Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Về nơi an vui! Sống đời Tỉnh thức.

06/01/202312:49(Xem: 2357)
Về nơi an vui! Sống đời Tỉnh thức.


tv khanh an (2)
Về nơi an vui!
Sống đời Tỉnh thức.


 

Một buổi sáng Trời còn lờ mờ sương đêm, bóng tối vẫn còn bao trùm trên những con đường, tôi đã thức dậy thật sớm trong ngày đầu năm mới để tham gia một hoạt động vô cùng đặc biệt trong cuộc đời mình, đó là tham dự khóa tu “Sống Tỉnh Thức” tại Tu Viện Khánh An và tham gia Lễ quy y Tam Bảo.

Giữa cái lạnh của cơn mưa lất phất cuối mùa, tôi chạy xe đi qua một con đường khá dài từ nhà đến Tu Viện, Trời những ngày chớm Xuân khá lạnh nhưng lòng tôi lại dâng lên nỗi ấm áp và hân hoan kỳ lạ khi tôi nghĩ đến một buổi sáng tháng Chạp, ngày đầu năm mới, tôi được tham gia vào một khóa tu chính thức lần đầu, sau những ngày tháng tôi chỉ đến Chùa bằng niềm bình yên tự tại, khởi phát với khoảng thời gian mà tôi có, tôi đến Chùa nhiều lúc chỉ đơn thuần ngồi một góc nghe Thầy đọc Kinh xong rồi về, hay những buổi trưa, tôi lang thang lên Chánh điện cầu nguyện, tĩnh lặng rồi nằm một góc để ngủ, những buổi tối, tôi tự ngồi vào bàn, đọc những quyển Kinh Phật mà mình may mắn thỉnh được trên Chùa hay từ người quen trao tặng. Hôm nay là lần đầu tiên, tôi được đến Chùa để tham dự khóa Tu một cách bài bản, quy mô.

Sau khi xe tôi đã chạy vào đến cổng Tu Viện, tôi đi vào bãi đậu và cảm nhận một luồng sinh khí tích cực lan tỏa vào thân tâm khi nhìn thấy rất nhiều Phật tử, những người tham dự khóa tu đã xuất hiện rất đông quanh khu vực sân Tu Viện, những chiếc áo lam thanh bạch, những lời chào hỏi nhẹ nhàng, mọi người dù lạ nhưng luôn nở nụ cười gần gũi, dường như khi bước chân vào nơi đây, người ta đã bỏ bên ngoài những lớp bụi đường trần để giữ một thân tâm an tịnh.

Tôi loay hoay tìm bóng một người bạn thân hôm nay đi cùng tôi đến tham gia khóa Tu này, sau buổi ăn sáng tại Tu Viện, tôi và người bạn đồng tu cùng bắt đầu bước vào khu vực Pháp đường Chánh niệm, thực hiện 10 động tác chánh niệm, Thiền ca, nghe Thầy Thích Trí Chơn – Viện chủ Tu viện chia sẻ pháp thoại cùng với hơn 100 Phật tử và hành giả, cũng trong ngày hôm đó, tôi đã có phước duyên khi được gặp và nghe Thượng tọa Thích Thiện Thuận, giảng sư quang lâm thuyết pháp.

Sau những hoạt động của buổi sáng, chúng tôi bắt đầu cho buổi ăn trưa trong chánh niệm, lần đầu tiên khi ăn một bát cơm với những thức ăn, tôi cảm nhận được ý nghĩa của vật phẩm đang nuôi sống bản thân mình, biết trân quý công sức lao động, biết quý trọng giá trị của từng hạt gạo, từng loại thực phẩm chứ không đơn thuần ăn vì cái bụng đói, vì cái miệng ngon hay đơn giản chỉ ăn để sống, để hưởng thụ như ngày trước.

Kết thúc bữa ăn trưa, tôi cùng người bạn đồng tu cùng lên khu vực Chánh điện tìm chỗ Thiền buông thư, tức những liệu pháp cho thân thể được nghỉ ngơi, thư giãn. Khu vực vắng vẻ với một số Phật tử cùng nghỉ trưa ở đó, ai cũng giữ sự yên lặng để cho người khác được tịnh tâm buông thư.

