Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Câu chuyện bên lề một bài Pháp Tu tập làm sao để được an lạc ? (bài của Pt Thiện Giới)

10/01/202106:06(Xem: 5331)
Câu chuyện bên lề một bài Pháp Tu tập làm sao để được an lạc ? (bài của Pt Thiện Giới)

ht nhu dien 2021-b

Câu chuyện bên lề một bài Pháp

Tu tập làm sao để được an lạc??

của HT Thích Như Điển

 

Bài viết của Phật tử Hoa Lan Thiện Giới


Đã lâu lắm rồi, từ lúc cơn dịch Covid-19 hoành hành đến giờ chúng tôi (Hoa Lan và Nhật Hưng) chưa được cùng nhau viết chung một đề tài về Phật pháp. Tưởng chừng ngòi bút sẽ rỉ mòn theo Covid, làm gì còn các khóa tu học mà viết bài tường thuật. Một nỗi buồn sâu lắng!

 

Thế nhưng sáng nay, ngày thứ hai đầu tiên trong năm 2021 mùng 4 tháng giêng, nhận được tin nhắn khẩn cấp của Nhật Hưng qua Viber, phải gắn chương trình Zoom vào máy để tối nay lúc 8 giờ tối giờ Âu Châu nghe HT Sư Phụ giảng Pháp. Không cần biết Người sẽ cho mưa Pháp kiểu nào? Nghe lệnh là phải có mặt ngay, để chứng tỏ tinh thần Tứ Trọng Ân với Thầy Tổ. 

 

Vì trong nhà có anh bạn thiện hữu tri thức Thiện Khải rất giỏi về vi tính, nên Nhật Hưng phải cầu cứu Hoa Lan chỉ cách kéo chương trình Zoom xuống, nhưng cả hai đều quá dở, kéo lên kéo xuống một hồi không được đành bó tay. 

Cuối cùng phải chọn giải pháp vào Facebook, kết nối với Tổ Đình Viên Giác cho dễ dàng. Sau khi dặn dò nhau nhớ nạp điện vào máy cho đầy đủ và sửa soạn cơm tối cho thật sớm, rồi cúp máy chia tay. 

 

Giờ hoàng đạo cũng đến, Nhật Hưng đã vào được pháp thoại và tìm kiếm người quen, nhưng vẫn thấy biệt tăm. Cô nàng biết bạn vàng đang lạc đường nên bắn ngay cho một cái link tiến thẳng đến Tổ Đình Viên Giác.

 

Hoa Lan lò dò bước vào thấy Hòa Thượng đang quay lưng về phía mình, mắt hướng về màn hình trước mặt thao thao bất tuyệt giảng về lòng từ bi, đưa ra hình ảnh ngài Đạt Lai Lạt Ma với "Nụ cười bất diệt". Thì ra hôm nay Hòa Thượng giảng về đề tài: "Tu tập làm sao để được an lạc??".

 

Tôi muốn thả một cái like  cho Thầy, nhưng rất thận trọng vì sợ bấm nhầm qua cái thả tim  bên cạnh sẽ mang tội bất kính. Tôi ngồi bất động thưởng thức những lời pháp nhũ của Thầy như chạy khắp toàn thân. Chỉ sau một tiếng là chấm dứt trong nuối tiếc và đến phần vấn đáp đặt câu hỏi, văn nghệ cúng dường. Vì tôi không vào Zoom nên không được trực tuyến vấn đáp với Thầy, chỉ được nghe đằng sau lưng. Và không được thấy dung nhan Thầy MC Thiện Trí hướng dẫn chương trình. Cô Diệu Hiền chắc biết Hòa Thượng thích bài thơ Nhớ Chùa của thi sĩ Huyền Không nên ngâm tặng trước cho Hòa Thượng sau đến đại chúng, giọng ngâm rất hay và chuyên nghiệp. Thế mà một Đạo hữu nào đó lại "còm" một câu rất chấn động: "Hòa Thượng ngâm bài này hay hơn!".

 

Sau 10 giờ đêm giờ Âu Châu, Nhật Hưng lại gọi điện thoại hỏi han về buổi pháp thoại vừa tan nhưng dư âm còn đọng lại. Tôi biết tỏng cô nàng muốn dọ ý xem tôi có muốn viết bài tường thuật hay không? Nàng bảo, chỉ có một bài Pháp mà những hai cây bút Nữ cùng xúm vào ca ngợi, sợ thiên hạ nói bọn mình là nịnh Thầy thì sao?

