Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vài cảm nghĩ về pháp thoại “Nhân Quả Ba Đời" do TT Thích Giác Tín được trực tiếp livestream và trên hệ thống Zoom

08/09/202210:46(Xem: 2486)
Vài cảm nghĩ về pháp thoại “Nhân Quả Ba Đời" do TT Thích Giác Tín được trực tiếp livestream và trên hệ thống Zoom

Vài cảm nghĩ về pháp thoại “NHÂN QUẢ BA ĐỜI” do TT Thích Giác Tín được trực tiếp livestream và trên hệ thống Zoom vào tối thứ tư hàng tuần của Tổng vụ Hoằng Pháp-Giáo Dục GHPGVNTN Hải ngoại Úc Châu và Tân Tây Lan ngày 7/9.2022.

 

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.


Kính bạch Chư Tôn Đức Tăng Ni,

Kính thưa quý đạo hữu gần xa đã và không tham dự buổi pháp thoại.


Kính bạch Giảng Sư,

 

Từ lâu trước khi con tường thuật một bài pháp thoại, nếu đã biết trước đề tài con thường xem qua các bài chú giải hoặc những tham khảo có liên quan về đề tài đó qua mạng Phật giáo điện tử hoặc kinh sách. Và trái với ý nghĩ trong đầu và cũng như bao thính chúng trong phòng  Zoom hôm nay chúng con lại thấy có chút gì khác lạ, thay vì nhắc đến Kinh Nhân Quả Ba Đời được dịch bởi HT Thích Thiền Tâm theo đó: Kinh nhân quả ba đời là bộ kinh đức Phật thuyết về Nhân quả thông suốt ba đời: Quá khứ, hiện tại và Vị lai. Bao gồm nhân đời trước, quả đời này, nhân đời này, quả đời sau. Tổ Ấn Quang dạy: “Hai chữ Nhân Quả gồm trọn hết thảy các pháp thế gian, xuất thế gian không sót chút gì”

 Chúng sanh trong sáu nẻo luân hồi, do nhân thiện ác đã gieo mà chịu quả báo phước họa tương ứng. Quả báo này thâu trọn trong “thông báo ba đời”, nghĩa là:

1. Đời này làm thiện, làm ác, ngay đời này được phước, mắc họa, đó gọi là Hiện Báo.

2. Đời này làm thiện, làm ác, trong đời sau hưởng phước, mắc họa, đó gọi là Sanh Báo.

3. Đời này làm thiện, làm ác, đến đời thứ ba, hoặc đời thứ tư, hoặc mười, trăm, ngàn vạn đời, hoặc đến vô lượng vô biên kiếp sau mới hưởng phước, mắc họa, đó gọi là Hậu Báo. Hậu Báo sớm – trễ không nhất định. Hễ gây nghiệp quyết định không thể không thọ báo.

 

 .....hoặc các kinh liên hệ về Nghiệp thì Giảng Sư không đào sâu vào tiêu chỉ mà chỉ nhấn mạnh Nhân Quả là một định luật.

Thế nhưng đến cuối bài pháp thoại con chợt vỡ òa ...thì ra Giảng sư đã chọn một hình thức theo kiểu giảng mà sau đó người nghe phải tự nghiên cứu thêm chi tiết, nhất là đoạn Tứ Duyên và Lục Nhân.

Kính bạch Chư Tôn Đức Tăng Ni và Giảng Sư

Kính thưa quý đạo hữu thính chúng,

 

Trong tinh thần đúng như TT Tổng Vụ Trưởng Thích Đạo Nguyên trong phần tổng kết buổi pháp thoại đã nhắn nhủ đến thính chúng sau giờ pháp thoại rằng:

“Nghe pháp, thường xuyên nghe pháp, nghe với sự lắng tâm đầy đủ là yếu tố đặc biệt lợi ích giúp cho chúng ta tăng trưởng được sự hoan hỉ sự thanh tịnh trí tuệ, và nhiều lợi lạc khác”.