13 giờ 30, tôi và quý bạn đồng tu cùng thức dậy để bắt đầu cho những hoạt động của khóa tu vào buổi chiều. Chúng tôi quay trở lại Pháp đường, tiếp tục cho những hoạt động Thiền ca, nghi thức thực tập 5 cái lạy, trong sự an lạc, chúng tôi được cùng các Chư hành giả, Tăng, Ni, Phật tử chia sẻ những tâm tư tình cảm trong buổi Thiền trà tao nhã và lắng đọng, trong buổi Thiền trà, bên chén trà thanh ngọt, tôi đã được nghe nhiều những cảm xúc của quý Phật tử từ nhiều nơi, mỗi người là một câu chuyện đầy chân tình, khơi gợi những xúc cảm nội tâm sâu sắc mà có lẽ chỉ ở nơi này, người ta mới có thể khóc, có thể run run bày tỏ bằng nỗi niềm chân thật. Sau buổi Thiền trà, chúng tôi chia tay khóa tu lần thứ 66 trong tâm trạng an yên, quyến luyến và mong ngày hạnh ngộ. Kết thúc khóa tu, tôi bắt đầu cho buổi lễ quan trọng tiếp theo trong cuộc đời mình, đó là Lễ quy y Tam Bảo.

Tôi và người bạn cùng phụ dọn dẹp Pháp đường rồi quay lên khu vực Chánh điện để thực hiện nghi lễ quy y, khi bước vào Chánh điện, tôi cảm nhận hương thơm thuần khiết của những đóa hoa tỏa ra từ khu vực Tam Bảo, mang đến trong tôi sự thanh thản diệu kỳ, sự tôn nghiêm trầm mặc từ những bức phù điêu tái hiện lại con đường giác ngộ của Đức Phật. Tôi bước về phía chiếc bồ đoàn đã được xếp ngay ngắn, lúc này, nhiều chư vị đã ngồi chờ sẵn.

Hai vị Chư tăng an tọa trang nghiêm phía trước và bắt đầu thực hiện nghi thức niêm hương, các hành giả nguyện hương và đọc theo những lời khấn nguyện, tiếp theo sau đó, đạo tràng chúng tôi cùng thực hiện nghi lễ tán Phật và đảnh lễ Tam Bảo, nghi lễ tán hương. Chúng tôi được thỉnh thị Giới Sư khai đạo để Phật tử giữ vững 5 điều đạo đức, trở về nương tựa Đức Phật, để sống an vui, hạnh phúc.

Tôi chắp tay quỳ dưới bồ đoàn và nghe Thầy truyền Tam quy, khi đọc những lời khấn nguyện, tôi thấy lòng mình an khởi vì được hướng thân tâm đến sự tinh tấn, thoát khỏi khổ đau, thực tập cho mình lòng từ bi, xa rời ái ố, tôi tự chiêm nghiệm lại ý thức của mình, tôi nguyện nương tựa vào ba ngôi Tam Bảo, tôi hạnh phúc và hoan hỷ khi nghe Thầy truyền giới khai đạo về 5 giới quý báu. Tôi và những hành giả bắt đầu phát nguyện 5 điều đạo đức, mỗi điều cho tôi rời xa được những khổ đau, sợ hãi, không gây đau khổ cho mọi người, mọi loài, biết quý trọng sinh mạng của mình do Cha Mẹ sinh ra và quý trọng sự sống muôn loài vì bất kỳ loài nào cũng ham sống sợ chết, cũng tha thiết và mong được sống. Tôi nguyện không tham lam trộm cướp, tranh giành những gì không thuộc về mình, rời xa cuộc sống bất lương, biết chia sẻ những gì mình có được với những người khó khăn hoạn nạn, xa lánh tà dâm, hướng thân tâm mình trong sạch đến với con đường chân như Phật pháp, tôi không chỉ giữ thân tâm mình trong sạch mà còn phải ra sức bảo vệ cho những phận người yếu thế thoát khỏi nguy hại từ kẻ ác. Tôi tự nguyện trong ý thức mình, về những lời nói của mình để không gây ra khổ đau cho người khác vì lời nói chính là vũ khí sát thương đáng sợ nhất nếu chúng ta cố tình ném vào ai đó, tôi nguyện hành trì sự chuẩn mực trong lời nói để đem lại hạnh phúc và tránh tổn thương cho người, tránh xa sự gian dối, xảo ngôn để giữ sự an vui tĩnh lặng.

