Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tản Mạn Xung Quanh Một Bài Pháp “Tu Tập Làm Sao Để Được An Lạc„ Của HT Như Điển (Bài viết của Pt Trần Thị Nhật Hưng)

10/01/202106:15(Xem: 5452)
Tản Mạn Xung Quanh Một Bài Pháp “Tu Tập Làm Sao Để Được An Lạc„ Của HT Như Điển (Bài viết của Pt Trần Thị Nhật Hưng)

ht nhu dien 2021
Tản Mạn Xung Quanh Một Bài Pháp
“Tu Tập Làm Sao Để Được An Lạc„
 Của Hòa Thượng Thích Như Điển
Bài viết của Phật tử Trần Thị Nhật Hưng


   8 giờ tối mùa Đông Âu Châu nói chung, Thụy Sĩ nói riêng thật thê thảm. Trời tối đen, lạnh cóng, trên đường không bóng người qua lại. Đã vậy thêm dịch bệnh covid 19 kéo dài mấy tháng nay, mọi người bị giam hãm lâu ngày đã ê chề, nay thời tiết như thế càng ảm đạm thê thảm hơn. Vào mùa này, ngay cả người bản xứ còn than vãn, chán chường, huống chi người Việt tha hương buồn đến...thúi cả ruột! Gần nhà tôi có cái thung lũng tình yêu, gặp lúc thất tình, tuyệt vọng, có người còn nhảy xuống tự tử mắc công chính quyền sau này phải giăng lưới hứng họ!

  Nhưng chính trong không gian ảm đạm như thế càng tăng thêm sự ấm áp thân thương khi nhìn thấy, dù chỉ qua màn hình và nghe tiếng nói của vị đạo sư tôi hằng kính mến, không ai xa lạ, còn có nhân duyên quen biết từ mấy chục năm nay, đó là Hòa Thượng Phương Trượng Thích Như Điển. Thầy không ở đâu xa, hiện diện ngay trước mặt đây thôi xua đuổi hết bao cảm giác cô đơn lạnh lẽo nơi xứ người.

   Thầy xuất hiện với chương trình Phật Pháp online qua chủ đề “Tu tập làm sao để được an lạc“, một đề tài thiết thực mà ai ai cũng muốn biết, muốn học.

   Sau những thủ tục niệm Phật cầu gia bị, một bản nhạc lễ thỉnh chư thiên mở màn, lời giới thiệu chào đón của Thầy Thích Thiện Trí MC, Hòa Thượng Thích Đồng Tuyên có vài lời thăm hỏi Giảng Sư cũng như quý học viên Phật tử tham dự từ khắp các châu lục, cuối cùng Hòa Thượng vào bài giảng.

   Để được an lạc, người con Phật không ngoài thực hiện “Tứ Vô Lượng Tâm“ (Từ, Bi, Hỉ, Xả).

- Từ là lòng nhân.

- Bi là cứu khổ.

- Hỉ là an vui.

- Xả là buông bỏ.

   Nói nghe dễ ợt, nhưng hành mới là khó và còn hành như thế nào cho ra ngô ra khoai nữa. Vậy thì qua bài Pháp thoại Hòa thượng giảng, tôi quán xét lại chính mình, những hành động trong quá khứ bao lâu rồi, đã thực hiện ra sao để có kết quả trong tương lai.

   Lòng nhân và tình thương ư, tôi có…thừa nhưng nếu thực hiện không đúng cách đôi khi lại phản tác dụng, do vậy trong Phật giáo còn dạy rằng từ bi cần có trí tuệ.

  Là Phật tử còn là…Phật tử thuần thành, tôi được học nên thương chúng sanh trong đó có súc vật và cả cây cỏ nữa. Không đâu xa, ngay giàn hoa lan trong nhà. Từ khi…rước các nàng lan về tô điểm căn nhà mới mua. Chao ôi, một giàn hoa với đủ sắc màu xếp hàng dài dọc cửa kiếng trong phòng khách đẹp rực rỡ không thua những người mẫu chân dài biểu diễn thời trang trên sân khấu, nàng lan nào cũng đẹp, mỗi nàng mỗi vẻ mười phân vẹn mười, tôi…cưng không kể xiết, hằng ngày thăm hỏi và tẩm bổ cho các nàng đầy đủ, nào thuốc bổ, nước đậu xanh vo, nước gạo vo, cả nước khoai lang tây luộc, ai chỉ thế nào tôi đều thực hiện, cưng như thế mà không hiểu sao, chỉ độ vài tháng sau các nàng ủ rũ xúm nhau chết ráo. Đúng là cưng quá rồi…hư, phải không các bạn ?

