Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sư Bà, Người Thầy Khả Kính Trong Con

24/12/202209:08(Xem: 3020)
Sư Bà, Người Thầy Khả Kính Trong Con

su ba hai trieu am


Sư Bà, Người Thầy Khả Kính Trong Con

 

 

Kính đảnh lễ Giác Linh Sư Bà

 

Thật là vô cùng xúc động, hôm nay vào trang nhà Quảng Đức, con nhìn được rõ tôn dung Sư Bà, nụ cười hiền hậu, thanh thoát.

 

Từ bao năm qua Pháp hiệu Hải Triều Âm đã cho con niềm tôn kính biết bao, đó là hình ảnh Đức Quán Thế Âm đạp trên sóng nước ba đào để cứu khổ chúng sanh trong biển đời trần gian mà ngay từ khi còn bé con đã cảm nhận trên Quê Hương mình, những tiếng kêu gào khóc bởi chiến tranh, bom đạn, hình ảnh chiếc quan tài được phủ lá quốc kỳ và những người lính thổi bài Hồn Chiến Sỹ để tri ân người lính đã hy sinh bảo vệ cho Tổ Quốc, hình ảnh người góa phụ và các con thơ dại từ bé thơ với vành khăn trắng mà con đã được chứng kiến, lúc nào cũng làm trái tim bé nhỏ của con se thắt lại.

Rồi những năm tháng sau 1975 tàn khốc hơn, hình ảnh trả thù của bên thắng cuộc đã tạo ra những cảnh đời oan nghiệt cả trăm ngàn lần, khắp nơi nhà tù mọc lên, dân tình đói khổ, máu hòa với nước biển, rừng đầy xác người, tiếng kêu Trời không thấu! địa ngục trần gian xuất hiện từ đó đến nay đã gần nửa thế kỷ rồi, không biết bao giờ mới biến mất để thành Tịnh Độ?

 

 Vào khoảng thời gian năm 2016, thời gian đó con nhớ nhà  da diết, con vào mạng lưới Internet để nhìn lại hình ảnh quê hương, hình những ngôi chùa nơi quê nhà; tình cờ đọc hàng chữ Sư Bà Hải Triều Âm, cái pháp tự sao mà nghe thật Quê Hương, (cái Quê Hương tâm linh trong lòng con đã có từ thuở nào, mỗi khi con tụng đến đoạn : „ Diệu Âm Quán Thế Âm, Phạm Âm Hải Triều Âm,

Thắng Bỉ Thế Gian Âm“ như tiếng gọi Mẹ hiền che chở), nên con đã bấm vào để nghe pháp. 

Xúc động làm sao khi nghe giọng nói của Sư Bà! y như giọng nói của cô giáo con hồi còn bắt đầu đi học lớp năm ( bây giờ là lớp 1), giọng thật ấm áp, hiền  hòa, Sư Bà giảng câu nào, quý ni sư lập lại câu đó như trong trường ngày xưa còn bé con đi học. Từ đó cứ mỗi đêm vào sở làm con thường thu lại những bài Sư Bà giảng để nghe, con nghe chỉ vì muốn tìm lại giọng nói của cô giáo đầu đời của con có giọng nói giống Sư Bà, trong đó có hình ảnh người Mẹ thân yêu của con, cũng hàm răng đen, cũng vấn tóc khăn nhung và chiếc lưng hơi còng biểu hiện cho người đàn bà luôn chịu đựng, cam khổ.

 

Rồi khi nghe tin Sư Bà viên tịch, con cảm thấy trong con rất trống vắng, Mẹ con đã qua đời từ năm 1991 và chắc cô giáo ngày xưa cũng không còn, nay Sư Bà cũng về với Phật, nên con không mở để nghe tiếng Sư Bà giảng dạy nữa, đôi khi con gọi Sư Bà bằng hai tiếng „Thầy ơi“ với lòng kính thương không ít. Tiếng „Thầy" thân thương, gần gũi con học được qua cách Sư Bà xưng Thầy với đệ tử xuất gia .

 

Sư Bà kính thương, thấm thoát mà Sư Bà đã về cõi Phật mười chín năm rồi….!

Mười chín năm thời gian trôi nhanh như một giấc mơ, hôm nay duyên lành lại trở lại, Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng cho đăng hình ảnh và những bài thuyết giảng của Sư Bà; nhìn chân dung Sư Bà thật sống động, chiếc áo nâu giải thoát, với tràng hạt nâu, gương mặt thanh thoát và nụ cười hiền hậu như còn đang hiện hữu giữa không gian cuộc đời này và con đã gọi Thầy ơi, trong bồi hồi xúc cảm.

