Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kỷ lục gia – nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương và những dòng thơ đi vào lòng người

25/12/202110:15(Xem: 6583)
Kỷ lục gia – nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương và những dòng thơ đi vào lòng người

Kỷ lục gia – nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương và những dòng thơ đi vào lòng người



Chỉ mới nói chuyện qua điện thoại nhưng vừa gặp chúng tôi, bà đã đón tiếp như những người đã quen biết từ lâu, thậm chí như người trong nhà. Người mà chúng tôi muốn nói đến là nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương. Tên tuổi của bà từ lâu đã được nhiều người biết đến. Riêng bài thơ Còn gặp nhau đã nhận được sự mến mộ của nhiều người do những dòng thơ thấm vào từng ngóc ngách của mọi tâm hồn yêu thơ! Bài thơ 7 đoạn này câu chữ khi đọc lên nghe rất đỗi đơn sơ giản dị nhưng lại hàm chứa ý nghĩa sâu xa về tình người, tình đời, ý đạo.

ton nu hy khuong-13

Thưa nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương, có phải bà đến với thơ ca do người thân hướng dẫn?

– Bằng giọng rất Huế bà tươi cười nói: Gia đình tôi làm thơ cha truyền con nối, đến tôi là đời thứ năm. Cách đây ít lâu một nhà nghiên cứu văn học đã viết: “Những nhà thơ nổi tiếng năm đời trực hệ trong một gia đình vương giả ở Huế”. Từ ông sơ là vua Minh Mạng đến ông cố là người con thứ 11 của vua là Tuy Lý Vương Miên Trinh, người được nhắc trong câu thơ của vua Tự Đức “Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán, Thi đáo Tùng Tuy thất thịnh Đường”. Đến ông nội tôi là Tiểu Thảo Hồng Thiết, sang cha tôi là Ưng Bình Thúc Giạ Thị và đến Công Tằng Tôn Nữ Hỷ Khương, kéo dài đến nay 192 năm.

Lúc nhỏ, tôi có may mắn gần cha tôi nhiều và được ông cụ dạy cho cách làm thơ. Với cha tôi, thứ nhất thơ phải rõ nghĩa, thứ hai trong thơ phải có nhạc và chính thơ có nhạc thơ mới “bén rễ” sâu trong lòng người!

Thưa bà, có phải một bài thơ đúng hơn một bài hò của cụ Ưng Bình Thúc Giạ Thị đã được lưu truyền, nhiều người thuộc lòng cứ ngỡ là ca dao?

– Đó là bài “Chiều chiều trước bến Văn Lâu, Ai ngồi, Ai câu, Ai sầu, Ai thảm, Ai thương, Ai cảm, Ai nhớ, Ai trông. Thuyền Ai thấp thoáng bên sông, Đưa câu mái đẩy chạnh lòng nước non”. Những câu thơ này Ưng Bình Thúc Giạ Thị, cha tôi viết về vua Duy Tân. Thuở ấy vua Duy Tân có khi giả dạng thường dân ra ngồi câu cá ở bến Phu Văn Lâu chờ gặp Trần Cao Vân để mật bàn chuyện quốc sự. Không ngờ vận điệu của câu hò được truyền tụng trong dân gian và vô hình chung trở thành ca dao in trí nhớ nhiều người. Nỗi niềm của người viết trong khung cảnh đó đã làm câu hò trở nên bất hủ. Cha tôi còn viết một câu hò khác về Đào Duy Từ “Khi trông lên đò Trạm, khi ngó xuống Lũy Thầy, đố Ai có biết dạ này thương Ai?”.


ton nu hy khuong-14



Bài thơ “Còn Gặp Nhau” của bà rất nổi tiếng, nhưng không phải ai cũng biết được hoàn cảnh ra đời của nó như thế nào?

