Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

88. Kinh Bàhitika

19/05/202010:53(Xem: 9102)
88. Kinh Bàhitika

TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO

TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH

( Majhima  Nikàya )


Tập III
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli

Chuyển thể Thơ :

Giới Lạc  MAI LẠC HỒNG  tự TUỆ NGHIÊM

 ( Huynh Trưởng Cấp Tấn  - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )

Email : [email protected]


88. Kinh BÀHITIKA 

( Bàhitika sutta )

 

Như vậy, tôi nghe :

 

          Một thời, Đức Thế Tôn Thiện Thệ

          Trú Xá Vệ, Chê-Tá-Va-Na

            ( Tinh Xá Kỳ Viên cũng là )

       A-Na-Thá-Pin-Đi-Ka cúng dường

        ( Người gọi thường là Cấp-Cô-Độc ).

 

          Vị hữu học Thánh giả (1) A-Nan    

              Buổi sáng, đắp y nghiêm trang

       Mang bát tề chỉnh như hàng Săng-Ga  (2)   

          Đi vào Sa-Vát-Thi khất thực,

          Sau bữa ăn, Đại Đức dự trù

              Về Mi-Ga-Rá-Ma-Tu  (3)

       Púp-Pa-Ra-Má (3) thanh tu Giảng đường

          Hay Đông Phương (Đông Viên) Lộc Mẫu

        ( Vi-Sa-Kha (3) thuần đạo cúng dường ) 

              Để nghỉ trưa như lệ thường.

       Lúc bấy giờ, vị Quốc Vương trị vì

          Kô-Sa-La – Pa-Sê-Na-Đí

          Từ thành Sa-Vát-Thí đi ra

              Cưỡi trên con voi tên là 

       Ê-Ka-Pun-Đá-Ri-Kà  oai phong     ( Ekapundarika )  

          Từ hừng đông xuất thành để trẩy.

     ___________________________

 

(1) :  Trong bốn thánh quả Thinh-Văn-Giác , 3 quả vị Tu-Đà-Hoàn 

    (Sotàpatti ) , Tư-Đà-Hàm (Sakadàgàmi ), A-Na-Hàm (Anàgàmi )

    thuộchàng Thánh giả Hữu Học. Chỉ bậc A-La-Hán là Vô Học.

(2) : Sangha  được phiên âm là Tăng-Già tức Hòa Hợp Chúng.

(3) : Pubbaràma Migaramatu – Đông Phương hay Đông-Viên Lộc

     Mẫu Giảng Đường, do Nữ Đại Thí Chủ Visakha dâng cúng.

Trung Bộ ( Tập 3 )  Kinh 88 :  BÀHITIKA             *  MLH  –  234

 

          Bỗng Vua thấy ngài A-Nan-Đa

              Liền hướng Si-Ri-Vát-Tha        ( Sirivaddha )

       Đại thần thân cận, hỏi qua tức thì :

 

    – “ Này Si-Ri-Vát-Tha ! Có phải

          Tôn-giả ấy là A-Nan-Đa ? ”.

 

        – “ Tâu ! Đúng ngài A-Nan-Đa ”.  

 

       Quốc vương nước Kô-Sa-La bấy giờ

          Gọi người khác đang chờ nghe lệnh :

 

    – “ Này người kia ! Hãy đến gặp ngay

              Tôn giả A-Nan-Đa này,

       Hãy nhân danh trẫm tại đây cúi đầu

          Đảnh lễ sâu dưới chân Tôn-giả

 

          Thưa rằng : ‘Bạch Tôn-giả A-Nan ! 

              Nếu không bận việc gấp làm

       Mong ngài hãy đợi bên đàng ít lâu ”.

 

    – “ Thưa vâng, tâu Đại Vương ! Tuân mệnh ”.

 

          Người ấy đến gặp ngài A-Nan

              Lời vua dặn nói rõ ràng.

       Tôn-giả im lặng, ý đang nhận lời.
          Ngài đến nơi bờ sông để nghỉ

        ( A-Chi-Ra-Va-Tí  sông này )          ( Aciravati )

              Ngồi xuống dưới một gốc cây.

* * *

       Vua Ba-Tư-Nặc bảo nài voi mau

          Cho voi đến nơi nào đi được,

          Vua xuống voi, cất bước bộ hành

              Hướng đến Tôn-giả A-Nan,

       Đến nơi, đảnh lễ chí thành, tâm chuyên

          Rồi Vua đứng một bên vị ấy :

    – “ Thưa Tôn giả ! Xin hãy ngồi lên

Trung Bộ ( Tập 3 )  Kinh 88 :  BÀHITIKA             *  MLH  –  235

 

              Thảm ngựa đã trải trên nền ”.

