Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

32. Đại Kinh Khu Rừng Sừng Bò

19/05/202009:10(Xem: 12464)
32. Đại Kinh Khu Rừng Sừng Bò

TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO

TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH

( Majjhima  Nikàya )


Tập I
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli

Chuyển thể Thơ :

Giới Lạc  MAI LẠC HỒNG  tự TUỆ NGHIÊM

 ( Huynh Trưởng Cấp Tấn  - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )

Email : [email protected]



32. Đại Kinh RỪNG SỪNG BÒ

(Mahàgosinga sutta)

 

Như vậy, tôi nghe :

 

          Một thời nọ, Thế Tôn an trú

          Khu vườn cạnh rừng rú phía xa

              Rừng Sừng Bò – Gô-Sinh-Ga  (1)

       Có nhiều cây loại Sa-La (2) được trồng.

          Cùng với một sốđông Tôn-giả

          Bậc Thượng Tọa, đệ tử Phật Đà

              Những vị nổi tiếng, sâu xa

       Như ngài Sa-Rí-Pút-Ta (3) trí hiền,

          Mục-Kiền-Liên – Mốc-Gan-La-Ná(4),

Đại Ca-Diếp Tôn-giả Đầu-đà(5)

 (Tức Ma-Ha Káp-Sa-Pa)

       A-Nú-Rút-Thá – A-Na-Luật-Đà(6)

 (Hay A-Nậu-Lâu-Đà cũng thế),

          Ly-Bà-Đa  tức Rế-Va-Ta (7)

     ________________________________

(1) : Rừng Gosinga .

(2) : Cây  Sala : Loại cây lớn có hoa to bằng nắm tay màu đỏ sẫm

 mùi thơm nồng, những cánh hoa xếp tỏa ra như hoa sen, nhụy hoa

 vươn lên giống nhưđầu rồng nên thường  được gọi là Long thọ .

(3) : Tôn-giả Sariputta – Xá-Lợi-Phất ; bậc Trí Tuệ đệ nhất ( vị đứng đầu trong 10 vịĐại Đệ Tử của Phật ).

(4): Tôn-giả Moggallana – Mục-Kiền-Liên; vịThần Thông đệ nhất.

(5) : Tôn-giả Mahà Kassapa - Đại Ca-Diếp; vịĐầu Đà đệ nhất .

(6) : Tôn-giả Anuruddha – A-Nậu-Lâu-Đà hay A-Na-Luật-Đà ; vịThiên Nhãn đệ nhất. Ngài là con của Cam-Lộ-Phạn Vương (Amito- dana , em ruột Vua Tịnh Phạn Suddhodana ).

(7) : Tôn-giả Revata – Ly-Bà-Đa ; vịThiền Định đệ nhất . Ngài là em út của Tôn-giả Xá-Lợi-Phất .     

Trung Bộ (Tập 1)Đại K. 32 :  RỪNG SỪNG BÒ*MLH –476  

 

              Và Tôn-giả A-Nan-Đa (1)

       Cùng với một số Thượng Tòa nổi danh.

          Vào buổi chiều an lành thoải mái  

          Vừa đứng dậy sau khi tham thiền

              Tôn-giảĐại Mục-Kiền-Liên

       Đến Đại Ca-Diếp, gặp liền nói ra :

    – “ Hiền-giả Káp-Sa-Pa kính mến !

          Ta hãy đến nghe pháp sâu xa

              Từ ngài Sa-Ri-Pút-Ta !”.       

– “ Thưa vâng, Hiền-giả ! Chúng ta đi liền ”.

          Hai Tôn-giả Mục-Liên – Ca-Diếp

          Vị kế tiếp A-Nú-Rút-Tha,

              Rồi cả ba vịđi qua

 (Ngài Xá-Lợi-Phất sâu xa trí tài).

 

          A-Nan-Đa vị này chợt thấy

          Ba vịấy đến chỗ thiền-na

              Của ngài Sa-Ri-Pút-Ta

       Liền đến chỗ Rê-Va-Ta vị này.

          Rồi nói ngay với vì Tôn-giả :

    – “ Ly-Bà-Đa hiền-giả thiết thân !  

