Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hoa Lan

27/05/202004:36(Xem: 5557)
Hoa Lan
Hoa Lan
Trần Thị Nhật Hưng


   Hoa Lan vốn là loài hoa đẹp vừa kiêu sa thanh thoát, tuổi thọ cao (thường trụ trong chậu những sáu tháng), hương thơm nhẹ nhàng được bao người trân quí dùng làm quà tặng nhau hay chưng tại các đại sảnh, trang thờ, phòng khách...

   Nhưng Hoa Lan ở đây, tôi muốn viết về là bút hiệu của cô bạn văn tên thật là Lan Hương ( hương của hoa lan), cái tên đúng là có sự an bài của định mệnh.

   Từ lâu, sau khi Hòa Thượng Thích Như Điển lên tiếng...hãy viết về những người thân thương của mình khi họ còn sống hơn là đọc điếu văn ca ngợi..., thì Hoa Lan là người tôi nghĩ đến trước tiên muốn viết một bài về cô. Chỉ nghĩ mà chưa (dám) viết vì tôi cũng ngại lời thị phi cho rằng “các cây bút mặc áo thụng vái nhau”. Thị phi là bản chất của cuộc đời, đầy dẫy ngoài cuộc sống như nhà văn Võ Hồng từng viết  “Thiên hạ luôn bủn xỉn lời khen mà hào phóng lời chỉ trích”, nên tôi tạm cất bút để cầu hai chữ bình an.

    Nhưng nay nhân duyên đến, nhận đơn “đặt hàng” của ThượngTọa Thích Nguyên Tạng, Chủ biên trang nhà Quảng Đức tại Úc gởi cho tôi bài viết của cô “Những chiếc khẩu trang ân tình” kể những công tác cùng chùa Linh Thứu may 5000 khẩu trang đóng góp cho chính quyền Berlin trong dịch bệnh Corona, và đề nghị tôi viết vài hàng tán thán Hoa Lan.

   Nghĩ đến Hoa Lan, tôi chợt mỉm cười. Những kỷ niệm với cô nhiều lắm. Vui cũng có mà bực cũng nhiều. Nhưng vui nhiều hơn bực, nếu không, tôi để cô đi tàu suốt ngay lần đầu mới gặp.

   Để giữ tính trung thực của bài viết, tôi không hoàn toàn tán thán đâu nhé. Tôi sẽ viết huỵch toẹt để rộng đường dư luận, cho bà con từ xóm trên tới xóm dưới, từ nước này đến nước kia được thể tha hồ..thị phi!

    Ngày gặp Hoa Lan lần đầu do nhân duyên cả hai cùng cộng tác báo Viên Giác và vừa được tòa soạn in chung một cuốn sách “Những Cây Bút Nữ Báo Viên Giác”, tôi và cô hẹn ra mắt nhau tại nhà Thi Thi (cũng là bạn văn) tại một thành phố có hồ Bodensee giáp ba nước Đức-Áo-Thụy Sĩ rất xinh đẹp. ( Xin đọc bài viết “Cuộc Hẹn Bên Hồ Bodensee” của Lan-Ngọc- Hưng)

    Ngày đó Thi Thi bận đi làm, công việc của cô ngày nào cũng 11 giờ đêm mới về, Thi Thi giao nhà cho tôi và Hoa Lan tự xử. Đại để là tự do nấu nướng, sinh hoạt. Muốn làm gì thì làm.

     Không muốn phiền chủ nhân nhiều, tôi cắp giỏ cùng lang quân đi chợ tại một siêu thị gần đó, về nấu cho cả nhà ăn. Nấu xong, ăn xong, Hoa Lan cứ như khách của nhà hàng, cái chén cũng không đứng dậy nổi để vào bồn rửa để lang quân tôi theo thói quen tại nhà, tôi nấu thì chàng rửa chén. Nghĩ tội nghiệp chàng, thế là tôi thầu luôn.