  Còn nói về súc vật, không nên sát sanh.Trời ạ, đến con ruồi bay, một loại ruồi con nhỏ tí teo như đầu tăm, vào mùa hè thường sinh sôi nảy nở rất nhiều trong thùng rác, dù chỉ là thùng rác dã chiến đặt ngay bồn rửa để hứng các vỏ rau củ quả bỏ đi, trước khi thành con, trứng nó nở ra một đống dòi, rất nhanh và nhiều, có dọn sạch sẽ rác đi, hôm sau không hiểu sao chúng vẫn xuất hiện như thường, thương sao nổi hở trời. Ông xã tôi hay cản mỗi khi thấy tôi giết chúng, nghĩ Phật tử không nên sát sanh, tôi nghe lời, nhưng chẳng bao lâu, chúng bay đầy nhà, chui cả vào nhà vệ sinh và ngay luôn phòng ngủ, phòng khách. Chịu không được, phiền não xảy ra, tôi « cãi » với chồng tôi:

- Anh thương chúng, không muốn mang tội sát sanh, để em giết cho, sau này trăm tuổi anh cứ lên Niết Bàn một mình nhé, còn em, em không thể sống chung hòa bình với chúng được, em chịu xuống…địa ngục vậy.

   Rồi tôi ra tay « tổng vệ sinh » toàn bộ không cho chúng đất sống, nghĩ cũng thấy thương nhưng thôi cũng kệ. Nhưng từ đó, mỗi khi thấy một vài con xuất hiện tôi đành giết ngay, và tự bào chữa, chẳng thà giết vài con ít tội còn hơn để chúng sinh sản ra nhiều, mình giết sẽ sinh nhiều tội. Và khi tôi cho chúng qua thế giới bên kia, để lương tâm bớt cắn rứt, tôi thường niệm Phật và còn qui y cho chúng đều có pháp danh là « Thiện Nhân » có nghĩa sang kiếp sau được làm người và là người lương thiện.

   Thực hiện từ bi như trên có an lạc đâu, đó là câu hỏi tôi muốn đặt ra cuối chương trình trong mục Phật pháp vấn đáp nhưng tôi vì ù ù cạc cạc computer không chui vào room được, dù đã được Hòa Thượng gọi phon đích thân hướng dẫn, cuối cùng chỉ tham dự qua facebook thôi. Mà qua Facebook thì chịu thiệt thòi không hỏi được.

   Nhưng như thế không thể phủ nhận lòng từ bi. Khi lòng từ bi đạt tới đỉnh điểm có thể cảm hóa cả cọp, beo, gấu, sư tử, rắn rít… phủ phục dưới chân mình như trường hợp các vị thiền sư đắc đạo hay như Đức Phật từng tu 6 năm trời trong rừng sâu, gặp biết bao thú dữ rập rình, nhưng Ngài vẫn tồn tại để khi gặp Vô Não, một nhân vật cùng hung cực ác từng giết tới gần ngàn người không gớm tay và chực giết luôn cả mẹ, Phật đã dùng tình thương cảm hóa được Vô Não trở thành một hiền nhân tu hành đắc quả A La Hán.

   Còn tôi, rõ ràng lòng từ bi chưa đủ, đã không thực hiện Bồ Tát Hạnh đi chợ cũng là cách thể hiện lòng từ bi, mua cái búp sa lát chỉ một đồng còn nắn tới nắn lui cân nhắc xem cái nào nặng để chọn thậm chí còn đem…cân khi thấy sẵn cái cân gần đó thì bảo sao đến con kiến, con muỗi nhỏ tí ti gặp tôi nó không cắn, không chích mới là lạ.

    Từ lòng nhân hậu từ bi thương xót chúng sinh rải khắp mọi người, biết sống cho kẻ khác, thường dẫn đến tâm hỉ và xả. Vì đã có tâm từ như thế thì sẽ không ác cảm, ganh ghét, ganh tị, thành kiến bất cứ ai, bóng ma sân hận sẽ tan dần không đem đau khổ cho người khác đương nhiên niềm vui sẽ hiện hữu. Vấn đề là ta có chịu « hành » và hành thế nào và ra sao thôi. Hòa Thượng chỉ là người dẫn đường, còn chịu đi hay không là do chính mình. Và đó cũng là câu hỏi thiết thực dành cho Phật tử mà Hòa Thượng nhắc nhở, hướng dẫn qua Pháp thoại hôm nay « Tu tập làm sao để được an lạc » cho mình và cho người.