– Tôi xin thưa rõ câu chuyện cho có đầu có đuôi. Năm 1964, tờ bán nguyệt san Phổ Thông của nhà văn Nguyễn Vỹ nơi tôi cộng tác thường xuyên, đưa tin sẽ xuất bản tập thơ Đợi Mùa Trăng của Hỷ Khương. GS.TS văn chương Pháp Nguyễn Văn Cổn từ Pháp đã viết thư về cho ông Nguyễn Vỹ đề nghị được viết bài tựa cho tập thơ, dù tôi và ông Cổn chưa bao giờ liên lạc với nhau. Ông Nguyễn Văn Cổn là bạn thân của GSTS Trần Văn Khê. Ông thường đưa thơ của tôi cho anh Khê xem. Từ đó, anh Khê với tôi liên lạc qua thư từ. Sau một thời gian, chúng tôi trở thành anh em kết nghĩa.

https://i0.wp.com/kyluc.vn/Editor/assets/1.6/19.6/ConGapNhau-TNHK.jpg

Bài thơ Còn gặp nhau của nhà thơ Hỷ Khương được nhiều người biết đến

Năm 1993, GS.TS Trần Văn Khê tham gia trong đoàn của Tổng Thống Francois Mitterand sang thăm Việt Nam. Khi vừa đến TP.HCM, anh Khê có nhắn tôi và Thúy Hoan lên gặp anh ở khách sạn Rex. Anh em gặp nhau hết sức vui mừng. Sau đó, anh Khê đi theo đoàn liên tiếp mấy ngày. Trước khi trở lại Pháp, anh nhắn tôi lên để giã biệt. Do bị ốm, không đi được nên tôi đã gởi cho anh một bài thơ trong đó có 4 câu: “Còn gặp nhau thì hãy cứ vui, Chuyện đời như nước chảy hoa trôi. Lợi danh như bóng mây chìm nổi, Chỉ có tình thương để lại đời”.

Lúc lên máy bay anh đã họa lại bài thơ, nhắc lại lúc chúng tôi gặp nhau, 4 câu thơ sau đây anh đã họa lại 4 câu trên: “Nắm tay hiền muội rộn niềm vui, Quên cả thời gian vẫn cứ trôi. Chỉ nhớ không gian thâu ngắn lại, Tao phùng bao phút đẹp trên đời”. Về sau tôi đã làm thêm 6 đoạn nữa, thành ra bài thơ có 7 đoạn như mọi người đã biết.

Những câu thơ trong bài Còn gặp nhau chữ nghĩa bình dị nhưng khiến cho người đọc nhớ mãi?

– Tôi cũng lấy làm lạ. Khi viết tôi chỉ dùng những câu chữ đơn giản, có lẽ nhờ vậy mà đi vào lòng người. Một vị giáo sư đại học nói với tôi rằng: “Tôi lấy thơ Hỷ Khương ra đọc cho các em sinh viên nghe: Còn gặp nhau thì hãy cứ chơi. Bao nhiêu thú vị ở trên đời. Vui chơi trong ý tình cao nhã, Cuộc sống càng thêm nét tuyệt vời”. Tôi nói với các em: “Nhà thơ Hỷ Khương nói vui chơi ở đây là vui chơi trong ý tình cao nhã thì cuộc sống càng thêm nét tuyệt vời vì có ý nghĩa”.

Hòa thượng Thích Giác Toàn – Viện Chủ Tịnh Xá Trung Tâm – sau khi đọc tập thơ Hãy Cho Nhau, đã nói với tôi: “Cô Hỷ Khương ơi, cô làm thơ dễ dàng như thế, làm ra được những câu thơ như vậy là tu bao nhiêu kiếp”. Nghe lời dạy của Hòa thượng lòng tôi rất xúc động.



Thơ của Tôn Nữ Hỷ Khương dễ đi vào lòng người còn vì đọc lên đã thấy nhạc điệu ẩn chứa trong đó…

– Bài thơ Còn gặp nhau có nhiều nhạc sĩ dùng phổ nhạc. Trong đó, riêng Giáo sư Võ Tá Hân là phổ trọn cả bài. Tôi bảo với ông: “Làm sao mà giỏi thế?”. Ông trả lời: “Thơ Hỷ Khương đã là bản nhạc rồi nên rất dễ phổ, bỏ đi một chữ cũng không được”. Hiện có rất nhiều hội đoàn ở Mỹ xin phép dùng bài Còn gặp nhau do nhạc sỹ Võ Tá Hân phổ nhạc để làm nhạc nền.


Thơ của bà được rất nhiều người dùng để viết thư pháp, hẳn là có nhiều câu chuyện thú vị từ đây?