 

Và đấy có lẽ là một đặc điểm rất đáng được tán dương mà TT Giảng Sư Thích Giác Tín đã khởi đầu cho bài giảng bằng cách đưa thành quả hiếm có nhất trong suốt 6 nhiệm kỳ của hội đồng điều hành GHPGVNTN Hải ngoại Úc Châu và Tân Tây Lan.

 

Quả đúng vậy có nghe chú tâm và sau đó nghiên cứu thêm những chi tiết trong bài giảng ta sẽ thấy rằng bắt buộc người nghe pháp cần phải có khả năng tiêu hóa được cái gì chúng ta nghe. Chân lý thâm sâu vi diệu đó đôi khi chúng ta nghe một vài vị trình bày hay là đọc qua một trang sách không đủ để chúng ta có thể thâm nhập nhìn thấy tất cả mọi chiều kích của đề tài. Nhờ nhân nào đó nhờ duyên nào đó mà chúng ta có thể nhìn những gì được nghe, con kính mạn phép được bổ sung trong bài viết này những chi tiết về 4 duyên và 6 nhân mà Giảng Sư chỉ nói qua loa không đi sâu vào vì có lẽ thời gian không cho phép.

Kính trân trọng,

 

Giảng Sư đã khéo dẫn nhập “Thế nào là nhân quả 3 đời?” một đời là mình cũng đủ chết rồi , nhưng đó chỉ là tên gọi của ba thời: Quá Khứ- Hiện Tại-Vị Lai. Đơn giản TT Giảng Sư đã định nghĩa hai chữ Nhân và Quả như sau:

 

Nhân là hạt giống – Quả là bông trái.

Nhân quả là một tiến trình tuần tự đi từ lúc ban đầu đến lúc kết thúc khi quả được hình thành,

Nhưng từ Nhân đến quả phải có sự trung gian của DUYÊN.

 

Theo lời Giảng Sư ...trên bình diện giáo lý có 4 duyên và 6 nhân , Bốn duyên được nêu tên nhưng không đi sâu vào chi tiết đó là: Nhân duyên- Tăng thượng duyên- Đẳng vô gián duyên-  Sở duyên duyên.

 

Và cũng như 6 Nhân được liệt kê thoáng qua như: 1-Năng tác nhân 2-Câu hữu nhân 3-Đồng loại nhân 4-Tương ưng nhân 5-Biến hành nhân 6-Dị thục nhân.

 

Nay con kính xin được mạn phép ghi lại chi tiết định nghĩa của 4 duyên và 6 nhân đế cùng nhau ghi nhớ thêm vậy,

 

1-NHÂN DUYÊN trong các pháp hữu vi có khả năng tự thân sinh ra từ quả. Như giống lúa mạch sinh ra lúa mạch, giống lúa dé sinh ra lúa dé. Thể tánh của nhân duyên này có hai:

a - Chủng tử (hạt giống), chỉ cho tất cả các pháp thiện, ác, vô ký hàm tàng trong thức thứ tám A-lại-da chủng tử này đối với dị thời (một lúc nào đó) có thể dẫn sinh chủng tử tự loại (chủng tử sinh chủng tử), đối với đồng thời (cùng lúc) có khả năng sinh khởi hiện hành tự loại (chủng tử sinh hiện hành).

 

b - Hiện hành, chỉ cho hiện hành của bảy chuyển thức mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, mạt-na có khả năng huân tập thành chủng tử tự loại trong bản thức (đệ bát thức) (hiện hành huân chủng tử).

 

2-ĐẲNG VÔ GIÁN DUYÊN: là quan hệ sinh khởi của tâm, tâm sở do ý nghĩ trước dẫn sinh ý nghĩ sau, từng ý nghĩ, ý nghĩ tương tục không có gián đọan.

 

3-SỞ DUYÊN DUYÊN: phàm đối tượng của tâm, tâm sở thành tựu thì đó là nguyên nhân, mà khiến cho tâm, tâm sở lúc sản sinh ra kết quả, thì đối tượng của tâm, tâm sở gọi là sở duyên duyên.