   Do vậy là con Phật, đã muốn và biết bỏ thời gian nghe lời giảng dạy, tôi không dám nói đâu xa, chỉ nhìn lại chính mình, cố sửa đổi tánh hư tật xấu chút nào hay chút đó, như lời Hòa thượng dạy, hãy đổ ly nước trong vào nước đục, dần dần nước đục sẽ dung hòa để rồi thành trong thôi.

   Theo Ngài Đạt Lai Lạt Ma, từ bi còn là đức tính tối thượng mà con người cần có mới có thể đem an lạc lại cho nhau, ngoài ra từ bi còn là tôn chỉ của Phật giáo luôn đề cao để Phật tử luôn ghi nhớ, có như vậy mới làm nên tư cách con người chứ không phải đánh giá con người từ sự giàu sang tiền rừng bạc biển và bằng cấp cao.

  Tôi xin chấm dứt bài viết tại đây, tự hứa với lòng, từ nay để thể hiện một Phật tử chân chính có lòng từ bi, không cần phải làm những điều to tát, cao xa, chỉ thực hiện được những điều đơn giản nhất, đi chợ nhường cái ngon cái tốt cho người khác, ăn chay nhiều ngày hơn, không ăn những con vật khi thấy hay nghe tiếng kêu của chúng khi bị giết, ai chửi thì…hoan hỉ lắng nghe, chấp nhận, không động tâm…chỉ bấy nhiêu thôi, hà, không dễ thực hiện, nếu làm được, tôi tin chắc chắn sẽ đem lại an lạc cho mình, cho người và cũng là cách tri ân đền đáp công lao của Hòa Thượng đã bỏ công sức, thời gian giảng dạy cho mình.

   Kính chào bạn đọc, kính chúc tất cả những ngày an vui.

   Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

   Trần Thị Nhật Hưng

 






***

Bài liên quan:
Tu Làm Sao An Lạc (thơ) (Bài của Pt Thanh Phi)

Tu Làm Sao An Lạc (thơ) (Bài của Pt Huệ Hương)

Câu chuyện bên lề một bài Pháp  (bài của Pt Hoa Lan Thiện Giới)

Tản Mạn Xung Quanh Một Bài Pháp (Bài viết của Pt Trần Thị Nhật Hưng)







