Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cuộc Đời Này Thật Đáng Sợ

04/09/202207:45(Xem: 2563)
Cuộc Đời Này Thật Đáng Sợ



banh xe phap luan 2

Cuộc Đời Này

Thật Đáng Sợ


Bài viết: Phật tử Thiện Quả Đào Văn Bình
Diễn đọc: Phật tử Diệu Danh





-Nếu biển rộng như thế nào thì nỗi khổ của con người bao la như thế.


-Nếu lá trên rừng nhiều như thế nào thì nỗi lo, nỗi sầu, nỗi buồn của con người nhiều như thế.


-Nếu vũ trụ vô biên như thế nào thì lòng tham của con người vô bờ bến như thế.


-Nếu hỏa diệm sơn, núi lửa hay cháy rừng, phóng xạ khủng phiếp như thế nào thì lòng hận thù, ghét bỏ, kỳ thị của con người còn khủng khiếp hơn. Cháy rừng, núi lửa, phóng sạ chỉ ở một vùng, còn hận thù, ghét bỏ, kỳ thị vì có internet, twitter, facebook, nếu được các giáo sĩ rao giảng, lãnh đạo kích động sẽ lan rộng toàn cầu.


-Loài vật không biết phân biệt đúng-sai cho nên bị con người nói là ngu hay đồ súc vật. Thế nhưng con người nhiều khi chẳng biết phân biệt đúng-sai, chánh-tà, thiện-ác mà hành động theo cảm tình yêu-ghét và vì quyền lợi. Nếu họ yêu, sai cũng thành đúng, phi lý cũng thành chân lý. Nếu ghét thì đúng cũng thành sai, đẹp cũng thành xấu. Xâm lược, thực dân trở thành “Khai sáng văn minh”.


-Sông hồ, biển cả và sâu như lòng đất còn có thể dò được nhưng lòng người không sao dò và biết được. Người ta đã phát minh ra máy khám phá nói dối. Nhưng chưa nhà bác học nào có thể phát minh ra máy để biết được đó là con người nham hiểm, lường gạt, gian trá, độc ác. Tướng học dù là bậc tôn sư cũng chỉ là “Ăn ốc nói mò”.

Không ai, kể cả thánh thần cũng không hiểu nổi lòng dạ con người.


-Đồng ý hữu thân hữu khổ.


-Có những nỗi khổ do thiên nhiên mà có như Sinh-Lão-Bệnh-Tử.


-Nhưng Hằng Hà sa số nỗi khổ khác do chính con người gây tạo ra cho mình hay cho người khác.


-Chiến tranh do con người tạo ra hay do thần linh tạo ra? Nếu do thần linh tạo ra thì thần linh quá hung ác.


-Khủng hoảng kinh tế do tham vọng và quản trị kém hay do ma đưa lối quỷ đưa đường, hay do thần linh muốn thế?


-Con người là con vật gian trá như Tuân Tử nói, “Nhân chi sơ tính bổn ác”.


-Ăn mặc sang trọng, đẹp đẽ, đi xe sang làm tổng giám đốc vài công ty nhưng cuối cùng lại là siêu lừa.


-Đẹp trai, hào hoa, Việt kiều từ ngoại quốc về kiếm vợ cuối cùng lừa một mớ bạc rồi chuồn mất.


-Đưa hình chỉnh sửa lên facebook đẹp như tài tử, người mẫu, cùng những lời đường mật dễ thương, mồi chài làm quen. Khi cá đã cắn câu rồi thì, nào là em cần tiền để lo hộ chiếu xuất cảnh qua đó gặp anh. Rồi nào là ba má em đau, em trai cần tiền vào đại học. Anh chàng có tiền nhưng dại khờ, gửi cả trăm ngàn đô-la cho nàng. Gửi tiền xong không sao liên lạc được nữa. Thế là mất công về Việt Nam trình công an nhờ truy lùng. Nhưng con chim một khi đã cao chạy xa bay, làm sao tìm được?


- Nâng ly cười nói hả hê trong bàn nhậu, bỗng dưng rút dao đâm chết bạn chỉ vì một lời nói hay cử chỉ gì đó. Một trăm bàn nhậu thì chín mươi là thảm họa. Nguyên do chỉ vì ngu si và thiếu học, coi vài ba con khô mực, đĩa lòng heo, vài ba miếng thịt bò, vài lon bia hơn cả hạnh phúc gia đình và tính mạng của mình. Thế mới hay khi nóng giận, tự ái và ngu si thì không chuyện gì trên đời là không dám làm.