 

4-TĂNG THƯỢNG DUYÊN:  ngoài điều kiện nguyên nhân sinh khởi tất cả các pháp như ba duyên đã ghi trên, duyên này phạm vi thật là rộng rãi, tất cả đều được thu nhiếp vào trong duyên này

 

Kính trình bày thêm về 6 Nhân theo sự tham khảo của người viết, đó là:

 

1-NĂNG TÁC NHÂN (kāraṇa-hetu): Vật nào khi sinh ra, phàm tất cả sự vật không phải là đối tượng phát sinh ra tác dụng trở ngại, thì sự vật ấy là năng tác nhân, phạm vi của nó rất rộng. Gồm có hai loại:

a/ Hữu lực năng tác nhân (cho sức, tăng sức): như nhãn căn sinh ra nhãn thức, đất cát sinh ra thảo mộc, song đối với pháp hữu vi, ít giới hạn.

b/ Vô lực năng tác nhân (không trở ngại): như hư không đối với vạn vật, dành chung cho tất cả pháp vô vi.

Quả có được của nhân này là quả tăng thượng.

 

2-CÂU HỮU NHÂN (sahabhū-hetu): là nhân câu hữu với quả. Gồm có hai loại:

a/ Nhân câu hữu hỗ tương với quả.

b/ Nhân câu hữu đồng nhất với quả.

Quả có được của nhân này là quả sĩ dụng.

 

3-ĐỒNG LOẠI NHÂN (sabhāga-hetu): là tất cả các pháp hữu vi thuộc phạm vi quá khứ hiện tại mà pháp nào cùng loại hay tương tợ thì đều là nhân, cho nên gọi là đồng loại nhân. Như pháp thiện làm nhân cho pháp thiện, cho đến pháp vô ký làm nhân cho pháp vô ký. Pháp đồng loại này căn cứ vào tánh thiện ác mà lập. Quả có được của nhân này là quả đẳng lưu.

 

4-TƯƠNG ƯNG NHÂN (samprayukta-hetu): Lúc nhận thức mới phát sinh, tâm cùng tâm sở đồng thời phát khởi tương ưng, hỗ tương nương vào nhau mà tồn tại. Cho nên gọi là tương ưng nhân. Quả có được của nhân này là quả sĩ dụng.

5-BIẾN HÀNH NHÂN (sarvatraga-hetu): Chỉ cho phiền não có khả năng biến đi khắp đối với tất cả các pháp nhiễm ô mà nói. Cùng với đồng lọai nhân ở trên là pháp nhân quả dị thời trước sau, song vì đồng loại nhân thông đối với tất cả các pháp, trong khi biến hành nhân thì do mười một biến hành trong tâm sở biến sinh khắp tất cả các hoặc, cho nên gọi là biến hành nhân vì sinh ra đủ loại phiền não. Quả có được của nhân này gọi là đẳng loại quả.

6-DỊ THỤC NHÂN(vipāka-hetu): Chỉ cho nhân nghiệp thiện ác của quả báo khổ vui trong ba đời. Quả có được của nhân này gọi là quả dị thục.

 

Như vậy  sự nhiếp thâu giữa tứ duyên và lục nhân giống như trên đã nói là Năng tác nhân bao gồm cả ba duyên: đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên, câu hữu nhân cùng năm nhân khác kia thâu nhiếp chung cả nhân duyên.

 

Giảng Sư cũng nhắc đến:Nhân quả là một định luật tất yếu trong sự hình thành nhân sinh quan và vũ trụ quan qua liên hệ duyên khởi của cuộc sống con người, mà qua đó nhân quả được coi như là một luật tắc không thể thiếu được khi hình thành một xã hội nhân bản đạo đức. Giảng Sư cũng nhấn mạnh đến lẽ tất nhiên của vũ trụ quan (tòan bộ thế giới này có vô số nhân và quả do những yếu tố đất, nước, gió, lửa, hư không, những bản thể vật lý và phi vật lý, dương tử và phi dương tử tạo thành) cho nên không một phạm thiên, thượng đế hay một đấng vô hình nào có thể tạo ra một vật hữu hình.