 

Con theo chân các Ni Sư đi nhiễu quanh tháp của Sư Bà, để thấy được pháp thân và những lời giáo huấn của Sư Bà, con được vào phòng Sư Bà để nhìn lại hành trạng của Sư Bà, được thấy bút tích của Sư Bà, những dòng chữ đứng, rõ ràng cho thấy sự định tâm trong đó; bài viết về lòng từ bi của Sư Bà thật xúc cảm, khiến người đọc, nghe phải quay về với bản tâm của mình mà Ông Bà ta thường dạy: „nhân chi sơ tánh bản thiên“, câu chuyện người chủ đánh con chó gãy chân, thế mà khi chủ về nó vẫn chạy ra mừng rỡ, đến nỗi người chủ phải hối hận với lòng trung thành của chó và quay lại chính mình lấy đó làm bài học. 

 

Ôi lòng từ bi vô lượng, bao dung của Sư Bà đã để lại bút tích như sau vào năm 2009 như sau:

 

Ký ca ký cóp

Đóng góp nên công

Nhẹ như lông Hồng

Bay về cực lạc

Hào quang sáng quắc

Vẫy gọi muôn phương

Cái bướm con mèo

Trời người muôn loại

Mau mau tỉnh giấc

Thoát xác vô minh

Giải nghiệp hữu tình

Lên đường giải thoát.



Để nhắc nhở cho hàng hậu học của chúng con lòng lân mẫn của con người, với loài vật, sống trên đời nên để hết lòng với tha nhân..

 

Đặc biệt Sư Bà dạy cho Ni chúng tu theo " Bốn mùa Hoa Giác" để nắm được căn bản Phật pháp:

Mùa Hạ: giới luật giữ tâm thanh tịnh.

Mùa Thu: Tứ Niệm Xứ, thanh lọc thân tâm địa cho được thành tịnh, không tham sân si. 

Mùa Xuân: Lăng Nghiêm, nhận được tánh Phật là bản thể của vạn pháp.

Đường lối Sư Bà dặt ra là Ni Viện Tịnh Độ, song song với thiền.

 

Ngày 4.4 vía Văn Thù Sư Lợi năm Quý Tỵ Sư Bà đã thấy Ngài Văn Thù Sư Lợi, cùng bao nhiêu Thánh chúng, Đức Phật A  Đi Đà với y màu trắng gọi Sư Bà mau trở về Tây Phương Cự Lạc.

 

Sư Bà ơi, nhìn Sư Bà và giọng nói yếu ớt, nhưng hiền hòa trầm tĩnh con đã nghe và thấy qua Video đã khắc ghi vào tâm khảm người con Phật, con nguyện sống theo những lời pháp nhũ của Sư Bà.

 

Con thấy như Sư Bà đang hiện hữu, giảng cho chúng con nghe pháp Phật, như dáng từ hoà của người Mẹ dạy dỗ chúng con, như tiếng  Hải Triều êm đềm cho chúng con vào giấc ngủ bình yên, nơi đó có gió thanh lương, có mưa pháp cho từng loại cỏ cây vươn mình theo sức sống.

 

Kính đảnh lễ Giác Linh Sư Bà, con ước mơ một ngày nào đó khi đất nước thật sự thanh bình con sẽ được về ngôi Đại Tự nơi đó có hình ảnh Sư Bà để con được nhìn tận mắt di tích một vị Thầy hiện thân Bồ Tát với trí tuệ và lòng bị mẫn vô biên.

 

Nam mô Kim Quang tháp, Tào Động phái, pháp húy Hải Triều Âm, tự Đại Thành, hiệu Bác Tế Từ Hòa, đại lão Sư trưởng giác linh 

Con kính đảnh lễ Giác Linh Sư Bà

Đệ tử 

Diệu Danh

23.12. 2022



Suba_HaiTrieuAm_8
Kính mời vào nghe Sư Bà giảng Pháp
https://quangduc.com/a53430/su-ba-hai-trieu-am-ke-chuyen-ve-cuoc-doi-tu-hanh




