Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

120. Kinh Hành Sanh

19/05/202011:30(Xem: 8503)
120. Kinh Hành Sanh

TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO

TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH

( Majhima  Nikàya )


Tập IV
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli

Chuyển thể Thơ :

Giới Lạc  MAI LẠC HỒNG  tự TUỆ NGHIÊM

 ( Huynh Trưởng Cấp Tấn  - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )

Email : [email protected]


120. Kinh HÀNH SANH

( Sankhàrupapatti sutta )

 

Như vậy, tôi nghe :

 

          Một thời, đức Thế Tôn Thiện Thệ 

          An trú tại Xá-Vệ thành này

              Sa-Vát-Thí  cũng là đây

       Kỳ Viên Tinh Xá  hôm mai tịnh, hòa

          Còn có tên Chê-Ta-Va-Ná              (Jetavana)

          Cấp-Cô-Độc Trưởng giả tín gia

             (A-Na-Thá-Pin-Đi-Ka)         (Anathapindika)

       Tín thành dâng đến Phật Đà trước đây

          Tại đây, Ngài gọi chư Phích-Khú :

 

    – “ Các Phich-Khú ! Hãy khéo nghe đây ! ”.

 

              Chư Tỷ Kheo tại nơi này

       Vâng đáp lời Phật. Rồi Ngài thuyết ngay :

 

    – “ Chúng Tăng này ! Ta sẽ giảng giải

          Cho các ông sự Tái Sanh này

              Do ‘hành’ đưa lại như vầy.

       Hãy nghe, suy nghiệm pháp đây kỹ càng ”.

 

    – “ Chúng con đã sẵn sàng thính Pháp ”.

 

          Chư Tỷ Kheo vâng đáp Phật Đà.

              Đức Thế Tôn liền giảng ra :

 

 – “ Ở đây, này Chúng Tăng-Già ! Tỷ Kheo

          Đầy đủ tín và đều đủ giới

          Đầy đủ văn, thí với tuệ minh,

              Vị ấy suy nghĩ tự mình :

      ‘Mong rằng ta sẽ tái sinh tức thì

          Ngay sau khi mạng chung thân hoại,

          Sẽ sinh lại cộng trú trong nhà

              Dòng Sát-Đế-Lỵ hoàng-gia’.

       Định tâm như vậy, lâu dài trú tâm

          Tu tập tâm, chuyên tâm như vậy,

          Những ‘hành’ ấy của Tỷ Kheo này

              Được an trú, tu tập hoài

       Làm cho sung mãn đủ đầy, sẽ đưa

          Vị ấy thọ sanh vừa với nguyện

          Của vị ấy diễn tiến trước nay.

 

              Này các Tỷ Kheo ! Như vầy

       Đây là đạo, chính là đây lộ trình

          Đưa đến sự tái sinh nơi ấy.

          Cũng như vậy, này các Tỷ Kheo !

              Một vị Phích-Khú hành theo

       Đầy đủ tín, giới, đủ đều thí, văn,

          Đầy đủ phần trí tuệ thông thái,

          Tâm mong ước được tái sinh ra

              Trong đại-gia-tộc thế gia

       Của dòng Phạm-chí (tức Bà-la-môn),

          Hay sinh trong Cư Sĩ gia tộc,

          Không sợ nhọc, vị ấy âm thầm

              Chuyên định tâm, an trú tâm,

       Tu tập tâm ấy. Hành thâm như vầy

          Tỷ Kheo này dần được an trú

          Tu tập, làm đầy đủ tối đa

              Sẽ đưa vị ấy sinh ra

       Tại chỗ vị ấy thiết tha mong vầy.

 

          Các Tỷ Kheo ! Chính đây là đạo 

          Là lộ trình đưa thấu nơi sinh.

              Tỷ Kheo đầy đủ đức tin,

       Đủ giới, văn, thí, tuệ minh tinh tường,

          Nghe Tứ Đại Thiên Vương (1) thọ mạng

          Thật lâu dài, tướng sang đẹp xinh

              Có nhiều lạc thọ – mong mình

       Sau khi thân hoại, tái sinh cõi này.