 

Chúng ta cũng ngạc nhiên khi Giảng Sư đưa ra một thí dụ khi chiết cành để trồng cây thay vì gieo hạt giống để giới thiệu bản chất hiện hữu của cảm thọ để thuyết phục người nghe rằng “Tại sao ta phải mượn tấm thân vật lý này để thành tựu tâm lý theo nhân và quả thuận, nghịch”. Và may thay  Đức Thế Tôn đã chỉ ra con đường mà người con Phật muốn giác ngộ phải có được nhân Từ Bi và Trí Tuệ mà Đức Thế Tôn đã tự thể bản thân bằng những cảm thọ khi đối tác giữa 6 căn tiếp xúc sáu trần.

 

Giảng Sư cũng nhắc đến lời phát biểu của nhà bác học Albert Einstein về Phật Giáo như sau: “Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo vũ trụ. Tôn giáo ấy phải vươt lên Thượng đế của cá nhân, tránh giáo điều cùng lý thuyết thần học. Đạo Phật trả lời cho những sự mô tả này. Nếu có một tôn giáo mà có thể đương đầu với những nhu cầu của khoa học hiện đại đấy sẽ là Đạo Phật.”

Có lẽ đã hơn thời gian để trình bày cho phép và 2 câu hỏi từ đạo hữu Tịnh Bảo như sau:

1-Sống theo đúng nhân quả thì thế nào gọi là Sống đúng Chánh pháp và Tà pháp ? Chữ Nghiệp có liên quan đến vận mệnh con người chăng?

2- Ta vẫn thường Sám Hối để tiêu nghiệp tội, nếu nhân quả là một định luật thì việc sám hối ấy có hiệu quả thế nào?

Lời giải đáp của Giảng sư có thể chưa làm vừa ý đạo hữu Tịnh Bảo vì Thượng Tọa không nhắc gì đến việc sám hối và chữ Nghiệp mà chỉ nói rằng Nhân quả là một đề tài khá lớn và đây là một định luật, một nguyên lý không ai có thể chối cãi.

Riêng con chợt nhớ đến câu hỏi đáp tương tự của trung tâm hộ tông do HT Viên Minh chỉ đạo rằng: “Nếu biết rõ nhận thức và hành vi sai lầm trước đây thì sám hối là điều chỉnh nhận thức và hành vi cho đúng tốt. Nhưng có những hậu quả không biết chính xác nguyên nhân nào thì có thể dựa trên luật nhân quả mà suy đoán để sám hối chung chung cũng được. Khi biết do nghiệp chính mình tạo ra hậu quả hiện tại thì cần chấp nhận với tâm nhẫn nại, cảm thông và thương yêu chứ không nên sân hận và đối kháng. Đành rằng nhân nào tạo ra cảnh giới sa đọa nhân đó gọi là pháp bất thiện. Nhân nào tạo ra cảnh giới an lạc thì nhân đó gọi là hạt giống thiện.”



tt giac tin (6)tt giac tin (2)tt giac tin (3)tt giac tin (5)tt giac tin (8)








Lời Kết:

 

 Đây là lần thứ  sáu của chương trình hoằng pháp tổ chức trên hệ thống online, từ lúc bắt đầu với con số người tham dự rất khiêm nhượng từ 20 đến cuối giờ 32 người quả cũng là một món quà tinh thần cho Tổng Vụ Hoằng Pháp, hơn thế nữa thuyết nhân quả là một trong những thuyết cơ bản nhất của đạo Phật. Không một ai đã hướng theo đạo Phật  mà không hiểu rõ về triết lý nhân quả. Nhân: chính là nguyên nhân, là cái nhân mà mình gieo trồng. Qủa: chính là điều mình nhận được, là trái của cây ( nhân ) mà mình gieo trồng. Áp dụng vào đời sống, đó là khi chúng ta làm việc thiện thì sẽ gặp những điều lành, cuộc sống được hạnh phúc, ấm no, sung sướng. Còn nếu như ta làm điều ác thì chúng ta thọ lãnh quả ác, cuộc sống đau khổ bất hạnh.

