Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

120. Kinh Hành Sanh

19/05/202011:30(Xem: 8458)
120. Kinh Hành Sanh

TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO

TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH

( Majhima  Nikàya )


Tập IV
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli

Chuyển thể Thơ :

Giới Lạc  MAI LẠC HỒNG  tự TUỆ NGHIÊM

 ( Huynh Trưởng Cấp Tấn  - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )

Email : [email protected]


120. Kinh HÀNH SANH

( Sankhàrupapatti sutta )

 

Như vậy, tôi nghe :

 

          Một thời, đức Thế Tôn Thiện Thệ 

          An trú tại Xá-Vệ thành này

              Sa-Vát-Thí  cũng là đây

       Kỳ Viên Tinh Xá  hôm mai tịnh, hòa

          Còn có tên Chê-Ta-Va-Ná              (Jetavana)

          Cấp-Cô-Độc Trưởng giả tín gia

             (A-Na-Thá-Pin-Đi-Ka)         (Anathapindika)

       Tín thành dâng đến Phật Đà trước đây

          Tại đây, Ngài gọi chư Phích-Khú :

 

    – “ Các Phich-Khú ! Hãy khéo nghe đây ! ”.

 

              Chư Tỷ Kheo tại nơi này

       Vâng đáp lời Phật. Rồi Ngài thuyết ngay :

 

    – “ Chúng Tăng này ! Ta sẽ giảng giải

          Cho các ông sự Tái Sanh này

              Do ‘hành’ đưa lại như vầy.

       Hãy nghe, suy nghiệm pháp đây kỹ càng ”.

 

    – “ Chúng con đã sẵn sàng thính Pháp ”.

 

          Chư Tỷ Kheo vâng đáp Phật Đà.

              Đức Thế Tôn liền giảng ra :

 

 – “ Ở đây, này Chúng Tăng-Già ! Tỷ Kheo

          Đầy đủ tín và đều đủ giới

          Đầy đủ văn, thí với tuệ minh,

              Vị ấy suy nghĩ tự mình :

      ‘Mong rằng ta sẽ tái sinh tức thì

          Ngay sau khi mạng chung thân hoại,

          Sẽ sinh lại cộng trú trong nhà

              Dòng Sát-Đế-Lỵ hoàng-gia’.

       Định tâm như vậy, lâu dài trú tâm

          Tu tập tâm, chuyên tâm như vậy,

          Những ‘hành’ ấy của Tỷ Kheo này

              Được an trú, tu tập hoài

       Làm cho sung mãn đủ đầy, sẽ đưa

          Vị ấy thọ sanh vừa với nguyện

          Của vị ấy diễn tiến trước nay.

 

              Này các Tỷ Kheo ! Như vầy

       Đây là đạo, chính là đây lộ trình

          Đưa đến sự tái sinh nơi ấy.

          Cũng như vậy, này các Tỷ Kheo !

              Một vị Phích-Khú hành theo

       Đầy đủ tín, giới, đủ đều thí, văn,

          Đầy đủ phần trí tuệ thông thái,

          Tâm mong ước được tái sinh ra

              Trong đại-gia-tộc thế gia

       Của dòng Phạm-chí (tức Bà-la-môn),

          Hay sinh trong Cư Sĩ gia tộc,

          Không sợ nhọc, vị ấy âm thầm

              Chuyên định tâm, an trú tâm,

       Tu tập tâm ấy. Hành thâm như vầy

          Tỷ Kheo này dần được an trú

          Tu tập, làm đầy đủ tối đa

              Sẽ đưa vị ấy sinh ra

       Tại chỗ vị ấy thiết tha mong vầy.

 

          Các Tỷ Kheo ! Chính đây là đạo 

          Là lộ trình đưa thấu nơi sinh.

              Tỷ Kheo đầy đủ đức tin,

       Đủ giới, văn, thí, tuệ minh tinh tường,

          Nghe Tứ Đại Thiên Vương (1) thọ mạng

          Thật lâu dài, tướng sang đẹp xinh

              Có nhiều lạc thọ – mong mình

       Sau khi thân hoại, tái sinh cõi này.