              Hãy xem các bậc Thượng nhân

       Cùng đi nghe pháp muôn phần diệu tri

     ________________________________

X(1) : Tôn-giả Ananda  hay A-Nan, là con của Hộc-Phạn-Vương

    ( em Vua Tịnh Phạn ) và là em của Devadatta (Đề-Bà-Đạt-Đa).

    Ngài là vị Thị-giả trung kiên của Đức Phật suốt 30 năm (Trung-

 giác-thời và hậu-giác-thời của Phật),có trí nhớ tuyệt vời nên được

 xưng tụng là vịĐa Văn đệ nhất . Sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn

 3 tháng,Ngài Mahà Kassapa triệu tập 500 vị A-La-Hán để KếtTập toàn bộ lời dạy của Đức Phật thành Tam Tạng Thánh Điển; trong đó , ngài A-Nan đọc lại tất cả những bài pháp Đức Phật đã thuyết giảng trong suốt 45 năm hoằng pháp đểĐại Hội kết tập thành Tạng Kinh .   

Trung Bộ (Tập 1)Đại K. 32 :  RỪNG SỪNG BÒ*MLH –477  

 

          Do Tôn-giả Sa-Ri-Pút-Tá

          Sẽ thuyết ra cho cả chúng ta.

              Này Hiền-giả Rê-Va-Ta !

       Chúng ta hãy đến tham gia buổi này ”.  

 

    – “ Vâng, Hiền-giả ! Đi ngay kẻo trễ ”.

 

          Rồi các vị vừa kể, đi qua

              Chỗ ngài Sa-Ri-Pút-Ta

       Mong nghe pháp nhiệm mầu và như chân.

* * *

 (Xá-Lợi-Phất – ‘Tướng Quân Chánh Pháp’    

Đang an lạc, vừa xuất thiền-na)

              Bỗng thấy đi đến từ xa

       Là Rê-Va-Tá cùng là A-Nan

          Khi gặp mặt A-Nan, ngài nói :  

 

    – “ Này Hiền-giả nhớ giỏi A-Nan !

              Hãy đến đây, cùng luận bàn

       Ngài là thị-giả hoàn toàn, tịnh thanh

          Hầu cận Phật chí thành một dạ.

          Này Hiền-giả ! Thật khảái thay !

              Khu rừng Gô-Sinh-Ga này

       Sa-la hoa trổ hương đầy khắp nơi

          Rằm sáng trăng hương trời rộng tỏa

          Theo Hiền-giả, hạng Tỷ Kheo nào

              Có thể làm chói sáng lâu

       Rừng Gô-Sinh-Gá, nhờ vào vịđây ? ”.

 

    – “ Thưa Tôn-giả ! Như vầy, có vị

          Là Tỷ Kheo nghe kỹ, nhớ nhiều

              Giữ gìn, tích tụ những điều

       Mình đã nghe ấy, không tiêu hoại gì.

          Pháp những kỳ sơ, trung, hậu thiện

Trung Bộ (Tập 1)Đại K. 32 :  RỪNG SỪNG BÒ*MLH –478  

 

          Được phô diễn cụ túc nghĩa, văn

              Nói lên phạm hạnh chánh chân

       Hoàn toàn thanh tịnh tâm thân sớm chiều.

          Pháp vịấy nghe nhiều, giữ kỹ

          Lập lớn tiếng, được ý tư duy

              Tri kiến quán sát tức thì

       Vịấy thuyết pháp cũng vì chúng đông

          Với văn cú suốt thông, lưu loát

          Mục đích đoạn trừ mọi tùy miên.

              Ngài Xá-Lợi-Phất trí hiền !

       Hạng Tỷ Kheo ấy lời tuyền sáng trưng

          Có thể làm khu rừng sáng chói ! ”.

 

          Khi nghe nói ý kiến A-Nan

              Ngài Xá-Lợi-Phất quay sang

       Vị Rê-Va-Tá vẫn đang ngồi kề :

    – “ Hiền-giả Rê-Va-Ta chân thật !

Vị‘Đa Văn đệ nhất’ A-Nan

              Trả lời một cách rõ ràng

       Theo sự giải thích phong quang của mình,

          Nay tôi hỏi sự tình cũng vậy :

        ‘Thật khảái Gô-Sinh-Gá này !

              Khu rừng phong cảnh đẹp thay !