 

 – “ Đại Vương ! Tôi đã ngồi trên chỗ mình,

          Xin an bình ngồi vào ngự tọa ”.

 

          Vua nước Kô-Sa-Lá ngồi an

              Rồi thưa với ngài A-Nan :

 

 – “ Thưa Tôn giả ! Bậc hoàn toàn tịnh thanh

          Là Thế Tôn – Thân hành mọi thứ

          Đều gìn giữ để không thể ai

              Sa-môn, Bàn-môn… tìm hoài

       Cũng không thấy lỗi của Ngài, quở chê ? ”.

 

    – “ Thưa Đại Vương ! Không hề khuất tất,

          Các thân hành của bậc Thế Tôn

              Không thể Sa-môn, Bàn-môn

       Bậc trí quở trách, dù trong điều gì ”. 

 

    – “ Thưa Tôn-giả ! Trong khi nói, nghĩ

          Có phải Vô Thượng Sĩ tịnh thanh

              Không làm khẩu hành, ý hành

       Khiến cho các bậc thiện lành Sa-môn,

          Hay Bàn-môn có trí quở trách ? ”.

 

 – “ Thưa ! Thế Tôn trong sạch hoàn toàn 

          Khẩu hành, ý hành minh quang

       Không ai có thể cáo gian về Ngài ”.

 

    – “ Vi diệu thay ! Kính thưa Tôn-giả !

          Thưa Tôn-giả ! Thật hy hữu thay !

              Điều trẫm không thể hỏi ngay

       Một cách đầy đủ thì ngài A-Nan

          Đã nói lên hoàn toàn đủ ý

          Trong câu đáp chí lý vừa qua.

              Tôn-giả ! Người ngu si, mà

Trung Bộ ( Tập 3 )  Kinh 88 :  BÀHITIKA             *  MLH  –  236

 

       Thiếu kinh nghiệm hủy báng và tán dương

          Đến người khác, nhưng thường không thể

          Chứng nghiệm, suy xét để hiểu mau,

              Trẫm đây không y cứ vào

       Xem như là lõi cây nào đó thôi.

 

          Nhưng đồng thời, người trí tán thán

          Hay hủy báng người khác điều gì

              Có chứng nghiệm và xét suy

       Thì trẫm y cứ tức thì vào đây

          Xem như là lõi cây như vậy.

          Nhưng Tôn-giả nhận thấy ra sao

              Thân hành, khẩu & ý hành nào

       Các vị trí giả thuộc vào Sa-môn

          Hay Bàn-môn quở la, trách cứ ? ”.

 

    – “ Thưa Đại Vương ! Bất cứ thân hành

              Khẩu hành và cả ý hành

       Là điều bất thiện mà hành động ra

          Thì người trí quở la, trách khiển ”.

 

    – “ Thưa Tôn-giả ! Bất thiện thế nào

              Về thân & khẩu & ý hành vào ? ”.

– “ Đại Vương ! Ở các việc nào xảy ra

          Mà có tội, thì là bất thiện ”.

 

    – “ Sao là chuyện có tội  định danh ? ”.

 

        – “ Điều gì có hại – thực hành

       Gọi là có tội khẩu hành & ý & thân ”.

 

     – “ Sao là nhân các hành có hại ? ”.

 

     – “ Bất cứ loại thân & khẩu & ý hành 

               Có khổ báo, hại đến nhanh ”.

 

 – “ Tôn-giả ! Khổ báo các hành là sao ? ”.

 

Trung Bộ ( Tập 3 )  Kinh 88 :  BÀHITIKA             *  MLH  –  237

 

    – “ Thưa Đại Vương ! Phàm vào thực tiễn

          Các hành khiến tự hại, hại người

              Đưa đến hại cả hai, thời

       Bất-thiện-pháp khởi từ nơi thân hành

          Hoặc khẩu hành, ý hành ; phải hiểu

          Các thiện pháp giảm thiểu rất nhiều.

              Các hành như vậy là điều

       Khiến các bậc trí, phần nhiều Sa-môn

          Hay Bàn-môn quở la, trách mãi ”. 

 

    – “ Thưa Tôn-giả ! Có phải Phật Đà  

              Tán thán sự đoạn trừ qua

       Tất cả bất thiện pháp đà khởi ra ? ”.

