Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

80. Kinh Vekhanassa

19/05/202010:51(Xem: 9384)
80. Kinh Vekhanassa

TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO

TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH

( Majhima  Nikàya )


Tập III
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli

Chuyển thể Thơ :

Giới Lạc  MAI LẠC HỒNG  tự TUỆ NGHIÊM

 ( Huynh Trưởng Cấp Tấn  - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )

Email : [email protected]


80. Kinh VEKHANASSA

( Vekhanassa sutta )

 

Như vậy, tôi nghe :

 

          Một thời, Đức Thế Tôn Thiện Thệ  (1)

          Sa-Vát-Thí – Xá Vệ – trú qua

              Tinh Xá Chê-Tá-Va-Na  (2)

     ( Kỳ Viên ) cùng với Săng-Ga (3) tịnh, hòa

          Do A-Na-Thá-Pin-Đi-Ká  (2)

          Vị Trưởng-giả này đã cúng dường.

 

              Một vị đạo-sĩ du phương

       Vê-Kha-Nát-Sá, trên đường đến đây.

          Gặp Thế Tôn, ông này chào hỏi

          Những lời nói chúc tụng, xã giao,

              Sau đó, một bên đứng vào

       Những lời cảm hứng dạt dào thốt ra :

        “ Sắc này là tối thượng ! Tối thượng ! ”.

 

          Đấng Trí Bi Vô Lượng hỏi qua :

        – “ Nhưng này Vê-Khá-Nát-Sa !

       Sao ông nói : ‘Sắc này là tối cao’?

          Sắc này sao tối thượng, tối thượng ? ”.

 

    – “ Thưa Tôn Giả ! Tối thượng tối cao

    _____________________________

 

( ) : Thế Tôn – Bhagava ; Thiện Thệ - Sugato : 2 trong Thập Hiệu

       của Đức Phật .

(2) : Kỳ Viên Tinh Xá – Jetavanavihàra tại Thành Xá Vệ (Savatthi )

      do Trưởng-giả Cấp-Cô-Độc – Anathapindika ( tên thật là

      Sudatta – Tu-Đạt ) dâng cúng . 

(3) : Sangha – Tăng-Già là đoàn thể các vị xuất gia đã thọ Cụ-Túc-

       Giới, trở thành vị Tỷ Kheo . Bản chất của Tăng-Già là thanh

       tịnh và hòa hợp .

Trung Bộ (Tập 3)   Kinh 80 :  VEKHANASSA        *  MLH –  076

 

              Vì không có sắc khác nào

       Cao thượng, thù thắng, thâm sâu hơn vầy ”.

 

    – “ Nhưng hỡi này Vê-Kha-Nát-Sá !

          Sắc nào không có sắc khác, mà

              Cao thượng, thù thắng hơn xa ? ”.

 

 – “ Thưa Tôn Giả Gô-Ta-Ma ! Sắc gì  

          Không có các sắc chi thượng đẳng

          Cao thượng hơn, thù thắng hơn xa

              Sắc ấy tối thượng chính là ! ”. 

 

 – “ Này ông Ve-Khá-Nát-Sa ! Lòng vòng

          Lời giải thích của ông dai dẳng

          Nói dài dòng mà chẳng thông ra !

              Ông phải giải thích rộng ra

       Phải chỉ rõ sắc nào là tối cao ?

          Kách-Cha-Ná ! Như vào ví dụ  

          Có một người thường cứ nói là :

             ‘Tôi yêu, ái luyến thiết tha

       Một cô gái đẹp, nết na vùng này’.

 

          Có người hỏi : ‘Hỡi này ông bạn !

          Ông có biết tường tận người yêu ?

              Thuộc giai cấp nào ? Giàu nghèo ?

       Quê quán, tên tuổi, mỹ miều ra sao ?

          Người bậc trung hay cao hoặc thấp ?

          Thân ốm mập, da dẻ thế nào ?

              Đen sẫm hay là hồng hào ?

       Ở thành hay ở làng nào, gần xa ?’

 

          Nghe hỏi vậy , anh ta ngơ ngẩn

          Trả lời rằng : ‘Tôi chẳng biết chi !’

              Có người hỏi lại tức thì :

Trung Bộ (Tập 3)   Kinh 80 :  VEKHANASSA       *  MLH –  077

 

      ‘Có phải anh đã yêu vì thiết tha

          Thật ái luyến người mà chưa biết

          Chưa từng gặp, cũng tuyệt thấy đâu ? ’

              Nghe hỏi, anh ta gật đầu.

