Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lửa tắt bình khô rượu (tưởng nhớ thi sĩ Vũ Hoàng Chương)

14/04/202119:55(Xem: 8126)
Lửa tắt bình khô rượu (tưởng nhớ thi sĩ Vũ Hoàng Chương)

vu hoang chuong-1
Lửa tắt bình khô rượu

(tưởng nhớ thi sĩ Vũ Hoàng Chương)

 

Ai đã từng làm bạn với Lưu Linh, một anh chàng uống rượu như hũ chìm trong các điển tích thơ văn? Ai đã từng làm “thơ say“ truyền cảm xúc cho những người chưa từng biết uống rượu ? Kể ra chắc nhiều vô số! Nhưng siêu đẳng vẫn là thi sĩ họ Vũ tên gọi Hoàng Chương với bài thơ say bất hủ, chỉ cần đọc lên hai câu là đã thấy tinh tú quay cuồng rồi:

Em ơi, lửa tắt bình khô rượu. 

Đời vắng em rồi... say với ai?

 

Không biết Vũ tiên sinh uống loại rượu gì? Được chưng cất cầu kỳ và phức tạp cỡ nào, mà làm thơ hay thế! Nhưng hỏi là hỏi thế thôi! Tôi biết chắc, thi sĩ chỉ mượn rượu để say trong men tình!

Vậy bài thơ "Đời vắng em rồi" không chỉ được xếp loại vào hàng thơ say mà phải gắn thêm hai chữ "say tình" mới đúng điệu.

 

Nhân vật nữ trong hai câu thơ này ẩn hiện như sương khói, xuất hiện ngay đầu câu với tiếng gọi "Em ơi," thật tha thiết và biến mất ở cuối câu với hai chữ "với ai?" đầy nghi hoặc!!?

Bóng hồng trong thơ là ai mà có ma lực làm Vũ tiên sinh quẳng hết các bình rượu, không thèm say khi thiếu hồng nhan tri kỷ bên cạnh để say. 

Thơ như thế mới làm tôi nhức nhối con tim, mới làm tôi ngưỡng mộ vị thi sĩ đại tài được ví như một Ngôi Sao Bắc Đẩu lấp lánh trên nền trời văn học Việt Nam.

 

Thế nhưng, chẳng lẽ lại đổi thơ của cụ Nguyễn Du "Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen", nhà thơ lớn này bị vùi dập cho đến chết vào năm 1976, chỉ một năm sau ngày Miền Nam bị Giải Phóng một cách oan uổng.

Các cụ vẫn thường bảo "Thuyền to thì sóng lớn", thi sĩ họ Vũ quá nổi tiếng ở miền Nam, nên phái đoàn thơ văn của miền Bắc trong chuyến "giao lưu" đầu tiên tại Sài Gòn sau 1975 đã chiếu cố đến tiên sinh. Họ đi chiêu dụ thêm vây cánh để làm thơ, viết văn ca ngợi một chủ nghĩa... không còn từ nào để nói nữa!!? 

Phái đoàn gồm nhiều văn nghệ sĩ nổi tiếng, kể cả những kẻ hét ra lửa như Tố Hữu, với biệt danh "Nhà thơ máu và hoa":

Ôi Việt Nam, từ trong biển máu. 

Người vươn lên như một thiên thần. 

 

Và cũng nhờ tài làm thơ khóc Stalin, thi sĩ máu lửa của miền Bắc này đã leo đến chức Phó Thủ tướng và nằm trong Bộ Chính trị. Thế mà Vũ tiên sinh ngay thẳng của chúng ta đã dám phê bình văn học bài thơ ấy! Hậu quả tai hại như thế nào sẽ được nói rõ ở phần sau?

 

Nhân vật thứ hai trong phái đoàn giao lưu văn nghệ là người bạn cũ Huy Cận, tình nghĩa thơ văn chỉ đậm đà trong thời gian kháng chiến với ngậm ngùi. Một giai thoại đối đáp khá thú vị giữa hai nhà thơ. Huy Cận với tác phẩm nổi tiếng "Lửa Thiêng" đã hỏi Vũ Hoàng Chương tác giả của "Thơ Say" và "Mây" để  được câu trả lời:

-  Đã lâu lại gặp "Chàng Say".

           "Lửa Thiêng" xin đốt chờ "Mây" xuống trần.

-  "Mây" kia chẳng chịu xuống trần. 

          Lửa ơi theo khói lên gần với "Mây".

