Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

88. Kinh Bàhitika

19/05/202010:53(Xem: 9515)
88. Kinh Bàhitika

TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO

TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH

( Majhima  Nikàya )


Tập III
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli

Chuyển thể Thơ :

Giới Lạc  MAI LẠC HỒNG  tự TUỆ NGHIÊM

 ( Huynh Trưởng Cấp Tấn  - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )

Email : [email protected]


88. Kinh BÀHITIKA 

( Bàhitika sutta )

 

Như vậy, tôi nghe :

 

          Một thời, Đức Thế Tôn Thiện Thệ

          Trú Xá Vệ, Chê-Tá-Va-Na

            ( Tinh Xá Kỳ Viên cũng là )

       A-Na-Thá-Pin-Đi-Ka cúng dường

        ( Người gọi thường là Cấp-Cô-Độc ).

 

          Vị hữu học Thánh giả (1) A-Nan    

              Buổi sáng, đắp y nghiêm trang

       Mang bát tề chỉnh như hàng Săng-Ga  (2)   

          Đi vào Sa-Vát-Thi khất thực,

          Sau bữa ăn, Đại Đức dự trù

              Về Mi-Ga-Rá-Ma-Tu  (3)

       Púp-Pa-Ra-Má (3) thanh tu Giảng đường

          Hay Đông Phương (Đông Viên) Lộc Mẫu

        ( Vi-Sa-Kha (3) thuần đạo cúng dường ) 

              Để nghỉ trưa như lệ thường.

       Lúc bấy giờ, vị Quốc Vương trị vì

          Kô-Sa-La – Pa-Sê-Na-Đí

          Từ thành Sa-Vát-Thí đi ra

              Cưỡi trên con voi tên là 

       Ê-Ka-Pun-Đá-Ri-Kà  oai phong     ( Ekapundarika )  

          Từ hừng đông xuất thành để trẩy.

     ___________________________

 

(1) :  Trong bốn thánh quả Thinh-Văn-Giác , 3 quả vị Tu-Đà-Hoàn 

    (Sotàpatti ) , Tư-Đà-Hàm (Sakadàgàmi ), A-Na-Hàm (Anàgàmi )

    thuộchàng Thánh giả Hữu Học. Chỉ bậc A-La-Hán là Vô Học.

(2) : Sangha  được phiên âm là Tăng-Già tức Hòa Hợp Chúng.

(3) : Pubbaràma Migaramatu – Đông Phương hay Đông-Viên Lộc

     Mẫu Giảng Đường, do Nữ Đại Thí Chủ Visakha dâng cúng.

Trung Bộ ( Tập 3 )  Kinh 88 :  BÀHITIKA             *  MLH  –  234

 

          Bỗng Vua thấy ngài A-Nan-Đa

              Liền hướng Si-Ri-Vát-Tha        ( Sirivaddha )

       Đại thần thân cận, hỏi qua tức thì :

 

    – “ Này Si-Ri-Vát-Tha ! Có phải

          Tôn-giả ấy là A-Nan-Đa ? ”.

 

        – “ Tâu ! Đúng ngài A-Nan-Đa ”.  

 

       Quốc vương nước Kô-Sa-La bấy giờ

          Gọi người khác đang chờ nghe lệnh :

 

    – “ Này người kia ! Hãy đến gặp ngay

              Tôn giả A-Nan-Đa này,

       Hãy nhân danh trẫm tại đây cúi đầu

          Đảnh lễ sâu dưới chân Tôn-giả

 

          Thưa rằng : ‘Bạch Tôn-giả A-Nan ! 

              Nếu không bận việc gấp làm

       Mong ngài hãy đợi bên đàng ít lâu ”.

 

    – “ Thưa vâng, tâu Đại Vương ! Tuân mệnh ”.

 

          Người ấy đến gặp ngài A-Nan

              Lời vua dặn nói rõ ràng.

       Tôn-giả im lặng, ý đang nhận lời.
          Ngài đến nơi bờ sông để nghỉ

        ( A-Chi-Ra-Va-Tí  sông này )          ( Aciravati )

              Ngồi xuống dưới một gốc cây.