– Cuối năm 2004, tôi thật bất ngờ khi nhận được cuộc điện thoại của một người đàn ông mà cho tới nay tôi cũng chưa biết là ai. Người đó nói rằng: “Chị Hỷ Khương ơi, người ta khắc thơ của chị lên đá để bán trong hội hoa xuân. Một phiến 200 đô la, nhưng không đề tên chị. Tôi muốn mua mà không đủ tiền”. Tôi hỏi: “Không để tên sao anh biết thơ tôi”, người ấy trả lời: “Ai mà không biết”. Tôi nghe rồi cũng quên.

Sau đó, khi tôi cùng một số bạn học cũ đi ngang hội hoa xuân, một người bạn trong nhóm rủ vào chụp ảnh. Tôi chợt nhớ đến câu chuyện những phiến đá khắc thơ mình trong hội hoa xuân từ người đàn ông nọ. Tôi kể lại, các bạn nghe thấy rất vui và rủ nhau đi tìm. Rất nhanh chúng, chúng tôi đã gặp gian hàng triển lãm thư pháp với một dãy đá nhiều màu khắc hai câu thơ: “Lợi danh như bóng mây chìm nổi, Chỉ có tình thương để lại đời”.

 


Nhà thơ Hỷ Khương và phiến đá khắc một trong những câu thơ tâm đắc của bà


Một người phụ nữ ra chào hỏi hết sức vui vẻ: “Thưa chị, chị có phải là chị Hỷ Khương không? em thấy chị trên sách, trên báo, trên ti vi”. Tôi nghe lấy làm lạ. Người phụ nữ lại nói: “Chúng em tính xong hội hoa xuân sẽ đem một phiến đá đến tặng chị”. Một người bạn của tôi nói ngay: “Chúng tôi có sẵn xe, bà cho đưa ra xe dùm”. Phiến đá ấy giờ đã trở thành một kỷ vật của tôi.

 

***

Lúc tiễn chúng tôi, nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương thân tình dặn bằng những dòng thơ trong bài Dặn Lòng, “Giữ yên nếp sống dịu hiền, Gây chi sóng gió thêm phiền lòng nhau. Khi đời đã chẳng vào đâu, Trăm năm mua lấy chữ sầu ích chi”. Một bài thơ không có chữ nghĩa nào “to tát” cả mà đã giúp nhiều người giải tỏa những phiền muộn lo âu.

Khánh Bình (thực hiện) – kyluc.vn

Nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương năm nay 75 tuổi. Bà sinh ra ở Vỹ Dạ (Huế) nhưng vào Nam sống từ năm 1961. Bà là tác giả của nhiều tác phẩm: Đợi mùa trăng (1964), Mộng thanh bình (1970), Còn gặp nhau (1999), Bâng khuâng tình khúc (2001), Hãy cho nhau (2004), Nước vẫn xanh dòng (2005), Thơ tình và tình thơ (2006), Thơ dâng cha mẹ (2007), hồi ký về thân phụ Hồi ức về cha tôi: Ưng Bình Thúc Giạ Thị (1996, tái bản có bổ sung 2002, 2011)… Hiện là hội viên Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh.