Tôi cảm nhận được những mất mát, đau đớn của những người nghiện ngập, lỡ sa chân vào mê lầm của những vui thú ăn chơi nên đã đánh đổi sinh mạng, kiệt quệ tinh thần, từ đó, tôi nguyện rời xa những chất cấm, những dòng rượu bia gây nghiện để giữ tinh thần mình luôn được tinh tấn, không sa vào tệ nạn xã hội để bản thân mình không phạm lỗi với Cha Mẹ, Tổ tiên.

Tôi bắt đầu cúi lạy để sám Quy y theo lời niệm của Thầy Bổn Sư, mỗi cái cúi lạy và những lời niệm mang những cảm xúc mạnh mẽ và sâu sắc len lỏi trong thân tâm tôi như lời hạnh nguyện thiêng liêng và tôi tâm niệm mình phải thực hành một cách nghiêm túc nhất.

Những hành giả cung kính, những gương mặt thanh thản nhẹ nhàng cùng chắp tay, đọc lời tụng niệm và cùng lạy khi thực hiện phần đảnh lễ Ba Ngôi Báu, cảm xúc an vui dâng tràn trong lòng tôi khi mở được cánh cửa đi ra con đường rộng lớn, được nhìn những đóa hoa đẹp đẽ nở rộ sau những tháng ngày ngụp lặn trong mưa bão. Tôi cảm nhận niềm hạnh phúc trong trẻo giữa những lời tụng niệm, cảm nhận đức Chư Tôn đang ở quanh mình và phù độ cho mình.

Sau khi thực hiện nghi lễ, tôi và các hành giả bắt đầu lắng nghe và đón nhận Pháp danh cho mình, với tôi, đây là thời khắc vô cùng ý nghĩa và hạnh phúc. Tôi hân hoan và phấn khởi chờ đợi tên gọi mà tôi được đặt. Khi được nghe Thầy gọi tên, tôi cung kính bước đến đón nhận pháp danh, và đó là giây phút tôi không thể nào quên được trong cuộc đời mình khi từ thời khắc này, tôi đã có được nơi nương tựa, biết hành trì năm giới quý báu và được trở thành người con của Phật. Cầm mảnh giấy điệp vàng trang trọng trên tay, tôi thấy mình có nhiều phước báu khi đời này, tôi đã có được nhân duyên đến với con đường của Phật, con đường an lạc và vững chãi sau những tháng ngày tôi chông chênh và rơi vào vô định.

Buổi lễ quy y kết thúc, tôi và những Phật tử cung kính chắp tay xá lạy chào nhau, cùng tặng nhau những nụ cười hạnh nguyện. Rời khỏi Chánh điện và di chuyển xuống khu vực sân của Tu viện, tôi cảm nhận sự dịu mát của tiết Trời đang vào những ngày đầu Xuân, an yên và tĩnh lạc.

Tạm biệt người bạn thân đồng nghiệp, giờ cũng là một Phật tử và bạn đồng tu, chúng tôi mang trong lòng một niềm hân hoan, an tịnh, sau những thác ghềnh gai góc của cuộc đời, chúng tôi gột rửa đi mảng bụi trần, để tinh thần trở nên tươi vui, khỏe mạnh khi cây hạnh phúc được gieo trồng từ trong bến bờ giác ngộ.

Buổi chiều nhẹ bóng nắng, tôi chậm rãi đi một vòng quanh sân Tu viện để nghe không khí trong lành của Đất Trời đang giao thoa hòa hợp, dòng linh khí tỏa lan trong không gian của chốn Thiền môn làm cho tôi thấy lòng bình an nhẹ hẫng. Tôi đến phía Vườn Quan Âm để kính cẩn dâng một nén hương nguyện cầu cho mình luôn vững chãi về nơi nương tựa, tôi tạ ơn sự mầu nhiệm của Đức Phật đã dìu dắt, đưa tôi đến đây, để tôi có ngày hôm nay, hạnh phúc và hoan hỷ từ những niềm vui thuần khiết trong tâm mình.