* * *

       Vua Ba-Tư-Nặc bảo nài voi mau

          Cho voi đến nơi nào đi được,

          Vua xuống voi, cất bước bộ hành

              Hướng đến Tôn-giả A-Nan,

       Đến nơi, đảnh lễ chí thành, tâm chuyên

          Rồi Vua đứng một bên vị ấy :

    – “ Thưa Tôn giả ! Xin hãy ngồi lên

Trung Bộ ( Tập 3 )  Kinh 88 :  BÀHITIKA             *  MLH  –  235

 

              Thảm ngựa đã trải trên nền ”.

 

 – “ Đại Vương ! Tôi đã ngồi trên chỗ mình,

          Xin an bình ngồi vào ngự tọa ”.

 

          Vua nước Kô-Sa-Lá ngồi an

              Rồi thưa với ngài A-Nan :

 

 – “ Thưa Tôn giả ! Bậc hoàn toàn tịnh thanh

          Là Thế Tôn – Thân hành mọi thứ

          Đều gìn giữ để không thể ai

              Sa-môn, Bàn-môn… tìm hoài

       Cũng không thấy lỗi của Ngài, quở chê ? ”.

 

    – “ Thưa Đại Vương ! Không hề khuất tất,

          Các thân hành của bậc Thế Tôn

              Không thể Sa-môn, Bàn-môn

       Bậc trí quở trách, dù trong điều gì ”. 

 

    – “ Thưa Tôn-giả ! Trong khi nói, nghĩ

          Có phải Vô Thượng Sĩ tịnh thanh

              Không làm khẩu hành, ý hành

       Khiến cho các bậc thiện lành Sa-môn,

          Hay Bàn-môn có trí quở trách ? ”.

 

 – “ Thưa ! Thế Tôn trong sạch hoàn toàn 

          Khẩu hành, ý hành minh quang

       Không ai có thể cáo gian về Ngài ”.

 

    – “ Vi diệu thay ! Kính thưa Tôn-giả !

          Thưa Tôn-giả ! Thật hy hữu thay !

              Điều trẫm không thể hỏi ngay

       Một cách đầy đủ thì ngài A-Nan

          Đã nói lên hoàn toàn đủ ý

          Trong câu đáp chí lý vừa qua.

              Tôn-giả ! Người ngu si, mà

Trung Bộ ( Tập 3 )  Kinh 88 :  BÀHITIKA             *  MLH  –  236

 

       Thiếu kinh nghiệm hủy báng và tán dương

          Đến người khác, nhưng thường không thể

          Chứng nghiệm, suy xét để hiểu mau,

              Trẫm đây không y cứ vào

       Xem như là lõi cây nào đó thôi.

 

          Nhưng đồng thời, người trí tán thán

          Hay hủy báng người khác điều gì

              Có chứng nghiệm và xét suy

       Thì trẫm y cứ tức thì vào đây

          Xem như là lõi cây như vậy.

          Nhưng Tôn-giả nhận thấy ra sao

              Thân hành, khẩu & ý hành nào

       Các vị trí giả thuộc vào Sa-môn

          Hay Bàn-môn quở la, trách cứ ? ”.

 

    – “ Thưa Đại Vương ! Bất cứ thân hành

              Khẩu hành và cả ý hành

       Là điều bất thiện mà hành động ra

          Thì người trí quở la, trách khiển ”.

 

    – “ Thưa Tôn-giả ! Bất thiện thế nào

              Về thân & khẩu & ý hành vào ? ”.

– “ Đại Vương ! Ở các việc nào xảy ra

          Mà có tội, thì là bất thiện ”.

 

    – “ Sao là chuyện có tội  định danh ? ”.

 

        – “ Điều gì có hại – thực hành

       Gọi là có tội khẩu hành & ý & thân ”.

 

     – “ Sao là nhân các hành có hại ? ”.

 

     – “ Bất cứ loại thân & khẩu & ý hành 

               Có khổ báo, hại đến nhanh ”.

 

 – “ Tôn-giả ! Khổ báo các hành là sao ? ”.

 

Trung Bộ ( Tập 3 )  Kinh 88 :  BÀHITIKA             *  MLH  –  237

 

    – “ Thưa Đại Vương ! Phàm vào thực tiễn

          Các hành khiến tự hại, hại người

              Đưa đến hại cả hai, thời

       Bất-thiện-pháp khởi từ nơi thân hành

          Hoặc khẩu hành, ý hành ; phải hiểu

          Các thiện pháp giảm thiểu rất nhiều.