 

Nhưng khi ký kết hiệp định Genève năm 1954, lấy con sông Bến Hải và vĩ tuyến 17 để chia đôi thì đường đời hai ngã giữa hai nhà thơ, từ tư tưởng chính trị đến thơ văn. Mãi đến năm 1975 họ mới gặp lại nhau tại Sài Gòn, do chính Huy Cận chủ động đi tìm Vũ Hoàng Chương.

 

Huy Cận dùng tình cảm bạn bè cũ tặng quà quý giá cho bạn vàng, một chai rượu quý, một lọ đầy thuốc phiện và một chân dung cuộn tròn của lãnh tụ, nhờ đề thơ. Thế là Vũ tiên sinh từ từ đã bị phe kia dồn vào chân tường, khi Huy Cận đến đòi thơ trên chân dung lãnh tụ thấy gói quà được trả lại vẫn còn nguyên không đụng đậy. Dĩ nhiên nhà thơ của chế độ, có một thời đã leo đến chức Thứ trưởng Bộ Văn hóa, đã giận tím mặt và để bụng tìm cơ hội trả đũa cho việc không nể nang tình bạn một chút nào! 

 

 Thi bá họ Vũ đã làm gì nên tội mà "Bên thắng cuộc" đã gán ông vào tội phản động và bắt giam ngày 13 tháng 4 năm 1976, cùng xà lim với bác sĩ Phan Huy Quát (Thủ tướng của nội các cụ Phan Khắc Sửu)? Ít nhất cũng 3 tội, đó là làm thơ thời sự châm biếm chế độ, không nể nang tình bạn và dạy khôn cho kẻ đang thắng thế. 

.   Bài thơ thời sự Vịnh tranh Gà Lợn của Vũ tiên sinh trong "Mùa xuân đầu tiên" gồm 8 câu 7 chữ đã tuyên chiến với cả chế độ.

Ngoài ra theo tin hành lang, hai câu vè vang tiếng một thời được mọi người ưa chuộng, thuộc nằm lòng, cũng của Vũ Hoàng Chương:

Nam Kỳ khởi nghĩa tiêu Công Lý.

Đồng Khởi vùng lên mất Tự Do.

 

.   Về tội không nể nang tình bạn thì Huy Cận cũng đành chịu thôi! Làm sao có thể lung lạc được một người có khí phách, không a dua theo thời cuộc như Vũ Hoàng Chương. 

 

.   Dạy khôn cho kẻ thắng thế, đây mới là tội lớn đưa đến cái chết cho tiên sinh gầy gò ốm yếu chỉ biết làm thơ. Và cầm phấn đứng trên bục giảng của trường Chu Văn An với môn Việt văn. 


vu hoang chuong-2

 

Câu chuyện bắt đầu từ một đêm "Họp mặt văn nghệ" do ký giả nằm vùng Thanh Nghị tổ chức và tiếp đón vào tháng 4 năm 1976. Mục đích của cuộc họp mặt là đánh giá văn hóa hai miền rồi thống nhất về một mối (một sự hoang tưởng vô bờ bến!). 

Đề tài đưa ra là bình thơ của Tố Hữu, bài thơ Tố Hữu khóc Stalin chết năm 1953:

Thương cha, thương mẹ, thương chồng. 

Thương mình thương một, thương Ông thương mười. 

 

Chuyện Tố Hữu thương ai nhiều ai ít cũng chẳng chết thằng Tây hay con mẹ Đầm nào cả. Nhưng hai câu sau đây đã làm Vũ tiên sinh lộn tiết:

Yêu biết mấy nghe con tập nói. 

Tiếng đầu lòng con gọi Stalin.

 

Khi bị ép buộc lên phát biểu, thi sĩ họ Vũ đã từ tốn chê thơ Tố Hữu một cách thẳng thắn và dạy cho họ cách làm thơ. Tố Hữu đặt tiếng khóc của chính mình vào miệng một bà mẹ Việt Nam, yêu cụ Stalin thay cho mình, đó là kỹ thuật của thi ca? Phải hỏi có cùng tâm cảnh không? Chắc không? 

 

Việc bẻ cong ngòi bút, đi thương vay khóc mướn nịnh bợ Stalin, một đồ tể quốc tế, đã sát hại từ 15 đến 20 triệu người dân vô tội trong các trại tập trung ở Sibérie, làm sao bắt Vũ tiên sinh hùa theo ca tụng được. 