 

    – “ Thưa Đại Vương ! Phật Đà là bậc

          Đã diệt bất thiện pháp cả rồi,

              Thành tựu thiện pháp mà thôi ”.

 

 – “ Nhưng thưa Tôn-giả ! Vậy thời ra sao

          Các hành nào không bị Phạm-chí &

          Sa-môn trí quở trách sẵn dành ? ”.

 

         – “ Bất cứ các thiện thân hành

       Thiện khẩu hành với ý hành thiện chân ”.

 

    – “ Hành nào thiện về thân & khẩu & ý ? ”.

 

    – “ Thân & khẩu & ý hành chẳng tội chi ”.

 

        – “ Thế nào không có tội gì

       Về thân & khẩu & ý-hành khi thực hành ? ”.

 

    – “ Khi các hành nào không có hại ”.

 

    – “ Sao các hành không hại biết ra ? ”.

 

        – “ Đại Vương ! Các hành nào mà

       Có lạc báo, không hại qua điều gì ”.

    – “ Các hành chi có được lạc báo ? ”.

Trung Bộ ( Tập 3 )  Kinh 88 :  BÀHITIKA             *  MLH  –  238

 

   – “ Thưa Đại Vương ! Lạc báo có nơi

              Không làm tự hại, hại người,

       Không đưa đến hại cả người lẫn ta

          Từ các hành xảy ra như vậy

          Bất thiện pháp sụt mãi, giảm tiêu,

              Thiện pháp càng tăng trưởng nhiều.

       Các hành như vậy là điều tốt hơn,

          Không bị các Sa-môn, Phạm-chí

          Bậc có trí quở trách, rầy la ”.

 

        – “ Tôn-giả ! Có phải Phật Đà

       Tán thán thiện pháp trải qua tựu thành ? ”.

 

    – “ Thưa Đại Vương ! Tịnh thanh cùng khắp

          Các thiện pháp Phật đã tựu thành,

              Các bất thiện pháp diệt nhanh ”.

 

 – “ Thưa Tôn-giả ! Thật quang minh điều này !

          Vi diệu thay ! Thật là khéo nói

          Những điều trẫm muốn hỏi, nêu ra

              Thì Tôn-giả A-Nan-Đa

       Khéo làm trẫm thỏa mãn và hỷ hoan   

          Do hoan hỷ, lạc an, thỏa mãn

          Với những lời xác đáng của ngài,

              Trẫm sẵn sàng tặng cho ngài

       Voi báu, ngựa báu & tặng ngay một làng

          Như ân tứ của hoàng gia vậy,

          Nhưng điều ấy trẫm được biết rằng :

             ‘Việc này Tôn-giả A-Nan

       Không được phép nhận, vì hàng xuất gia’.

 

          Tôn-giả A-Nan-Đa ! Hiện tại   

          Trẫm có cuộn vải ngoại hóa đây

              Do A-Xà-Thế vua này

Trung Bộ ( Tập 3 )  Kinh 88 :  BÀHITIKA             *  MLH  –  239

 

       Từ Ma-Ga-Thá tặng rày trẫm đây.

          Dài mười sáu khuỷu tay, rộng tới

          Tám khuỷu tay, gắn với cán dù,

              Mong Tôn-giả vì lòng Từ

       Nạp thọ lễ vật do từ trẫm dâng ”.

 

     – “ Thưa Đại Vương ! Bần tăng đã có

          Đủ ba y, không thọ y thừa ”.

 

        – “ Thưa Tôn-giả ! Sau cơn mưa

       Từ hướng trên núi chảy đùa xuống xuôi

          Ngài và trẫm đồng thời thấy cả

          A-Chi-Rá-Va-Tí sông đây

              Chảy mạnh, hai bờ tràn đầy

       Cũng vậy, dùng tấm vải này may y,

          Hãy tặng lại tam y đã cũ

          Cho Tăng-lữ Phạm hạnh cần y.

              Như vậy sự bố thí ni

       Của trẫm, trôi chảy tức thì, ví như

          Nước tràn bờ do từ nguồn dẫn 

          Mong ngài nhận vải ngoại hóa này ”.

 

              Tôn-giả A-Nan nghe vầy

       Nên nhận tấm vải vua đây cúng dường.

          Rồi Quốc vương Pa-Sê-Na-Đí

          Thưa với vị Tôn-giả từ hòa :

 

        – “ Thưa Tôn-giả A-Nan-Đa !

       Nay trẫm xin kiếu vì đa đoan nhiều,

          Nhiều trách nhiệm tại triều chờ đấy,

          Những công vụ cần phải làm liền ”.