 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/09/2021(Xem: 7258)
Có những người làm gì cũng hay, viết gì cũng hay. Tôi luôn luôn kinh ngạc về những người như vậy. Họ như dường lúc nào cũng chỉ ra một thế giới rất mới, mà người đời thường như tôi có ngó hoài cũng không dễ thấy ra. Đỗ Hồng Ngọc là một người như thế.
31/08/2021(Xem: 7751)
Di tích cổ đại Phật giáo Ấn Độ A Chiên Đà Thạch quật (Ajanta, 印度古代佛教阿旃陀石窟) vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt nghìn năm tuyệt tác, tọa lạc trên vách núi Maharashtra Dayak, phía Bắc của bang Maharashtra, Ấn Độ với 30 hang động được xây dựng từ thế kỷ thứ 2-7 trước Tây lịch. Trong A Chiên Đà Thạch quật có rất nhiều tranh cổ và một số bức bích họa được xem là ảnh hưởng của nghệ thuật Phật giáo. Hang động vòng vách núi hình lưỡi liềm, tường thấp, trải dài hơn 550 mét. Với kiến trúc mỹ thuật tráng lệ, nét chạm khắc và bích họa tinh tế hoành tráng, là một Thánh địa Phật giáo, một trong những điểm tham quan nổi tiếng nhất phía Nam Ấn Độ. Di tích cổ đại Phật giáo Ấn Độ A Chiên Đà Thạch quật là một trong những di sản lớn nhất về đạo Phật còn lưu giữ được đến ngày nay. Theo UNESCO, đây là những kiệt tác của Nghệ thuật kiến trúc Phật giáo có ảnh hưởng đến nghệ thuật Ấn Độ sau này. Các hang động được xây dựng thành hai giai đoạn, giai đoạn đầu được xây dựng từ thế kỷ thứ 2 TCN và giai đoạn
25/08/2021(Xem: 8457)
Do sự cố vấn chỉ đạo của Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, Hội Đồng Hoằng Pháp của chúng con/chúng tôi rất hoan hỷ để kính trình Quý Ngài và Quý Vị chương trình giảng dạy tiếng Phạn cơ bản cho Tăng Ni cũng như Quý Phật Tử nào có tâm muốn trau dồi Phạn ngữ trên hệ thống Online như thư chiêu sinh của Giáo Sư Đỗ Quốc Bảo có gửi kèm theo thư nầy. Mục đích chính là để tiếp nối truyền thống đọc được kinh điển trực tiếp từ tiếng Phạn và có khả năng đọc cũng như dịch giải những bản Kinh bằng tiếng Phạn về sau nầy; nên bắt đầu từ tháng 9 năm 2021 việc chiêu sinh được thực hiện, nếu số lượng Tăng Ni và Phật Tử ghi danh đầy đủ như về số lượng và những điểm yêu cầu khác cho một người muốn học Phạn ngữ (xin xem điều kiện có gửi kèm ngay bên dưới). Vậy kính xin Quý Ngài tạo điều kiện cho tử đệ của mình tham gia học ngôn ngữ nầy để tiếp nối con đường của những bậc tiền nhân đã đi trước. Việc học nầy không hạn chế là Tăng Ni hay Phật Tử, miễn sao Quý Vị đáp ứng thỏa đáng được nhu cầu cần có và đủ của một người
23/08/2021(Xem: 2619)
Sau giờ tan trường, Dung thong thả đạp xe về nhà dọc theo đại lộ Thống Nhất. Đến ngã tư Thống Nhất-Hai Bà Trưng gặp đèn đỏ, Dung rẽ phải về hướng Tân Định. Với mái tóc thề đen mướt xõa trên vai áo dài màu tím của trường Nữ Trưng Vương làm cho nhiều người đang chờ đèn xanh không khỏi chú ý. Vài phút sau, bỗng có một chiếc xe Jeep chạy qua mặt Dung rồi dừng lại. Dung đạp xe đến gần, bất ngờ một thanh niên trong bộ quân phục sĩ quan Hải quân màu trắng từ trên xe nhảy xuống chặn làm Dung hốt hoảng dừng lại, lảo đảo suýt ngã xe. Anh chàng vội vàng đỡ xe cho Dung và nói: - Xin lỗi cô về cử chỉ đường đột của tôi. Cô cho tôi hỏi thăm, cô có phải là Dung, người Phan Rang không? - Xin lỗi, anh là ai mà hỏi tôi như thế? - Tôi là Thanh, bạn ngày xưa của Đạt, anh của Dung… - Vậy sao?… Dung chau mày, cơn bàng hoàng sợ sệt chưa dứt, trong đầu cố nhớ lại vì đã lâu lắm rồi không nghe anh Đạt nhắc đến. Thanh giải thích thêm để trấn an và chờ cho Dung hồi tưởng
23/08/2021(Xem: 3156)
Cơn mưa phùn đêm qua còn đọng nước trên đường. Gió thu đã về. Lá vàng theo gió lác đác vài chiếc cuốn vào tận thềm hiên. Cây phong đầu ngõ lại chuẩn bị trổ sắc đỏ ối như mọi năm. Người đi xa từ những mùa thu trước, sẽ không trở về. Những người bạn lâu không gặp, thư gửi đi bị trả lại, nhắn tin điện thoại không thấy trả lời. Có lẽ cũng đã ra đi, không lời từ biệt.
19/08/2021(Xem: 7568)
Phật Đản và Vu Lan là hai ngày lễ lớn nhất của Phật giáo trong năm. Riêng đối với tuổi trẻ thì Phật Đản là gốc rễ mà Vu Lan là hoa lá cành. Gốc rễ giữ cội nguồn và hoa lá cành làm giàu thêm vẻ đẹp. Phật Đản là ngày lễ trọng đại mừng Đức Phật Thích Ca ra đời. Vu Lan là ngày kỷ niệm Mục Kiền Liên tâm thành hiếu hạnh. Tích Mục Kiền Liên cứu mẹ đã trở thành biểu tưởng bái vọng của tinh thần báo hiếu tâm linh và cảm hứng sáng tạo nghệ thuật trong đạo Phật.