 

   –  Vê-Kha-Nát-Sá ! Nghĩ sao việc này ?

           Sự kiện đây, phải chăng người ấy

          Nói vô lý, trật bậy phải không ?

       

          –  “ Vâng phải, bạch đức Thế Tôn !

       Sự kiện như vậy thật không đúng rồi !

          Không hiệu năng, đồng thời vô lý ”.

       

      –“ Cũng vậy, thật vô lý khi ông

              Phát biểu ý tưởng vừa xong :

      ‘Một sắc nào đó, mà không sắc nào

          Thù thắng hơn hay cao thượng hẳn

          Thời chắc chắn là sắc tối cao’

              Nhưng không chỉ rõ sắc nào ”.

 

     ( Sau đó du sĩ ví vào bảo châu

          Về ánh sáng bảo châu chói lọi.

          Đức Thế Tôn liền hỏi ông ta

              So sánh quang sắc trải qua

       Với nhiều ví dụ, như là trong Kinh

          U-Đa-Dí Tiểu Kinh tóm gọn :

          Sáng đom đóm hay ngọn đèn dầu,

              Đống lứa đêm tối cháy cao,

       Sao mai sáng tỏ hay vào sáng trăng,

          Mặt trời hằng chói lòa tỏa chiếu …

          Nhưng quang sắc chiếu diệu Chư Thiên      

              Ánh sáng rực rỡ vô biên ).

       Ngài nói : “ Quang sắc  Chư Thiên sáng ngời

          Mà mặt trăng, mặt trời thua cả .

Trung Bộ (Tập 3)   Kinh 80 :  VEKHANASSA       *  MLH –  078

 

          Biết Chư Thiên ấy đã từ lâu                   

              Nhưng Ta không nói như sau :

      ‘Không có một quang sắc nào thắng hơn,

          Vi diệu hơn quang sắc ấy cả !’.

          Này Vê-Kha-Nát-Sá ! Còn đây

              Ông nói : ‘Chính quang sắc này

       Cao thượng, thù thắng hơn bầy đóm sâu

          Quang sắc ấy thuộc vào tối thắng’,

          Không chỉ rõ quang sắc ấy ra.

 

              Hãy nghe, Vê-Kha-Nát-Sa !    

       Năm dục tăng trưởng trải qua thế nào ?

 

          Mắt nhận thức biết bao sắc khác     

          Là khả lạc, khả hỷ, đáng yêu

              Hấp dẫn, liên hệ dục nhiều. 

       Tiếng được nhận thức đủ điều do tai,

          Các hương này do mũi nhận thức,

          Lưỡi nhận thức các vị bao lần,

              Các xúc nhận thức do thân

       Khả lạc, khà hỷ, muôn phần đáng yêu,

          Hấp dẫn, liên hệ nhiều đến dục

 

          Là năm dục trưởng dưỡng trải qua.

              Này ông Vê-Khá-Nát-Sa !

       Khi lạc và hỷ nào mà khởi lên

          Mà chúng duyên năm dục trưởng dưỡng

          Gọi hiện tượng này ‘dục lạc’ ngay.

              Vì bởi có dục như vầy

       Nên có dục lạc, từ đây rõ là

         ‘Dục tối thượng lạc’ mà được gọi

          Là tối thượng. Ta nói rõ ra ”.

 

              Được nghe vậy từ Phật Đà    

Trung Bộ (Tập 3)   Kinh 80 :  VEKHANASSA       *  MLH –  079

 

       Du-sĩ Vê-Khá-Nát-Sa thưa ngay :

 

     – “ Vi diệu thay, bạch ngài Thiện Thệ !

          Hy hữu thay ! Thiện Thệ Phật Đà !  

              Chính Tôn-giả Gô-Ta-Ma

       Đã khéo tuyên bố, nói ra như vầy :

        ‘Do có dục, có ngay dục lạc,

          Từ dục lạc lại dẫn tới ngay

             Dục-tối-thượng-lạc điều này

       Được gọi là ‘tối thượng’, đây rõ bày ”.

 

    – “ Kách-Cha-Ná ! Cái này thật khó   

          Để cho ông hiểu rõ không sai

              Về ‘dục’ hay ‘dục lạc’ này

       Hay ‘dục tối thượng lạc’ đây tức thời.