Đời này nhân gặp đủ duyên thì sẽ biến thành quả, quả sinh ra nếu hội đủ duyên thì lại biến thành nhân rồi để sinh ra quả khác, từ đó tạo thành một chuổi nhân quả liên tiếp và kế tục. Luật nhân quả luân hồi và tiếp tục, hãy sống tốt và đẹp để hưởng được phước lành trong cuộc sống. Hy vọng với những bài kệ Đức Phật đã giảng trong kinh Nhân Quả Ba Đời sẽ giúp chúng ta chiêm nghiệm thêm.

Thiện nam, tín nữ nghe ta nói:

Suy nhớ kinh Nhân Quả ba đời

Nhân quả ba đời việc chẳng nhỏ,

Phật nói lời Phật chớ chê khinh.

Kính chúc Thượng Toạ Tổng Vụ Trưởng Thích Đạo Nguyên tứ đại thường an, pháp duyên vô ngại tiếp tục chủ đạo những buổi hoằng pháp thật lợi lạc cho Phật tử,

 Kính Chúc TT Giảng Sư Thích Giác Tín (Phó Thư ký 1 kiêm Tổng Vụ phó Tổng Vụ Tăng Sự hội đồng điều hành GHPGVNTN Hải ngoại Úc Châu và Tân Tây Lan) có nhiều buổi  giảng về Nhân quả và Nghiệp thêm để thính chúng hiểu thấu và thông pháp Phật hơn nữa, kính chúc Ngài được nhiều sức khỏe, thân tâm an lạc.

Sống chân thành với định luật nhân quả

Gieo gì gặt nấy quả hiện rõ tương đương

Phước đức trần gian vẫn đó...bao Gương

Phật dạy:

Nhân quả ba đời...chỉ từ Tâm Thiện!

 

Bài pháp thoại nghe rồi tìm hiểu...nguyện

Được làm người dù gặp thuận nghịch duyên

Quán nhìn Như Thị...vũ trụ thiên nhiên

Thông “Tứ Diệu Đế học về Khổ, Diệt Khổ”

 

Nhân và quả đều nằm trong đây tất cả

Tóm gọn Pháp thế gian và Xuất thế gian

Muốn cho cuộc sống  thanh thản an nhàn

Tin định luật này.... không một ai thoát được!

Bạn ơi...cùng nhau tu huệ và tu Phước!

Nam Mô A Di Đà Phật

Melbourne 8/9/2022

Huệ Hương

 

  

 

Những bài liên quan:

* Tường thuật nhanh về Lễ Ra Mắt Tổng Vụ Hoằng Pháp-Giáo Dục 

1/ Ý Nghĩa An Cư Kiết Hạ (Bài giảng của TT Tâm Minh

2/ Gương Hiếu của Tôn giả Xá Lợi Phật (TT Thích Nguyên Tạng)

3/ “Chữ Hiếu Trong Đạo Phật” (NS Thích Nữ Thảo Liên)

4/ “Hiếu Đạo” (TT Thích Viên Trí)

5/ “Thiền Chánh Niệm” (TT Thích Đạo Nguyên)

6/ Nhân Quả Ba Đời (TT Thích Giác Tín)

7/ Cốt tủy Kinh Thủ Lăng Nghiêm (HT Thích Huyền Tôn)

8/ Quy Y Tam Bảo (NS Thích Nữ Tâm Lạc)

9/ Vô Thường (TT Thích Phổ Huân)

10/ Bồ Tát Giới (Đức Trưởng Lão HT Thích Bảo Lạc) 

