Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hướng Dương Thi Tập (Quyển 3)

22/12/202112:40(Xem: 7622)
Hướng Dương Thi Tập (Quyển 3)


2_Huong Duong Thi Tap 3_Thich Phuoc Thai
 
Hướng Dương Thi Tập

 Quyển 3 

 


Lời Đầu Tập

 

Từ xưa, thi ca là nguồn cảm hứng của bao văn nhân thi sĩ. Xúc cảnh sanh thơ, phơi bày những tâm sự, gởi gắm tất cả những tâm tình rạt rào chứa đựng những bi thiết, những hoạt cảnh của những xã hội đương thời mà tác giả hiện sống.

 

Những cảm tác ấy, dệt thành đủ màu sắc hương vị. Nó xuất phát từ những tâm hồn cao thượng tự chứng, hay những tâm hồn bình thường mang nặng mặc cảm tự tôn, tự ty, hoặc bất mãn theo từng nếp nghĩ. Tất cả, đều tùy theo quan điểm của mỗi thi nhân. Song cho dù diễn tả dưới bất cứ dạng thức nào chăng nữa, tựu trung, cũng nhằm nói lên chiều hướng xây dựng xã hội, làm đẹp con người và cuộc đời.  Mọi sắc thái hiện tượng của vũ trụ như: mây, nước, trăng, sao, núi non, chim kêu, suối chảy v.v…đều là những gợi cảnh nồng nàn mà thi nhân đã gởi lòng hòa điệu.

 

Cảnh và tâm, tâm và cảnh từ xưa đã là một sự liên quan mật thiết bất khả phân ly. Sự sống là một đúc kết bởi hai hiện trạng thiết yếu: vật chất và tinh thần. Sự kết hợp ấy, có từ khi con người xuất hiện trên quả địa cầu này. Chính vì sự liên hệ chằng chịt ấy, mà con người không thể tự thoát mình ra được theo lý duyên khởi hình thành. Nói lên hiện trạng của chính mình, tức nói lên hiện trạng của mọi người. Có khác chăng, chỉ là theo từng hoàn cảnh và sự sinh hoạt của mỗi thời đại mà thôi.

 

Nguồn cảm hứng đối cảnh sanh lời ấy, được tác thành bằng những nhạc điệu mỹ cảm rung động của những con tim lành mạnh và được nhịp nhàng bởi một thứ trí tuệ kiểm chứng. Những vần thơ siêu thoát chỉ có, khi nào con người đã trải nghiệm một thời gian rèn tâm nội chứng. Những vần thơ ấy, ta thấy rất rõ trong những tác phẩm thi ca thiền học chẳng hạn.

 

Ngoài ra, còn biết bao văn thơ mà có thể thi nhân không phải là người xuất thân từ một lãnh vực của một tôn giáo nào cả. Những nguồn thơ ấy, đã hài hòa với vũ trụ mà ở đó cũng chính là con người. Thơ đã nhịp nhàng điệu sống, tự nó đã có một tác dụng sâu kín truyền thông thẳng mạnh vào con người. Một sự tác động mãnh liệt nhằm đánh thức con người sống dậy vươn lên trong tỉnh táo và rồi để hòa nhập vào đại thể. Ở đó, không còn là gì cả và lời thơ cũng tự biến mất. Đối tượng diễn tả và chủ thể diễn tả sẽ không còn phân chia tách biệt. Đến đó, là nguồn thơ đã lột hết mọi võ chấp cứng của con người. Chính đó mới quả thật là một nền văn hóa siêu đẳng mà bao thi nhân nhằm thực hiện và cung ứng hoán cải.

 

Đó là một công trình đóng góp rất lớn lao cho nền văn hóa nhơn loại; một kỳ công kiệt tác mà tất cả những tác phẩm mang đủ các loại màu sắc bằng những lối hình thức diễn tả đều nhằm mục đích đại đồng ấy.

 

Cũng chính vì điều đó, mà ta thấy các nhà đại thi hào trên thế giới đã gặp nhau – Sự hội ngộ không cần phải có sự hứa hẹn nào trước – mà mỗi người chỉ cần xoay lại chính mình để tự triển khai và sống thực với mình thì tất cả sẽ gặp nhau.