 

          Hoặc vị đây được nghe, nguyện mãi :

         ‘Chư Thiên tại Ta-Vá-Tim-Sa  (2)

             (Cõi trời Đao-Lợi cũng là) &

       Chư Thiên tại cõi Dạ-Ma (3), hay là

          Chư Thiên Tu-Si-Ta (Đâu Suất) (4) &

          Chư Thiên thuộc Hóa-Lạc cõi ni

             (Tức Niêm-Ma-Ná-Ra-Ti) (5) &

       Tha-Hóa Tự Tại (6) các vì chư Thiên…

 

          Khắp Chư Thiên các cõi trời ấy 

          Đều hết thảy thọ mạng lâu dài

              Lại có lạc thọ tràn đầy

       Và có mỹ tướng hình hài uy nghi.

          Mong rằng ta sau khi thân hoại

          Sẽ sinh lại các cõi Trời này

    ______________________________

 

    *  Các cõi Trời Dục Giới :

 

   (1)  Cõi trời  Tứ Đại Thiên Vương ( Catummahàrajà Deva ).

   (2)  Cõi trời Đao Lợi ( Tàvatimsà ) còn gọi cõi Tam Thập Tam

         Thiên, và vị Vua trời  Sakka  Deva Indra  ( Đê Thích hay

         Thích Đề Hoàn Nhân ).   

   (3)  Cõi trời Yàmà (Dạ Ma) và Vua trời Dạ-Ma: Suyàma.       

   (4)  Cõi trời Đâu Suất ( Tusita ) và vị Vua trời Santusita.

   (5)  Cõi trời Hóa Lạc Thiên ( Nimmànarati ) và vị Vua trời

          Sunimmita của cõi này.

   (6)  Cõi trời Tha Hóa Tự Tại Thiên ( Paranimmitavasavatti ).

         Và vị Vua trời Vasavatti  của cõi này.

 

              Cộng trú Chư Thiên nơi đây’.

       Rồi vị ấy chuyên định ngay tâm mình

          Trú, tu tập, giữ gìn tâm ấy,

          Những ‘hành’ đấy của Tỷ Kheo này

              Được an trú, tu tập vầy

       Làm cho sung mãn tràn đầy tối ưu

          Đưa Tỳ-Khưu này sinh cõi ấy.

          Đây là đạo, chính đấy lộ trình

              Đưa đến nơi muốn tái sinh.

 

       Lại nữa, vị có đức tin đủ đầy

          Đầy đủ giới, đủ đầy văn, thí,

          Đầy đủ trí. Vị ấy nghe vầy :

             ‘Ngàn Phạm Thiên (*) thọ mạng dài

       Mỹ tướng, lạc thọ nhiều thay, khôn cùng

          Ngàn Phạm Thiên thấm nhuần sống thế,

          Biến mãn khắp ngàn thế giới ngay,

              Thấm nhuần, biến mãn đủ đầy

       Các chúng sinh được sinh ngay cõi này.

 

          Ví như vầy : Một người có mắt  

          Tay cầm chắc trái A-Man-Đa

             (Trái A-Ma-Lặc cũng là)

       Nhìn chăm trái ấy – Trải qua cũng vầy 

          Ngàn vị Phạm Thiên này vời vợi

          Ngàn thế giới biến mãn, thấm nhuần

              Và sống biến mãn, thấm nhuần

       Các chúng sinh được sanh tuần tự lên

          Thế giới trên. Vị ấy nghĩ ngợi :

    _______________________________

 

    (*) : Cõi trời Phạm Thiên  Brahma Kayikà với vị Phạm Thiên 

         ( Brahma ) được  nhiều  tôn  giáo  coi là đấng Thượng Đế

          sáng tạo muôn loài vạn vật. (Thuộc Sắc Giới )

 

 

         ‘Mong sau khi thân hoại mạng chung

              Ta sẽ được sinh và cùng

       Cộng trú ngàn vị muôn trùng Phạm Thiên’.             

          Vị ấy liền tái sinh cõi ấy…

          Cũng như vậy, vị này nghe rằng :

              Có hai, ba, bốn, năm ngàn

       Mười ngàn… cho đến trăm ngàn Phạm Thiên

          Có thọ mạng triền miên được hưởng

          Có mỹ tướng, lạc thọ thật nhiều.

 

              Ví như, này các Tỷ Kheo !