-Đam mê cũng là thảm họa dù là đam mê thể thao, đá bóng. Đã có lúc đội túc cầu Ba Tây thua trong giải Túc Cầu Thế Giới phải trốn không dám về nước vì đe dọa giết.


-Bạo lực súng đạn lan tràn khủng khiếp! Chẳng còn nơi nào an toàn dù là trường học, nơi thờ phượng, chỗ vui chơi hay ngày lễ của quốc gia. Xác người nằm đó, các chính trị gia tới đọc diễn văn sụt sùi phân ưu để kiếm phiếu rồi đó đâu vẫn hoàn đó, không một giải pháp chữa trị. Các lobbyists đã bịt miệng các nhà lập pháp cả rồi. Thế mới hay tiền bạc, chức vụ đã là cho lương tâm mù tối. Như cụ Nguyễn Gia Thiều đã từng kêu than, “Gót danh lợi bùn pha sắc xám.” (Cung Oán Ngâm Khúc)


-Vợ chồng ngày hôm nay còn âu yếm, anh anh, em em, ngày mai đã đưa nhau ra tòa ly dị. Đó là may lắm đó, nếu không sẽ tìm cách giết nhau. Ai dám bảo yêu là hạnh phúc hay chính nó là cuội nguồn của tai họa và khổ đau?


-Âm mưu thâm độc mua bảo hiểm nhân thọ, giết vợ hay giết chồng để lấy tiền và vui vầy duyên mới. Yêu tinh trong Tây Du Ký giả làm người lương thiện rồi bắt ăn thịt người cũng kinh khiếp như vậy thôi.


-Con nhà gia thế ở Washington DC giết cả bố mẹ để đoạt gia tài.


-Anh em ruột giết nhau chỉ vì nửa tấc đất hàng rào giữa hai bên.


-Vì túng thiếu tìm cách giết cô giáo cũ của mình để lấy tiền tiêu xài.

Ôi cuộc đời này tưởng như êm đềm phẳng lặng nhưng nó là một hầm chông bao la và bom mìn nổ chậm với bao lừa lọc và gian dối. Nó như biển cả mênh mông với ngàn vạn đợt sóng ngầm mà lòng người không sao biết hết. Giây phút này là kẻ hiền lành, giây phút sau đã là người hung dữ. Giây phút này nói lời thánh thiện, giây phút sau đã là kẻ gian tà. Bề ngoài thánh thiện, bên trong là quỷ râu xanh!


-Đôi chim nương cánh nhau suốt đời mà chẳng bao giờ cãi nhau, ly dị hay giết nhau.


-Cứ nhìn vào con số ly hôn trên thế giới mà kinh khiếp. Vợ chồng đã yêu nhau sao không thể sống chung với nhau? Sao không thể “chín bỏ làm mười” và nhường nhịn nhau?


-Với cuộc sống mỗi lúc mỗi khó khăn hơn, rồi đây con người sẽ hết tin người. dù là cha con, anh em, bè bạn, chồng vợ. Cuộc đời này thật đáng sợ!

Đạo Phật không nhìn cuộc đời này là một màu hồng đầy ân sủng do thần linh ban tặng, chỉ cần dâng cúng cho giáo sĩ và cầu nguyện là có tất cả. Đạo Phật nhìn cuộc đời này là một màu đen đầy khổ lụy. Rồi từ Đạo Để mà chuyển màu đen thành màu hồng. Đạo Phật khởi nguyên từ Khổ Đế. Khi đã nhận biết “Đời là bể khổ bến mê” rồi từ Đạo Đế mà giải thoát, rồi tiến tới Niết Bàn.


-Nếu có Phật tánh thì con người trở nên tốt đẹp và thế giới sẽ yên bình. Tham-Sân-Si-Mạn-Nghi-Ác Kiến làm con người trở nên ngu si và hung ác và thế giới này sẽ là địa ngục, đúng như Nhà Lửa Tam Giới Phật dạy trong Kinh Pháp Hoa.


Bạn ơi,


Càng sống, càng ngẫm nghĩ càng sợ hãi cuộc đời này.