 

Riêng ở nước Việt Nam ta, từ thời xa xưa cũng đã có biết bao thi nhân cả đời lẫn đạo đều dệt nên bao tác phẩm sống động linh cảm thiết thật đã được truyền thông qua muôn ngàn thế hệ. Đó là một sự góp mặt phục vụ cho nền văn hóa nước ta nói riêng và cho nhơn loại nói chung rất là phong phú, đa dạng, thực tiễn trong chiều hướng xây dựng xã hội và con người.

 

Thưởng thức một câu thơ hay một bài thơ, bài văn, mà tâm hồn ta bất chợt rung động theo nhịp điệu mỹ cảm của thơ, chính lúc ấy là ta đã gặp lại tác giả và niềm cảm thông giữa ta và tác giả đã có một quan điểm; một tâm trạng thấu triệt rõ rệt.

 

Có đôi khi đọc một vần thơ siêu thoát, tâm hồn ta bỗng bừng sáng tỉnh táo hơn lên, thì chính lúc ấy là tâm ta đã chín đến mức độ của tác giả – vì tác giả đã giúp cho ta một nguồn khai sáng nội tại – mà trước tiên tác giả đã tự khai sáng đến độ sống thực của nó.

 

Đọc thơ, thưởng thức hương vị ngọt ngào hoặc cay đắng của thơ, từ nội dung đến hình thức mà tác giả đã diễn tả – chỉ khi nào nhịp điệu của tâm hồn ta có đồng một cung bậc, đồng với tâm trạng hoàn cảnh của tác giả. Bấy giờ sự thưởng thức ấy, ta mới thật cảm thấy thú vị và có đôi khi ta xúc động đến rơi lệ hoặc giả là tràn đầy vui sướng. Tất cả đều tùy theo nội dung của câu thơ hoặc bài thơ ấy.

 

Theo chiều hướng đó, mặc dù tôi chưa phải là một nhà thơ, nhưng đứng trước mọi cảnh vật thiên nhiên, hoặc chứng kiến, tiếp cận hay thậm chí hòa mình trong sự sống, tôi cũng có một vài nỗi niềm xúc tác cảm hứng. Do sự cảm hứng đó, nên tôi cố gắng khiêm dệt một vài nét thơ để bày tỏ mua vui giải sầu xuyên qua những hoạt cảnh, những tâm trạng u ẩn, những xúc động tự nhiên, những cảm nghĩ vụng về, những tâm tình bi thiết. Tất cả đều được dệt thành bằng những vần thơ non nớt, chưa có được một kích thước đáng bậc là một thi nhân đúng nghĩa.

 

Về phần đóng góp tịnh tài hùng ấn tống tập 3 nầy, phần lớn là do quý liên hữu Phật tử trong hai đạo tràng: Phước Huệ và Quang Minh phát tâm hỷ cúng. Ngoài ra, cũng có một số quý Phật tử ở các nơi khác phát tâm cúng dường. Xin tất cả nhận nơi đây lòng tri ân sâu xa của chúng tôi. Và chúng tôi cũng không quên thành kính tri ân nhị vị Đại Đức: Thích Phước Viên và Thích Phước Quảng đã tận tình giúp cho phần trình bày và in ấn. Chúng tôi chân thành nguyện cầu Phật lực gia hộ cho toàn thể quý ân nhân vạn sự an lành, sở cầu như ý.

 

Trong tập thơ nầy dĩ nhiên, nó còn nhiều khuyết điểm từ hình thức đến nội dung. Kính mong quý độc giả, các bậc thi nhân, quý vị thức giả có dịp ghé mắt xem qua, nếu thấy có điểm nào thiếu sót chưa được trang nhã lắm, thì xin quý vị cũng rộng tình thông cảm và chỉ giáo cho, tác giả xin hết lòng quý kính thâm ân và xin cảm niệm chân thành đa tạ.

 

 

Trân kính

Thích Phước Thái

 

 

 

 

Tân Xuân Kính Chúc

 

Xuân đến thành tâm chúc mọi người

An lành cuộc sống mãi vui tươi

Bao nhiêu phiền muộn theo năm cũ

 Niệm Phật chí thành dạ thảnh thơi

 

Xuân đến thành tâm chúc mọi nhà

Rộng lòng hỷ xả sống vị tha

Chấp chi gánh nặng thêm đau khổ

Buông xả thương nhau một chữ hòa

 

Xuân đến thành tâm chúc an lành

Bình an cuộc sống chẳng đua tranh

Giữ lòng yên tĩnh tâm thanh thản

Sớm kệ chiều kinh nhớ tu hành

 ( Xuân Canh Tý - 2020 )