 

          Hoặc vị đây được nghe, nguyện mãi :

         ‘Chư Thiên tại Ta-Vá-Tim-Sa  (2)

             (Cõi trời Đao-Lợi cũng là) &

       Chư Thiên tại cõi Dạ-Ma (3), hay là

          Chư Thiên Tu-Si-Ta (Đâu Suất) (4) &

          Chư Thiên thuộc Hóa-Lạc cõi ni

             (Tức Niêm-Ma-Ná-Ra-Ti) (5) &

       Tha-Hóa Tự Tại (6) các vì chư Thiên…

 

          Khắp Chư Thiên các cõi trời ấy 

          Đều hết thảy thọ mạng lâu dài

              Lại có lạc thọ tràn đầy

       Và có mỹ tướng hình hài uy nghi.

          Mong rằng ta sau khi thân hoại

          Sẽ sinh lại các cõi Trời này

    ______________________________

 

    *  Các cõi Trời Dục Giới :

 

   (1)  Cõi trời  Tứ Đại Thiên Vương ( Catummahàrajà Deva ).

   (2)  Cõi trời Đao Lợi ( Tàvatimsà ) còn gọi cõi Tam Thập Tam

         Thiên, và vị Vua trời  Sakka  Deva Indra  ( Đê Thích hay

         Thích Đề Hoàn Nhân ).   

   (3)  Cõi trời Yàmà (Dạ Ma) và Vua trời Dạ-Ma: Suyàma.       

   (4)  Cõi trời Đâu Suất ( Tusita ) và vị Vua trời Santusita.

   (5)  Cõi trời Hóa Lạc Thiên ( Nimmànarati ) và vị Vua trời

          Sunimmita của cõi này.

   (6)  Cõi trời Tha Hóa Tự Tại Thiên ( Paranimmitavasavatti ).

         Và vị Vua trời Vasavatti  của cõi này.

 

              Cộng trú Chư Thiên nơi đây’.

       Rồi vị ấy chuyên định ngay tâm mình

          Trú, tu tập, giữ gìn tâm ấy,

          Những ‘hành’ đấy của Tỷ Kheo này

              Được an trú, tu tập vầy

       Làm cho sung mãn tràn đầy tối ưu

          Đưa Tỳ-Khưu này sinh cõi ấy.

          Đây là đạo, chính đấy lộ trình

              Đưa đến nơi muốn tái sinh.

 

       Lại nữa, vị có đức tin đủ đầy

          Đầy đủ giới, đủ đầy văn, thí,

          Đầy đủ trí. Vị ấy nghe vầy :

             ‘Ngàn Phạm Thiên (*) thọ mạng dài

       Mỹ tướng, lạc thọ nhiều thay, khôn cùng

          Ngàn Phạm Thiên thấm nhuần sống thế,

          Biến mãn khắp ngàn thế giới ngay,

              Thấm nhuần, biến mãn đủ đầy

       Các chúng sinh được sinh ngay cõi này.

 

          Ví như vầy : Một người có mắt  

          Tay cầm chắc trái A-Man-Đa

             (Trái A-Ma-Lặc cũng là)

       Nhìn chăm trái ấy – Trải qua cũng vầy 

          Ngàn vị Phạm Thiên này vời vợi

          Ngàn thế giới biến mãn, thấm nhuần

              Và sống biến mãn, thấm nhuần

       Các chúng sinh được sanh tuần tự lên

          Thế giới trên. Vị ấy nghĩ ngợi :

    _______________________________

 

    (*) : Cõi trời Phạm Thiên  Brahma Kayikà với vị Phạm Thiên 

         ( Brahma ) được  nhiều  tôn  giáo  coi là đấng Thượng Đế

          sáng tạo muôn loài vạn vật. (Thuộc Sắc Giới )

 

 

         ‘Mong sau khi thân hoại mạng chung

              Ta sẽ được sinh và cùng

       Cộng trú ngàn vị muôn trùng Phạm Thiên’.             

          Vị ấy liền tái sinh cõi ấy…

          Cũng như vậy, vị này nghe rằng :

              Có hai, ba, bốn, năm ngàn

       Mười ngàn… cho đến trăm ngàn Phạm Thiên

          Có thọ mạng triền miên được hưởng

          Có mỹ tướng, lạc thọ thật nhiều.

 

              Ví như, này các Tỷ Kheo !

       Có một viên ngọc, mỹ miều bảo châu

          Đẹp đẽ, màu trong suốt tám mặt,

          Khéo dũa mài, được đặt lên trên

              Tấm vải màu nhạt làm nền

       Bảo châu chiếu sáng mọi bên chói ngời.

          Cũng vậy, Trời Phạm Thiên hàng vạn

          Sống thấm nhuần, biến mãn suốt ngay

              Cả mười ngàn thế giới này.