Lúc này, sau lưng tôi, có một tiếng nói nhỏ, tôi quay lại thì thấy một bà lão dáng người nhỏ bé, gầy gò, bà mặc một bộ đồ bà ba cũ kỹ và bà muốn xin tôi một ít tiền. Khi đó, tôi cho bà một ít tiền rồi chúc bà một năm mới mạnh khỏe, gương mặt bà hiện lên vẻ vui mừng cảm kích rồi bà bước đi giữa bóng chiều đang buông chầm chậm. Lúc đó, tôi nhớ lại lời giảng đạo của Sư Thầy trong buổi quy y Tam Bảo: “Sống là biết chia sẻ khó khăn với người yếu thế!”, tôi nghe lòng mình có niềm hạnh phúc nho nhỏ khi gieo được một điều thiện nguyện.

Vậy là năm nay, tôi đã có một niềm vui tròn đầy khi được gặp và được nghe những Sư Thầy mà tôi hằng tôn kính giảng những bài thuyết pháp, tôi được có mặt trong khóa tu “Sống Tỉnh Thức” để nhận ra những cội rễ thân tâm, nhận ra bản thể để rèn giũa từ bi, trí huệ, và điều đặc biệt là tôi đã được quy y Tam Bảo, giác ngộ giải thoát khỏi những khổ đau, mê muội để không đi lạc lối, lầm đường.

Bạn tôi hỏi rằng: “quy y Tam Bảo rồi đời sống có ràng buộc lắm không?”

Tôi đáp rằng: “Quy y Tam Bảo không ràng buộc người ta vào những nguyên tắc phi thực tế, cứng nhắc và khắc nghiệt mà là giúp cho mỗi người được trở về với ngôi nhà nội tâm của mình, chiêm nghiệm những việc mình làm, lời mình nói, khơi dậy chánh giác trong con người mình để mình quay về nơi nương tựa của ánh sáng Phật pháp, từ đó giúp mình có được một cuộc sống an vui”.

Buổi chiều ngày đầu năm, bình yên và hoan hỷ trong tôi! Một người con tìm đến bến bờ của Phật!

 

Phật tử: Võ Đào Phương Trâm 
Pháp danh: An Tường Anh






Một số hình ảnh trong Khóa Tu
"Sống Tỉnh Thức lần thứ 66"
và Lễ quy y Tam Bảo tại Tu Viện Khánh An.
(Nguồn hình ảnh: Tu viện Khánh An)


tv khanh an (1)tv khanh an (2)tv khanh an (3)tv khanh an (4)tv khanh an (5)tv khanh an (6)tv khanh an (7)tv khanh an (8)tv khanh an (9)tv khanh an (10)tv khanh an (11)tv khanh an (12)tv khanh an (13)tv khanh an (14)tv khanh an (15)tv khanh an (16)tv khanh an (17)tv khanh an (18)tv khanh an (19)tv khanh an (20)tv khanh an (21)tv khanh an (22)tv khanh an (23)tv khanh an (24)tv khanh an (25)