 

       Trà Vinh

 

Trà Vinh niềm vui mới

Khúc nhạc mến quê hương

Xuôi ngược chỉ một đường

Tâm tư về muôn thuở

 

Trà Vinh trong cõi nhớ

Sông nước vẫn ngàn xưa

Đường về luôn hoa nở

Kênh rạch rợp bóng dừa

 

Trà Vinh về Duyên Hải

Ba Động nước trong xanh

Trúc Lâm lòng tươi mát

Vạn cảnh sống an lành

 

Trà Vinh Bà Om đó

Lịch sử nét đậm ghi

Về đây trời trong mát

Cảnh vật khó sánh bì

 

Trà Vinh quê hương tôi

Có nhiều ngôi chùa tháp

Trong lòng chín con rồng

Dòng sông nhiều bóng mát

 

Trà Vinh nơi tôi sanh

Lớn lên niềm mong ước

Nhớ mãi gốc cội nguồn

Chữ "Trà" theo vận nước

 

Trà Vinh tôi mến yêu

Như cô gái mỹ miều

Hoa ngàn xanh tươi mát

Ai thấy cũng yêu kiều

 

Trà Vinh luôn còn đó

Theo nhịp sống thăng trầm

Nay trên đà phát triển

Miền quê nhớ âm thầm

 

Khuyên Bỏ Rượu

 

Rượu uống ham chi phải khổ đời

Gặp nhau trà nước cũng vui tươi

Lúc đầu vào tiệc còn thân thiết

Khi đã say mèm nói chẳng thôi

Buổi tiệc chưa tàn gây ấu đả

Người ngồi tù tội kẻ xa chơi...!

Ai người ghiền rượu xin chừa bỏ

Cứu thoát đời mình khỏi khổ thôi

 

Liên Trì Cảm Tác

 

Liên Trì cảnh đổi bóng người xưa

Kinh kệ công phu sáng tối trưa

Phú quý công danh thôi chẳng đoái

An bần thủ đạo giữ tương dưa

Việc đời gát bỏ ngoài tai hết

Việc đạo tùy duyên chẳng ghét ưa

Thế sự tình đời sao nói hết

Phù du muôn việc gió đong đưa

 

Tình Quê

 

Gốc rạ ban mai thật đậm đà

Tình quê hương lúa ngắm trời xa

Đau thương bỏ lại niềm vui mới

Một thoáng đời người chóng đi qua!

 

Tôi đã về đây, cây đứng yên

Lặng nhìn bông lúa thật hữu duyên

Lúa vàng chín rộ đầy đồng hết

Vạn cảnh thanh bình sướng như Tiên

 

Mùa nầy gặt lúa ở đồng quê

Một năm ba vụ của nông nghề

Con sông nước chảy quanh năm tháng

Tiếng gió mang về khóc tỉ tê

 

Trên cầu thiếu nữ đứng nhìn ai

Một bác nông phu dáng mệt nhoài

Nước chảy qua cầu nhìn thấy bóng

Rõ ràng là một biến thành hai

 

Buông Bỏ

 