 

Việc làm đồng chí Tố Hữu mất mặt trước đám đông, Vũ tiên sinh phải trả một giá khá đắt. Ngay ngày hôm sau đã được công an mời lên làm việc và tống ngay vào xà lim khám lớn Chí Hòa. Chỉ một thời gian ngắn, thân xác ốm yếu của Vũ tiên sinh đã rệu rã, sắp trở về với cát bụi. Họ mới áp dụng chính sách khoan hồng trả về cho vợ con lo hậu sự. Tiên sinh qua đời ngày 6 tháng 9 năm 1976 tại Khánh Hội, trong ngôi nhà của thi sĩ Đinh Hùng, em vợ của ông thương tình cho ở đậu. 

 

Hôm nay ngày 13 tháng 4 năm 2021, đúng 45 năm ngày tập đoàn thơ đỏ đã tống giam Ông vào khám lớn rồi bức tử. Xin thành kính đốt nén hương lòng bằng "Lửa Từ Bi" của Vũ Hoàng Chương:

 

Lửa, lửa cháy ngất tòa sen. 

Ngọc hay đá, tượng chẳng cần ai tạc.

Lụa hay tre, nào khiến bút ai ghi.

Chỗ người ngồi: một thiên thu tuyệt tác. 

Trong vô hình sáng chói nét từ bi.

...

Còn mãi chứ, còn trái tim Bồ Tát. 

Dội hào quang xuống chốn A Tỳ. 

Ôi! Ngọn lửa huyền vi...
(xem trọn bài thơ này)

 

Hoa Lan Thiện Giới.

13 tháng 4 năm 2021.

 

 

Nguồn tài liệu:

 

https://www.chuvananbc.com/tai-sao-vu-hoang-chuong-bi-bat

 

. http://vi.wikipedia.org/wiki/Vu_Hoang_Chuong

 

. http://www.vccottawa.com/haivisaobang

 

 