 

        – “ Đại Vương ! Ngài hãy tự nhiên

       Làm những gì nghĩ hợp duyên, hợp thời ”.

 

Trung Bộ ( Tập 3 )  Kinh 88 :  BÀHITIKA             *  MLH  –  240

 

          Từ chỗ ngồi, vua liền đứng dậy

          Vui, tín thọ lời ấy của ngài

              Thân bên phải hướng về ngài

       Rồi rời nơi ấy đi ngay, bấy giờ.

 

          Sau khi vua nước Kô-Sa-Lá

          Đã từ giả ngài A-Nan-Đa,

              Tôn-giả liền đến Phật Đà

       Đến nơi đảnh lễ, an hòa ngồi bên,

          Đoạn Tôn-giả thưa lên với Phật

          Tường thuật tất việc đàm thoại ni

              Với vua Pa-Sê-Na-Đi

       Rồi dâng tấm vải do vì Quốc vương

          Đã dâng ngài, cúng dường Đại Giác.

 

          Thế Tôn nói với các Tỷ Kheo : 

 

        – “ Hãy nghe, này các Tỷ Kheo !

       Thật là hạnh phúc duyên theo của vì

          Vua Pa-Sê-Na-Đi thực hiện

          Được yết kiến Tôn-giả A-Nan     

              Nghe pháp và được cúng dàng

       Thật là tốt đẹp vô vàn cho vua ”.

 

          Nghe Phật vừa giảng giải như thế

          Việc liên hệ Tôn-giả A-Nan,

              Chúng Tỷ Kheo trong đạo tràng

       Hoan hỷ tín thọ lời vàng Thế Tôn ./-

 

        Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật  ( 3 L )

 

*  *  *

 

(  Chấm dứt  Kinh  số 88  :  BÀHITIKA   –

BÀHITIKA   Sutta  )