Kiếp sau xin chớ làm người,

Làm cây thông đứng giữa trời mà reo. (Nguyễn Công Trứ)


Chính vì thế mà bao người bỏ cả gia đình, của cải danh vọng, quyền thế

nương nhờ của Phật để có cuộc sống yên bình.

Nhưng không phải ai cũng có thể làm như vậy.

Chúng ta vẫn cần và còn nợ thế gian này.

Hủy hoại thân để tìm một thiên đường ảo ảnh là ngu dại.

Chúng ta vẫn còn phải sống với thân tứ đại giả tạm này.

Nhưng sống mà tỉnh thức.

Mà muốn tỉnh thức thì phải luôn luôn giữ gìn chánh niệm.

Giữ gìn chánh niệm là xa lánh kẻ hung ác,

Xa lánh những nơi ăn chơi tụ họp đông người.

Xa lánh những chốn mưu danh đoạt lợi.

Cảnh giác với những lời hứa ngọt ngào.


Cảnh giác với sắc đẹp trên twitter, facebook mà chưa hề biết tung tích, gia đình và lý lịch ra sao.

Cảnh giác với những mối lợi bỗng nhiên mà có.

Đừng tham gia vào những cuộc bênh-chống ồn ào.

Đừng bình phẩm ai mà lo tu thân, giữ gìn miệng lưỡi.

Muốn thế giới yên lành, mình phải không làm chuyện xấu.

Muốn không có chiến tranh mình phải yêu chuộng hòa bình.

Muốn người ta thiện lương mình phải là kẻ thật thà trước đã.

Nói người ta ngu si mình phải luôn luôn học hỏi và khiêm tốn.

Và phải thường xuyên sám hối.


Bạn ơi,

Giữa cuộc đời đầy biến động, lọc lừa và hung dữ này,

Để có an vui và tránh bớt hiểm nguy,

Chúng ta cần giữ gìn chánh niệm.

Mà chánh niệm không gì bằng tu theo Bát Chánh Đạo mà Tây Phương gọi là Noble Eightfold Path.

Quý trọng thân này mà không hủy hoại nó theo rượu chè, ma túy hoặc phiêu lưu vào những trò chơi nguy hiểm . (Chánh Mệnh)

Tìm nghề nghiệp chân chính và không đầu cơ, buôn gian bán lận. (Chánh nghiệp)

Suy nghĩ chín chắn trước khi hành động. (Chánh Tư Duy)

Có cái nhìn chân thực, không kỳ thị, bè phái, thương ghét (Chánh Kiến)

Luôn nói lời thơm thảo, hòa vui. Không nói lời đâm thọc, làm chứng gian. Không phổ biến những tin tức xấu (Chánh Ngữ)

Luôn luôn học hỏi, cầu tiến và không than thân trách phận. (Chánh Tinh Tấn)

Luôn luôn nhớ nghĩ tới điều lành, cuộc sống này vô thường và mọi chuyện diễn ra chỉ trong chớp nhoáng rồi qua đi. Thâm tân an lạc là quý chứ chưa hẳn tiền tài danh vọng. (Chánh Niệm)

Luôn luôn giữ đầu óc an tĩnh, không bị cuốn hút hay nhiễu loạn bởi những gì xảy ra chung quanh (Chánh Định)

“Dù ai nói ngả nói nghiêng.

Ta đây vẫn vững như kiềng ba chân”.


Tu theo Bát Chánh Đạo bạn sẽ không còn sợ hãi và xa lánh cuộc sống này nữa . Bạn sẽ không thấy cuộc đời này là nhàm chán như Phật Hoàng Trần Nhân Tông đã nói, “Cư trần lạc đạo” tức sống ở cõi đời ô trọc này mà vui với ánh đạo - chứ không phải vui với những trò nhố nhăng, hư ảo của cuộc đời. Khi không mê luyến vào những trò nhố nhăng và hư ảo của cuộc đời bạn sẽ an vui, tự tại và giải thoát.