          Ông là người thuộc chấp kiến khác,

          Kham nhẫn khác, mục đích khác xa,

              Tu tập, Đạo Sư khác Ta.

       Nhưng này Vê-Khá-Nát-Sà ! Hiểu chăng ?

          Đối với Tỷ Kheo Tăng viên mãn

          Là bậc A-La-Hán trên đời,

              Các lậu-hoặc đã tận rồi,

       Tu hành thành mãn, đồng thời làm xong

          Những việc cần làm trong tu tập,

          Họ đã đặt gánh nặng xuống ngay,

              Đã đạt mục đích, lành thay !

       Hữu-kiết-sử đoạn trừ ngay tức thời,

          Đã giải thoát nhờ nơi chánh trí,        

          Là những vị mới biết rõ là

              Dục, dục lạc hay là

       Dục tối thượng lạc, do qua hành trì ”.

 

          Nghe như vậy, tức thì Du-sĩ

Trung Bộ (Tập 3)   Kinh 80 :  VEKHANASSA       *  MLH –  080

 

          Vê-Kha-Nát-Sá ấy nổi sân                      

              Bất mãn, phẫn nộ vô ngần

       Mắng nhiếc cả Phật rần rần, thốt ra :

       “ Sa-môn Gô-Ta-Ma rồi sẽ

          Bị đọa lạc, là kẻ tiện nhân ”.   

 

              Sau khi bình tỉnh, nói rằng : 

 

 – “ Nhưng nếu như có thành phần Sa-môn,

          Bà-la-môn chưa hề chứng dự,

          Không biết về quá khứ, tương lai,

              Nhưng họ tự cho như vầy :

      ‘Sự sanh đã diệt, hạnh ngay đã thành,

          Việc cần làm, thực hành vô ngại,

          Không trở lại đời sống thế nhân’.

              Lời nói như vậy dối gian,

       Tự chứng tỏ là nói nhăng đáng cười,

          Chứng tỏ lời họ là hư vọng,

          Tự chứng tỏ nói trống không thôi ! ”.

 

        – “ Này Kách-Cha-Ná ! Những lời 

       Ông nói như vậy hợp thời, đúng thôi !

          Những Sa-môn, các người Phạm-chí

          Không chứng đạt, tự thị cho là

              Thánh quả mình đã chứng qua,

       Lời nói như vậy thật là dối thay !

 

          Nhưng hãy bỏ tương lai, quá khứ,

          Người trí, bậc quân tử chánh chân         

              Không xảo quyệt, không gian manh,

       Hãy đến và nói : ‘Pháp lành diệu vi

          Ta thuyết pháp, ta thì giảng dạy,

          Nếu thực hành điều ấy tận tình

              Không bao lâu tự biết mình

Trung Bộ (Tập 3)   Kinh 80 :  VEKHANASSA       *  MLH –  081

 

       Tự thấy : ‘Như vậy là mình trải qua

          Thật sự là đã được giải thoát,

          Thoát khỏi sự ràng buộc hãi kinh

              Là ràng buộc của vô minh’.

       Vê-Kha-Nát-Sá ! Như hình hài-nhi

          Bé, yếu ớt, tứ chi và cổ

          Bị trói buộc năm chỗ như vầy

              Với năm trói buộc bằng dây.

       Đến khi nó lớn, căn đây năm phần

          Đã thuần thục, tự thân thoát khỏi

          Các buộc trói chặt chẽ xưa nay.

              Lập tức nó biết như vầy :

      ‘Ta được giải thoát !’, tâm nay an tường.

 

          Kách-Cha-Ná ! Cũng dường như thế

          Người trí tuệ, chân trực thẳng ngay

              Tuyên bố : ‘Ta giảng dạy đây !

       Ta nay thuyết pháp, chỉ ngay con đường’.

          Nếu kiên cường thực hành điều dạy

          Không bao lâu, người ấy thật tình

              Tự biết mình, tự thấy mình.

       Như vậy, thật sự tuệ minh hiểu là

          Đã giải thoát, vượt qua ràng buộc

          Sự ràng buộc chính của vô minh ”.

 

              Khi nghe được pháp cao minh    

       Vê-Kha-Nát-Sá thật tình hân hoan.