              Các hành như vậy là điều

       Khiến các bậc trí, phần nhiều Sa-môn

          Hay Bàn-môn quở la, trách mãi ”. 

 

    – “ Thưa Tôn-giả ! Có phải Phật Đà  

              Tán thán sự đoạn trừ qua

       Tất cả bất thiện pháp đà khởi ra ? ”.

 

    – “ Thưa Đại Vương ! Phật Đà là bậc

          Đã diệt bất thiện pháp cả rồi,

              Thành tựu thiện pháp mà thôi ”.

 

 – “ Nhưng thưa Tôn-giả ! Vậy thời ra sao

          Các hành nào không bị Phạm-chí &

          Sa-môn trí quở trách sẵn dành ? ”.

 

         – “ Bất cứ các thiện thân hành

       Thiện khẩu hành với ý hành thiện chân ”.

 

    – “ Hành nào thiện về thân & khẩu & ý ? ”.

 

    – “ Thân & khẩu & ý hành chẳng tội chi ”.

 

        – “ Thế nào không có tội gì

       Về thân & khẩu & ý-hành khi thực hành ? ”.

 

    – “ Khi các hành nào không có hại ”.

 

    – “ Sao các hành không hại biết ra ? ”.

 

        – “ Đại Vương ! Các hành nào mà

       Có lạc báo, không hại qua điều gì ”.

    – “ Các hành chi có được lạc báo ? ”.

Trung Bộ ( Tập 3 )  Kinh 88 :  BÀHITIKA             *  MLH  –  238

 

   – “ Thưa Đại Vương ! Lạc báo có nơi

              Không làm tự hại, hại người,

       Không đưa đến hại cả người lẫn ta

          Từ các hành xảy ra như vậy

          Bất thiện pháp sụt mãi, giảm tiêu,

              Thiện pháp càng tăng trưởng nhiều.

       Các hành như vậy là điều tốt hơn,

          Không bị các Sa-môn, Phạm-chí

          Bậc có trí quở trách, rầy la ”.

 

        – “ Tôn-giả ! Có phải Phật Đà

       Tán thán thiện pháp trải qua tựu thành ? ”.

 

    – “ Thưa Đại Vương ! Tịnh thanh cùng khắp

          Các thiện pháp Phật đã tựu thành,

              Các bất thiện pháp diệt nhanh ”.

 

 – “ Thưa Tôn-giả ! Thật quang minh điều này !

          Vi diệu thay ! Thật là khéo nói

          Những điều trẫm muốn hỏi, nêu ra

              Thì Tôn-giả A-Nan-Đa

       Khéo làm trẫm thỏa mãn và hỷ hoan   

          Do hoan hỷ, lạc an, thỏa mãn

          Với những lời xác đáng của ngài,

              Trẫm sẵn sàng tặng cho ngài

       Voi báu, ngựa báu & tặng ngay một làng

          Như ân tứ của hoàng gia vậy,

          Nhưng điều ấy trẫm được biết rằng :

             ‘Việc này Tôn-giả A-Nan

       Không được phép nhận, vì hàng xuất gia’.

 

          Tôn-giả A-Nan-Đa ! Hiện tại   

          Trẫm có cuộn vải ngoại hóa đây

              Do A-Xà-Thế vua này

Trung Bộ ( Tập 3 )  Kinh 88 :  BÀHITIKA             *  MLH  –  239

 

       Từ Ma-Ga-Thá tặng rày trẫm đây.

          Dài mười sáu khuỷu tay, rộng tới

          Tám khuỷu tay, gắn với cán dù,

              Mong Tôn-giả vì lòng Từ

       Nạp thọ lễ vật do từ trẫm dâng ”.

 

     – “ Thưa Đại Vương ! Bần tăng đã có

          Đủ ba y, không thọ y thừa ”.

 

        – “ Thưa Tôn-giả ! Sau cơn mưa

       Từ hướng trên núi chảy đùa xuống xuôi

          Ngài và trẫm đồng thời thấy cả

          A-Chi-Rá-Va-Tí sông đây

              Chảy mạnh, hai bờ tràn đầy

       Cũng vậy, dùng tấm vải này may y,

          Hãy tặng lại tam y đã cũ

          Cho Tăng-lữ Phạm hạnh cần y.