***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/04/2023(Xem: 2125)
Hành động phản ánh được ý thức, tính cách của mỗi người, lời nói, suy nghĩ thế nào sẽ biểu hiện ra hành động như thế đó, vậy nên mỗi người trước khi nói, cần cân nhắc lời nói của mình bởi vì lời nói là thứ dễ phát ra nhưng không dễ thu hồi, việc làm của chúng ta cũng vậy, cũng cần ý thức để tránh gây những tổn thương, tổn hại đến người khác, khi chúng ta có ý thức thì chúng ta sẽ tạo được một việc lành, ngược lại, những lời nói, hành động không tự chủ, thiếu ý thức, gây ảnh hưởng đến nhiều người khác cũng sẽ phản ảnh một cái tâm không thiện, dễ dẫn đến xung đột và bị nhiều người lên án.
10/04/2023(Xem: 1630)
Hiệu Ứng Lời Nói (The Impact of words)
09/04/2023(Xem: 4091)
Tôi nhận được bản thảo cuốn sách “Phật pháp vấn đáp” của Hòa thượng Thích Giác Quang dày 500 trang và tôi đoc sơ ngay lập tức bản thảo này. Thú thật rằng là người đọc nhiều, nhưng ngay cả với tôi, nhiều điều được Hòa thượng giảng giải ở đây, bây giờ tôi mới hiểu, hoặc hiểu đúng. Bản thân tôi, dù mới tu tập chưa lâu nhưng vẫn thấy rằng rất nhiều người dân đất Việt, kể cả các Phật tử, nhất là miền Bắc, đang hiểu sai về Đức Phật và các giáo lý của Ngài. Hiểu sai một cách nghiêm trọng, thậm chí đang làm ngược lại cả những gì Đức Phật dạy. Vậy nên tôi đang cố công biên soạn cuốn sách hỏi đáp đơn giản và cơ bản nhất về Đức Phật và đạo Phật. Mừng thay, có bản thảo cuốn sách giá trị này, tôi hơn vớ được vàng.
09/04/2023(Xem: 6943)
Được biết Phật Tử Thanh Phi từng là bếp trưởng của Tu Viện Quảng Đức tại Melbourne. Chắc rằng nhiều bài thơ trong tuyển tập nầy cũng được hình thành khi Phật Tử đang xào, đang nấu hay chỉ huy cho các đội Hành Đường lo sao cho tròn phận sự để Hòa Thượng Thích Tâm Phương và Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng không phải quan tâm nhiều. Đó cũng là sự thành công của một nữ tướng của đạo quân ở chốn hậu trường của các Tự Viện Phật Giáo. Vì nếu: “Không thực, sẽ không vực được Đạo”. Ngoài ra Nữ Sĩ cũng là người đã chăm lo việc sửa lại những lỗi chính tả cho trang nhà quangduc.com. Trang nầy nay đã có trên 100 triệu lượt người vào xem.
09/04/2023(Xem: 2176)
Mỗi người trong chúng ta, ai cũng có một cái “Tôi” và tính chấp thủ, nhưng có người ý thức và quán chiếu được điều đó để tự thay đổi hằng ngày, có người xem đó là cá tính và không muốn ai góp ý, sửa chữa. Chấp thủ là dính mắc vào cái gì đó mà không thoát ra được, chẳng hạn dính mắc vào cái đẹp rồi cứ bám theo đó, sinh ra khổ lụy, thù hằn; dính mắc vào sự toan tính, dính mắc vào một suy nghĩ xấu, một hành động sai nhưng luôn cho rằng mình đúng và không chịu thay đổi.
09/04/2023(Xem: 1995)
Trà vốn được xem là một loại thức uống giải khát mang lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, trà là sự giao thoa giữa vị đắng, vị chát và vị ngọt, trà được thu hái từ những nõn chè xanh non hoặc từ một loại thảo mộc quý hiếm, qua cách pha chế tinh tế sẽ cho ra hương vị vừa đậm đà, vừa thuần khiết. Chính vì sự thanh ngọt pha lẫn dư vị đắng chát, như một trải nghiệm đầy đủ và thú vị về một hành trình nhân sinh nên trà đã mang lại nguồn cảm hứng trong thơ ca, và trà được xem là một loại hình ẩm thực tinh túy từ công đoạn thu hoạch cho đến pha chế.
06/04/2023(Xem: 2772)
Cuộc đời Thầy là cuộc đời kỳ lạ, luôn gặp những sự chống đối, nhưng mà Thầy cảm ơn tất cả những cái đó, vì sao? Vì nhờ vậy mình mới nhẫn nại được, Thầy mới nói được rằng: "TỰ DO LÀ UNG DUNG TRONG RÀNG BUỘC - HẠNH PHÚC LÀ TỰ TẠI GIỮA KHỔ ĐAU", đó là một chứng nghiệm thực trong cuộc sống. Khi nào mà xác định được sự tự do đó, sự độc lập đó, đối với mọi việc mọi chuyện thì khi đó mới là người thực sự thong dong tự tại.
02/04/2023(Xem: 4269)
Từ năm 2000 con đã nghe nhiều pháp thoại do Ngài thuyết giảng khắp năm châu và hiện nay vẫn còn lưu giữ hơn 50 MP3 và con thường nghe lại khi cần thông hiểu hơn một tiêu đề nào cho thật rõ ràng, qua những bài pháp thoại đó đôi khi HT xen vào những bài thơ của Trụ Vũ hay những nhà thơ Phật Giáo có tầm vóc, và đôi khi những bài thơ hồi ức của Ngài vào lúc ra trường tốt nghiệp cao đẳng Phật Học 1992.
30/03/2023(Xem: 1861)
Hai từ chiến tranh, không ai trong chúng ta là không nghe đến. Trong quá khứ đã có rất nhiều cuộc chiến tranh xảy ra trên quả địa cầu nầy, kể từ khi con người còn sống đời sống du mục, nay đây mai đó, cho đến khi sự sở hữu của cải vật chất ngày càng tăng dần theo thời gian năm tháng, thì sự chiếm hữu trở nên nhiều hơn theo sự ham muốn làm chủ và thống trị xã hội, thống trị thế giới. Trong gia đình cho đến ngoài xã hội, tất cả từ người trẻ cho đến người có quyền cao chức trọng, chẳng có ai từ bỏ việc chiếm hữu và luôn muốn mang phần thắng lợi về mình. Tài sản càng nhiều thì sự ham muốn càng lớn; cứ cố chiếm đoạt được nhiều chừng nào thì lòng tham và tánh vị kỷ càng được củng cố chừng ấy
30/03/2023(Xem: 6276)
Trang nhà Quảng Đức thành lập vào mùa Phật Đản 1999 là một trong số ít trang web Phật Giáo VN Hải Ngoại xuất hiện vào thời điểm ấy. Cũng trong giai đoạn sơ khai này nhiều học giả, văn sĩ, thi sĩ, nhạc sĩ … đã hết lòng hoan hỷ cộng tác gởi bài về ủng hộ, trong số đó có Thi sĩ Nguyệt Tử (đứa con của mặt trăng) là bút danh của HT Thích Minh Hiếu, là người gởi bài cộng tác sớm nhất.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]