       Sa-la hoa trổ hương đầy khắp nơi

          Rằm sáng trăng hương trời rộng tỏa

          Theo Hiền-giả, vị Tỷ Kheo nào

              Có thể làm chói sáng lâu

       Rừng Gô-Sinh-Gá, nhờ vào vịđây ? ”.

 

    – “ Thưa Tôn-giả ! Như vầy, có vị

          Là Tỷ Kheo tịnh chỉ, độc cư

Ưa thích đời sống tịnh cư

Trung Bộ (Tập 1)Đại K. 32 :  RỪNG SỪNG BÒ*MLH –479  

 

       Vui thú đời sống tịnh cư an lành

          Rèn nội tâm, tịnh thanh thiền định

          Không gián đoạn thiền định phút nào

              Thành tựu quán hạnh thanh cao

       Các chỗ không tịch tầm cầu tới lui.

          Thưa Tôn-giả ! An vui như thế

          Tỷ Kheo này có thể làm cho

              Sáng chói khu rừng rộng to

       Gô-Sinh-Gá, rừng Sừng Bò nơi đây ! ”.

 

          Nghe Tôn-giả Ly-Bà-Đa đó

        (Đệ nhất Thiền-định) tỏ bày ra

              Tôn-giả Sa-Ri-Pút-Ta

       Hỏi ngài A-Nậu-Lâu-Đàôn nhu :

 

    – “ Này Hiền-giả A-Nu-Rút-Thá !

          Rê-Va-Tá hiền-giả trình bày

              Theo quan niệm riêng như vầy

       Xin hỏi Tôn-giả việc này ra sao :

          Hạng Tỷ Kheo thế nào được nói

          Làm sáng chói rực rỡ khu rừng ? ”.

 

        – “ Thưa ngài ! Tỷ Kheo đã từng

       Dùng thiên nhãn tịnh thanh trừng sạch trong

          Được siêu nhiên, viên thông thanh tịnh

          Quán sát chính thế giới muôn ngàn

              Ví người có mắt rõ ràng 

       Lên đỉnh lầu nọ dễ dàng ngắm trông

          Quán sát ngàn đường vòng lan tỏa.

          Cũng vậy, thưa Hiền-giả trí hiền !

              Vị Tỷ Kheo đó vô phiền

       Thiên nhãn thanh tịnh, siêu nhiên hiện tiền,

          Quán sát liền muôn ngàn thế giới

Trung Bộ (Tập 1)Đại K. 32 :  RỪNG SỪNG BÒ*MLH –480  

 

          Là hạng làm sáng chói rừng này ”.

(‘Đệ nhất Thiên Nhãn’ vị này

       A-Nu-Rút-Thá  trình bày vừa qua)

          Ngài Sa-Ri-Pút-Ta nghe vậy

          Liền hỏi Đại-Ca-Diếp Thượng Tòa

 Là vị‘Đệ nhất Đầu Đà’ :

 

 – “ Ngài Đại Ca-Diếp ! Vừa qua trình bày

          Tôn-giảđây – A-Nu-Rút Thá

          Quan niệm riêng đã trả lời tôi.

              Xin hỏi Tôn-giảý rồi :

       Hạng Tỷ Kheo khiến chói ngời là chi ? ”.

 

    – “ Này Hiền-giả Sa-Ri-Pút-Tá !

          Những hành giả sống ở núi rừng

              Tán thán đời sống núi rừng

       Tự mình khất thực, đến từng tín-gia

          Tán thán qua đời sống khất thực

          Phấn-tảo-y của bậc khổ hành

 (Vải bó thây, lượm để dành

       Giặt kỹ cho sạch, may thành y đây)

          Dùđêm ngày, ba y luôn giữ,

          Tán thán hạnh chỉ giữ tam y,

              Tự sống thiểu dục hành trì

       Tán thán thiểu dục hạnh ni am tường,

          Sống biết đủ, tán dương tri túc,

          Sống không nhiễm thế tục, an như,

              Tự mình vui sống độc cư

       Tán thán hạnh sống độc cư thanh bần,  

          Sống tinh cần, tán dương tinh tấn,

          Tự thành tựu giới hạnh tịnh thanh

              Tán thán giới hạnh tựu thành,

Trung Bộ (Tập 1)Đại K. 32 :  RỪNG SỪNG BÒ*MLH –481  

 

       Thành tựu thiền định, phát sanh an lành

          Tán thán sự tựu thành thiền định,

          Được trí tuệ chân chính tựu thành

              Tán thán trí tuệ tựu thành,

       Thành tựu giải thoát tịnh thanh ngọn ngành,

          Tự tựu thành giải thoát tri kiến

          Khen giải thoát tri kiến tựu thành.