 

       Vị ấy nghĩ : ‘Mong ta đây đến kỳ

          Thân hoại mạng chung, thì sinh tới

          Cộng trú với mười ngàn Phạm Thiên’.

              Hoặc Tỷ Kheo ấy nghe liền :

      ‘Phạm Thiên mười vạn mạng duyên lâu dài

          Có tướng tốt, tràn đầy lạc thọ…’

          Rồi vị đó cũng thấm nhuần nhanh

              Và biến mãn các chúng sanh

       Sanh lên các thế giới lành nơi đây.

 

          Ví như vầy : Một đồ trang sức

          Bằng vàng ròng, làm thực khéo tay,

              Tôi luyện trong lò đủ đầy

       Thợ vàng thiện xảo đêm ngày ra công

          Đem đặt trong tấm màn màu nhạt

          Sẽ chiếu rực, sang thật chói chan.

              Cũng vậy, này Tỷ Kheo Tăng !

       Trăm ngàn Phạm Chúng trú an, thấm nhuần

          Và biến mãn trăm ngàn thế giới.

          Vị ấy nghĩ : ‘Mong với điều rằng :

              Khi ta thân hoại mạng tàn        

       Được sinh, cộng trú trăm ngàn Phạm Thiên’.

 

          Lại nhân duyên, này các Phích-Khú !

          Vị Tỷ Kheo đầy đủ tín, văn,

              Đầy đủ giới, thí, trí phần,

       Được nghe : ‘Thiên Chúng các tầng trời riêng

          Chư Quang Thiên, Thiểu Quang Thiên  hướng

          Quang Âm Thiên, Vô Lượng Quang Thiên, (*)

              Biến Tịnh Thiên, Thiểu Tịnh Thiên,     (*)

       Thiện Hiện, Vô Lượng Tịnh Thiên, Vô Phiền,

          Vô Nhiệt Thiên, Thiện Kiến, Quảng Quả, (*)

          Và kể cả A-Ca-Ni-Sa  (1)

              Có thọ mạng thật lâu xa,

       Tướng tốt, lạc thọ thật là nhiều thay !’.

 

          Vị ấy nghĩ : ‘Khi ta thân hoại,

          Mong rằng ta sinh lại các nơi

              Như kể trên các cõi Trời’.

       Rồi vị ấy chuyên định nơi tâm này

          An trú, tu tập ngay tâm ấy

          Những ‘hành’ ấy của Tỷ Kheo này

              Được an trú, tu tập vầy

    _____________________________

 

(*) : Xem chú thích ở cuối Kinh này ( Kinh Hành Sanh 120 ).

(1) : Một trong 18 tầng Trời Sắc-giới : Akanisha.

 

 

       Làm cho sung mãn tràn đầy, tối ưu

          Đưa Tỳ-Khưu này sinh cõi ấy,

          Đây là đạo, chính đấy lộ trình

              Đưa đến nơi muốn tái sinh.

       Lại nữa, vị có đức tin đủ đầy

          Đầy đủ giới, đủ đầy văn, thí,

          Đầy đủ trí. Vị ấy nghe truyền :

             ‘Chư Thiên Xứ Không Vô Biên,

       Hoặc được nghe ‘Thức Vô Biên Xứ này,

          Hoặc đạt ngay Vô Sở Hữu Xứ,

          Đạt Tưởng Xứ Phi Tưởng Phi Phi

              Thọ mạng lâu dài, diên trì

       Có nhiều lạc thọ, mọi thì trú an.

          Vị ấy nghĩ : ‘Khi thân tan hoại

          Mong rằng ta sinh lại các nơi 

              Như các Xứ kể trên’, thời

       Tỷ Kheo ấy chuyên định nơi tâm này

          An trú, tu tập ngay tâm ấy

          Những ‘hành’ ấy của Tỷ Kheo này

              Được an trú, tu tập vầy

       Làm cho sung mãn tràn đầy, tối ưu

          Đưa Tỳ-Khưu này sinh cõi ấy,

          Đây là đạo, chính đấy lộ trình

              Đưa đến nơi muốn tái sinh.

       Lại nữa, vị có đức tin đủ đầy

          Đầy đủ giới, đủ đầy văn, thí,

          Đầy đủ trí. Vị ấy suy tư :

             ‘Mong rằng với sự đoạn trừ

       Các lậu hoặc, thắng trí từ việc đây

          Ta chứng ngộ đủ đầy, chứng lấy

          Trú an lạc hiện tại chẳng lầm

              Vô lậu giải thoát tuệ & tâm’.

