Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cuối Đông Canh Tý Tiễn Anh Đi (Kính Viếng Hương Linh Nhạc Sĩ Như Niên Hằng Vang)

03/02/202116:45(Xem: 14194)
Cuối Đông Canh Tý Tiễn Anh Đi (Kính Viếng Hương Linh Nhạc Sĩ Như Niên Hằng Vang)

        Hằng Vag   trong bộ áo GĐPT

CUỐI ĐÔNG CANH TÝ TIỄN ANH ĐI
         Kính Viếng Hương Linh Anh Như Niên-NS Hằng Vang

 

              Trong dòng thế sự

Thế là nhạc sĩ Hằng Vang ( 1936 – 2021 ), người anh cả còn lại trong  làng nhạc Phật giáo, đã thật sự buông bỏ tất cả, an nhiên nằm xuôi tay theo hướng ngã của chiếc bóng  Phật đà mà suốt cuộc đời của ông đã tận tụy , âm thầm, hy sinh cống hiến!

Nhạc sĩ Hằng Vang đáng tuổi Cha- Chú nhưng ông chỉ muốn được gọi theo cách văn nghệ và gần gũi nhất là Anh. Vì vậy trong bài viết này cũng xin được gọi như thế lần cuối cùng, để rồi từ đây sẽ không còn ai để mình được thân tình gọi như vậy nữa.

Tôi nhận được tin này vào lúc 15 giờ ngày 20 tháng chạp năm Canh Tý ( nhằm ngày 01/02/2021), chỉ sau một giờ Anh ra đi! Cả ngày này, ngay từ sáng bản thân tôi có nhiều tâm trạng vui buồn, lo âu lẫn lộn, nhưng từ đó về sau khi ngồi trước một số tư liệu, thư từ nhiều năm qua Anh luôn tin tưởng gởi cho  tôi mà không khỏi  bần thần  xa vắng! Vậng, có lẽ vì sự tin tưởng đó mà tôi đã sở hữu rất nhiều tài liệu, thủ bút của Anh. Dường như đó cũng là trách nhiệm  do Anh trao gởi như chính lời Anh hay  thủ thỉ rằng “ Thành ráng gìn giữ cho Anh mai sau”, cho nên  suốt đêm dài  trằn trọc mãi với nhiều suy tư khắc khoải, cho đến hôm nay khi gia đình sắp  tiễn đưa Anh  vào lòng đất tôi mới có quyết định viết  đôi dòng  kính nhớ về Anh, người Anh đã ưu ái dành tặng cho tôi câu điệp ngữ trong nhiều bức thư : Người em Phương Nam thân thiết!, xem như  một vòng hoa có tên mình kính viếng.


Không vội vàng vì trước hết mình không phải là một nhà báo Phật giáo có tiếng tăm, chỉ hạ bút viết về những gì mình có, mình hiểu và mình biết chứ không xiêu vẹo ngả nghiêng theo xu thời, cảm tính. Hơn nữa, từ lúc nhận được tin báo của gia đình, tôi cố gắng liên lạc, gọi điện và dùng tất cả các phương tiện mình hiện có để liên lạc nhau, nhưng rất tiếc  tất cả đều  lặng thinh một cách dễ thương! Phải chăng đó củng là một cách hững hờ! Thôi đành viết vài dòng thông báo lên faceebook của mình, xem như một hành động kịp thời để tiếng đời không trách lẽ vô tình tệ bạc. Dẫu biết rằng Anh ra đi trong tình hình nhiều tỉnh thành cả nước đều có dịch Covid-12 trong cộng đồng, nhiều dự tính sẽ khó qua được bước đầu phòng chống dịch triệt để. Nhưng đó không phải là lý do mà những con tim còn biết nghĩ đến nhau đem ra để trang trí cho sự lặng im của mình. Như vậy sẽ buồn biết bao !