Thiện Quả Đào Văn Bình

(California ngày 3/9/2022)






Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2018(Xem: 3530)
Đọc: Hạt Nắng Bồ Đề Ký sự hành hương của Văn Công Tuấn, Đọc: Hạt Nắng Bồ Đề Ký sự hành hương của Văn Công Tuấn Chữ bay từng cánh chim ngàn Mỗi câu là mỗi Niết bàn hóa thân. Xin phép được “tựa” vào hai câu thơ của cố Giáo sư Vũ Hoàng Chương, để bước vào thế giới văn chương của Văn Công Tuấn. Vì rằng, có lẽ, anh đã có nhiều duyên lành để dung thông với tư tưởng uyên áo của các bậc Thầy khả kính nơi ngôi trường Vạn Hạnh của ngày xưa Sài Gòn. Cũng như sau nầy có nhiều thuận duyên để tìm hiểu thêm về tư tưởng các danh nhân trên thế giới. Trong đó anh đã dành cảm tình đặc biệt với văn hào Hermann Hesse. Người đã được thừa hưởng “gia tài tâm linh” của một “ông lái đò” qua câu chuyện dòng sông. (“Khi dòng sông phẳng lặng thì bóng dáng chân như sẽ hiển bày”).
01/04/2018(Xem: 15368)
Chánh Pháp, số 77, tháng 4.2018, ¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2 ¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 ¨ XUÂN ĐẾN VUI GÌ? (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 8 ¨ NỘI DUNG KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 9 ¨ KHI GIỮA ĐỜI THƯỜNG (thơ Mặc Phương Tử), trang 12 ¨ BẢN TÍNH CON NGƯỜI VỐN VỊ KỶ HAY VỊ THA? (Nguyên Hạnh dịch), trang 13 ¨ THƯ CUNG THỈNH CHỨNG MINH/THAM DỰ ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PL.2562 (TK. Thích Pháp Tánh), trang 15 ¨ HOÀI NIỆM HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ THỦ (Quách Tấn), trang 16 ¨ CÔ ĐỘC HÀNH, HOÀI HƯƠNG (thơ Phù Du), trang 18 ¨ ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NÓI VỀ PHẬT GIÁO ỨNG DỤNG, t.t. (Tuệ Uyển dịch), trang 19 ¨ KHÓC TỐ NHƯ (thơ Diệu Viên), trang 22 ¨ ĐIỆN THƯ PHÂN ƯU: NI SƯ THÍCH NỮ NHƯ THỦY VIÊN TỊCH (Tổng vụ Ni Bộ), trang 23 ¨ TƯỞNG NIỆM NI TRƯỞNG THÍCH NỮ NHƯ THỦY (TN Như Đức), trang 24 ¨ NHỮNG BÀI HỌC TỪ CÁCH ỨNG XỬ (TN. Như Bảo), trang 26 ¨ MỘT VẦNG TRĂNG (thơ Vĩnh Hảo), trang 27 ¨ VEN. SANGHARAKSHITA (1925 -)
25/03/2018(Xem: 4154)
Khi dòng sông phút trước không còn là dòng sông phút sau, thì đời người phút trước cũng không giống đời người phút sau. Theo dòng thời gian, mọi thứ trôi qua còn nhanh hơn thế nữa. Nhưng thời gian có không, trong sự dịch chuyển của đơn vị vật chất nhỏ nhất (neutron, proton, quantum, photon...)? Một phần triệu giây, hoặc ngắn hơn! Có đơn vị thời gian nhỏ nhất hay không? Có tên gọi cho một khoảnh thời gian quá nhỏ nhiệm như thế không? Thời gian, đối với lý thuyết vật lý hiện đại, chỉ còn là một khái niệm, dường như có, dường như không, hoặc không hề tồn tại, hoặc tồn tại như một ảo tưởng, ảo giác từ tâm thức, hoặc như là một mộng ảo từ sự sinh diệt của một lượng tử, một hạt ‘ánh sáng’ hay ‘sóng’ mơ hồ tức-hữu tức-vô. Long Thọ (1) từ thế kỷ thứ hai chẳng đã từng nói là không làm gì có thời gian hay sao! (2) Vì thời gian do nơi vật thể mà có; mà vật thể như photon (hạt căn bản—elementary particle) còn không thể nói là có hiện hữu như là một “vật” thì thời gian làm gì hiện hữu? (3)
24/03/2018(Xem: 3886)