       Vị ấy với sự hành thâm như vầy

          Đoạn trừ ngay tất cả lậu hoặc

          Với thắng trí chân thật minh quang,

              Chứng ngộ, chứng đạt, trú an

       Ngay trong hiện tại rỡ ràng chẳng sai,

          Tâm-giải-thoát sâu dày vô lậu

          Tuệ-giải-thoát vô lậu chứng rồi.

              Này các Tỷ Kheo ! Mọi thời

       Tỷ Kheo này chẳng sinh nơi nào, và

          Không sinh ra chỗ nào nữa cả ”.

 

          Nghe Thế Tôn Giác Giả giảng bày

              Các Tỷ Kheo tại nơi này

       Hoan hỷ tín thọ lời Ngài Thế Tôn ./-

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật  ( 3 L )

*  *   *

( Chấm dứt Kinh 120 : HÀNH SANH  ( SANKHÀRUPAPATTI )  

    __________________________________

 

(*) : Chú thích trang 630 : Các cõi Trời Sắc Giới :-  SƠ THIỀN :

 

1) Trời Phạm Phụ  (Brahmapurohita).      2) Trời Phạm Chúng

   (Brahmapàrisajja bhùmi). 4) Trời Đại Phạm ( Mahàbrahma ).

-  NHỊ THIỀN :

  1) Trời Thiểu Quang (Parìttàbha).    2) Trời Vô Lượng Quang

   (Appamàmàbhabhùmi). 3) Trời Quang Âm (Abhassaràbhùmi). 

-  TAM THIỀN :

1) Trời Thiểu Tịnh (Parittasubha).       2) Trời Vô Lượng Tịnh

   (Apramànasubha).       3) Trời Biến Tịnh (Subhakritsna).

- TỨ THIỀN :

1) Trời Quảng Quả (Vehappalàbhùmi).           2) Trời Vô Tưởng

   (Asaññasattabhùmi).       3) Tịnh Cư Thiên (Sud dhàvàsa),Tịnh

   Cư Thiên có 5 cõi chỉ dành cho các vị Bất Lai và A-La-Hán:

   a/ Trời Vô Phiền (Avihàbhumi). b/ Trời Vô Nhiệt (Atapàbhùmi).  

   c/ Trời Thiện Kiến (Sudassàbhumi).           d/ Trời Thiện Hiện              

      (Sudassìbhumi).       e/ Trời Sắc Cứu Kính (Akanitthabhùmi).