 

Tôi suy nghĩ trong sát na rồi trả lời thật hùng hồn. Phải viết chứ! Và cũng tùy cách viết mà thôi! Nếu chúng ta viết kiểu: "Chúng con xin đê đầu đảnh lễ Hòa Thượng, kính xin Người ban cho chúng con những dòng Pháp nhũ, Người là thuyền từ đưa chúng con đến bờ giác...", như lời văn của một bài tác bạch. 

Đấy không phải là sở trường của bọn mình. 

 

Cô nàng gật gù đồng ý, nhưng vẫn còn vớt vát:

-   Nhưng bài Pháp đâu nhiều ý tưởng mới lạ cho mình viết thành bài dài. Rồi hai đứa lại dẫm lên chân nhau, chẳng ai thèm đọc cả!

 

Ha Ha! Cô nàng quên mất óc sáng tạo của người cầm bút rồi sao? Chỉ cần một câu nói của Hòa Thượng thôi, ta có thể đem ra áp dụng vào đời sống hằng ngày, hoặc để chuyển hóa khổ đau, hay buông tất cả để được an lạc. Mục đích của sự tu tập để làm gì? Để mọi người ngưỡng mộ và kính trọng ta hay sao? Khen ta tu giỏi, có phước lớn là đã mãn nguyện??? Không, Hòa Thượng đã chỉ cho ta cái cứu cánh cuối cùng: Làm sao để được an lạc? Ngày nào còn khổ đau, còn vướng mắc là tu chưa đạt! 

 

Cuộc nói chuyện hậu pháp thoại càng ngày càng khởi sắc, khi tôi đưa ra một dàn bài và một tựa đề chung cho hai người cùng viết. Cô nàng Nhật Hưng lôi ngay giấy viết ra ghi chú:

1.  Hòa Thượng giảng về lòng từ, khi mua trái cây ta thường lựa trái tốt, còn trái xấu để cho ai?

.  Nhật Hưng sẽ viết về chuyện lựa xoài và sà lách. 

.  Hoa Lan sẽ viết về chuyện lựa trái vải.

2.  Hòa Thượng giảng về lòng từ với các sinh vật và cây cỏ. Nhật Hưng sẽ viết về chuyện con ruồi, còn Hoa Lan về chuyện con nhện.

Để hai bài đối chiếu xem ai đã tiêu hóa được những pháp thực trong bài giảng của Hòa Thượng. Khẩu giáo phải đi đôi với thân giáo. Giữa lý thuyết và thực hành không thể cách nhau quá xa!

 

Trước khi khai bút viết bài, tôi còn phát họa ra hai lá cờ cho hai nàng định hướng. Hoa Lan với hàng chữ: "Song kiếm hợp bích", hơi nhuốm màu kiếm hiệp nhưng sống động và gợi hình. 

Nhật Hưng với 4 chữ hay hơn: "Tả hữu phò Thầy", rất ư là chánh nghĩa. Ai dám bảo chúng tôi là nịnh Thầy? Chánh nhất định phải thắng tà!!! Chân lý ấy không bao giờ đổi thay! 


HT Như Dien_khoa tu 3 phat giao hoi nhap-2021

 

Trở về đề tài chính, bài Pháp thoại của HT Thích Như Điển "Tu tập làm sao để được an lạc??". Ngược lại dòng thời gian của 20 năm về trước, lần đầu tiên được nghe Pháp của Thầy là trọn bộ Kinh Pháp Hoa gồm 12 cuốn băng Cassette, nghe đi nghe lại nhiều lần đến nhão cả băng, phải lấy móng tay quay khi cuộn băng bị rối. Lúc ấy tâm của tôi cũng rối bời như cuộn băng, làm sao tôi nhận ra được cái Tri kiến Phật mà Thầy đã cố gắng diễn đạt trong lời Kinh. Lại còn câu nói như bom nổ: "Chúng ta là những vị Phật tương lai sẽ thành", lúc ấy tôi không dám nhận vì sợ mình sẽ bị thiên hạ ném đá hay sỉ vả như Bồ Tát Thường Bất Khinh mất thôi!!!

 

Thầy hay giảng các bộ Kinh lớn như Lăng Nghiêm, Đại Bảo Tích, Tịnh Độ Tông... và nhiều nhiều nữa. Đề tài nghe xong đã sợ, lại ngồi ở hàng đầu lúc nào cũng bị Thầy chiếu tướng. Chẳng hạn đang sắp sửa đi vào "Ngủ Thiền", nghe tiếng Thầy hỏi đến giật bắn cả người:

-   Cô Thiện Giới cho Thầy biết? Vị Tổ Phật giáo đầu tiên tại Việt Nam là ai?