 Một động thái nữa đã góp phần thôi thúc là tối hôm qua, lúc 20 giờ ngày 21 tháng Chạp năm Canh Tý ( 02/02/2021) nhạc sĩ Giác An  với giọng nói mệt nhọc, thều thào trên gường bệnh 175, vì đang bị tai biến, qua điện thoại với tôi rằng “Anh Thành ơi, nghe tin bác hằng Vang mất, Anh có dự tình gì không?” Vừa hoàng hốt lo lắng nhưng cũng kịp trần tình với vị nhạc sĩ này rằng” Thôi Giác An cứ yên tâm nằm điều trị, để ngay đêm nay hoặc sáng mai tôi viết đôi dòng tưởng nhớ Anh Hằng Vang  sẽ gởi gấm  tấm lòng của Gíac An đến với gia đình  họ. Phần tôi thì chưa nghe bất cứ ai liên lạc hay hỏi thăm nào, ngoài Giác An bây giờ”


Sự nghiệp , gia tài của Nhạc sĩ Hằng Vang


Có đâu! Sự nghiệp của Anh cũng chính là gia tài hiện hữu qua quá trình cần cù, tận lực dành hết cho âm nhạc Phật giáo. Sự nghiệp đó còn chính là gia tài  đồ sộ nhất  Anh để lại cho các con mình qua  tuyển tập mang cùng tên “ Gia Tài Của Ba” , NXB Thuận Hóa 2012. Mà ở trong đó, các con của Anh đã thuật lại câu nói thấm đậm nghĩa tình  và xác thực của mẹ mình – Bà Bùi Thị Hồng pd Nguyên Hoa ( đã mất ngày 27/02/2015- Xin xem thêm bài “Bóng mát phía sau cuộc đời dấn thân của NS Hằng Vang đã không còn”) như một dấu ấn chứng nhận  một gia tài quý báu rằng “Tội nghiệp Ba mi, sự nghiệp cả đời của ông”.



Gia Tài Của BaHằng Vag  nhạc Đức Quảng

Hằng Vag   trong bộ áo GĐPT
Nhạc sĩ Hằng Vang luôn thủy chung 
với chiếc áo lam của GĐPT


Cái gia tài đó cũng lại chính là những chất tinh túy Anh cống hiến cho vườn hoa  ca nhạc Phật giáo, từ thửơ thiếu niên cho nến  lúc tuổi xế chiều.Tôi đã không kềm được cảm xúc khi nhạc sĩ  GĐPT Đức Quảng  đã kịp thời  hạ bút viết lên những dòng nhạc tôn vinh Anh qua bài hát Triều Âm Pháp Vũ” , trong đó sự nghiệp và ngay cả  nghệ danh Hằng Vang cũng được nhắc đến một cách trân trọng, hướng tới cho hương linh Anh bằng cảnh giới của đức Tây Phương của Phật A Di Đà (xem ảnh ). Phải chi Anh Đức Quảng hòa âm kịp và đưa lên công chúng mấy ngày này thì sẽ tăng thêm ý nghĩa lẫn giá trị  một sự tôn vinh  xứng đáng (ảnh bản nhạc Triều Âm Pháp Vũ). Tác giả viết bài này bằng cảm xúc thật sự, cảm xúc của một huynh đệ đồng môn trong đại GĐPT, đã thấy và biết những gì nhạc sĩ hằng Vang cống hiến. Cho nên  nhạc của Đức Quảng không phổ thơ cứng ngắt mà là bằng chính ý thơ chân thật của chính mình.



nhac-si-hang-vang Bìa Ánh Đạo vàng


 Cũng vậy, nhớ trước đây, một trong những số báo đầu tiên của tạp chí Đạo Phật Ngày Nay do Thượng Tọa Thích Nhật Từ chủ biên, đã ưu ái dành sự trân trọng này dành cho Anh qua bài viết mang tên “Gặp Gỡ Nhạc Sĩ Hằng Vang”, một trong những bài viết khi đó Thượng tọa đểu tin tưởng giao phó cho tôi chịu trách nhiệm.