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/05/2011(Xem: 3273)
Hãy sống như những người con Phật, mở lòng ra, nắm lấy những giờ phút đang có này, vứt bỏ mọi ức, hoài niệm, và nở nụ cười.
05/05/2011(Xem: 12014)
Tạp Chí Tư Tưởng của Viện Đại Học Vạn Hạnh là cơ quan ngôn luận dẫn đạo về mặt tư tưởng, triết lý, giáo dục và văn hóa hàng đầu của Phật Giáo Việt Nam, mà mãi đến nay (2014) vẫn chưa có tạp chí Phật Giáo nào, trong và ngoài nước, có thể vượt qua được uy tín và ảnh hưởng lớn rộng của nó. Hiện Thư Viện Huệ Quang (Việt Nam) đã số hóa tạp chí này, bắt đầu từ số 1 năm 1967 cho đến số cuối cùng vào tháng 3 năm 1975 thì tự đình bản do hoàn cảnh đổi chủ của miền Nam Việt Nam.
11/04/2011(Xem: 3183)
Cái biết sáng ngời hay Phật tánh, Chân tâm, Tánh giác… thật ra không có tên gọi, không thể dùng lời diễn tả, không thể tưởng tượng suy lường.
10/03/2011(Xem: 2970)
Ngày xưa, có một người xay bột nghèo mà lại có một cô con gái xinh đẹp. Có lần, bác ta tình cờ được nói chuyện với nhà vua.
27/02/2011(Xem: 4114)
Tập sách này là một sự tập hợp các bài biên khảo đã được đăng trong các tạp chí Phật giáo. Các bài: Triết lý quanh đèn, Triết lý chiếc nôi, Cái nhìn...
19/02/2011(Xem: 17050)
Hết lòng trân quí và ghi nhớ ân đức sâu dầy của sư Sán Nhiên đã biên soạn và hiệu đính tập sách này, cũng như đã hoan hỷ cho phép Hội Thiện Đức ấn tống nhằm góp phần vào công cuộc hoằng hóa Phật pháp đem đến lợi lạc cho nhiều người. Hội Thiện Đức xin biết ơn sự ủng hộ tinh thần và tán thán sự phát tâm đóng góp tịnh tài của quý Phật tử và ân nhân cho công trình ấn tống này. Xin tri ân chị Thân Thục & anh Thân Phúc đánh máy tập sách; anh Thân Hòa trình bày sách bao gồm thiết kế bìa sách; anh Chúc Giới, anh Thiện Tánh, cùng anh Chúc Tùng cung cấp tài liệu và hình ảnh; Tâm Hân Huệ thỉnh ý sư Sán Nhiên; chị Tâm Thiện, chị Chơn Hạnh Bạch, chị Diệu Âm, Thân Hồng, cùng anh chị Lê Lộc (Lancaster, PA) phụ giúp sổ sách, liên lạc, và kêu gọi cho quỹ ấn tống.
02/02/2011(Xem: 9660)
Sự hiện hữu đột biến phản diện của một đóa mai đã đánh lay tâm thức của người đọc một cách bất ngờ, tạo ra một mối nghi tình cho hành giả, trong hai câu song thất kết thúc của bài kệ, mà thiền sư Mãn Giác đã trao cho những người đi sau, nhân lúc cáo bệnh thị chúng của ngài, chúng vẫn còn tiếp tục chảy không biết bao nhiêu bút mực để nói về sự hiện hữu của chúng.
21/01/2011(Xem: 3864)
Mỗi khi mỏi bước trên con đường mình đã chọn, hãy tự nhủ mình: ” Tiếp tục đi… đừng dừng lại. Mỗi bước có thể khó khăn hơn nhưng đừng dừng lại. Viễn cảnh đẹp nhất là lúc ở trên đỉnh”. Hãy luôn thúc đẩy mình bằng cách nghĩ về viễn cảnh hạnh phúc ở tương lai bạn nhé.
20/01/2011(Xem: 3335)
Thầy Ajahn Brahm có lần chia sẻ khi ông mới đến ở tu viện Wat Pah Pong của ngài Ajahn Chah, ông thường được nghe Ngài Ajahn Chah kể một câu truyện về làm thế nào để hái một trái xoài. Tu viện Wat Pah Pong là một vườn xoài. Và theo người ta kể thì những cây xoài ở đây được lấy hạt giống từ chính cây xoài được trồng bởi đức Phật. Vườn xoài lúc nào cũng đầy trái thơm chín chỉ chờ người hái. Nhưng theo lời Phật dạy thì chúng ta không nên leo lên cây hái trái. Và ta cũng không cần phải lấy cây sào vói hái, hay là rung lắc cho trái rụng xuống.
20/01/2011(Xem: 3185)
Đêm im lặng, lắng nghe hương về sáng Mùa xuân tràn, có vạn cánh chim bay Cành mai ngủ vừa giật mình thức giấc...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]