Trời Phật ơi, sao lại trúng tủ đến thế! Năm ngoái vừa nghe bài thuyết trình của HT Nguyên Siêu về vị Sư Tổ người Việt này, nên tôi mạnh dạn trả lời:

-   Dạ thưa Thầy, ngài Khương Tăng Hội ạ!

 

Thầy bảo đại chúng cho một tràng pháo tay khen ngợi và được Thầy thưởng một tượng Phật bằng đá thủy tinh be bé xinh xinh. Thầy hay mang quà tặng cho mọi người ham học Phật pháp, khi thì xâu chuỗi, lúc thì cuốn kinh. Gặp lúc Thầy vừa Hoằng Pháp bên Mỹ về, thế nào cũng được tờ 2 Đô La Mỹ quý hiếm, mang lại sự may mắn.

Cả một quãng thời gian dài theo Thầy nghe Pháp, biết bao nhiêu dấu ấn in sâu. Không biết cô đệ tử này đã tu tập được đến đâu? Lời Pháp nhũ của Thầy, cô có chuyển hóa được chút nào không? Tôi nghĩ là nhiều lắm! Ngày mới Quy Y với Thầy với pháp danh Thiện Giới, tâm hồn tôi tan nát như tương, nhưng hôm nay nghe bài giảng của Thầy, làm sao cho thân tâm được an lạc, tôi thấy dễ như không! Chẳng cần phải dụng công hay cố gắng, tâm lúc nào cũng rỗng như không và hay nở nụ cười. Chỉ có thế thôi! 

 

Thầy bảo muốn được như thế phải có lòng từ. Vâng, chẳng những từ bi với các động vật hữu tình mà cả đến vô tình như cỏ cây hoa lá. Nghĩ lại những chậu Lan tươi đẹp trong nhà tôi, tuy thật lòng yêu thương chúng đấy, chăm sóc tưới tẩm liền tay. Nhưng lại hay bỏ đi du lịch quá nhiều, khiến các nàng Lan héo úa rụng rơi. 

Sang đến các động vật nhỏ nhoi, tôi còn không dám giết nữa là con gà, con vịt. Do đó các nàng nhền nhện mới tác yêu tác quái trong nhà. Chỉ một thời gian ngắn không đuổi ruồi đập nhện, tôi trở thành một người phụ nữ lười biếng để nhà cửa bê bối cho nhện giăng phủ kín lối đi. Nhớ lời Thầy dạy, từ bi phải đi đôi với trí tuệ. Tôi làm cuộc tổng thanh tra, cầm chổi cán dài quơ đuổi từng con, khiến chúng bỏ chạy tan tác chim muông. Tôi chỉ đuổi chứ không giết đâu nhé! Còn tặng thêm một bài Chú vãng sanh và vài câu niệm Phật cho mau sớm đầu thai kiếp khác tốt đẹp hơn. 

 

Về việc Thầy biểu hiện lòng từ trong việc lựa chọn trái cây, tôi thấy mình cũng hơi quá đáng khi lựa trái vải. Muốn được ưng ý, tôi phải thọc tay xuống tận cuối thùng để lựa lên những trái vải mọng tròn. Với tiêu chuẩn, ai lựa trước sẽ được quả ngon, ai đến sau quả hư ráng chịu! Ôi, nguyên tắc trường đời là như vậy! Theo kiểu thuận mua vừa bán, không ai ép uổng ai! 

Nhớ lời Thầy giảng, từ đây tôi đi chợ nhanh hơn, gặp gì xếp phía trên cứ thuận tay bỏ vào xe đẩy, không cần nhìn ngó. Nhiều khi ra khỏi tiệm, thấy túi quít bị thối vài trái cũng vui thôi và khôn hơn nữa là tháo ra vứt bỏ trái thối vào ngay thùng rác, đừng để chồng thấy sẽ an lạc hơn. 

 

Câu hỏi Tu tập thế nào để được an lạc của Thầy, cũng lắm công phu, không phải chỉ nghe một bài Pháp là được ngay đâu? 

Đã từ lâu tôi bắt chước Thầy, mỗi ngày phải lạy Phật. Thầy lạy mỗi ngày 300 lạy, tôi chỉ là đệ tử hàng tép riu nên chỉ cần 100 lạy là ok! Thầy lạy từng chữ bộ Kinh Pháp Hoa, rồi Đại Bát Niết Bàn, tôi biết mình tội lỗi ngậm đầu nên lạy Hồng Danh Sám Hối.