***

facebook-1


***
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/09/2010(Xem: 7791)
Văn Tế Thiên Thái Trí Giả Tác giả Đại Sư Tuân Thức Việt dịch: Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm *** 1. Nhất tâm đảnh lễ Thiên Thai Trí Giả trong núi Đại Tô tu Tam Muội Pháp Hoa Tâm tâm tịnh thường lại qua pháp giới Như mặt nhật trên không chẳng trụ không Ba ngàn thật tướng tức khắc viên thông Tám vạn trần lao đều đồng chân tịnh. Xưa hội kiến Linh Sơn còn hoài niệm Nay toàn thân bảo tháp thấy rõ ràng Nếu chẳng cùng sư Nam Nhạc tương phùng Ai biết được tướng thâm sâu thiền định?
01/09/2010(Xem: 2693)
Vườn hoa Phật Giáo mênh mông, với nhiều sắc thái thành muôn màu rực rỡ. Mỗi đóa hoa đều có sắc có hương, để thành vẻ đẹp đặc thù của Phật Giáo. Chúng ta thấy đại dương rào rạt bao la không bờ bến, nhưng giọt nước nào cũng mang vị mặn của muối. Chánh Pháp của Đức Như Lai vô lượng vô biên, nhưng pháp nào cũng đều mang hương vị của giải thoát.Mỗi Vị Tôn Đức hoằng pháp đều có một phong cách riêng, có những tư tưởng nhận định riêng. Vị nào còn trẻ khoẻ thì thích đi hoằng pháp các nơi.
28/08/2010(Xem: 2356)
Du Hôn (truyện ngắn của Nhật Hưng)
27/08/2010(Xem: 2744)
Tuy không phải là bạn thân nhưng tôi quen biết anh ấy từ lâu, thời còn ở trung tiểu học. Anh ấy thuộc một gia đình khá giả, bố mất sớm, thông minh học giỏi. Ra trường, làm việc cho một công ty lớn, được cấp nhà ở, và ai cũng có thể thấy ngay anh là một người thành đạt, có một tương lai xán lạn và là niềm hãnh diện cho gia đình. Nhưng…những chữ nhưng thường làm dang dở cuộc đời. Có nhiều chuyện thật oái oăm và không thể lường trước được có thể xảy ra làm thay đổi một cuộc đời. Và những chuyện không ngờ đó một hôm đã xảy ra, đã đưa anh vào cảnh tù tội một cách oan ức.
17/08/2010(Xem: 12056)
Lâu nay tôi thường cùng các thi văn hữu trao đổi với nhau những bài thơ, câu đối như là một thú vui tao nhã. Về thơ thì tôi vừa mới tập hợp thành tác phẩm Mưa Hè (nhà xuất bản Hồng Đức - quý hạ 2013). Riêng về câu đối, với tính chất riêng của nó, tôi tập hợp thành tập Thiền Lâm Ứng Đối hợp tuyển này, bao gồm một số câu đối trước đây đã được in và phát hành dưới dạng “Lưu hành nội bộ”, và một số câu đối đã được làm trong thời gian sau này. Những câu đối trong tập cũ in lại có hiệu đính, phần nhiều ở câu dịch nghĩa. Đa số những câu đối có nhân duyên từ các chùa trong tỉnh, ngoại tỉnh và một số chùa ở nước ngoài nhờ làm để trang trí. có câu còn ghi chú rõ, có câu tôi không còn nhớ làm cho chùa nào, ở đâu. Kính xin chư Tôn đức cùng quí chùa hoan hỉ.
10/08/2010(Xem: 5114)
Diễn văn của luật sư Georges Graham Vest tại một phiên tòa xử vụ kiện người hàng xóm làm chết con chó của thân chủ, được phóng viên William Saller của The New York Times bình chọn là hay nhất trong tất cả các bài diễn văn, lời tựa trên thế giới trong khoảng 100 năm qua.
16/07/2010(Xem: 12534)
Vừa qua, được đọc mấy bài thơ chữ Hán của thầy Tuệ Sĩ đăng trên tờ Khánh Anh ở Paris (10.1996) với lời giới thiệu của Huỳnh kim Quang, lòng tôi rất xúc động. Nghĩ đến thầy, nghĩ đến một tài năng của đất nước, một niềm tự hào của trí tuệ Việt Nam, một nhà Phật học uyên bác đang bị đầy đọa một cách phi pháp trong cảnh lao tù kể từ ngày 25.3.1984, lòng tôi trào dậy nỗi bất bình đối với những kẻ đang tay vứt "viên ngọc quý" của nước nhà (xin phép mượn từ này trong lời nhận xét của học giả Đào duy Anh, sau khi ông đã tiếp xúc với thầy tại Nha trang hồi năm 1976: "Thầy là viên ngọc quý của Phật giáo và của Việt Nam ") để chà đạp xuống bùn đen... Đọc đi đọc lại, tôi càng cảm thấy rõ thi tài của một nhà thơ hiếm thấy thời nay và đặc biệt là cảm nhận sâu sắc tâm đại từ, đại bi cao thượng, rộng lớn của một tăng sĩ với phong độ an nhiên tự tại, ung dung bất chấp cảnh lao tù khắc nghiệt... Đạo vị và thiền vị cô đọng trong thơ của thầy kết tinh lại thành những hòn ngọc báu của thơ ca.
08/07/2010(Xem: 3558)
Ngày Về Nguồn được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2007 tại chùa Pháp Vân, Canada đã khiến nhiều người bàn tán xôn xao. Họ xôn xao có lẽ một phần bỡ ngỡ trước danh từ Về Nguồn, vì một số không được cái may mắn có nguồn để về. Họ không cảm thấy rung động khi nghe câu ca dao: Cây có gốc mới xanh cành tươi ngọn Nước có nguồn mới biển cả sông sâu
28/06/2010(Xem: 25324)
Ba môn vô lậu học Giới Định Tuệ là con đường duy nhất đưa đến Niết bàn an lạc. Muốn đến Niết-bàn an lạc mà không theo con đường này thì chỉ loanh quanh trong vòng luân hồi ba cõi. Nhân Giới sinh Định, nhân Định phát Tuệ– ba môn học liên kết chặt chẽ vào nhau, nhờ vậy mới đủ sức diệt trừ tham ái, đẩy lùi vô minh, mở ra chân trời Giác ngộ. Nhưng Giới học mênh mông, Định học mêng mông, Tuệ học mênh mông; nếu không nắm được “Cương yếu” thì khó bề hiểu biết chu đáo, đúng đắn. Không hiểu biết đúng đắn thì không sinh tâm tịnh tín; không có tâm tịnh tín thì sẽ không có tịnh hạnh, như vậy, con đường giải thoát bị bế tắc. Như một người học hoài mà vẫn không hiểu, tu hoàí mà vẫn không cảm nhận được chút lợi ích an lạc nào.
28/06/2010(Xem: 19013)
Bản dịch Việt Bích Nham lục được thực hiện với một tấm lòng tôn kính, cảm phục tài đức của giáo sư Wilhelm Gundert (12. 4. 1880-3. 8. 1971). Vì W. Gundert đã giới thiệu tường tận về tác phẩm độc nhất vô nhị này nên dịch giả người Việt hạn chế tối đa những lời dư thừa, chỉ đề cập đến nguyên tắc dịch, một vài nét đặc biệt cũng như kĩ thuật được áp dụng trong bản dịch Việt:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567