11/ Nguyên nhân và quá trình hình thành GHPGVN Thống Nhất" (HT Thích Như Điển)

12/Ngũ Giới (Sư Cô Giác Anh)

13/Tổng Quan về Kinh Bát Đại Nhân Giác (TT Thích Đạo Hiển)

14/ Thập Thiện Nghiệp Đạo (TT Thích Viên Tịnh)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/12/2020(Xem: 3503)
Ai cũng tin rằng tương lai sẽ như vầy, như vầy, đúng như hôm qua và hôm nay đã trù liệu, hoạch định và tiến hành; bởi vì cái nhân gieo xuống với sự trợ duyên của các yếu tố phụ thuộc chung quanh, một cách khoa học và kinh nghiệm, cùng với thời gian vừa đủ để một tiến trình được khai mở, phát triển, chắc hẳn có nhiều phần mang lại kết quả tương xứng, hoặc bội phần, hoặc bội bội phần. Tuy vậy, kinh nghiệm, với những kết quả thực tế của một số sự việc, công trình, cũng cho thấy rằng, không phải lúc nào quả phải theo nhân. Bài học vỡ lòng của nhân-quả dạy chúng ta rằng các yếu tố ngoại tại có khi cũng rất quan trọng để dẫn đến kết quả như ý hay bất xứng ý. Tất nhiên khi nông gia cấy lúa xuống ruộng, đã theo kinh nghiệm lâu năm của cha-ông và nghề nghiệp: biết chọn giống tốt, biết lúc nào gieo mạ, cấy mạ, đưa nước vào ruộng, xả nước khỏi ruộng, xịt thuốc trừ sâu, v.v… Nhưng cũng nông vụ nầy, năm ngoái trúng mùa, năm nay bão giông lũ lụt lại thêm các đập thủy điện xả nước, lúa sẽ bị
10/12/2020(Xem: 5900)
Dạo này đang mùa bầu cử Tổng Thống tại xứ Cờ Hoa, có nhiều tuồng diễn rất ư là ngoạn mục, lấy mất của tôi rất nhiều thời gian. Tôi không còn thì giờ để à ơi mưa nắng với một số các bạn xưa. Muốn nói chuyện cũng phải cân nhắc, lựa lời dò la xem đối phương thuộc về bên nào, có cùng chung một chiến tuyến với mình không? Nhỡ cùng một lũ cuồng hết có mà vỡ nợ! Chẳng những thế tôi còn phải xem sắc mặt của từng ông Chủ Bút của từng tờ báo, giấy cũng như điện tử mà lựa bài để gửi. Gửi sai, chẳng những bài bị vất vào sọt rác mà tình văn nghệ cũng sứt mẻ dài lâu. Tại sao lại ra cớ sự như vậy? Trong lịch sử bầu bán chưa bao giờ có hiện tượng kỳ lạ đến như thế. Đây không phải là trận chiến giữa hai đối thủ, giữa hai đảng phái cùng yêu nước, mà là hai phe từ lúc con người mới khai thiên lập địa đến nay, đã có sẵn trong bầu máu nóng những hạt giống của tham lam, sân hận, si tình đủ kiểu. Đã ẩn hiện trong từng một con người với hai mặt tốt và xấu, chánh và tà, như ngày với đêm, như thiên thần
04/12/2020(Xem: 12835)