       Có một viên ngọc, mỹ miều bảo châu

          Đẹp đẽ, màu trong suốt tám mặt,

          Khéo dũa mài, được đặt lên trên

              Tấm vải màu nhạt làm nền

       Bảo châu chiếu sáng mọi bên chói ngời.

          Cũng vậy, Trời Phạm Thiên hàng vạn

          Sống thấm nhuần, biến mãn suốt ngay

              Cả mười ngàn thế giới này.

 

       Vị ấy nghĩ : ‘Mong ta đây đến kỳ

          Thân hoại mạng chung, thì sinh tới

          Cộng trú với mười ngàn Phạm Thiên’.

              Hoặc Tỷ Kheo ấy nghe liền :

      ‘Phạm Thiên mười vạn mạng duyên lâu dài

          Có tướng tốt, tràn đầy lạc thọ…’

          Rồi vị đó cũng thấm nhuần nhanh

              Và biến mãn các chúng sanh

       Sanh lên các thế giới lành nơi đây.

 

          Ví như vầy : Một đồ trang sức

          Bằng vàng ròng, làm thực khéo tay,

              Tôi luyện trong lò đủ đầy

       Thợ vàng thiện xảo đêm ngày ra công

          Đem đặt trong tấm màn màu nhạt

          Sẽ chiếu rực, sang thật chói chan.

              Cũng vậy, này Tỷ Kheo Tăng !

       Trăm ngàn Phạm Chúng trú an, thấm nhuần

          Và biến mãn trăm ngàn thế giới.

          Vị ấy nghĩ : ‘Mong với điều rằng :

              Khi ta thân hoại mạng tàn        

       Được sinh, cộng trú trăm ngàn Phạm Thiên’.

 

          Lại nhân duyên, này các Phích-Khú !

          Vị Tỷ Kheo đầy đủ tín, văn,

              Đầy đủ giới, thí, trí phần,

       Được nghe : ‘Thiên Chúng các tầng trời riêng

          Chư Quang Thiên, Thiểu Quang Thiên  hướng

          Quang Âm Thiên, Vô Lượng Quang Thiên, (*)

              Biến Tịnh Thiên, Thiểu Tịnh Thiên,     (*)

       Thiện Hiện, Vô Lượng Tịnh Thiên, Vô Phiền,

          Vô Nhiệt Thiên, Thiện Kiến, Quảng Quả, (*)

          Và kể cả A-Ca-Ni-Sa  (1)

              Có thọ mạng thật lâu xa,

       Tướng tốt, lạc thọ thật là nhiều thay !’.

 

          Vị ấy nghĩ : ‘Khi ta thân hoại,

          Mong rằng ta sinh lại các nơi

              Như kể trên các cõi Trời’.

       Rồi vị ấy chuyên định nơi tâm này

          An trú, tu tập ngay tâm ấy

          Những ‘hành’ ấy của Tỷ Kheo này

              Được an trú, tu tập vầy

    _____________________________

 

(*) : Xem chú thích ở cuối Kinh này ( Kinh Hành Sanh 120 ).

(1) : Một trong 18 tầng Trời Sắc-giới : Akanisha.

 

 

       Làm cho sung mãn tràn đầy, tối ưu

          Đưa Tỳ-Khưu này sinh cõi ấy,

          Đây là đạo, chính đấy lộ trình

              Đưa đến nơi muốn tái sinh.

       Lại nữa, vị có đức tin đủ đầy

          Đầy đủ giới, đủ đầy văn, thí,

          Đầy đủ trí. Vị ấy nghe truyền :

             ‘Chư Thiên Xứ Không Vô Biên,

       Hoặc được nghe ‘Thức Vô Biên Xứ này,

          Hoặc đạt ngay Vô Sở Hữu Xứ,

          Đạt Tưởng Xứ Phi Tưởng Phi Phi

              Thọ mạng lâu dài, diên trì

       Có nhiều lạc thọ, mọi thì trú an.