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/09/2021(Xem: 5006)
Thanh Lương là bút hiệu của Thích Thiện Sáng, một hành giả Thiền tông. Thế danh Trương Thượng Trí, sinh năm 1956, lớn lên trên cù lao Ông Chưởng, bên dòng sông Hậu giữa trời thơ đất mộng An Giang. Bản chất thông minh, mẫn tuệ, có trực giác bén nhạy, ngay từ thời còn bé nhỏ đã có những biểu hiện khác thường như trầm tư, ưa đọc sách đạo lý suốt ngày, thích ăn chay trường, thương súc vật và học hành ở trường lớp thì tinh tấn, luôn luôn dẫn đầu, xuất sắc.
03/09/2021(Xem: 7455)
Có những người làm gì cũng hay, viết gì cũng hay. Tôi luôn luôn kinh ngạc về những người như vậy. Họ như dường lúc nào cũng chỉ ra một thế giới rất mới, mà người đời thường như tôi có ngó hoài cũng không dễ thấy ra. Đỗ Hồng Ngọc là một người như thế.
31/08/2021(Xem: 7975)
Di tích cổ đại Phật giáo Ấn Độ A Chiên Đà Thạch quật (Ajanta, 印度古代佛教阿旃陀石窟) vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt nghìn năm tuyệt tác, tọa lạc trên vách núi Maharashtra Dayak, phía Bắc của bang Maharashtra, Ấn Độ với 30 hang động được xây dựng từ thế kỷ thứ 2-7 trước Tây lịch. Trong A Chiên Đà Thạch quật có rất nhiều tranh cổ và một số bức bích họa được xem là ảnh hưởng của nghệ thuật Phật giáo. Hang động vòng vách núi hình lưỡi liềm, tường thấp, trải dài hơn 550 mét. Với kiến trúc mỹ thuật tráng lệ, nét chạm khắc và bích họa tinh tế hoành tráng, là một Thánh địa Phật giáo, một trong những điểm tham quan nổi tiếng nhất phía Nam Ấn Độ. Di tích cổ đại Phật giáo Ấn Độ A Chiên Đà Thạch quật là một trong những di sản lớn nhất về đạo Phật còn lưu giữ được đến ngày nay. Theo UNESCO, đây là những kiệt tác của Nghệ thuật kiến trúc Phật giáo có ảnh hưởng đến nghệ thuật Ấn Độ sau này. Các hang động được xây dựng thành hai giai đoạn, giai đoạn đầu được xây dựng từ thế kỷ thứ 2 TCN và giai đoạn
25/08/2021(Xem: 8881)
Do sự cố vấn chỉ đạo của Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, Hội Đồng Hoằng Pháp của chúng con/chúng tôi rất hoan hỷ để kính trình Quý Ngài và Quý Vị chương trình giảng dạy tiếng Phạn cơ bản cho Tăng Ni cũng như Quý Phật Tử nào có tâm muốn trau dồi Phạn ngữ trên hệ thống Online như thư chiêu sinh của Giáo Sư Đỗ Quốc Bảo có gửi kèm theo thư nầy. Mục đích chính là để tiếp nối truyền thống đọc được kinh điển trực tiếp từ tiếng Phạn và có khả năng đọc cũng như dịch giải những bản Kinh bằng tiếng Phạn về sau nầy; nên bắt đầu từ tháng 9 năm 2021 việc chiêu sinh được thực hiện, nếu số lượng Tăng Ni và Phật Tử ghi danh đầy đủ như về số lượng và những điểm yêu cầu khác cho một người muốn học Phạn ngữ (xin xem điều kiện có gửi kèm ngay bên dưới). Vậy kính xin Quý Ngài tạo điều kiện cho tử đệ của mình tham gia học ngôn ngữ nầy để tiếp nối con đường của những bậc tiền nhân đã đi trước. Việc học nầy không hạn chế là Tăng Ni hay Phật Tử, miễn sao Quý Vị đáp ứng thỏa đáng được nhu cầu cần có và đủ của một người
23/08/2021(Xem: 2681)
Sau giờ tan trường, Dung thong thả đạp xe về nhà dọc theo đại lộ Thống Nhất. Đến ngã tư Thống Nhất-Hai Bà Trưng gặp đèn đỏ, Dung rẽ phải về hướng Tân Định. Với mái tóc thề đen mướt xõa trên vai áo dài màu tím của trường Nữ Trưng Vương làm cho nhiều người đang chờ đèn xanh không khỏi chú ý. Vài phút sau, bỗng có một chiếc xe Jeep chạy qua mặt Dung rồi dừng lại. Dung đạp xe đến gần, bất ngờ một thanh niên trong bộ quân phục sĩ quan Hải quân màu trắng từ trên xe nhảy xuống chặn làm Dung hốt hoảng dừng lại, lảo đảo suýt ngã xe. Anh chàng vội vàng đỡ xe cho Dung và nói: - Xin lỗi cô về cử chỉ đường đột của tôi. Cô cho tôi hỏi thăm, cô có phải là Dung, người Phan Rang không? - Xin lỗi, anh là ai mà hỏi tôi như thế? - Tôi là Thanh, bạn ngày xưa của Đạt, anh của Dung… - Vậy sao?… Dung chau mày, cơn bàng hoàng sợ sệt chưa dứt, trong đầu cố nhớ lại vì đã lâu lắm rồi không nghe anh Đạt nhắc đến. Thanh giải thích thêm để trấn an và chờ cho Dung hồi tưởng