 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/12/2010(Xem: 24404)
Văn hóa như hơi thở của sự sống. Chính vì vậy mà qua bao thăng trầm nghiệt ngã của lịch sử, Đạo Phật như một sức sống văn hóa ấy vẫn còn đó, như một sinh chất nuôi dưỡng nếp sống tâm linh cho con người.
10/12/2010(Xem: 9382)
Hoà Thượng thế danh Diệp Quang Tiền, pháp danh Tâm Khai, tự Thiện Giác, hiệu Trí Ấn Nhật Liên. Ngài sanh ngày 13 tháng 10 năm Quý Hợi (1923) tại thôn Xuân Yên, xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, trong một gia đình thâm tín Phật Giáo. Thân phụ là cụ Diệp Chí Hoan; thân mẫu là cụ bà Phan Thị Đường. Hai cụ sinh hạ được 5 người con : 4 nam, 1 nữ - Ngài là con thứ trong gia đình, sau anh trưởng là Thầy Diệp Tôn (Thích Thiện Liên). Năm lên 6 tuổi (1928) gia đình Ngài dời về thôn Diên Sanh, xã Hải Thọ, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Thân sinh Ngài đã rước thầy Đồ Nho danh tiếng về nhà để dạy chữ Hán cho hai con. Hai anh em Ngài thường được cụ Đồ khen là thông minh, hứa hẹn một tương lai tốt đẹp. Năm lên 10 tuổi (1932), Ngài theo học Việt Văn tại thôn Diên Sanh.
16/11/2010(Xem: 10984)
“Nam Kha nhất mộng đoạn, Tây Vức cửu liên khai, phiên thân quy Tịnh Độ, hiệp chưởng lễ Như Lai
30/10/2010(Xem: 3612)
Tiểu sử cho biết rằng, vào năm 1542 sau khi dâng sớ lên vương triều Mạc đòi chém 18 kẻ lộng thần, nhưng không được vua Mạc bấy giờ là Mạc Phúc Hải chấp thuận. Nguyễn Bỉnh Khiêm liền cáo quan về lại quê quán ở làng Trung Am. Nay là huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng. Dù thất bại ở triều đình không thực hiện được hoài bão như dự tính lúc ban đầu: Dân giai thức mục quan tân chính
30/10/2010(Xem: 5316)
Như tôi cũng đã thưa rồi, hiếm ai dành nhiều thời gian để nhớ về mẹ như tôi. Chuyện gì buồn vui cũng là cái cớ để tôi nhớ về mẹ bằng tất cả tim óc. Tôi đã nhớ mẹ qua bất cứ hình ảnh nào của các bậc cha mẹ trong đời mà tôi quen biết, trong giao thiệp hay chỉ nhìn thấy trên phim ảnh sách báo... Có điều là không ít hình ảnh trong số đó cứ khiến tôi đau đáu một nỗi riêng không chịu thấu: 1. Họ là những bậc cha mẹ với tuổi đời chưa bao nhiêu nhưng đã bắt đầu quên mất tuổi trẻ của mình cho đứa con đầu lòng. Một tuổi trẻ tất bật áo cơm, không có rong chơi, không có ngơi nghỉ, không có thời gian riêng tư, dẹp luôn những không gian độc lập để sống như mình vẫn ao ước thời chớm lớn. Họ Mất hết cho cái mà họ cho là Được – đó chính là đứa con! Nhìn họ tôi nhớ mẹ!
28/10/2010(Xem: 3235)
ù bây giờ đã qua hết những ngày tất tả ngược xuôi lo chạy gạo bữa đói bữa no, lăn lóc chợ trời nhục nhã ê chề tấm thân; những ngày dầm mưa dãi nắng lặn lội đi thăm nuôi nhưng những kỷ niệm buồn sâu thẳm vẫn còn đậm nét trong lòng tôi mãi mãi mỗi độ tháng tư về. Sau khi hai đứa con ra đi được hai ngày, tôi được tin chuyến tàu bị bể. Tôi vừa bàng hoàng vừa cầu xin đó không phải là sự thật, nếu quả đúng như vậy liệu tôi có còn đủ sức chịu đựng hay không vì chồng tôi đang còn ở trong trại cải tạo. Nóng ruột quá, tôi bèn rủ một em học trò cũ lên nhà bà chủ tàu để dò hỏi tin tức. Khi đi thì hăng hái như vậy nhưng gần đến ngõ rẽ đi vào nhà, tôi không còn can đảm tiếp tục bước nữa. Tôi ngồi lại một mình dưới gốc cây vừa niệm Phật vừa cầu xin, mắt không rời theo dõi vào con ngõ sâu hun hút đó. Càng chờ ruột gan càng nóng như lửa đốt, không chịu nổi nữa tôi đi liều vào. Vừa đến nơi hai chân tôi đã muốn khuỵu xuống, một bầu không khí im lặng nặng nề, hai người ngồi như 2 pho tượng; sau đó em h