              Hạng Tỷ Kheo này thực hành

       Làm cho sáng chói, vinh danh rừng này ”.

 

          Nghe Vậy, ngài Sa-Ri-Pút-Tá

          Bảo Tôn-giả Mốc-Gan-La-Na

 (Đại Mục-Kiền-Liên cũng là

‘Thần thông đệ nhất’ Thượng Tòa tả ban )(1):

    – “ Này Hiền-giả Mốc-Gan-La-Ná !

          Theo Hiền-giả, hạng Tỷ Kheo nào

              Làm cho sáng chói vút cao !

       Rừng Gô-Sinh-Gá thêm vào uy nghi ? ”.

 

    – “ Thưa Hiền-giả Sa-Ri-Pút-Tá !

          Về A-Phí-Thăm-Má(2) uyên thâm

 (Vi-Diệu-Pháp – A-Tỳ-Đàm)

       Hai Tỷ Kheo nọ luận đàm cùng nhau

          Họ hỏi nhau ; và người được hỏi

          Khéo trả lời về mọi pháp-chi

              Chứ không dừng lại, do vì

       Không trả lời được những gì hỏi đi.

     ________________________________

   (1) : Tôn-giả Sariputta (Xá-Lợi-Phất) và Tôn-giả Moggallana (Mục-Kiền-Liên)được Đức Phật công nhận là hai vịĐại Đệ Tử

 tay mặt (Sariputta) và tay trái (Moggallana) của Ngài .

  (2) : Abhidhamma – Vi-Diệu Pháp ( A-Tỳ-Đàm ) là phần quan

trọng trong Tạng Luận .

Trung Bộ (Tập 1)Đại K. 32 :  RỪNG SỪNG BÒ*MLH –482  

 

          Cuộc đàm luận A-Phi-Thăm-Má

          Được tiếp tục với cả hai bên

              Nên hạng Tỷ Kheo nói trên

       Làm cho sáng chói lâu bền rừng thiêng ”.

 

          Rồi Đại Mục-Kiền-Liên Tôn-giả

          Hỏi Tôn-giả Sa-Rí-Pút-Ta :

       – “ Xin thưa Tôn-giả ! Vừa qua

       Chúng tôi đã trả lời làý riêng

          Quan điểm riêng chúng tôi giải thích

          Nay để rõ mục đích vấn đề

              Xin hỏi lại Tôn-giả về

       Câu hỏi Tôn-giả một bề hỏi đây :

         ‘Khảái thay ! Rừng Gô-Sinh-Gá !

          Sa-la trổ hoa tỏa hương bay

              Cùng khắp trong đêm rằm này

       Hương trời tỏa rộng khắp đầy, lan đi.

          Thưa Hiền-giả Sa-Ri-Pút-Tá !

          Theo Hiền-giả, vị Tỷ Kheo nào

              Làm cho sáng chói vút cao

       Tại Gô-Sinh-Gá dạt dào lâm viên ? ”.      

 

    – “ Hiền-giả Mục-Kiền-Liên ! Tôi nghĩ :

          Chính là vịđiều phục được tâm.

              Tỷ Kheo điều phục được tâm

       Muốn an trú quả cao thâm khi nào :

          Muốn an trú quả vào buổi sáng

          Thì an trú buổi sáng thanh triêu

              Muốn an trú buổi trưa &chiều 

       Thì an trú buổi trưa & chiều thanh lương

          Ví như vị Quốc Vương một nước

          Hay Đại-thần quyền tước thật cao

Trung Bộ (Tập 1)Đại K. 32 :  RỪNG SỪNG BÒ*MLH –483  

 

              Có tủ đựng nhiều áo bào

       Nhiều loại gấm vóc, sắc màu khác nhau

          Cặp áo nào nhà vua muốn mặc

          Vào buổi sáng hay giấc buổi trưa

              Buổi chiều – khi nắng, lúc mưa

       Thì vua cứ mặc cho vừa ý riêng.