Nhìn ánh mắt của anh

Tôi biết anh có nhiều oán hận

Anh giận mình, anh hận cả thế gian

Vì không ai làm thỏa mãn được anh

Anh căm tức oán hờn trong tủi nhục

Lê kiếp sống của một con người ngã gục

Muốn gào lên cho thấu tận trời xanh

Cho kiếp sống đọa đày vơi đau khổ

Cuộc đời anh mang trong mình nhiều bom nổ

Vết thương lòng anh cứ vẫn đeo mang

Biết bao giờ anh mới hết thở than

Không oán trách nhiều bất công thù hận

Anh vấp ngã cuộc đời nhiều lận đận

Anh đứng lên trong đen tối đau thương

Bây giờ đây anh chỉ có một con đường

Anh buông bỏ mọi vấn vương trong tủi nhục

Anh nên biết nước trong không ngoài nước đục

Hạnh phúc kia không ngoài đau khổ cuộc đời

Anh hãy vươn lên với tâm hạnh sáng ngời

Anh sẽ thấy mặt trời đang có mặt

Tình nhơn loại anh càng thêm thắt chặt

Nghĩa đồng bào anh cảm thấy yêu thương

Tôi với anh đi muôn vạn nẻo đường

Về "bến giác" đau thương buông sạch hết

pdf-download

Hướng Dương Thi Tập 3_Thích Phước Thái


***

youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/02/2018(Xem: 8305)
Ở đời có những người không đức lại tự cho rằng quá nhiều đức; không tài lại nghĩ mình kỳ tài không ai bằng; làm lợi ích cho người không được bao nhiêu mà nghĩ mình làm quá nhiều; thành tựu không lớn mà nghĩ là thành tựu chưa từng thấy… là bởi “cái tôi” quá lớn. Cái tôi (the Self, the Ego) ấy vượt khỏi giới hạn của thân xác, đóng cọc cắm rào khắp nơi nào nó hướng đến. Nó vô hình nhưng lại mượn cái hữu hình để tự thể hiện sự hiện hữu của nó. Và sự hiện hữu theo cách thế bành trướng, lấn lướt của một cái tôi lớn, làm cho không gian chung quanh chật chội, tù túng. Ngay cả môi trường sống của gia đình, trường học, làng xóm, tổ chức tôn giáo, quốc gia, cho đến thế giới, trước sự hung hăng hãnh tiến, tự tin, tự mãn của một “cái tôi đáng ghét,” (1) sẽ bị ô nhiễm, khó thở. Cái tôi ấy nếu là người bình thường thì chỉ gây khó chịu, hoặc làm trò cười cho hàng thức giả trong vài phút giây; còn như cố gắng giành lấy trách nhiệm lãnh đạo tập thể nữa thì mới là hiểm họa cho nhiều người, trong một
08/02/2018(Xem: 7426)
Ta lỗi hẹn rồi với Huế xưa Với chiều phai nắng, với cơn mưa Với đường hoa xứ hương thoang thoảng... Có lẽ.. hồn quê vẫn đợi chờ ?
08/02/2018(Xem: 8425)
Hỏi: Thế nào là tâm bị ô nhiễm ? Đáp: Tâm gồm hai phần chính là tâm và sở hữu tâm (tâm sở). Sự thấy biết cảnh thuần khiết gọi là tâm. Sự pha màu vào thấy biết cảnh thuần khiết làm nó biến dạng gọi là tâm sở. Cả hai tâm này đồng sinh, đồng diệt, đồng cảnh, đồng trú căn. Cho nên rất khó biết được tâm (thuần khiết) mà chỉ biết được tâm sở. (Tâm sở là tâm nhận diện cảnh theo chức năng riêng của nó, như tâm sở Tham có chức năng là khao khát cảnh, tâm sở Sân có chức năng huỷ diệt cảnh). Giống như đường hoà vào nước, người uống chỉ biết vị ngọt của đường mà không thế biết sự không vị của nước tinh khiết trong nước đường. Nước bản chất là H2O, nếu lẫn cặn thì gọi là nước đục, lọc cặn đi gọi là nước trong, nhưng bản chất nước là nước, không trong, không đục. Tâm cũng như vậy. Vì lẫn vào sự khao khát, ham muốn cảnh của tâm sở Tham nên gọi là Tâm Tham nên chẳng ai còn biết đến Tâm nữa, chỉ bị thu hút bởi Tham tâm sở mà thôi.
08/02/2018(Xem: 4412)