Lớn lao thay Bài Ca Chứng Đạo! Ngài Huyền Giác đã nói lên được những gì ngài thật tu thật chứng trong bài ca này. Nói là bài ca là vì mỗi lời mỗi chữ đều là Trí Tuệ Bát Nhã xuất phát từ Chân Tâm của ngài, nên thông suốt vô ngại và an vui tự tại. Vui trong cảnh giải thoát, vui trong cảnh Niết Bàn, hân hoan mà thốt lên những lời này, không biết gọi nó là gì, nên tạm gọi nó là Bài Ca Chứng Đạo vậy! Ngài Huyền Giác đã bài trừ tất cả sự chấp có, không, cũng có cũng không, không có không không (tứ cú), để nêu ra cái Bản Thể Tuyệt Đối Chân Tâm. Người giác ngộ được Bản Thể Chân Tâm này là người “tuyệt học, vô vi, an nhàn vô sự”. Xưa nay nó vốn không một vật mà lại thường đầy đủ muôn pháp không thiếu sót. Khi chưa giác ngộ thì thấy biết bằng vọng thức nên mới có muôn ngàn sai biệt. Khi giác ngộ được Bản Tâm thì thấy biết bằng trí tuệ Bát Nhã nên tất cả là Bất Nhị, Như Thị, và Không.
02/12/2020(Xem: 9848)
Làm thinh không phải mình sai Làm thinh là để tương lai cuộc đời Làm thinh không phải dại khờ Làm thinh là để lu mờ thị phi Làm thinh không phải khinh khi Làm thinh là để biết đi biết về Làm thinh không phải u mê Làm thinh là để nghĩ về đường tu Làm thinh không phải gật gù Làm thinh là để Văn Thù hiện ra Làm thinh không phải thứ tha Làm thinh là để biết ta làm gì Làm thinh không phải nhu mì Làm thinh là để mỗi khi thực hành Làm thinh không phải tranh giành Làm thinh là để trung thành hạnh tu
02/12/2020(Xem: 11135)
¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2 ¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 ¨ LŨ LỤT MIỀN TRUNG VIỆT NAM (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 8 ¨ BIỆN TRUNG BIÊN LUẬN TỤNG THÍCH, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 9 ¨ QUÊ HƯƠNG MÙA BÃO LŨ (thơ Mặc Phương Tử), trang 11 ¨ QUẢ BÁO VỀ VIỆC GÂY TẠO CHIẾN TRANH (Quảng Tánh), trang 12 ¨ CÁI THIỆN VÀ HẠNH PHÚC (Quảng Tánh), trang 13 ¨ CHỈ LÀ LỜI HỎI THĂM (thơ Thy An), trang 15 ¨ KHỔ THÁNH ĐẾ (Chân Hiền Tâm), trang 16 ¨ SAU LỤT LÀM BÀI THƠ VỀ CỎ (thơ Lê Vĩnh Tài), trang 20 ¨ ĐẠO ĐỨC VƯỢT KHỎI TÔN GIÁO (Tuệ Uyển dịch), trang 21 ¨ MÙA LŨ (thơ Tiểu Lục Thần Phong), trang 25 ¨ LÀM THẾ NÀO ĐOẠN TRỪ CÁC LẬU HOẶC? (TN Hằng Như), trang 27 ¨ AI ƠI, MAU DỪNG LẠI (thơ Huệ Trân), trang 32 ¨ CHÙA LINH QUANG VÀ CHÙA TỪ ĐÀM Ở TRUNG VIỆT, VNPG Sử Luận, Chương 33 (Nguyễn Lang), trang 33 ¨ LOAY HOAY GIỮA CON ĐƯỜNG (thơ Du Tâm Lãng Tử), trang 36 ¨ CHẤP THỦ LÀ ĐÁNG SỢ (Lâm Thanh Huyền), trang 37 ¨ TRUYỀN THỐNG GĐPT
01/12/2020(Xem: 9742)
Từ Nguyễn Du đến Bùi Giáng, lục bát Việt Nam đã tạo nên một bước đi tân kỳ, một bước nhảy ngoạn mục, rung lên những tiếng thơ tự tình giữa trường mộng nhân sinh, nỗi ngậm ngùi nhân thế với niềm xao xuyến, bồi hồi. Rồi tiếp nối trên những bước đi song hành cùng lục bát, rạt rào bao sóng vỗ ngân nga, hòa âm thâm thiết với những tâm hồn quá đỗi tiêu sái như Hoài Khanh, Nguyễn Đức Sơn, Hồ Dzếnh, Phạm Thiên Thư, Huy Cận, Trần Xuân Kiêm, Huy Tưởng, Vũ Hoàng Chương… Đặc biệt Huy Tưởng, riêng một cõi trời thơ Mười Phương Tố Vọng phiêu diêu giữa Phương Chiều: Trũng hai mắt vọng bia đời Cổng tồn sinh mở mù khơi nắng tà Lòng tay nát mộng châu sa Phương chiều bãi quạnh mưa qua bến mình Nghiêng tầm con mắt soi kinh Vẳng nghe tâm lặng hồn chênh chếch về Phôi thu rụng lá mây đè Phiền ban sơ dậy đất se sắt lòng Im nghe thác máu loạn dòng Trôi phiêu lạc giữa vô cùng mộ Không