23/08/2021(Xem: 3202)
Cơn mưa phùn đêm qua còn đọng nước trên đường. Gió thu đã về. Lá vàng theo gió lác đác vài chiếc cuốn vào tận thềm hiên. Cây phong đầu ngõ lại chuẩn bị trổ sắc đỏ ối như mọi năm. Người đi xa từ những mùa thu trước, sẽ không trở về. Những người bạn lâu không gặp, thư gửi đi bị trả lại, nhắn tin điện thoại không thấy trả lời. Có lẽ cũng đã ra đi, không lời từ biệt.
19/08/2021(Xem: 8042)
Phật Đản và Vu Lan là hai ngày lễ lớn nhất của Phật giáo trong năm. Riêng đối với tuổi trẻ thì Phật Đản là gốc rễ mà Vu Lan là hoa lá cành. Gốc rễ giữ cội nguồn và hoa lá cành làm giàu thêm vẻ đẹp. Phật Đản là ngày lễ trọng đại mừng Đức Phật Thích Ca ra đời. Vu Lan là ngày kỷ niệm Mục Kiền Liên tâm thành hiếu hạnh. Tích Mục Kiền Liên cứu mẹ đã trở thành biểu tưởng bái vọng của tinh thần báo hiếu tâm linh và cảm hứng sáng tạo nghệ thuật trong đạo Phật.
17/08/2021(Xem: 7783)
Thật là một điều kỳ diệu và lý thú khi được tin báo trên Viber là Tuyển Tập pháp Thoại vừa hoàn thành và đã sẵn sàng đến tay Phật Tử khi đến dự Lễ Vu Lan tại Tu Viện Quảng Đức (nếu không bị lockdown). Vì sao gọi là kỳ diệu? Chỉ sau khi tôi được học xong 10 duyên mà Đức Phật cho là quan trọng nhất theo thứ tự của 24 duyên, mà chúng ta ai cũng phải gặp trong thời gian còn làm người phàm, và nếu hiểu rõ tường tận thì mình có thể sẽ không bao giờ thốt lên câu “Học muôn ngàn chữ nghĩa nhưng không ai học được chữ Ngờ” của bộ Đại Phát Thú / Vi Diệu Pháp, do Giảng Sư Thích Sán Nhiên đã thuyết giảng qua 61 video, mỗi video kéo dài từ 3: 00 đến 3:50 giờ. Chính vì thế, nhờ đó tôi chợt nhận ra nhân duyên gì đã làm trưởng duyên và đẳng vô gián duyên, để tôi đến với Đại Gia Đình Quảng Đức Đạo tràng nói chung, và tiếp xúc liên hệ với TT Trụ trì Tu viện Quảng Đức Thích Nguyên Tạng và được cộng tác với Ngài trên trang website Phật Giáo, Trang Nhà Quảng Đức, để rồi hôm nay lại có duyên
06/08/2021(Xem: 9993)
Cũng như chuông, trống cũng được coi như là một loại pháp khí không thể thiếu trong văn hóa tín ngưỡng của đa số dân tộc theo Phật giáo. Phật tử Việt Nam chúng ta rất gần gũi với thanh âm ngân vang thâm trầm của tiếng chuông; tiếng trống thì lại dồn dập như thôi thúc lòng người...Tại các ngôi chùa, trống Bát Nhã được đánh lên là để cung thỉnh Chư Phật, Chư Bồ Tát quang giáng đạo tràng chứng tri buổi lễ. Thông thường trống Bát Nhã được đánh lên vào ngày lễ Sám hối và trong những ngày Đại lễ. Ba hồi chuông trống Bát Nhã trổi lên để cung thỉnh Chư Phật và cung đón Chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni quang giáng đạo tràng, đồng thời cũng nhắc nhở mọi người nên lắng lòng, buông bỏ mọi tạp niệm. Bà kệ trống Bát Nhã được đọc như sau: Bát Nhã hội Bát Nhã hội Bát Nhã hội Thỉnh Phật thượng đường Đại chúng đồng văn Bát Nhã âm Phổ nguyện pháp giới Đẳng hữu tình Nhập Bát Nhã Ba La Mật môn Ba La Mật môn Ba La Mật môn.
05/08/2021(Xem: 6662)
Trước đây Tôi không hề nghĩ rằng: “mình sẽ có ngày trình pháp với Giảng Sư TT Thích Nguyên Tạng sau mỗi bài pháp thoại của Ngài”, dù cho tôi không mang một tư tưởng phân biệt Nam Tông và Bắc Tông, nhưng có lẽ tri thức tôi có rất nhiều sai lầm và vướng mắc do không tiếp xúc nhiều với các đạo tràng, mà chỉ quẩn quanh đọc kinh sách và chỉ là cái túi đựng sách! Có ngờ đâu đại dịch của thế kỷ 21 bắt đầu....theo như đa số mọi người lầm tưởng (trong đó có tôi) ....chỉ là cơn bão thoáng qua, không ngờ đã diễn biến càng ngày càng trầm trọng. Và với lòng từ bi, TT Giảng Sư đã tổ chức các buổi nghe pháp thoại online và ...với thì giờ nhàn rỗi trong những ngày bị lockdown, tôi đã chăm chú nghe từ một vài lần trong tuần sau đó, đổi thành liên tục mỗi ngày và bắt đầu nghiện ... khi thiếu vắng mỗi khi Giảng Sư có Phật Sự bên ngoài ...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]