              Như vậy sự bố thí ni

       Của trẫm, trôi chảy tức thì, ví như

          Nước tràn bờ do từ nguồn dẫn 

          Mong ngài nhận vải ngoại hóa này ”.

 

              Tôn-giả A-Nan nghe vầy

       Nên nhận tấm vải vua đây cúng dường.

          Rồi Quốc vương Pa-Sê-Na-Đí

          Thưa với vị Tôn-giả từ hòa :

 

        – “ Thưa Tôn-giả A-Nan-Đa !

       Nay trẫm xin kiếu vì đa đoan nhiều,

          Nhiều trách nhiệm tại triều chờ đấy,

          Những công vụ cần phải làm liền ”.

 

        – “ Đại Vương ! Ngài hãy tự nhiên

       Làm những gì nghĩ hợp duyên, hợp thời ”.

 

Trung Bộ ( Tập 3 )  Kinh 88 :  BÀHITIKA             *  MLH  –  240

 

          Từ chỗ ngồi, vua liền đứng dậy

          Vui, tín thọ lời ấy của ngài

              Thân bên phải hướng về ngài

       Rồi rời nơi ấy đi ngay, bấy giờ.

 

          Sau khi vua nước Kô-Sa-Lá

          Đã từ giả ngài A-Nan-Đa,

              Tôn-giả liền đến Phật Đà

       Đến nơi đảnh lễ, an hòa ngồi bên,

          Đoạn Tôn-giả thưa lên với Phật

          Tường thuật tất việc đàm thoại ni

              Với vua Pa-Sê-Na-Đi

       Rồi dâng tấm vải do vì Quốc vương

          Đã dâng ngài, cúng dường Đại Giác.

 

          Thế Tôn nói với các Tỷ Kheo : 

 

        – “ Hãy nghe, này các Tỷ Kheo !

       Thật là hạnh phúc duyên theo của vì

          Vua Pa-Sê-Na-Đi thực hiện

          Được yết kiến Tôn-giả A-Nan     

              Nghe pháp và được cúng dàng

       Thật là tốt đẹp vô vàn cho vua ”.

 

          Nghe Phật vừa giảng giải như thế

          Việc liên hệ Tôn-giả A-Nan,

              Chúng Tỷ Kheo trong đạo tràng

       Hoan hỷ tín thọ lời vàng Thế Tôn ./-

 

        Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật  ( 3 L )

 

*  *  *

 

(  Chấm dứt  Kinh  số 88  :  BÀHITIKA   –

BÀHITIKA   Sutta  )