    Trên đường về Thụy Sĩ, tôi cứ ấm ức thủ thỉ với lang quân, số em vất vả, giao du nhiều chỉ khổ thân.

    Nỗi ấm ức này, chưa đâu,  tôi còn đem ra  “ba tòa quan lớn” xử!

 Số là gia đình tôi có một người thân quen tên ông là Lê Thế Hiển, cựu Chánh án Quảng Ngãi và Long Xuyên. Ông Hiển vốn là nhân vật tôi đánh giá xử án không thua Bao Công. Ông rất thông minh, liêm khiết, kiến thức siêu phàm, thông thái từ cổ chí kim, kinh Phật hay kinh Thánh ông đều thông suốt và đặc biệt nữa, tử vi ông cũng rất giỏi, giải đoán rất thần sầu, văn thơ ông cũng lai láng. Ngưỡng mộ ông, tôi kính ông như người anh cả, luôn xem ông là quân sư, cố vấn cho tôi trong mọi vấn đề, ngược lại, ông cũng xem tôi như em gái út của ông. Do vậy, ông và tôi thường liên lạc nhau qua mail. Nhất nhất chuyện gì vui buồn trong ngày, tôi cũng nhờ ông xử!

    Tôi đem chuyện Hoa Lan ra kể và xin ông một lời khuyên. Ông xử thế này: “Cô hãy xét lại đi, cô cần một người bạn hay cần một người rửa chén? Nếu muốn có bạn, thì đừng chấp những việc nhỏ nhặt. Tôi vốn nghe lời ông (đã bảo ngưỡng mộ ông mà!) thế là tôi vui vẻ liên lạc với Hoa Lan coi như không có chuyện gì xảy ra.

     Nói thì nói vậy, chứ việc đàn bà con gái mà không chịu rửa chén khi người khác nấu cho mình ăn, tôi không chấp nhận được, tôi chờ cơ hội “trừng trị” Hoa Lan cho biết tay. Và cơ hội đã đến.

    Số là nhóm bút nữ báo Viên Giác gồm tám người của chúng tôi chưa kể anh Chủ bút, hằng năm có thông lệ họp mặt tại nhà một bạn trong số tám người. Năm đó họp tại nhà tôi.

   Với mười miệng ăn (kể thêm đấng lang quân của tôi), nấu cho một tuần, tôi học cách tổ chức của khóa tu học Âu Châu, bàn với chị em chia ban bệ ra làm việc, chúng tôi vào ban trai soạn nấu ăn, riêng Hoa Lan xếp vào ban hành đường (rửa chén). Để tránh những người...xao nhãng nhiệm vụ (nhắm vào Hoa Lan) tôi đặt thêm ban đặc biệt: kiểm sát (đốc thúc chị em làm việc) nhờ anh Chủ bút Phù Vân và đấng lang quân của tôi đảm trách.

    Chao ôi, ngày hành sự, anh Phù Vân mới cất tiếng: “Xin nhắc nhở ban hành đường làm việc”. Nhìn đống nồi niêu, chén dĩa cao ngất ngưỡng, Hoa Lan ngao ngán, cô nàng mang bộ mặt nặng chịch ra rửa chén, rồi thì không rõ cô đang mang tâm sự buồn gì mà...giận cá chém thớt, cô khóc òa ra, đem chuyện gia đình ra kể lể.

   Những ngày tiếp đó, sợ đống chén dĩa nhà tôi không bể cũng mẻ, tôi xin vái, đầu hàng vô điều kiện!

   Từ đó tôi học cách...chấp nhận, chấp nhận cái dở mới đón nhận được những cái hay của bạn mình về sau. Tôi không nhìn cái chấm nhỏ vết đen trên tờ giấy để đánh mất giá trị của cả tờ giấy trắng.