Nhân dịp qua Houston dự Đại hội Phượng Vỹ, một chị bạn đã rủ tôi về Florida chơi cho biết. Nghe đến Florida tôi đã hình dung ra một miền nắng ấm, cây cỏ xanh tươi và sóng biển rì rào như mời gọi khách phương xa. Mà thật vậy, con đường từ phi trường về nhà chị đã quá quyến rũ du khách bởi những hàng cây, những thảm cỏ xanh um, trải dài ra tận chân trời. Bước xuống nhà chị, tôi bàng hoàng vì phong cảnh quá đẹp, trước nhà là một bãi cỏ mượt như nhung với những hàng cây cọ cao thẳng tắp, đẹp như trong tranh vẽ làm tôi cứ đứng ngẩn ngơ như người từ trên rừng thượng du về. Đứng trước cổng nhà, tôi đã reo lên: - A! bông cẩn Huế đây! Thanh thanh năm cánh mỏng uốn cong về phía sau làm bông hoa như cái lồng đèn tròn nhỏ, ôm lấy dây nhụy vươn dài có những hạt phấn nhỏ li ti màu vàng; khác với bông cẩn tây, hoa lớn hơn, dày, nhiều cánh xoắn xít lấy nhau, tràn sức sống mà thiếu nét mềm mại, ẻo lã... rất Huế.
02/02/2018(Xem: 14102)
Báo Chánh Phap - số 75 - Giai Phẩm Xuân Mậu Tuất 2018
29/01/2018(Xem: 4803)
Quan hệ gắn bó Nghệ An – Quảng Nam không chỉ thể hiện ở mặt Văn học mà còn để lại những dấu ấn sâu sắc nơi Võ học. Bên cạnh các thầy Đồ Nghệ dày công vun đắp cho văn học Quảng Nam phát triển rực rỡ còn có các võ sư xứ Nghệ đã giúp cho nền võ học Quảng Nam trở nên lừng lẫy một thời với các võ sĩ “bất khả chiến bại” trên võ đài và đóng góp nhiều vào sự nghiệp chống ngoại xâm của dân tộc.
27/01/2018(Xem: 3956)
Tác phẩm “Thong Dong Khắp Mọi Nẻo Đường” chỉ dài khoảng 360 trang, nhưng chứa đựng rất nhiều tâm lực – đó là những suy nghĩ của tác giả Bạch Xuân Phẻ (Tâm Thường Định) từ nhiều năm đứng dạy trong trường học Hoa Kỳ và nhiều thập niên hoạt động trong cương vị Huynh trưởng Gia Đình Phật Tử. Đó cũng là những chiều dài địa lý, qua những đại dương trên địa cầu, những nơi tác giả đã đi thật xa trên đường tìm học Thiền và rồi cũng đi thật xa trên đường hoằng pháp. Nói như người xưa là, cuốn sách quý độc giả đang cầm trên tay đã được viết từ người cư sĩ đã đi mòn biết bao nhiêu đôi giày và đã ngồi mòn biết bao nhiêu bồ đoàn để thâm nhập Phật pháp, và rồi hoằng pháp.
20/01/2018(Xem: 5033)
Ngày nay trái đất đã thu hẹp lại, đó là nhờ phương tiện di chuyển và phương tiện thông tin. Người ở bên này trái đất có thể rất gần gũi với người ở bên kia trái đất, giống như hai người kề cận nói chuyện với nhau, như cùng một nhà hay hàng xóm láng giềng. Cho nên quan niệm xa-gần chỉ là tương đối. Ngày xưa mẹ tiễn con, em tiễn chị lấy chồng ở bên kia sông (sang ngang) coi như “nghìn trùng xa cách” với những câu ca dao nghe đứt ruột: Chiều chiều ra đứng ngõ sau. Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều. Ngày nay câu ca dao “gả chồng xa” được các màn hài kịch/chọc cười sửa lại rất vui và rất thấm thía như sau: Mẹ ơi đừng gả con xa. Gả con đi Mỹ, Con gửi đô-la mẹ xài. Xin nhớ Việt Nam cách Mỹ 19 giờ bay của máy bay phản lực, chứ không phải là chuyến đò qua bên kia sông. Như vậy tiền bạc và tình cảm đã làm cho xa thành gần và gần thành xa mà Phật Giáo cho rằng mọi chuyện trên cõi đời nay do Tâm mình tạo ra “Nhất thiết duy tâm tạo”. Cho nên mặc dù ở xa vạn dặm, chưa một lần gặp mặt, Thượn
19/01/2018(Xem: 3641)
Hôm nay, tôi hân hạnh được Hội Đồng Giám Khảo Giải Viết Về Đạo Phật của Viet Ananda Foundation ủy thác nói vài lời. Bản thân tôi không có gì đặc biệt, chỉ do cơ duyên trong 3 thập niên gắn bó với báo chí trong đạo và ngoài đời thường, và là một người luôn luôn hối thúc các bạn đạo phải tu, phải học, và phải cầm bút viết. Bởi vì, tôi thường nói với bạn hữu rằng hãy hình dung, nếu nhiều thập niên trước, không có sách của quý Thầy như Thích Nhất Hạnh, Thích Thanh Từ, Thích Minh Châu và nhiều vị khác, Đạo Phật bây giờ đã không phong phú như hiện nay.
17/01/2018(Xem: 3806)
Lễ Trao Giải Viết Về đạo Phật Ananda Viet Awards Lần Đầu, 3 Giải Chính, 5 Giải Khuyến Khích Tổng Trị Giá Các Giải Là 7000 MK
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]