21/10/2010(Xem: 10478)
Bướm bay vườn cải hoa vàng , Hôm nay chúng ta cùng đọc với nhau bài Bướm bay vườn cải hoa vàng. Bài này được sáng tác trước bài trường ca Avril vào khoảng năm tháng. Viết vào đầu tháng chạp năm 1963. Trong bài Bướm bay vườn cải hoa vàng chúng ta thấy lại bông hoa của thi sĩ Quách Thoại một cách rất rõ ràng. Đứng yên ngoài hàng dậu Em mỉm nụ nhiệm mầu Lặng nhìn em kinh ngạc Vừa thoáng nghe em hát Lời ca em thiên thâu
17/10/2010(Xem: 3725)
Tây Du Ký tiêu biểu cho tiểu thuyết chương hồi bình dân Trung Quốc, có ảnh hưởng sâu sắc đến sinh hoạt xã hội các dân tộc Á Châu. Không những nó đã có mặt từ lâu trong khu vực văn hóa chữ Hán (Trung, Đài, Hàn, Việt, Nhật) mà từ cuối thế kỷ 19, qua các bản tuồng các gánh hát lưu diễn và văn dịch, Tây Du Ký (TDK) đã theo ngọn gió mùa và quang thúng Hoa Kiều đến Thái, Mã Lai, In-đô-nê-xia và các nơi khác trên thế giới. Âu Mỹ cũng đánh giá cao TDK, bằng cớ là Pháp đã cho in bản dịch TDK Le Pèlerin vers l’Ouest trong tuyển tập Pléiade trên giấy quyến và học giả A. Waley đã dịch TDK ra Anh ngữ từ lâu ( Monkey, by Wu Ch’Êng-Ên, Allen & Unwin, London, 1942). Ngoài ra, việc so sánh Tây Du Ký2 và tác phẩm Tây Phương The Pilgrim’s Progress (Thiên Lộ Lịch Trình) cũng là một đề tài thú vị cho người nghiên cứu văn học đối chiếu.
08/10/2010(Xem: 15026)
Phật nói : Lấy Tâm làm Tông, lấy không cửa làm cửa Pháp. Đã không cửa làm sao đi qua ? Há chẳng nghe nói : “Từ cửa vào không phải là đồ quý trong nhà. Do duyên mà được, trước thì thành, sau thì hoại.” Nói như thế giống như không gió mà dậy sóng, khoét thịt lành làm thành vết thương. Huống hồ, chấp vào câu nói để tìm giải thích như khua gậy đánh trăng, gãi chân ngứa ngoài da giầy, có ăn nhằm gì ? Mùa hạ năm Thiệu Định, Mậu Tý, tại chùa Long Tường huyện Đông Gia, Huệ Khai là Thủ Chúng nhân chư tăng thỉnh ích bèn lấy công án của người xưa làm viên ngói gõ cửa, tùy cơ chỉ dẫn người học. Thoạt tiên không xếp đặt trước sau, cộng được 48 tắc gọi chung là “Cửa không cửa”. Nếu là kẻ dõng mãnh, không kể nguy vong, một dao vào thẳng, Na Tra tám tay giữ không được. Tây Thiên bốn bẩy (4x7=28) vị, Đông Độ hai ba (2x3=6) vị chỉ đành ngóng gió xin tha mạng. Nếu còn chần chờ thì giống như nhìn người cưỡi ngựa sau song cửa, chớp mắt đã vượt qua.
08/10/2010(Xem: 3476)
Tiểu sử chép: “Năm 19 tuổi Chân Nguyên đọc quyển Thực Lục sự tích Trúc Lâm đệ tam tổ Huyền Quang,chợt tỉnh ngộ mà nói rằng, đến như cổ nhân ngày xưa, dọc ngang lừng lẫy mà còn chán sự công danh, huống gì mình chỉ là một anh học trò”. Bèn phát nguyện đi tu. Thế là cũng như Thiền sư Huyền Quang, Chân Nguyên cũng leo lên núi Yên Tử để thực hiện chí nguyện xuất gia học đạo của mình. Và cũng giống như Huyền Quang, Chân Nguyên cũng đã viết Thiền tịch phú khi Chân Nguyên còn đang làm trụ trì tại chùa Long Động trên núi Yên Tử.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]