***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/04/2021(Xem: 12385)
Ai đã từng làm bạn với Lưu Linh, một anh chàng uống rượu như hũ chìm trong các điển tích thơ văn? Ai đã từng làm “thơ say“ truyền cảm xúc cho những người chưa từng biết uống rượu ? Kể ra chắc nhiều vô số! Nhưng siêu đẳng vẫn là thi sĩ họ Vũ tên gọi Hoàng Chương với bài thơ say bất hủ, chỉ cần đọc lên hai câu là đã thấy tinh tú quay cuồng rồi: Em ơi, lửa tắt bình khô rượu. Đời vắng em rồi... say với ai?
14/04/2021(Xem: 10832)
Đã hơn 45 năm kể từ 1975, nhắc lại chuyện vượt biên quả là xưa như trái đất, xưa quá rồi diễm, nhiều người chẳng muốn nghe, đôi khi còn trách, chuyện qua rồi hãy cho vào dĩ vãng nhắc lại làm gì cho thêm buồn, “quá khứ đã qua, tương lai chưa đến, hãy nghĩ và sống với hiện tại”. Thế nhưng đâu ai hiểu cho rằng, hiện tại của tôi bây giờ chính là phải viết bài cho ngày 30/4 để đăng báo, mà 30/4 vấn đề tuy cũ kỹ nhưng muôn thuở vẫn luôn có giá trị vì đó là lịch sử và chuyện vượt biên cũng đóng góp trong phần lịch sử đó. Luẩn quẩn là như thế. Và biết đâu, giữa khi mọi người đã quên thì tôi nhắc lại cho mọi người nhớ, và biết đâu giúp các thế hệ sinh sau đẻ muộn hiểu chút ít về lịch sử nước nhà trong giai đoạn đau thương của đất nước, thống nhất lãnh thổ nhưng không thống nhất lòng người đã để lại hận thù, chia cách không biết khi nào mới hàn gắn được và là nguyên nhân tại sao cha mẹ ông bà chúng lại lưu lạc xứ người và ra đi làm sao. Cây có cội, nước có nguồn, là con người ai cũng muốn biết c
01/04/2021(Xem: 10054)
Bài chúc Tết của NS Hoài Linh gây xôn xao MXH: Tự làm thơ hơn 7000 chữ, nhắc đủ 63 tỉnh thành với kiến thức sử địa quá uyên thâm! Trong dịp đầu năm mới, đông đảo các nghệ sĩ trong showbiz Việt đã gửi những lời chúc bình an, sức khoẻ đến với người hâm mộ. Thế nhưng ấn tượng và được netizen chia sẻ nhiều nhất chính là bài thơ chúc Tết được đầu tư và vô cùng sáng tạo của NS Hoài Linh. Ngoài tài làm thơ, NS Hoài Linh còn chứng minh có kiến thức lịch sử và địa lý uyên thâm khi chúc Tết theo đặc trưng từng tỉnh thành ở Việt Nam. Từ những thành phố lớn, đến vùng núi xa xôi, loạt danh lam thắng cảnh, lịch sử thành lập hay đặc nét riêng vùng miền đều được NS Hoài Linh đưa vào bài thơ mang tên Chúc Xuân một cách tài tình. Ngay lập tức, màn chúc Tết có tâm nhất Vbiz của NS Hoài Linh được người hâm mộ "thả tim" và chia sẻ rầm rộ trên MXH. Sau hơn 1 giờ đăng tải, bài thơ chúc Tết hơn 7000 chữ và gần 500 câu của NS Hoài Linh đã nhận được 86 nghìn lượt yêu thích, hàng chục nghìn bình lu
22/03/2021(Xem: 7070)
Được Nhạc sĩ Minh Huy gửi tặng bản nhạc Tạ Tình với lời bài thơ và lời bản nhạc có khác nhau một ít. Lời nhạc tình hơn, nhưng lời bài thơ bảy chữ hay một cách tuyệt vời. Đọc lời bài thơ, người viết thật xúc động, nhưng khi lắng nghe tiếng hát như tự tình trang trải của Ca sĩ Chi Huệ thì tâm hồn người viết lại chìm vào khung trời ngày cũ của “con đường Duy Tân cây dài bóng mát” trước năm 1975 tại Sài Gòn.
16/02/2021(Xem: 4817)
Kịch hài: Đưa Chồng Tây Về Quê Ăn Tết. Trần Thị Nhật Hưng Một màn. Diễn viên: Cô con gái Việt, cậu rể Tây và mẹ cô gái. Khung cảnh: Phòng khách nhà người mẹ tại Việt Nam *** (Vợ chồng cô con gái kéo va ly bước ra sân khấu.Người mẹ cũng vừa bước ra đối diện nhau). Mẹ (tíu tít): Sa luy...sa luy...(Salü...salü: Chào...chào...) Con rể Tây: Gút tơn tát. Vi kết ét tia. Ít phờ rôi mít tia khên nơn su le rờ nơn (Guten Tag. Wie geht es Dir? Ich freue mich Dir kennenzulernen: Chào mẹ. Mẹ có khỏe không? Rất hân hạnh được quen biết mẹ) Mẹ (trố mắt ngạc nhiên, nhìn con gái): Nó nói gì dzậy? Con gái: Sao má gọi ảnh là...nó, không lịch sự tí nào. Mẹ: Ảnh...nói gì dzậy? Con gái: Chồng con chứ đâu phải chồng má mà má gọi bằng...ảnh.