    Hoa Lan vốn tính vui vẻ hoạt bát, nếp sống giản dị, ruột để ngoài da thấy sao nói vậy người ơi, hồn nhiên ngây thơ...cụ! Đặc điểm nổi bật của Hoa Lan là lòng nhân hậu. Điều mà tôi luôn nghĩ rất cần thiết cho một con người, nhất lại lòng nhân hậu vượt mức bình thường của một người bình thường là giám cho tình địch và con riêng của chồng về ở chung nhà, thương con của tình địch và xử sự rất nhân bản. Bấy nhiêu thôi là tôi phục sát đất.

    Tôi và Hoa Lan giao du với nhau bằng tình bạn chân thành, thường tâm tình chia ngọt xẻ bùi trong cuộc sống, không thích gì là nói huỵch toẹt ra, rồi thôi. Cùng ngang tuổi, cùng viết văn nhưng không đố kỵ tị hiềm luôn nâng đỡ khích lệ nhau để cùng vươn lên. Chúng tôi thường nói với nhau mình là người cầm bút có đọc sách, sao ta không học tình bạn của Quản Trọng - Thúc Nha luôn nâng đỡ nhau giúp ích cho đời, gian khổ cùng chia, phú quí cùng hưởng, mà lại bắt chước Tôn Tẩn - Bàng Quyên ganh ghét nhau, hại nhau, dìm nhau xuống để rồi tan rã, kẻ mất mạng, người bán thân bất toại cụt mất cả hai tay và đôi chân.

    Nếu tôi cứ chấp về việc không rửa chén của Hoa Lan, tôi đã mất đi người bạn tốt, mất đi những niềm vui hiếm có trong cuộc đời qua những lúc tham dự khóa tu học Âu Châu, hay các cuộc  hành hương thường rủ nhau cùng đi. Từ Tích Lan, Thái Lan, Miến Điện, Nhật Bản, cả Việt Nam ra tận Quảng Ngãi, Tam Kỳ, Hội An, Đà Nẵng, Huế, Thái bình, Nam Định, Hà Nội lên cả Yên Bái, Sa Pa vùng sâu và xa…Cùng làm từ thiện, cùng là hai “nàng tiên” tắm suối tiên nước nóng thiên nhiên của núi rừng Chiang Mai -Thái Lan và làm hai nàng…tiên cá (mập) của biển trời mênh mông Mỹ Khê - Quảng Ngãi.


Vài hình lưu dấu kỷ niệm giữa tác giả (Nhật Hưng), Hoa Lan

cùng Chư Tôn Đức và những cây bút nữ Âu Châu khác


hoa lan-nhat hung (1)hoa lan-nhat hung (2)hoa lan-nhat hung (3)hoa lan-nhat hung (4)

hoa lan-nhat hung (5)
Hoa Lan (áo đỏ) và tác giả

hoa lan-nhat hung (6)hoa lan 12
hoa lan-nhat hung (7)
hoa lan-nhat hung (8)hoa lan-nhat hung (9)hoa lan-nhat hung (10)



   Là phụ nữ, nhưng xem ra Hoa Lan không có khiếu, không thích về nội trợ nhưng bù lại cô có nhiều tài năng khác, luôn giúp tôi về mặt tinh thần cũng như kỹ thuật vi tính trong việc viết lách. Hé một chút là tôi réo Hoa Lan ơi, Hoa Lan hỡi chỉnh cho máy tôi chỗ này, chỗ nọ, cất cho bài viết tôi kẻo bị xóa mất…Ngoài ra Hoa Lan biết layout (lập trang các bài viết cho việc in sách), đó chưa kể, tài bao đồng ngoài xã hội của Hoa Lan, ngoài viết văn đóng góp cho văn hóa Việt Nam và văn hóa Phật giáo, Hoa Lan còn giỏi ngoại giao xốc vác trong công việc thường dành cho nam giới.

   Tại chùa Linh Thứu, Berlin, Hoa Lan bấy lâu là cánh tay đắc lực và rất được tin cậy của Ni Trưởng Trụ Trì Diệu Phước, được cắt cử đương kim ngoại vụ lo mọi việc bên ngoài cho chùa rất chu đáo.