          Hiền-giả Mục-Kiền-Liên ! Cũng vậy

          Tỷ Kheo ấy điều phục được tâm

              Không phải không điều phục tâm,

       Muốn an trú quả vào tầm sáng, trưa

          Hay buổi chiều cho vừa ý muốn

          Tùy trạng huống, thực hiện tùy duyên.

              Hiền-giảĐại Mục-Kiền-Liên !

       Hạng Tỷ Kheo ấy an nhiên như vầy

          Có thể làm rừng này sáng chói ! ”.

 

          Rồi Tôn-giả lại nói nghiêm trang : 

         – “ Chư Hiền ! Chúng ta hãy sang

       Chỗ Thế Tôn ở, rồi mang ý này

          Thỉnh Thế Tôn để Ngài chỉ giáo.

          Vì tất cả luận đạo chúng ta

              Theo giải thích của chúng ta

       Ta hãy căn cứ xuyên qua lời Ngài

          Để từ nay thọ trì như vậy ”.

 

Chư Tôn-giả nơi ấy đồng lòng

              Cùng nhau đi đến tịnh phòng

       Của Đấng Thiện Thệ, để mong trình bày

          Câu chuyện ấy, thỉnh Ngài chỉ giáo.

 

          Gặp Phật Bảo, đảnh lễ chí thành

              Ngồi xuống một bên an lành,

       Ngài Xá-Lợi-Phất ứng thanh nói liền :

Trung Bộ (Tập 1)Đại K. 32 :  RỪNG SỪNG BÒ*MLH –484  

 

     – “ Bạch Thế Tôn ! Nhân duyên thù thắng !

          Các Tôn-giả đến tận chỗ con

              Để cùng bàn luận pháp môn,

       Con có câu hỏi các Tôn-giả liền.

          Người đầu tiên A-Nan Hiền-giả,

          Tiếp theo Rê-Va-Tá Thiền-gia,

              Hiền-giả A-Nú-Rút-Tha,

       Rồi Ma-Ha Káp-Sa-Pa  đại hiền,

          Ma-Ha Mục-Kiền-Liên sau rốt.

 

          Chỉ với một câu hỏi đặt ra :

            “ Khảái thay ! Gô-Sinh-Ga !

Đêm rằm trăng tỏ thật là sáng trưng !

          Hoa Sa-la trong rừng trổ khắp

          Tỏa hương thơm tràn ngập nơi nơi

              Hạng Tỷ Kheo nào là người

       Làm cho sáng chói rạng ngời rừng đây ? ”.

       *  A-Nan-Đa nói ngay ý nghĩ :

         ‘Tỷ Kheo nào nghe kỹ, nhớ nhiều

              Giữ gìn, tích tụ những điều

       Mình đã nghe ấy, không tiêu hoại gì.

          Pháp những kỳ sơ, trung, hậu thiện

          Được phô diễn cụ túc nghĩa, văn

              Nói lên phạm hạnh chánh chân

       Hoàn toàn thanh tịnh tâm thân sớm chiều.

          Pháp vịấy nghe nhiều, giữ kỹ

          Lập lớn tiếng, được ý tư duy

              Tri kiến quán sát tức thì

       Vịấy thuyết pháp cũng vì chúng đông

          Với văn cú suốt thông, lưu loát

          Mục đích đoạn trừ mọi tùy miên.

 

Trung Bộ (Tập 1)Đại K. 32 :  RỪNG SỪNG BÒ*MLH –485  

 

              Là vị Tỷ Kheo đại hiền

       Lời vịấy khiến khắp miền sáng trưng

          Có thể làm khu rừng sáng chói ! ”.

 

      *  Đáp câu hỏi, thì Rê-Va-Ta 

(Là vị‘Đệ nhất Thiền-na’)

Đã khéo diễn giải dựa qua ý mình,

          Vào kinh nghiệm của mình, nêu ý :

         ‘Vị Tỷ Kheo tịnh chỉ độc cư

              Luôn sống tịnh chỉ tịnh cư

       Vui thú đời sống tịnh cư an lành

          Rèn nội tâm, tịnh thanh thiền định

          Không gián đoạn thiền định phút nào

              Thành tựu quán hạnh thanh cao

       Các chỗ không tịch tầm cầu tới lui.