          Vị ấy nghĩ : ‘Khi thân tan hoại

          Mong rằng ta sinh lại các nơi 

              Như các Xứ kể trên’, thời

       Tỷ Kheo ấy chuyên định nơi tâm này

          An trú, tu tập ngay tâm ấy

          Những ‘hành’ ấy của Tỷ Kheo này

              Được an trú, tu tập vầy

       Làm cho sung mãn tràn đầy, tối ưu

          Đưa Tỳ-Khưu này sinh cõi ấy,

          Đây là đạo, chính đấy lộ trình

              Đưa đến nơi muốn tái sinh.

       Lại nữa, vị có đức tin đủ đầy

          Đầy đủ giới, đủ đầy văn, thí,

          Đầy đủ trí. Vị ấy suy tư :

             ‘Mong rằng với sự đoạn trừ

       Các lậu hoặc, thắng trí từ việc đây

          Ta chứng ngộ đủ đầy, chứng lấy

          Trú an lạc hiện tại chẳng lầm

              Vô lậu giải thoát tuệ & tâm’.

       Vị ấy với sự hành thâm như vầy

          Đoạn trừ ngay tất cả lậu hoặc

          Với thắng trí chân thật minh quang,

              Chứng ngộ, chứng đạt, trú an

       Ngay trong hiện tại rỡ ràng chẳng sai,

          Tâm-giải-thoát sâu dày vô lậu

          Tuệ-giải-thoát vô lậu chứng rồi.

              Này các Tỷ Kheo ! Mọi thời

       Tỷ Kheo này chẳng sinh nơi nào, và

          Không sinh ra chỗ nào nữa cả ”.

 

          Nghe Thế Tôn Giác Giả giảng bày

              Các Tỷ Kheo tại nơi này

       Hoan hỷ tín thọ lời Ngài Thế Tôn ./-

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật  ( 3 L )

*  *   *

( Chấm dứt Kinh 120 : HÀNH SANH  ( SANKHÀRUPAPATTI )  

    __________________________________

 

(*) : Chú thích trang 630 : Các cõi Trời Sắc Giới :-  SƠ THIỀN :

 

1) Trời Phạm Phụ  (Brahmapurohita).      2) Trời Phạm Chúng

   (Brahmapàrisajja bhùmi). 4) Trời Đại Phạm ( Mahàbrahma ).

-  NHỊ THIỀN :

  1) Trời Thiểu Quang (Parìttàbha).    2) Trời Vô Lượng Quang

   (Appamàmàbhabhùmi). 3) Trời Quang Âm (Abhassaràbhùmi). 

-  TAM THIỀN :

1) Trời Thiểu Tịnh (Parittasubha).       2) Trời Vô Lượng Tịnh

   (Apramànasubha).       3) Trời Biến Tịnh (Subhakritsna).

- TỨ THIỀN :

1) Trời Quảng Quả (Vehappalàbhùmi).           2) Trời Vô Tưởng

   (Asaññasattabhùmi).       3) Tịnh Cư Thiên (Sud dhàvàsa),Tịnh

   Cư Thiên có 5 cõi chỉ dành cho các vị Bất Lai và A-La-Hán:

   a/ Trời Vô Phiền (Avihàbhumi). b/ Trời Vô Nhiệt (Atapàbhùmi).  

   c/ Trời Thiện Kiến (Sudassàbhumi).           d/ Trời Thiện Hiện              

      (Sudassìbhumi).       e/ Trời Sắc Cứu Kính (Akanitthabhùmi).