   Hôm nay, trước dịch bệnh Corona gây bao đau thương, chết chóc  cho thế giới nói chung, nước Đức nói riêng, chùa Linh Thứu không ngồi yên thì Hoa Lan đâu thể thảnh thơi nằm nhà nghỉ ngơi như bao người khác mà phải hy sinh thân mạng trước nguy cơ lây lan ăn cơm nhà vác ngà voi cho thiên hạ, tiếp cận với các giới chính quyền giúp cho chùa Linh Thứu những việc Ni Trưởng Diệu Phước cần, mặc cho lịnh cách ly của chính quyền sở tại.

   Suốt hai tuần qua, vắng bóng Hoa Lan, cô bận rộn, không nghe tiếng reo réo hằng đêm tâm tình với tôi qua Viber, cho đến khi nhận bài viết của Hoa Lan qua Thượng Tọa Nguyên Tạng gởi và yêu cầu tôi tán thán, tôi mới thấy không chỉ cô nàng mà cả chùa Linh Thứu cùng các Sư Cô và Phật tử Berlin xứng đáng cho tôi nghiêng mình ngưỡng mộ thể hiện qua bài viết này.

   Xin chân thành cầu chúc cho mọi người luôn được bình an và thế giới vượt qua cơn dịch bệnh Corona quái ác.