Lúc đầu còn nhìn vào Kinh để xướng tên các Vị Phật, cả trăm cái danh hiệu làm sao nhớ nổi. 

Sau nghĩ lại, thấy Thầy mình sao có bộ óc nhớ dai, thuộc làu các kinh điển. Mình là học trò chưa đến nỗi tệ như ngài Châu Lợi Bàn Đà, có hai chữ Chổi và Quét cũng không nhớ nổi, nên quyết tâm học thuộc lòng tên từng vị Phật. Dĩ nhiên là trầy vây tróc vẩy, nhưng đến hôm nay tôi có thể hiên ngang tuyên bố với mọi người là tôi lạy sám hối không cần nhìn sách vở. Chẳng những thế tôi còn nhịp nhàng hít thở mỗi khi lên xuống và quán tưởng đến hạnh nguyện của từng vị Phật tôi xướng danh. Chẳng hạn, Chí tâm đảnh lễ Nam Mô A Súc Tỳ Hoan Hỷ Quang Phật. Tôi nghĩ ngay đến Phật A Súc Tỳ, ngài lúc nào cũng hoan hỷ, với nụ cười tỏa sáng, thế là tôi có ngay tâm an lạc giống Ngài. Hay những lúc suy tư, tôi quán ngay đến Vô Cấu Phật là tâm lại trong sáng ngay.

Câu chuyện bên lề quan trọng nhất vẫn là, do đâu Hòa Thượng của chúng ta lại bước chân vào chốn "Pháp thoại online của liên châu" với dàn máy móc hiện đại kết nối với toàn thế giới? Công đầu phải nhắc đến TT Thích Nguyên Tạng của Tu Viện Quảng Đức ở Úc châu. Thầy đã sáng lập ra diễn đàn này từ hơn 8 tháng nay và đã kết thúc khóa tu 8 tháng trong mùa Covid một cách thành công mỹ mãn với các Chứng Chỉ cấp cho những ai tham dự.

 

Với lời mời tham gia chương trình một cách thắm thiết và kính trọng, Hòa Thượng của chúng ta đã khai Pháp đầu năm. Không ngờ bài Pháp đã được các Phật tử dân cư mạng ủng hộ, ngưỡng mộ quá xá chừng! Chỉ trong vòng 5 ngày, đã lên đến hơn 18 ngàn lần truy cập. 

Theo chỉ số của youtube, trên 1 ngàn Đăng Ký (Subcribe) là được lập Kênh Youtube rồi! 

 

Nội dung chi tiết bài giảng của Hòa Thượng đã được chị Huệ Hương viết hết cả rồi, cộng thêm bài thơ tuyệt vời của chị Thanh Phi, tôi không thể lập lại sẽ bị lạc đề với những câu chuyện bên lề.

 

Để kết thúc bài viết, tôi muốn tri ân Sư Phụ tôi, HT Thích Như Điển, người đã âm thầm hay xách động tôi tu tập, để tôi đạt được trạng thái an lạc như hiện nay. Hình ảnh cùng Sư Phụ lạy từng chữ bộ Kinh Đại Bát Niết Bàn tại Chùa Viên Giác, dù chỉ một lần trong đời nhưng mãi mãi tôi không bao giờ quên. 

 

Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát. 

 

Hoa Lan - Thiện Giới.

2021.

 





***
Tu Viện Quảng Đức Youtube Channel




***

Bài liên quan:
Tu Làm Sao An Lạc (thơ) (Bài của Pt Thanh Phi)

Tu Làm Sao An Lạc (thơ) (Bài của Pt Huệ Hương)

Câu chuyện bên lề một bài Pháp  (bài của Pt Hoa Lan Thiện Giới)

Tản Mạn Xung Quanh Một Bài Pháp (Bài viết của Pt Trần Thị Nhật Hưng)

 







Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/08/2018(Xem: 7582)
Miền đất võ Bình Định cũng là miền đất Phật, miến “Đất LànhChim Đậu”, được nhiềuchư thiền Tổ ghé bước hoằng hóa và chư tôn thiền đức bản địa xây dựng mạnh mạch Phật đạo từ trong sâu thẳm, qua nhiểu giai đọan, thời gian, đã xây dựng nên hình ảnh Phật giáo Bình Định rạng rở như ngày hôm nay. Đặc biệt trước tiên có thể kề đến Tổ Nguyên Thiều ( 1648 – 1728 ), Hòa thượng Thích Phước Huệ ( 1875 – 1963 ), Hòa Thượng Bích Liên-Trí Hải ( 1876 – 1950 ), v…v…Nêu chúng ta tính từ thời chúa Nguyễn Phúc Tần ( 1619 – 1682 ), khi Tổ Nguyên Thiều từ Quảng Đông (Trung Quốc) sang An Nam và an trú ở Quy Ninh (tức Bình Định ngày nay) vào năm Ất Tỵ (1665 ) và kiến tạo chùa Thập Tháp Di Đà , thí Phật giáo Bình Định đã thực sự bước vào trang sử chung trong công cuộc hoằng hóa của Phật giáo Việt Nam. Hơn thế nữa, Tổ Nguyên Thiều còn là cầu nối giữa Phật giáo hai nước An Nam và Trung Hoa, trao đổi nhiều kinh điền có giá trị để cùng nhau tu học. Điều này cho thấy, lý tưởng Từ Bi và con đường hoằng
05/08/2018(Xem: 3548)
Thời gian như bóng câu qua cửa sổ, mới đó mà đã mấy chục năm theo bốn mùa thay lá thay hoa và đời riêng của mỗi người có quá nhiều đổi thay. Ngồi nhớ lại những kỷ niệm thời còn đi dạy trường Sương Nguyệt Anh, biết bao nhiêu vui buồn lẫn lộn ngập tràn làm xao xuyến cả tâm tư! Hình ảnh buổi lễ bế giảng năm học 1978 bỗng rõ lên trong ký ức tôi như một đóm lửa nhóm trong vườn khuya. Năm đó tôi dạy tới ba bốn lớp 12, lớp thi nên cả Thầy trò mệt nhoài. Không đủ giờ ở lớp nên nhiều khi tôi phải vừa dạy thêm vào sáng Chủ Nhật, vậy mà các em vẫn đi học đầy đủ. Tới ngày bế giảng Cô trò mới tạm hoàn tất chương trình, như trút được gánh nặng ngàn cân ! Hôm đó, tôi lại được Ban Giám Hiệu phân công trông coi trật tự lớp 12C1, có nghĩa là phải quan sát bắt các em ngồi ở sân trường phải yên lặng chăm chú theo dõi chương trình buổi lễ, nghe huấn từ của ban Giám Hiệu.
03/08/2018(Xem: 3503)
ĐA TẠ VÀ TRI ÂN Những nhà dịch thuật kinh sách Nam Tông, Bắc Tông và Mật Tông Không hiểu từ bao giờ khi đã bước vào thế giới triết học, khoa học và tôn giáo của Đạo Phật, mặc dù nghe rất nhiều pháp thoại đủ mọi trình độ tôi vẫn không tin có THỜI MẠT PHÁP. Vì sao vậy? Có lẽ lý do tôi biện minh sẽ không được nhiều người chấp nhận, nhưng theo thiển ý của tôi, từ khi nền công nghệ văn minh vi tính hiện đại phát triển, ta không cần chờ đợi một quyển sách được in ra và chờ đợi có phương tiện thích nghi để giữ nó trong tủ sách gia đình, ta vẫn có thể theo dõi qua mạng những bài kinh luật luận được dịch từ tiếng Pali hay Sankrit hoặc những bản Anh Ngữ, Pháp ngữ mà người đọc dù có trình độ học vấn vào mức trung trung vẫn không tài nào hiểu rõ từng lời của bản gốc.
03/08/2018(Xem: 11211)
Hàn Mặc Tử hay Hàn Mạc Tử, tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ngày 22 tháng 9 năm 1912 – từ trần ngày 11 tháng 11 năm 1940 là nhà thơ nổi tiếng, khởi đầu cho dòng thơ lãng mạn hiện đại Việt Nam, là người khởi xướng ra Trường thơ Loạn. Hàn Mặc Tử cùng với Quách Tấn, Yến Lan, Chế Lan Viên được người đương thời ở Bình Định gọi là Bàn thành tứ hữu, Bốn người bạn ở thành Đồ Bàn. Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ở làng Lệ Mỹ, Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình; lớn lên ở Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Tổ tiên Hàn Mặc Tử gốc họ Phạm ở Thanh Hóa. Ông cố là Phạm Chương vì liên quan đến quốc sự, gia đình bị truy nã, nên người con trai là Phạm Bồi phải di chuyển vào Thừa Thiên – Huế đổi họ Nguyễn theo mẫu tánh. Sinh ra ông Nguyễn Văn Toản lấy vợ là Nguyễn Thị Duy (con cụ Nguyễn Long, ngự y có danh thời vua Tự Đức), Hàn Mạc Tử, Lệ Thanh, Phong Trần là các bút danh khác của ông. Ông có tài năng làm thơ từ rất sớm khi mới 16 tuổi. Ông đã từng gặp gỡ Phan Bội Châu và chịu ảnh hưởng khá lớn của