          Vị du sĩ hướng sang Thiện Thệ

          Tâm hoan hỷ vô kể, nói ngay :

 

        – “ Thưa Tôn Giả ! Vi diệu thay !

       Như người dựng vật lăn quay ngã nằm

          Chỉ hướng kẻ sai lầm lạc lối

Trung Bộ (Tập 3)   Kinh 80 :  VEKHANASSA       *  MLH –  082

 

          Đem đèn sáng vào tối như bưng

              Để ai có mắt mở bừng

       Có thể thấy được sáng trưng sắc màu.

          Cũng như thế, nhiệm mầu Chánh Pháp

          Được Thế Tôn giải đáp, trình bày

       

              Con xin quy ngưỡng từ nay

       Quy y Đại Giác, nương ngay Pháp mầu,

          Quy y Tăng thanh cao đức cả

          Nối tiếp nhau hoằng hóa Pháp môn

              Mong Thế Tôn nhận cho con

       Được làm đệ tử, vun tròn thiện duyên

          Xin phát nguyện vẹn tuyền ngưỡng phục

          Kể từ nay đến lúc mạng chung

              Nguyện theo lời đấng Đại Hùng

       Thực hành Giáo Pháp vô cùng cao thâm ” ./-

 

        Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật  ( 3 L )

 

 

* * *

 

(  Chấm dứt  Kinh số 80  :   VEKHANASSA  –

VEKHANASSA  Sutta )