Năm 2004, bài thơ Còn gặp nhau của bà đã được Công ty văn hóa sáng tạo Trí Việt – First News in trên lịch 7 tờ với thư họa của họa sĩ Vũ Hối. Vào mỗi dịp đầu xuân, Trí Việt lại “đưa” thơ của nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương lên lịch và đều do nhà xuất bản Trẻ cấp giấy phép xuất bản. Về sau, các Công ty văn hóa Hương Trang, Công ty An Hảo, Công ty TNHH một thành viên 789 (Bộ Quốc Phòng)… đã in Còn gặp nhau, Hãy cho nhau cùng nhiều bài thơ khác của nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương lên các cuốn lịch Bloc, lịch 7 tờ, lịch năm, lịch để bàn, Agenda… phát hành rộng rãi trong nước, thông qua các nhà xuất bản Trẻ, Văn Nghệ, Hội Nhà văn… Ngoài ra, còn nhiều nơi in thơ bà trên lịch. Ngày 30.10.2011, trong Hội ngộ Kỷ lục gia Việt Nam lần thứ 21, nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương đã nhận danh hiệu Nhà thơ nữ có thơ in trên lịch nhiều nhất.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/06/2024(Xem: 1393)
Sau khi bang Niedersachsen của ông Tiến sĩ Albrecht thu nhận hơn 1.000 thuyền nhân từ chiếc tàu Hải Hồng, phân phối đi các vùng trong bang nhưng đông nhất vẫn là thành phố thủ phủ Hannover. Các thuyền nhân tỵ nạn này vừa từ cõi chết đi lên, nên rất cần một chỗ dựa cho tâm linh. Sau chuyến vượt biên thoát nạn, họ đã cầu nguyện Đức Mẹ Maria cứu vớt nếu là người Công giáo. Còn Phật giáo họ sẽ niệm Mẹ hiền Quán Thế Âm, hai hình tượng đã in sâu vào tâm thức, họ tin chắc hai Vị này đã ra tay cứu độ đưa họ đến bến bờ bình yên.
12/06/2024(Xem: 718)
Lời người chuyển ngữ: Thông thường khi nói đến ngồi thiền hay thực hành chánh niệm chúng ta lập tức nghĩ đến việc ngồi yên, ngồi một cách nghiêm trang và chú tâm vào hơi thở hay những cách khác (tùy theo phương pháp chỉ – quán…). Tuy nhiên chúng ta cũng nghe đến tứ oai nghi đi – đứng - nằm – ngồi, nghĩa là ta có thể giữ chánh niệm trong mọi hoàn cảnh và tư thế, điều này phụ thuộc vào năng lực, ý chí của mỗi cá nhân. Trong lá thư gởi độc giả của tạp chí Lion’s Roar (Sư Tử Hống), ngày 51/05/24 có đề cập đến việc ứng dụng và thực hành chánh niệm trong sự di chuyển động, trong lá thư này có dẫn lời của Francis Sanzaro một nhà leo núi chuyên nghiệp và cũng là một Phật tử đã áp dụng chánh niệm trong việc leo núi. Việc ứng dụng chánh niệm trong sự vận động hàng ngày đôi khi tôi cũng có chút xíu kinh nghiệm. Tôi thường chạy bộ, bơi lội… và giữ chánh niệm và cảm thấy thoải mái dễ chịu hơn là khi ngồi nghiêm trang trước bàn thờ Phật. Tôi nhận thấy mọi người ai cũng có thể áp dụng thực hành chán
12/06/2024(Xem: 693)
Sống ở đời, mọi người chúng ta ai ai cũng đã từng ít nhất một lần buộc miệng than: “Sao khổ vậy trời? Sao khổ thế này?”. Khổ là bản chất của đời sống hiện hữu, khổ là tất yếu vì sự thay đổi của vô thường. Đã sanh làm người, đã sống trong đời thì không thể tránh khỏi khổ, cho dù đó là tỷ phú cực giàu, tổng thống cực quyền hay là kẻ ăn mày khố rách áo ôm. Khổ có vô vàn nhưng chung quy lại không ngoài: Sanh, già, bệnh, chết, muốn mà không được, thương phải chia lìa, ghét phải chung đụng, thân và tâm đầy phiền não như lửa cháy. Khổ vì sanh – tử là điều bất khả kháng, khổ vì những ác nghiệp đã chín muồi thì cũng không thể tránh được, duy cái khổ của sự mong cầu, ham muốn, thèm khát là điều mà chúng ta có thể làm giảm thiểu hoặc tránh được.
04/06/2024(Xem: 880)
Ta lên núi, học làm Tiên nhẫn nhục, Mặc thói đời nhân ngã với thị, phi! Mây có hẹn, mà quên về cũng được, Gió có lay, trăng nghiêng ngã hề chi!