29/07/2018(Xem: 3965)
Nhà văn Hoàng Mai Đạt --cũng là Chủ Bút Nhật Báo Viễn Đông -- cho biết số báo ra mắt đã mất nhiều tháng mới làm xong, nhưng hy vọng tương lai sẽ được chư tôn đức Tăng Ni và quý cư sĩ hỗ trợ để thuận lợi cho việc hoằng pháp. Số ra mắt Tinh Tấn Magazine in trên giấy láng, nhiều màu, dày 90 trang, khổ báo tạp chí. Trong số ra mắt Tinh Tấn Magazine, có nhiều bài tập trung chủ đề Quan Thế Âm Bổ Tát hoặc chủ đề từ bi, trong đó có bài: Hạnh Nguyện Cứu Độ Chúng Sanh của Đức Quán Thế Âm (tác giả HT Thích Tịnh Từ);
21/06/2018(Xem: 3447)
Phần này bàn về các cách gọi thời gian như giờ, ngày, tháng trong tiếng Việt vào thời LM de Rhodes sang An Nam truyền đạo. Tài liệu tham khảo chính của bài viết là các tác phẩm Nôm của LM Maiorica và Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC), Phép Giảng Tám Ngày (PGTN) và từ điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là từ điển Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra từ điển này trên mạng, như trang này chẳng hạn http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false.
14/06/2018(Xem: 10795)
Khoảng tháng 3 vừa rồi, Hòa Thượng Thích Như Điển, Phương Trượng Chùa Viên Giác (Đức Quốc) gởi cho chúng tôi bản final cuốn Mối Tơ Vương Của Huyền Trân Công Chúa với lời dặn dò: viết Lời cuối sách. Đọc thư Thầy, chúng tôi vô cùng băn khoăn, lo lắng và hơi bị “ngộp” dưới cái bóng quá lớn và ảnh hưởng rộng khắp của Thầy. Chúng tôi “ngại” vì biết Thầy có nhiều mối quan hệ thân thiết với các bậc tài danh khắp nơi. Ngược lại, chúng tôi chỉ là kẻ sơ học nhiều mặt mà lại dám chắp bút viết Lời cuối sách này? Chúng tôi rất đắn đo trước cái vinh dự to lớn ấy, trước cái trách nhiệm nặng nề này. Nhưng rồi anh Văn Công Tuấn nhiều lần “trấn an”, khích lệ. Và rồi, lại nghĩ rằng, Thầy Như Điển có lòng ưu ái, thương tưởng và muốn tạo điều kiện cho chúng tôi trong bước đầu tập tễnh học Phật. Xin cung kính niệm ân Thầy; và cũng qua đây kính mong quý vị độc giả thông cảm và lượng thứ cho những thiếu sót và non nớt không sao tránh khỏi, dù đã có nhiều
09/06/2018(Xem: 6808)
Tóm lược Khác với hầu hết những cộng đồng sắc tộc tại Úc Châu, người Việt đã đến đây thật đông đảo trong một thời gian tương đối ngắn, khi xã hội văn hóa đa nguyên của đất nước định cư nầy hãy còn trong tình trạng non trẻ. Sự hiện diện của một cộng đồng thiểu số Châu Á mà hình dáng bên ngoài dễ nhìn thấy, dễ nhận dạng, đã là một thách đố lớn lao cho giới lãnh đạo chính trị tại Úc, và sự bao dung của công chúng Úc nóí chung.
21/05/2018(Xem: 12385)
Một Cõi Đi Về Thơ & Tạp Bút Tập 3_Thích Phước Thái
10/05/2018(Xem: 4260)
Đó là tên được đặt cho tác phẩm nhiếp ảnh đầu tiên của tôi. Ảnh chụp năm 1993, bằng Máy ảnh Pentax cũ, mua được từ Tòa soạn Báo Khánh Hòa đợt thanh lý, với giá thời điểm đó là 100.000 đồng. Người mẫu: "Con gái rượu" Tịnh Thủy lúc được 2 tuổi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]