23/11/2020(Xem: 6764)
Phước duyên cho tôi khi được Me Tâm Tấn truyền trao gìn giữ một số thư từ còn lưu thủ bút & chữ ký của Chư tôn Thiền đức Tăng Ni vào những năm xưa xửa của thế kỷ trước. Trước, tôi đã có đôi lần giới thiệu thư từ bút tích của quý Ngài danh tăng Phật Giáo nước nhà như Ôn Trí Quang, Ôn Trí Thủ, Ôn Đỗng Minh, Ôn Đức Chơn, Ni trưởng Diệu Không, Ni trưởng Thể Quán... Hôm nay, tôi xin cung kính giới thiệu đến chư vị thủ bút và chữ ký của một bậc tôn quý vốn là cột trụ quan trọng trong ngôi nhà Phật pháp, một vị hộ pháp đắc lực của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam trong những ngày đầu của phong trào phục hưng, một thành viên cơ yếu của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất:
11/11/2020(Xem: 6589)
Mấy ngày mưa bão, rãnh rỗi ngồi soạn thư từ và hình ảnh, những kỷ vật mà Me Tâm Tấn luôn trân quý gìn giữ bao năm trời đã truyền trao lại cho tôi bảo quản làm tư liệu để tham khảo viết bài góp bút vào công tác hoằng pháp, tôi đã tìm thấy được những bức thư viết tay của một vị danh tăng Phật Giáo nước nhà: Cố Hòa thượng Thích Đức Tâm.
11/11/2020(Xem: 9643)
Trong quyển Yếu giải kinh A Di Đà lần đầu tiên xuất bản ở Việt Nam cũng như trên thế giới được in cả nguyên tác bằng chử Hán của Đại sư Linh Phong Ngẩu Ích cùng bản dịch Anh ngữ của Tiến sỉ J.C. Cleary và phần dịch sang Việt ngữ có chú giải của chính mình, học giả Lý Việt Dũng đã… “tự bạch” về “tiểu sử dài lòng thòng đáng chán của Song Hào Lý Việt Dũng”. Trong đó ông thẳng thắng nhận rằng: “Về quan điểm cuộc sống, tôi là người lạc quan tếu… Tôi cũng chay mặn tùy duyên, không bó thân trong những giới luật xa rời cuộc sống, chẳng có bổn sư vì chẳng quy y ai, chẳng có giới xơ cứng để giữ, sống đa cảm tự tại, có hơi “quậy” một chút!”.
25/10/2020(Xem: 2670)
Nước. Nước từ đâu cứ dâng lên; lên rồi rút, rút rồi lại lên, ngập tràn đồng ruộng, ao hồ, vườn tược, làng quê, và phố thị của nhiều tỉnh thành miền Trung. Cuồng phong bão tố từ đại dương cuộn xoáy vào đất liền, kéo theo những cơn mưa xối xả ngày đêm. Nước lũ ngầu đục từ non cao đổ về, từ các đập thủy điện xả xuống, đẩy những dòng cuồng lưu ồ ạt đi về nơi trũng thấp, theo những nhánh sông hướng ra biển, chựng lại khi gặp mực biển dâng cao với cường triều gầm thét, sông nối biển biến vùng duyên hải thành một biển nước mênh mông.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]