Mai sau còn lại những gì ?


Lâu nay, bằng trách nhiệm  và khả năng  của mình, tôi đã viết, đã nói những gì cần viết cần nói trên lãnh vực Văn Hóa Văn Nghệ Phật Giáo, cho nên còn rất nhiều điều trong bài viết ngắn ngủi này  hoàn toàn không muốn lập lại, để dành mai sau cho hậu thế xét soi. Ở trong đó, nỗi lòng của Anh còn đó nhiều  khúc khĩu, ưu tư lẫn lo lắng mà đôi khi Anh Chị em trong giới  cảm thấy bực mình khi Anh liên tục nhắc đi nhắc lại mãi hoài những điểu đã nói, đã ưu tư. Cứ trách đi, cứ giận hờn đi để rồi từ nay,  chúng ta sẽ không còn bóng dáng một người Anh Cả đáng kính, dù chì đứng đó là bóng mát  cho hàng hậu tấn  núp tựa khi nằng hạ chói chang, khi bão táo dập dồn.


 Nhiều khi tâm sự với Anh Em, tôi  nói rằng hãy thương yêu và  tiếp tục quý trọng Anh, Anh lớn tuổi rồi ; hãy chấp nhận những bực bội, nếu có,  xuất phát từ Anh vì đó cũng; là một phần khúc chiếc, nỗi lòng  trong suốt quảng đời của Anh mà chính chúng ta chưa giúp gì được để cho Anh được cởi mở  nỗi lòng mình.


Nhiều lần tâm sự, tôi nói với Anh rằng hãy an tâm  sống và làm những gì  mình  làm được, thôi đừng mơ ước chức vụ nhỏ to hay cấp bậc thấp cao, vì chỉ riêng  quá trình  trưởng thành trong màu áo lam GĐPT Anh xứng đáng trên cả  danh xưng Cấp Dũng nhiều vị đeo hãnh diện trên vai á ; cái vai áo đó  mình đã gánh trách nhiệm với dân Tộc và Đạo Pháp vốn dĩ quá to lớn rồi ( ý nghĩa hai cầu vai ). Tôi đã từng bức xúc trước  nhiều tài năng, đa dạng nghệ thuật ngoài đời lẫn trong đạo mà  các huynh trưởng đoàn sinh GĐPT đều có, vậy mà tải sao không đem ra phát huy hết để khằng định mình ? Cho đến khi  va chạm nhiều vấn đề, mình mới hiểu hết sự việc vì sao như thế. Chúng ta, GĐPT, Anh và em hằng mấy mươi năm qua  sinh hoạt, lăn lộn vì màu áo mà có thèm mơ chức vụ Trung ương hay địa phương  chi đâu, thế mà vẫn tồn tại ; nhường  những chiếc ghế danh vọng, ham hố ấy cho những tân binh  còn sức lực tràn trề  đấu tranh, giành giật thấy mà chán ngán! Và Anh đã đồng ý với tôi rằng bây giờ làm việc, mang tiếng là « phụng sự »   nhưng không bằng tài năng hay tâm lực mà chỉ bằng thương ghét, bè nhóm trần cấu! Bằng thực trạng đó, người ta nhìn  những anh em văn nghệ sĩ Phật giáo thật sự, dù có tài năng, tiếng vang hay công lao đến đâu cũng chỉ là văn nghệ nghiệp dư ! Chỉ đáng để hát cho nhau nghe ?


Vậy thì mình  mong cầu danh  vị, chức vụ chi vậy Anh? Rồi bây giờ Anh nằm xuống, Anh cũng lựa nhằm thời điểm để hạn chế  người ta đến gọi là viếng và thương tiếc Anh ? Phải chăng đó cũng là câu trả lời cho thế nhân  cõi thương ghét này bằng hình thái vô ngôn ? Nhiều vị  Tôn Đức viên tịch vừa  qua cũng dã có nhiều cách này hay cách khác tương tự như thế để lâu dần, tự nằm ngẩm nghĩ mới giật mình nghỉ ra và phải bật dậy quỳ  lên hướng vọng đảnh lễ giác linh quý Ngài một cách muộn màng mà lòng tự thẹn một góc  trầm luân.