17/08/2021(Xem: 7443)
Thật là một điều kỳ diệu và lý thú khi được tin báo trên Viber là Tuyển Tập pháp Thoại vừa hoàn thành và đã sẵn sàng đến tay Phật Tử khi đến dự Lễ Vu Lan tại Tu Viện Quảng Đức (nếu không bị lockdown). Vì sao gọi là kỳ diệu? Chỉ sau khi tôi được học xong 10 duyên mà Đức Phật cho là quan trọng nhất theo thứ tự của 24 duyên, mà chúng ta ai cũng phải gặp trong thời gian còn làm người phàm, và nếu hiểu rõ tường tận thì mình có thể sẽ không bao giờ thốt lên câu “Học muôn ngàn chữ nghĩa nhưng không ai học được chữ Ngờ” của bộ Đại Phát Thú / Vi Diệu Pháp, do Giảng Sư Thích Sán Nhiên đã thuyết giảng qua 61 video, mỗi video kéo dài từ 3: 00 đến 3:50 giờ. Chính vì thế, nhờ đó tôi chợt nhận ra nhân duyên gì đã làm trưởng duyên và đẳng vô gián duyên, để tôi đến với Đại Gia Đình Quảng Đức Đạo tràng nói chung, và tiếp xúc liên hệ với TT Trụ trì Tu viện Quảng Đức Thích Nguyên Tạng và được cộng tác với Ngài trên trang website Phật Giáo, Trang Nhà Quảng Đức, để rồi hôm nay lại có duyên
06/08/2021(Xem: 9609)
Cũng như chuông, trống cũng được coi như là một loại pháp khí không thể thiếu trong văn hóa tín ngưỡng của đa số dân tộc theo Phật giáo. Phật tử Việt Nam chúng ta rất gần gũi với thanh âm ngân vang thâm trầm của tiếng chuông; tiếng trống thì lại dồn dập như thôi thúc lòng người...Tại các ngôi chùa, trống Bát Nhã được đánh lên là để cung thỉnh Chư Phật, Chư Bồ Tát quang giáng đạo tràng chứng tri buổi lễ. Thông thường trống Bát Nhã được đánh lên vào ngày lễ Sám hối và trong những ngày Đại lễ. Ba hồi chuông trống Bát Nhã trổi lên để cung thỉnh Chư Phật và cung đón Chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni quang giáng đạo tràng, đồng thời cũng nhắc nhở mọi người nên lắng lòng, buông bỏ mọi tạp niệm. Bà kệ trống Bát Nhã được đọc như sau: Bát Nhã hội Bát Nhã hội Bát Nhã hội Thỉnh Phật thượng đường Đại chúng đồng văn Bát Nhã âm Phổ nguyện pháp giới Đẳng hữu tình Nhập Bát Nhã Ba La Mật môn Ba La Mật môn Ba La Mật môn.
05/08/2021(Xem: 6510)
Trước đây Tôi không hề nghĩ rằng: “mình sẽ có ngày trình pháp với Giảng Sư TT Thích Nguyên Tạng sau mỗi bài pháp thoại của Ngài”, dù cho tôi không mang một tư tưởng phân biệt Nam Tông và Bắc Tông, nhưng có lẽ tri thức tôi có rất nhiều sai lầm và vướng mắc do không tiếp xúc nhiều với các đạo tràng, mà chỉ quẩn quanh đọc kinh sách và chỉ là cái túi đựng sách! Có ngờ đâu đại dịch của thế kỷ 21 bắt đầu....theo như đa số mọi người lầm tưởng (trong đó có tôi) ....chỉ là cơn bão thoáng qua, không ngờ đã diễn biến càng ngày càng trầm trọng. Và với lòng từ bi, TT Giảng Sư đã tổ chức các buổi nghe pháp thoại online và ...với thì giờ nhàn rỗi trong những ngày bị lockdown, tôi đã chăm chú nghe từ một vài lần trong tuần sau đó, đổi thành liên tục mỗi ngày và bắt đầu nghiện ... khi thiếu vắng mỗi khi Giảng Sư có Phật Sự bên ngoài ...
02/08/2021(Xem: 18795)
Tiếng chuông chùa vang lên để xoa dịu, vỗ về những tâm hồn lạc lõng, bơ vơ. Hồi chuông Thiên Mụ, mái chùa Vĩnh Nghiêm một thời chứa chan kỷ niệm. Đó là lời mở đầu trong băng nhạc Tiếng Chuông Chùa do Ca sĩ Thanh Thúy trình bày và ấn hành tại hải ngoại vào đầu thập niên 80. Thanh Thúy là ca sĩ hát nhạc vàng, đứng hàng đầu tại VN trước năm 1975. Cô là đệ tử của HT Nguyên Trí ở chùa Bát Nhã, California. Khi Thầy còn ở VN cuối thập niên 80 có đệ tử ở bên Mỹ đã gởi tặng Thầy băng nhạc Tiếng Chuông Chùa này. Hôm nay Thầy nói về chủ đề Tiếng Chuông Chùa, hay tiếng Chuông Đại Hồng Chung. Đại Hồng Chung là một cái chuông lớn được treo lên một cái giá gỗ đặt trong khuôn viên chùa hay trong Chánh điện. Hồng Chung là một pháp khí linh thiêng, là một biểu tượng đầy ý nghĩa của Phật giáo, nên chùa nào cũng phải có, lớn hay nhỏ tùy theo tầm cỡ của mỗi chùa. Hàng ngày Đại Hồng Chung được thỉnh lên vào buổi chiều tối, báo hiệu ngày
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]