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/08/2010(Xem: 13829)
Lâu nay tôi thường cùng các thi văn hữu trao đổi với nhau những bài thơ, câu đối như là một thú vui tao nhã. Về thơ thì tôi vừa mới tập hợp thành tác phẩm Mưa Hè (nhà xuất bản Hồng Đức - quý hạ 2013). Riêng về câu đối, với tính chất riêng của nó, tôi tập hợp thành tập Thiền Lâm Ứng Đối hợp tuyển này, bao gồm một số câu đối trước đây đã được in và phát hành dưới dạng “Lưu hành nội bộ”, và một số câu đối đã được làm trong thời gian sau này. Những câu đối trong tập cũ in lại có hiệu đính, phần nhiều ở câu dịch nghĩa. Đa số những câu đối có nhân duyên từ các chùa trong tỉnh, ngoại tỉnh và một số chùa ở nước ngoài nhờ làm để trang trí. có câu còn ghi chú rõ, có câu tôi không còn nhớ làm cho chùa nào, ở đâu. Kính xin chư Tôn đức cùng quí chùa hoan hỉ.
10/08/2010(Xem: 6162)
Diễn văn của luật sư Georges Graham Vest tại một phiên tòa xử vụ kiện người hàng xóm làm chết con chó của thân chủ, được phóng viên William Saller của The New York Times bình chọn là hay nhất trong tất cả các bài diễn văn, lời tựa trên thế giới trong khoảng 100 năm qua.
16/07/2010(Xem: 15668)
Vừa qua, được đọc mấy bài thơ chữ Hán của thầy Tuệ Sĩ đăng trên tờ Khánh Anh ở Paris (10.1996) với lời giới thiệu của Huỳnh kim Quang, lòng tôi rất xúc động. Nghĩ đến thầy, nghĩ đến một tài năng của đất nước, một niềm tự hào của trí tuệ Việt Nam, một nhà Phật học uyên bác đang bị đầy đọa một cách phi pháp trong cảnh lao tù kể từ ngày 25.3.1984, lòng tôi trào dậy nỗi bất bình đối với những kẻ đang tay vứt "viên ngọc quý" của nước nhà (xin phép mượn từ này trong lời nhận xét của học giả Đào duy Anh, sau khi ông đã tiếp xúc với thầy tại Nha trang hồi năm 1976: "Thầy là viên ngọc quý của Phật giáo và của Việt Nam ") để chà đạp xuống bùn đen... Đọc đi đọc lại, tôi càng cảm thấy rõ thi tài của một nhà thơ hiếm thấy thời nay và đặc biệt là cảm nhận sâu sắc tâm đại từ, đại bi cao thượng, rộng lớn của một tăng sĩ với phong độ an nhiên tự tại, ung dung bất chấp cảnh lao tù khắc nghiệt... Đạo vị và thiền vị cô đọng trong thơ của thầy kết tinh lại thành những hòn ngọc báu của thơ ca.
08/07/2010(Xem: 4180)
Ngày Về Nguồn được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2007 tại chùa Pháp Vân, Canada đã khiến nhiều người bàn tán xôn xao. Họ xôn xao có lẽ một phần bỡ ngỡ trước danh từ Về Nguồn, vì một số không được cái may mắn có nguồn để về. Họ không cảm thấy rung động khi nghe câu ca dao: Cây có gốc mới xanh cành tươi ngọn Nước có nguồn mới biển cả sông sâu
28/06/2010(Xem: 32839)
Ba môn vô lậu học Giới Định Tuệ là con đường duy nhất đưa đến Niết bàn an lạc. Muốn đến Niết-bàn an lạc mà không theo con đường này thì chỉ loanh quanh trong vòng luân hồi ba cõi. Nhân Giới sinh Định, nhân Định phát Tuệ– ba môn học liên kết chặt chẽ vào nhau, nhờ vậy mới đủ sức diệt trừ tham ái, đẩy lùi vô minh, mở ra chân trời Giác ngộ. Nhưng Giới học mênh mông, Định học mêng mông, Tuệ học mênh mông; nếu không nắm được “Cương yếu” thì khó bề hiểu biết chu đáo, đúng đắn. Không hiểu biết đúng đắn thì không sinh tâm tịnh tín; không có tâm tịnh tín thì sẽ không có tịnh hạnh, như vậy, con đường giải thoát bị bế tắc. Như một người học hoài mà vẫn không hiểu, tu hoàí mà vẫn không cảm nhận được chút lợi ích an lạc nào.
28/06/2010(Xem: 22835)
Bản dịch Việt Bích Nham lục được thực hiện với một tấm lòng tôn kính, cảm phục tài đức của giáo sư Wilhelm Gundert (12. 4. 1880-3. 8. 1971). Vì W. Gundert đã giới thiệu tường tận về tác phẩm độc nhất vô nhị này nên dịch giả người Việt hạn chế tối đa những lời dư thừa, chỉ đề cập đến nguyên tắc dịch, một vài nét đặc biệt cũng như kĩ thuật được áp dụng trong bản dịch Việt:
01/10/2007(Xem: 10021)
214 Bộ Chữ Hán (soạn theo âm vận dễ thuộc lòng)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]