Nguyện cầu  mười phương chư Phật tiếp độ hương linh  Anh Như Niên – Nguyễn Đình Vang hoa khai kiến Phật. Xin cảm ơn nhân duyên nhiều đời tích tụ đã   gặp và kết nghĩa đạo hữu  anh em với một  tượng đài Ánh Đạo Vàng  của âm nhạc Phật giáo. Với tôi là như thế !


Vĩnh biệt Anh !

 


Người em Phương Nam thân thiết

Giáo Đạo – Dương Kinh Thành

 

                 

                  

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/10/2012(Xem: 5266)
法住天寒極地空花如雪鎖禪扃生死遙程幾許夢回故里 雲行色没浮漚暮影凝烟参晚课唄吟長夜有時聲斷洪洲 Âm: Pháp Trụ thiên hàn cực địa, không hoa như tuyết tỏa thiền quynh, sinh tử diêu trình, kỷ hứa mộng hồi cố lý. Vân hành sắc một phù âu, mộ ảnh ngưng yên tham vãn khóa, bái ngâm trường dạ, hữu thời thanh đoạn hồng châu Ôn dịch nghĩa: Cực thiên Bắc, tuyết dồn lữ thứ, sắc không muôn dặm hoa vàng, heo hút đường về, non nước bốn nghìn năm soi nguồn đạo PHÁP Tận hồng châu, chuông lắng đồi thông, bào ảnh mấy trùng sương đẫm, mênh mông sóng cuộn, dòng đời quanh chín khúc rọi bóng phù VÂN
01/10/2012(Xem: 4389)
Trong thơ văn Phật giáo có hai câu thơ quen thuộc : Thấy nguyệt tròn thì kể tháng Nhìn hoa nở mới hay xuân. Các bạn trẻ hôm nay có thể nghĩ rằng đó chỉ là văn chương, là nói quá, thậm chí là nói không thật. Không phải vậy đâu. Thời nay của các bạn, gần như nhà nào cũng có tờ lịch treo tường, có xấp lịch gỡ từng ngày một. Hồi xưa thì không. Năm mươi năm trước, ở mỗi làng chỉ có chừng hai nhà mua được cuốn lịch Tàu, ghi ngày tháng âm lịch.
11/09/2012(Xem: 3439)
Mỗi khi đọc Lại-Tra-Hòa-La trong kinh Trung A Hàm 1 thì lúc nào tôi cũng liên tưởng đến nhân vật Siddharta trong tác phẩm Câu Chuyện Dòng Sông (do Phùng Khánh và Phùng Thăng dịch) của Hermann Hesse. Và tôi vẫn nghĩ rằng thế nào thì Hermann Hesse cũng có đọc Trung A Hàm, vì đọc tiểu sử của văn hào Đức từng đoạt giải Nobel Văn chương vào năm 1946
13/08/2012(Xem: 4154)
Năm nay, thời tiết tháng ba bỗng lạnh hơn những năm trước rất nhiều (hay tại mình già hơn năm trước mà cảm thấy thế?) Gió tháng ba này cũng lạ! chúng mang cái buốt giá căm căm của tháng ba miền Bắc Việt Nam, chứ không phải là gió xuân của Cali ấm áp Hoa Kỳ như thuở nào. Ai bảo đất trời tuần hoàn Xuân Hạ Thu Đông không có chợt nắng chợt mưa, như chúng sanh chợt cười, chợt khóc!
09/08/2012(Xem: 10988)