          Rồi nói rằng : An vui như thế

          Tỷ Kheo này có thể làm cho

              Sáng chói khu rừng rộng to

       Gô-Sinh-Gá, rừng Sừng Bò nơi đây ! ”.

 

      *  Khi hỏi ngài A-Nu-Rút-Thá,

          Thì Hiền-giảđãđáp, tựu trung :

             ‘Vị Tỷ Kheo nào đã từng

       Dùng thiên nhãn tịnh thanh trừng sạch trong

          Được siêu nhiên, viên thông thanh tịnh

          Quán sát chính thế giới muôn ngàn

              Ví người có mắt rõ ràng 

       Lên đỉnh lầu nọ dễ dàng ngắm trông

          Quán sát ngàn đường vòng lan tỏa.

          Cũng vậy, với thành quả cần chuyên

              Vị Tỷ Kheo đó vô phiền

       Thiên nhãn thanh tịnh, siêu nhiên hiện tiền,

Trung Bộ (Tập 1)Đại K. 32 :  RỪNG SỪNG BÒ*MLH –486  

 

          Quán sát liền muôn ngàn thế giới

          Là hạng làm sáng chói rừng này ”.

 

          *  Đến lượt Đại Ca-Diếp ngài,

       Trả lời theo hạnh mà ngài hành theo :

         ‘Vị Tỷ Kheo nào ưa tịch mịch

          Thường vui thích sống ở núi rừng

              Tán thán đời sống núi rừng

       Tự mình khất thực, đến từng tín-gia

          Tán thán qua đời sống khất thực

          Phấn-tảo-y của bậc khổ hành

 (Vải bó thây, lượm để dành

       Giặt kỹ cho sạch, may thành y đây)

          Dùđêm ngày, ba y luôn giữ,

          Tán thán hạnh chỉ giữ tam y,

              Tự sống thiểu dục hành trì

       Tán thán thiểu dục hạnh ni am tường,

          Sống biết đủ, tán dương tri túc,

          Sống không nhiễm thế tục, an như,

              Tự mình vui sống độc cư

       Tán thán hạnh sống độc cư thanh bần,  

          Sống tinh cần, tán dương tinh tấn,

          Tự thành tựu giới hạnh tịnh thanh

              Tán thán giới hạnh tựu thành,

       Thành tựu thiền định, phát sanh an lành

          Tán thán sự tựu thành thiền định,

          Được trí tuệ chân chính tựu thành

              Tán thán trí tuệ tựu thành,

       Thành tựu giải thoát tịnh thanh ngọn ngành,

          Tự tựu thành giải thoát tri kiến

          Khen giải thoát tri kiến tựu thành.

 

Trung Bộ (Tập 1)Đại K. 32 :  RỪNG SỪNG BÒ*MLH –487  

 

              Hạng Tỷ Kheo này thực hành

       Làm cho sáng chói, vinh danh rừng này ”.

      *  Trả lời ngay, Mục-Liên Tôn-giả

          Luận A-Phí-Thăm-Má uyên thâm 

 (Vi-Diệu-Pháp – A-Tỳ-Đàm) :

       Hai Tỷ Kheo nọ luận đàm cùng nhau

          Họ hỏi nhau ; và người được hỏi

          Khéo trả lời về mọi pháp-chi

              Chứ không dừng lại, do vì

       Không trả lời được những gì hỏi đi.

          Cuộc đàm luận A-Phi-Thăm-Má

          Được tiếp tục với cả hai bên

              Nên hạng Tỷ Kheo nói trên

       Làm cho sáng chói lâu bền rừng thiêng’.

*  *  *

          Tôn-giả Mục-Kiền-Liên lúc đó

          Bạch với Phật cho rõ thêm ra :

         – “ Bạch Đấng Vô Thượng Phật Đà !

       Chúng con giải thích chỉ làý riêng

          Con hỏi lại trí hiền Tôn-giả

          Xá-Lợi-Phất – xin trả lời qua

              Câu hỏi mà ngài đề ra :

       Tỷ Kheo nào xứng đáng là biểu trưng

          Sáng chói rừng này, Gô-Sinh-Gá ?