***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/04/2023(Xem: 2125)
Hành động phản ánh được ý thức, tính cách của mỗi người, lời nói, suy nghĩ thế nào sẽ biểu hiện ra hành động như thế đó, vậy nên mỗi người trước khi nói, cần cân nhắc lời nói của mình bởi vì lời nói là thứ dễ phát ra nhưng không dễ thu hồi, việc làm của chúng ta cũng vậy, cũng cần ý thức để tránh gây những tổn thương, tổn hại đến người khác, khi chúng ta có ý thức thì chúng ta sẽ tạo được một việc lành, ngược lại, những lời nói, hành động không tự chủ, thiếu ý thức, gây ảnh hưởng đến nhiều người khác cũng sẽ phản ảnh một cái tâm không thiện, dễ dẫn đến xung đột và bị nhiều người lên án.
10/04/2023(Xem: 1631)
Hiệu Ứng Lời Nói (The Impact of words)
09/04/2023(Xem: 4091)
Tôi nhận được bản thảo cuốn sách “Phật pháp vấn đáp” của Hòa thượng Thích Giác Quang dày 500 trang và tôi đoc sơ ngay lập tức bản thảo này. Thú thật rằng là người đọc nhiều, nhưng ngay cả với tôi, nhiều điều được Hòa thượng giảng giải ở đây, bây giờ tôi mới hiểu, hoặc hiểu đúng. Bản thân tôi, dù mới tu tập chưa lâu nhưng vẫn thấy rằng rất nhiều người dân đất Việt, kể cả các Phật tử, nhất là miền Bắc, đang hiểu sai về Đức Phật và các giáo lý của Ngài. Hiểu sai một cách nghiêm trọng, thậm chí đang làm ngược lại cả những gì Đức Phật dạy. Vậy nên tôi đang cố công biên soạn cuốn sách hỏi đáp đơn giản và cơ bản nhất về Đức Phật và đạo Phật. Mừng thay, có bản thảo cuốn sách giá trị này, tôi hơn vớ được vàng.
09/04/2023(Xem: 6943)
Được biết Phật Tử Thanh Phi từng là bếp trưởng của Tu Viện Quảng Đức tại Melbourne. Chắc rằng nhiều bài thơ trong tuyển tập nầy cũng được hình thành khi Phật Tử đang xào, đang nấu hay chỉ huy cho các đội Hành Đường lo sao cho tròn phận sự để Hòa Thượng Thích Tâm Phương và Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng không phải quan tâm nhiều. Đó cũng là sự thành công của một nữ tướng của đạo quân ở chốn hậu trường của các Tự Viện Phật Giáo. Vì nếu: “Không thực, sẽ không vực được Đạo”. Ngoài ra Nữ Sĩ cũng là người đã chăm lo việc sửa lại những lỗi chính tả cho trang nhà quangduc.com. Trang nầy nay đã có trên 100 triệu lượt người vào xem.
09/04/2023(Xem: 2176)
Mỗi người trong chúng ta, ai cũng có một cái “Tôi” và tính chấp thủ, nhưng có người ý thức và quán chiếu được điều đó để tự thay đổi hằng ngày, có người xem đó là cá tính và không muốn ai góp ý, sửa chữa. Chấp thủ là dính mắc vào cái gì đó mà không thoát ra được, chẳng hạn dính mắc vào cái đẹp rồi cứ bám theo đó, sinh ra khổ lụy, thù hằn; dính mắc vào sự toan tính, dính mắc vào một suy nghĩ xấu, một hành động sai nhưng luôn cho rằng mình đúng và không chịu thay đổi.
09/04/2023(Xem: 1995)
Trà vốn được xem là một loại thức uống giải khát mang lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, trà là sự giao thoa giữa vị đắng, vị chát và vị ngọt, trà được thu hái từ những nõn chè xanh non hoặc từ một loại thảo mộc quý hiếm, qua cách pha chế tinh tế sẽ cho ra hương vị vừa đậm đà, vừa thuần khiết. Chính vì sự thanh ngọt pha lẫn dư vị đắng chát, như một trải nghiệm đầy đủ và thú vị về một hành trình nhân sinh nên trà đã mang lại nguồn cảm hứng trong thơ ca, và trà được xem là một loại hình ẩm thực tinh túy từ công đoạn thu hoạch cho đến pha chế.
06/04/2023(Xem: 2772)
Cuộc đời Thầy là cuộc đời kỳ lạ, luôn gặp những sự chống đối, nhưng mà Thầy cảm ơn tất cả những cái đó, vì sao? Vì nhờ vậy mình mới nhẫn nại được, Thầy mới nói được rằng: "TỰ DO LÀ UNG DUNG TRONG RÀNG BUỘC - HẠNH PHÚC LÀ TỰ TẠI GIỮA KHỔ ĐAU", đó là một chứng nghiệm thực trong cuộc sống. Khi nào mà xác định được sự tự do đó, sự độc lập đó, đối với mọi việc mọi chuyện thì khi đó mới là người thực sự thong dong tự tại.
02/04/2023(Xem: 4270)
Từ năm 2000 con đã nghe nhiều pháp thoại do Ngài thuyết giảng khắp năm châu và hiện nay vẫn còn lưu giữ hơn 50 MP3 và con thường nghe lại khi cần thông hiểu hơn một tiêu đề nào cho thật rõ ràng, qua những bài pháp thoại đó đôi khi HT xen vào những bài thơ của Trụ Vũ hay những nhà thơ Phật Giáo có tầm vóc, và đôi khi những bài thơ hồi ức của Ngài vào lúc ra trường tốt nghiệp cao đẳng Phật Học 1992.
30/03/2023(Xem: 1861)
Hai từ chiến tranh, không ai trong chúng ta là không nghe đến. Trong quá khứ đã có rất nhiều cuộc chiến tranh xảy ra trên quả địa cầu nầy, kể từ khi con người còn sống đời sống du mục, nay đây mai đó, cho đến khi sự sở hữu của cải vật chất ngày càng tăng dần theo thời gian năm tháng, thì sự chiếm hữu trở nên nhiều hơn theo sự ham muốn làm chủ và thống trị xã hội, thống trị thế giới. Trong gia đình cho đến ngoài xã hội, tất cả từ người trẻ cho đến người có quyền cao chức trọng, chẳng có ai từ bỏ việc chiếm hữu và luôn muốn mang phần thắng lợi về mình. Tài sản càng nhiều thì sự ham muốn càng lớn; cứ cố chiếm đoạt được nhiều chừng nào thì lòng tham và tánh vị kỷ càng được củng cố chừng ấy
30/03/2023(Xem: 6276)
Trang nhà Quảng Đức thành lập vào mùa Phật Đản 1999 là một trong số ít trang web Phật Giáo VN Hải Ngoại xuất hiện vào thời điểm ấy. Cũng trong giai đoạn sơ khai này nhiều học giả, văn sĩ, thi sĩ, nhạc sĩ … đã hết lòng hoan hỷ cộng tác gởi bài về ủng hộ, trong số đó có Thi sĩ Nguyệt Tử (đứa con của mặt trăng) là bút danh của HT Thích Minh Hiếu, là người gởi bài cộng tác sớm nhất.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]