Âm vang của tiếng vọng “Hòa Bình” là niềm khao khát của nhân loại nói chung và của từng dân tộc nói riêng. Thế kỷ 20 với hai cuộc thế chiến hãi hùng đã đẩy đưa nhân loại xuống vực thẳm của điêu linh và chết chóc. Chiến tranh đồng nghĩa với tàn phá và hủy diệt, và cũng chính trong đêm đen tột cùng của chiến tranh, tiếng vọng “Hoà Bình” đã vang lên để thức tỉnh lòng người. Hòa bình đồng nghĩa với cọng tồn và an lạc, là niềm ước ao của mọi tâm hồn hướng thiện. Chiến tranh xuất phát từ tham, sân, si, thì hòa bình phải khởi đi từ lòng nhân ái và lửa Từ Bi. Đó là ý niệm bàng bạc trong toàn bản trường ca thi phẩm của Tuệ Đàm Tử, tức Hòa Thượng Thích Giác Lượng
24/06/2012(Xem: 10948)
Bạch Xuân Phẻ là nhà thơ không xa lạ gì với nhiều người. Anh còn có biệt-hiệu là Tâm Thường Định. Thơ anh đã xuất-hiện trên nhiều trang mạng, trên báo-chí trong và ngoài nước. Anh đã cho ấn-hành bốn tập thơ “Hương Lòng”, “Mẹ, Cảm-Xúc Và Em”, “AWAKEN: Buddhism, Nature, and Life”, và “Tưởng Niệm và Tri Ân”.
23/05/2012(Xem: 3198)
Một vầng sáng giữa trời. Hoa đốm trên không chăng? Hay biểu tượng trầm mặc của người thơ? Là trăng. Trăng ư? Thiên cổ lại có trăng là Mẹ Mẹ của nhân gian trong cơn đại mộng li bì. Của muôn vạn con trăng nhảy múa giữa mắt người hôn trầm vạn tưởng. Mặt gương tròn lớn.
23/05/2012(Xem: 5164)
Bà già nhìn xuống dòng sông nước đục lờ, dõi theo một khúc gỗ đang trôi lững lờ theo con nước dập dềnh lên xuống đến khúc quanh ở cuối làng, nơi hai ống khói cao nghệu của nhà máy thả lên trời những cụm khói đen bay tản lạc trong gió chiều hoàng hôn. “Mới đó mà đã 20 năm, ông nhỉ?” bà nói mà không nhìn vào ông già ngồi cách mình một sải tay, trên phiến đá bám đầy rêu xung quanh hông.
22/05/2012(Xem: 3502)
Bây giờ, trong không gian yên tĩnh và nhỏ nhắn của ngôi nhà nơi ông và bà đã sống với nhau suốt 50 năm qua, chỉ còn lại hai người với nhau. Các con ông đã quay về với cuộc sống mưu sinh tất bật của chúng, để lại ông nằm trên giường với cơn bệnh hiểm nghèo đang chờ đến giai đoạn bộc phát cuối cùng, và bà, thanh nhã, khiêm nhường, ngồi lặng lẽ một bên, lắng nghe những hơi thở mỏi mòn đang đứt nhịp của ông. Bà chăm chú nhìn xuống khuôn mặt thân yêu quen thuộc đã ở bên cạnh bà suốt cả quãng thời gian dài dằng dặc của một kiếp người. Bầu không khí tĩnh lặng của mùa đông như chững lại với tiếng reo lanh canh của chiếc khánh treo ngoài lan can.
03/05/2012(Xem: 3574)
Bính âm (pinyin) hay Hán Ngữ Bính âm 漢語拼音/汉语拼音 (theo thứ tự phồn thể/giản thể) là một cụm danh từ mới xuất hiện từ thập niên 1950 - chính phủ TQ (Trung Quốc, Trung Hoa Lục Địa) cải tiến nhiều lần và gần đây cũng được Đài Loan chấp nhận (2009) tuy đã có hệ thống pinyin riêng (Thông Dụng Bính âm - xem thêm phần Phụ chú).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]