nổi tiếng như: phía Đông giáp huyện Chợ Lách tỉnh Bến Tre, phía Tây giáp thành phố Vĩnh Long và huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp, phía Nam giáp huyện Tam Bình và phía Bắc giáp 2 huyện Cái Bè và Cai Lậy tỉnh Tiền Giang với ranh giới là Sông Tiền. Một vùng sông nước liên kết như thế là nơi bà Mộng Chi chọn lựa để kinh doanh kiếm tiền trong thời buổi gạo châu củi quế hồi sau giải phóng 75.
15/04/2024(Xem: 2915)
Thù thắng thay, hoan hỷ thay, kính cảm niệm, cách điều hành Tu một ngày bát quan trai giới! Mỗi tháng một ngày, cho Phật Tử tại gia Gìn giữ trọn vẹn 8 giới Đức Phật đã chế ra (1) Phật tử còn ràng buộc gia duyên, cần phát nguyện, tinh tấn thực hành trọn vẹn(2) Sẽ tích lũy vô lượng công đức khi thực hiện ! Đặc biệt hôm nay 14/4/2024 nhân dịp chuyến du hành của HT Pháp Tông, trú trì chùa Huyền Không tại cố đô Huế /VN cũng là nhà Sư VIỆT NAM đầu tiên cũng là nhà sư nước ngoài đầu tiên được HOÀNG GIA THÁI LAN cúng dường TƯỚC HIỆU CAO QUÝ - CHAO KHUN (TĂNG CANG ĐỆ NGŨ PHẨM). Tu viện Quảng Đức đã dành cho các đạo hữu khoá tu bát quan trai một sự lợi lạc hoan hỷ vô cùng khi mời được HT Pháp Tông đến với bài pháp thoại chủ đề “Phật học tu tập” và sau đó là những câu hỏi của quý đạo hữu đã trải nghiệm và có chướng ngại gì để cùng Ngài thảo luận. Thù thắng thay, hoan hỷ thay, kính cảm niệm, cách điều hành Tu một ngày bát qua
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]