02/06/2024(Xem: 1203)
Một trong những lời dạy của Tuệ Trung Thượng Sĩ thường được đời sau nhắc tới là hãy phản quan tự kỷ. Đó là pháp yếu Thiền Tông. Nghĩa là, nhìn lại chính mình. Câu hỏi chúng ta nêu ra nơi đây là, phản quan tự kỷ thế nào?
30/05/2024(Xem: 890)
Đại Trí Độ Luận nói: “Biển cả Phật pháp, tin thì vào được”. Kinh Hoa Nghiêm nói: “Tín làm tay. Như người có tay, đến nơi trân bảo, tùy ý nhặt lấy. Nếu người không tay, chẳng được thứ gì”. Cũng có câu: “Vừa vào cửa tín, liền lên Tổ vị”. “Mũi Tên Xuyên Vách” ra đời góp một niềm tin nhỏ cho người sơ cơ, chắc không tránh khỏi lỗi lầm. Rất mong bạn đọc bốn phương bổ chính để được tốt hơn trong những lần tái bản tới. Xin thành thật tri ân.
24/05/2024(Xem: 8915)
Hình ảnh Thầy Minh Tuệ xuất hiện trên các mạng xã hội y hệt như một trận bão truyền thông, làm dâng tràn những cảm xúc và suy tưởng. Những bước chân đơn độc của Thầy đã đi bốn vòng đất nước trong nhiều năm qua, để tu hạnh đầu đà là điều khó làm, không phải ai làm cũng được. Một hình ảnh chưa từng nhìn thấy, dù là trong tiểu thuyết hay phim ảnh: hàng trăm người dân, có khi hàng ngàn người dân, cùng ra phố bước theo Thầy, lòng vui như mở hội, niềm tin vào Chánh pháp kiên cố thêm.
17/05/2024(Xem: 677)
Bảo rằng mới, ừ thì là mới nhưng thật sự thì tháng năm đã từ vô thủy đến giờ. Tháng năm là tháng năm nào? Năm nào cũng có tháng năm, nếu bảo mọi tháng đều là tháng năm thì cũng chẳng sai. Năm, tháng, ngày, giờ… là cái khái niệm con người chế ra, tạm gọi là thế, tạm dùng để đo, đếm cái gọi là thời gian. Bản thân thời gian cũng là một khái niệm như những khái niệm dùng để đo lường nó. Bản chất thời gian là gì thì ai mà biết, nó vốn vô hình, vô tướng, vô trọng lượng, vô sắc, vô thanh… Nó không đầu không cuối và dĩ nhiên cũng không thể nào biết đâu là chặng giữa. Con người, vạn vật muôn loài và thế giới này có hình thành hay hoại diệt thì nó vẫn cứ là nó. Nó chẳng sanh ra và cũng chẳng mất đi.
17/05/2024(Xem: 1538)
Phần này ghi lại vài nhận xét về bản chữ quốc ngữ Sấm Truyền Ca và Lập Quốc Kinh, qua lăng kính của chữ quốc ngữ từ thời LM de Rhodes và các giáo sĩ Tây phương sang Á Đông truyền đạo. Đây là lần đầu tiên cách dùng này hiện diện trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh/Bồ (chữ quốc ngữ), điều này cho ta dữ kiện để xem lại một số cách đọc chính xác hơn cùng với các dạng chữ Nôm đồng thời. Rất tiếc là chưa tìm ra bản Nôm Sấm Truyền Ca hay Lập Quốc Kinh, do đó bài này phải dựa vào các dạng chữ quốc ngữ viết tay còn để lại. Tài liệu tham khảo chính của bài viết này là các tài liệu chép tay của LM Philiphê Bỉnh (sđd) và bốn tác phẩm của LM de Rhodes soạn: (a) cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), (b) Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC)
12/05/2024(Xem: 1919)
Thế là ngày lễ mẹ lại về, thế nhân rộn ràng với bao lời chúc, với hoa tươi và những món quà… Những người con lại có phút giây xao lòng hay chạnh lòng nghĩ về mẹ, tưởng nhớ mẹ. Những nghệ sĩ lại viết thêm bài nhạc, bài văn hay bài thơ mới về chủ đề mẹ. Đời sống hiện đại hôm nay vô cùng hối hả và bận rộn, nhiều khi con người ta vô tình lơ đễnh quên đi ơn nghĩa mẹ cha. Ngày lễ mẹ là một ngày lễ đầy tính nhân văn cao cả, giúp đánh động tâm mọi người, nhắc nhở mọi người nhớ về mẹ ( về đấng sinh thành nói chung).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]