Trần Thị Nhật Hưng

2020

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/10/2012(Xem: 4471)
Trong thơ văn Phật giáo có hai câu thơ quen thuộc : Thấy nguyệt tròn thì kể tháng Nhìn hoa nở mới hay xuân. Các bạn trẻ hôm nay có thể nghĩ rằng đó chỉ là văn chương, là nói quá, thậm chí là nói không thật. Không phải vậy đâu. Thời nay của các bạn, gần như nhà nào cũng có tờ lịch treo tường, có xấp lịch gỡ từng ngày một. Hồi xưa thì không. Năm mươi năm trước, ở mỗi làng chỉ có chừng hai nhà mua được cuốn lịch Tàu, ghi ngày tháng âm lịch.
11/09/2012(Xem: 3523)
Mỗi khi đọc Lại-Tra-Hòa-La trong kinh Trung A Hàm 1 thì lúc nào tôi cũng liên tưởng đến nhân vật Siddharta trong tác phẩm Câu Chuyện Dòng Sông (do Phùng Khánh và Phùng Thăng dịch) của Hermann Hesse. Và tôi vẫn nghĩ rằng thế nào thì Hermann Hesse cũng có đọc Trung A Hàm, vì đọc tiểu sử của văn hào Đức từng đoạt giải Nobel Văn chương vào năm 1946
13/08/2012(Xem: 4233)
Năm nay, thời tiết tháng ba bỗng lạnh hơn những năm trước rất nhiều (hay tại mình già hơn năm trước mà cảm thấy thế?) Gió tháng ba này cũng lạ! chúng mang cái buốt giá căm căm của tháng ba miền Bắc Việt Nam, chứ không phải là gió xuân của Cali ấm áp Hoa Kỳ như thuở nào. Ai bảo đất trời tuần hoàn Xuân Hạ Thu Đông không có chợt nắng chợt mưa, như chúng sanh chợt cười, chợt khóc!
09/08/2012(Xem: 11575)
Âm vang của tiếng vọng “Hòa Bình” là niềm khao khát của nhân loại nói chung và của từng dân tộc nói riêng. Thế kỷ 20 với hai cuộc thế chiến hãi hùng đã đẩy đưa nhân loại xuống vực thẳm của điêu linh và chết chóc. Chiến tranh đồng nghĩa với tàn phá và hủy diệt, và cũng chính trong đêm đen tột cùng của chiến tranh, tiếng vọng “Hoà Bình” đã vang lên để thức tỉnh lòng người. Hòa bình đồng nghĩa với cọng tồn và an lạc, là niềm ước ao của mọi tâm hồn hướng thiện. Chiến tranh xuất phát từ tham, sân, si, thì hòa bình phải khởi đi từ lòng nhân ái và lửa Từ Bi. Đó là ý niệm bàng bạc trong toàn bản trường ca thi phẩm của Tuệ Đàm Tử, tức Hòa Thượng Thích Giác Lượng
24/06/2012(Xem: 11450)
Bạch Xuân Phẻ là nhà thơ không xa lạ gì với nhiều người. Anh còn có biệt-hiệu là Tâm Thường Định. Thơ anh đã xuất-hiện trên nhiều trang mạng, trên báo-chí trong và ngoài nước. Anh đã cho ấn-hành bốn tập thơ “Hương Lòng”, “Mẹ, Cảm-Xúc Và Em”, “AWAKEN: Buddhism, Nature, and Life”, và “Tưởng Niệm và Tri Ân”.
23/05/2012(Xem: 3294)
Một vầng sáng giữa trời. Hoa đốm trên không chăng? Hay biểu tượng trầm mặc của người thơ? Là trăng. Trăng ư? Thiên cổ lại có trăng là Mẹ Mẹ của nhân gian trong cơn đại mộng li bì. Của muôn vạn con trăng nhảy múa giữa mắt người hôn trầm vạn tưởng. Mặt gương tròn lớn.
23/05/2012(Xem: 5416)
Bà già nhìn xuống dòng sông nước đục lờ, dõi theo một khúc gỗ đang trôi lững lờ theo con nước dập dềnh lên xuống đến khúc quanh ở cuối làng, nơi hai ống khói cao nghệu của nhà máy thả lên trời những cụm khói đen bay tản lạc trong gió chiều hoàng hôn. “Mới đó mà đã 20 năm, ông nhỉ?” bà nói mà không nhìn vào ông già ngồi cách mình một sải tay, trên phiến đá bám đầy rêu xung quanh hông.
22/05/2012(Xem: 3580)
Bây giờ, trong không gian yên tĩnh và nhỏ nhắn của ngôi nhà nơi ông và bà đã sống với nhau suốt 50 năm qua, chỉ còn lại hai người với nhau. Các con ông đã quay về với cuộc sống mưu sinh tất bật của chúng, để lại ông nằm trên giường với cơn bệnh hiểm nghèo đang chờ đến giai đoạn bộc phát cuối cùng, và bà, thanh nhã, khiêm nhường, ngồi lặng lẽ một bên, lắng nghe những hơi thở mỏi mòn đang đứt nhịp của ông. Bà chăm chú nhìn xuống khuôn mặt thân yêu quen thuộc đã ở bên cạnh bà suốt cả quãng thời gian dài dằng dặc của một kiếp người. Bầu không khí tĩnh lặng của mùa đông như chững lại với tiếng reo lanh canh của chiếc khánh treo ngoài lan can.
03/05/2012(Xem: 3672)
Bính âm (pinyin) hay Hán Ngữ Bính âm 漢語拼音/汉语拼音 (theo thứ tự phồn thể/giản thể) là một cụm danh từ mới xuất hiện từ thập niên 1950 - chính phủ TQ (Trung Quốc, Trung Hoa Lục Địa) cải tiến nhiều lần và gần đây cũng được Đài Loan chấp nhận (2009) tuy đã có hệ thống pinyin riêng (Thông Dụng Bính âm - xem thêm phần Phụ chú).
08/04/2012(Xem: 3437)
Kính thưa Thầy, Thầy về cõi Phật lòng thanh thoát. Con ở dương trần dạ tiếc thương. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 năm đầu tiên vắng Thầy, đọc lại « Nữa chữ cũng là Thầy » để các thế hệ học trò cũ của Thầy mãi mãi nhớ ơn Thầy, người giáo viên nhân dân, kỹ sư tâm hồn, người ươm mầm non tương lai cho quê hương, đất nước…
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]