15/02/2021(Xem: 10252)
Trong vườn hoa thì có nhiều hoa và có muôn màu muôn sắc khác nhau. Vườn hoa lúc nào cũng đượm mùi thanh nhã, thì vườn thơ cũng không khác gì vườn hoa. Tuy nhiên nói về thơ hay định nghĩa về thơ thì rất khó ; do đó, chúng ta nhìn về thơ thì cũng tựa như ta nhìn vị họa sĩ qua cây cọ hay là nghe tiếng đàn qua vị nhạc sĩ đang hòa tấu. Những thập niên trước đây, khi ra hải ngoại, mỗi lần đi hướng dẫn những khóa tu tập, sau giờ giải lao, có những vị Phật tử vui tính xin giúp vui giải lao bằng những lời ca tiếng nhạc hay âm điệu ngâm nga những câu thơ của chư Tôn đức sáng tác, hoặc tự thân họ làm ra để giúp bầu không khí tu tập thêm phần sinh động. . . .
03/02/2021(Xem: 19830)
Vừa qua nhóm ảnh Nhất Chi Mai thuộc tu viện Phước Hòa (Đồng Nai), được sự hướng dẫn của Thượng toạ Viện chủ đã đến Buôn Mê Thuột để quay những thước phim đầu tiên về nhạc sĩ Hằng Vang. Cùng với cố nhạc sĩ Lê Cao Phan, Bửu Bác... được xem như lớp tiền phong của dòng tân nhạc Phật giáo. Nhạc sĩ Hằng Vang tên thật là Nguyễn Đình Vang, sinh năm 1933 tại Huế. Trong hơn 60 năm sáng tác, ông có hàng trăm ca khúc về đề tài này, nổi bật nhất là ca khúc Ánh Đạo vàng (1958) đã thấm sâu vào lòng Phật tử suốt thời gian dài từ khi ra đời.
01/02/2021(Xem: 6299)
Đối với những dân tộc sống trong nền văn minh lúa nước tại Đông Nam Á, nhất là đất nước và con người Việt Nam, hình ảnh con trâu, thường hay được nói đến, không phải “con trâu là đầu cơ nghiệp” mà đối với người nông dân là con vật gần gũi thân thiết, nên trong ca dao trâu xuất hiện trong bức tranh lao động của gia đình “trên đồng cạn, dưới đồng sâu, chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa”, trâu cũng trở thành bạn tâm tình của người nông dân: “trâu ơi ! ta bảo trâu này…” Người nông dân đã đồng cảm với trâu, qua việc cần mẫn lao động hằng ngày, không có lúc nào hưởng được sự thảnh thơi mà phải luôn vất vả nhọc nhằn. Hình ảnh con trâu kéo cày trên ruộng đồng với lúa, mạ xanh tươi, hay đứng nằm gặm nhai cỏ trên bãi cỏ xanh, cùng giầm mình trong vũng ao hồ sình lầy là hình ảnh quen thuộc, gợi lên nhiều cảm xúc thị vị thanh bình tạo cảm hứng cho biết bao thi nhân và họa sĩ.
01/02/2021(Xem: 7598)
Chữ “chùa” thường dễ khiến người ta liên tưởng đến những… chữ khác như kinh-kệ-chuông-mõ-sư-sãi…Xa hơn, có thể gợi nhớ đến chữ… thơ (vì, tu sĩ và thi sĩ vốn là bằng hữu, trong truyền t
01/02/2021(Xem: 8847)
Vào năm 1990, một nhà sư trẻ đến thị xã Lagi – Bình Thuận, dừng bước bên con suối Đó vắng vẻ, cảnh quan đơn sơ, mộc mạc, cách xa trung tâm Lagi. Con suối có cái tên hơi lạ, tên nguyên sơ là suối Đá do chảy qua nhiều tảng đá to, sau này khi người Quảng đến định cư, đọc chệch thành “suối Đó”. Vị sư trẻ dựng một thảo am bên cạnh con suối, cao hứng đặt tên thảo am là chùa Đây, tạo thành một cái tên hay hay và lạ mà du khách đến một lần không thể nào quên “suối Đó – chùa Đây”. Sau này, thảo am nhỏ được trùng tu dần thành một ngôi chùa trang nghiêm và tĩnh lặng với cái tên mang lại cho người ta cảm giác an nhiên tự tại khi nhắc đến như hôm nay – chùa Thanh Trang Lan Nhã.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]