Nghe, lắng nghe, và không nghe khác nhau ở điểm nào? Nghe. Dĩ nhiên là bằng đôi tai rồi. Nhĩ căn tiếp nhận, giao lưu với Thanh trần. Nhưng có kiểu nghe mà không nghe. Âm thanh vẫn chảy vào, chui vào, tấn công vào hai bên màng nhĩ, mình cảm nhận được là mình đang có nghe, nhưng mình chỉ biết là có nghe vậy thôi, chứ không rõ là mình đang nghe cái chi chi, cái gì gì. Nhà thiền có một công phu, thôi, gọi là phương pháp cho dễ hiểu, là phương pháp mở rộng hết, mở toang ra cả lục căn (nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý) để đón nhận lục trần (sắc thanh hương vị xúc pháp) trong cùng một lúc.
16/03/2018(Xem: 15447)
Bí Mật Xứ Tạng (sách pdf) Thích Minh Thế
13/03/2018(Xem: 14465)
Cùng là một tảng đá, một nửa làm thành tượng Phật, một nửa làm thành bậc thang. Bậc thang không phục hỏi tượng Phật rằng: - Chúng ta vốn dĩ cùng là đá, tại sao người ta chà đạp tôi, nhưng lại sùng bái người?! Tượng Phật trả lời: - Vì người chỉ chịu 4 nhát dao đã có được hình hài đó, còn ta lại trải qua trăm ngàn ngọn dao đục đẽo, đau đớn muôn vàn. Lúc đó bậc thang im lặng... Cuộc đời con người cũng thế: Chịu được hành hạ, Chịu được cô đơn,Gánh được trách nhiệm, Vác được sứ mệnh, Thì cuộc đời mới có giá trị...
12/03/2018(Xem: 6904)
Tắt máy. Xuống xe, Mỉm cười. Bình yên. Dạ thưa, con đã đi, mới vừa thượng sơn, và con đã đến. Lạy Phật. Lạy Pháp. Lạy Tăng. Những bước chân khẽ khàng, nhẹ bổng của con đi trên đất, qua sân chùa, theo Thầy từng bậc cấp lên gác chuông, đều cảm nhận được nguồn năng lượng của an lạc.
10/03/2018(Xem: 3928)
Tiếng Việt thời LM de Rhodes - sinh thì là chết?, Các phần trước của loạt bài "Sinh thì là chết?" (11.1, 11.2 và 11.3) đã ghi nhận khả năng liên hệ sinh 生 trong sinh thì với cách đọc Hán Việt thăng[2] 升 và phương ngữ ở phía Nam Trung Quốc (TQ) qua dạng sing/seng (shēng bình thanh, giọng BK bây giờ), hay là một cách dùng nhầm của tiếng Việt[3] (so với nghĩa sinh thì/sinh thời trong tiếng Việt hiện đại). Phần này bàn về khả năng sinh thì là kết quả thể hiện qua ngôn ngữ từ tư duy tổng hợp của người VN: kết hợp lòng tin Công giáo với truyền thống tôn trọng người đã ‘qua đời’ qua uyển ngữ Hán Việt (HV). Tài liệu tham khảo chính của bài viết này là ba tác phẩm của LM de Rhodes soạn: cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC) và từ điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra từ điển này trên mạng, như trang này chẳng hạn
03/03/2018(Xem: 18235)
Vừa qua, bản thảo cuốn sách này, « Con Người và Phật Pháp » được tác giả Lê Khắc Thanh Hoài gởi đến cho tôi với lời đề nghị tôi có vài dòng đầu sách. Tôi có phần e ngại, vì có thể tôi không nắm rõ hết ý tưởng của tác giả và cũng có thể không nêu hết ý nghĩ của mình. Thế nhưng đối với một tác giả, một nữ cư sĩ Phật tử trí thức thuần thành, một nhà văn, một nhà thơ và là một nhạc sĩ mà tôi vẫn lưu tâm, cảm phục, cho nên tôi quên đi phần đắn đo mà mạnh dạn có mấy dòng, gọi là chút đạo tình và lòng trân trọng đối với chị Thanh Hoài.
01/03/2018(Xem: 11653)
- "Động Cửa Thiền" (ĐCT) là truyện ngắn đắc ý nhất của Tâm Không Vĩnh Hữu (TKVH), đã được rất nhiều trang web đăng tải, được người khác chuyển thể thành thơ lục bát, được vài tổ chức phi chính phủ đưa vào audio "đọc truyện", được đến 2 nhóm điện ảnh tự ý chuyển thể kịch bản phim để tham dự Liên hoan Phim Ngắn Quốc Tế, và cũng được nhiều tác "giả" tự tiện cải tên đổi hiệu lấy làm sáng tác của chính mình...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]