 

          Theo Tôn-giả, nội lực cao thâm

              Tỷ Kheo điều phục được tâm

       Muốn an trú quả cao thâm khi nào :

          Muốn an trú quả vào buổi sáng

          Thì an trú buổi sáng thanh triêu

              Muốn an trú buổi trưa &chiều 

       Thì an trú buổi trưa & chiều thanh lương

Trung Bộ (Tập 1)Đại K. 32 :  RỪNG SỪNG BÒ*MLH –488  

 

          Ví như vị Quốc Vương một nước

          Hay Đại-thần quyền tước thật cao

              Có tủ đựng nhiều áo bào

       Nhiều loại gấm vóc, sắc màu khác nhau

          Cặp áo nào nhà vua muốn mặc

          Vào buổi sáng hay giấc buổi trưa

              Buổi chiều – khi nắng, lúc mưa

       Thì vua cứ mặc cho vừa ý riêng.

          Vị hành giả cần chuyên cũng vậy

          Tỷ Kheo ấy điều phục được tâm

              Không phải không điều phục tâm,

       Muốn an trú quả vào tầm sáng, trưa

          Hay buổi chiều cho vừa ý muốn

          Tùy trạng huống, thực hiện tùy duyên.

              Giữ tâm thanh tịnh vô phiền

       Hạng Tỷ Kheo ấy an nhiên như vầy

          Có thể làm rừng này sáng chói ”

 

Đó là mọi ý kiến nêu ra.

              Kính bạch Thế Tôn Phật Đà

       Thỉnh Ngài chỉ dạy rõ, qua điều này ”.

 

    – “ Thật lành thay ! Mốc-Gan-Lá-Ná !

          Nếu chân chánh để trả lời ngay

              Thì tất cả các ông đây 

       Đều trả lời đúng như vầy mà thôi !

          Tùy kinh nghiệm họ thời chứng đắc

          Nét đặc trưng họđạt ra sao ”.

 

              Nghe lời Phật dạy trước sau

       Ngài Xá-Lợi-Phất cúi đầu thưa qua :

 

    – “ Bạch Phật Đà ! Vị nào xứng đáng

Trung Bộ (Tập 1)Đại K. 32 :  RỪNG SỪNG BÒ*MLH –489  

 

          Khéo trả lời viên mãn câu này ? ”.

 

          – “ Sa-Ri-Pút-Tá ! Lành thay !

       Lần lượt qua các ông đây trả lời

          Đều là khéo trả lời câu đó.

          Nhưng vẫn có hạng Tỷ Kheo này

               Làm cho khu rừng sáng đầy

       Làm cho rực rỡđóđây rạng ngời :

 

       ‘Như thường lệ, sau thời khất thực

          Vị Tỷ Kheo thọ thực xong rồi

              Sau khi rửa bát, úp phơi

       Tréo chân, lưng thẳng, giữ hơi thở đều

          Ngồi kiết già, nương theo chánh niệm

          Với tâm niệm : Ta quyết đêm ngày

              Không bỏ ngồi kiết già này

       Đến khi đạo-quảđạt, đầy thắng duyên

          Khéo giải thoát não phiền lậu-hoặc

          Không chấp thủ, (chứng đắc sâu xa).

                Này ông Sa-Ri-Pút-Ta !

       Hạng Tỷ Kheo ấy mới là biểu trưng

          Làm sáng chói khu rừng này vậy ! ”.

 

          Nghe lời dạy của Phật rõ rành 

              Các vị Tôn-Giả tịnh thanh

       Hoan hỷ, tín thọ lời lành Thế Tôn ./-

 

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật  ( 3 L )

 

*

*    *

 

(  Chấm dứt  Kinh số 32  :  Đại Kinh RỪNG SỪNG BÒ – MAHÀGOSINGA  Sutta  )

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/04/2020(Xem: 3029)
Tôi đã tiếp xúc rất nhiều với các cháu những thế hệ thứ hai sanh sau 30/4/1975 và đã sang đây từ khi còn bé , và nếu được sống trong hoàn cảnh cha mẹ cho học lại Việt Ngữ và đôi lần tìm về Việt Nam thăm quê nội , quê ngoại thì trong các cháu vẫn có chút gì ... khi nhắc đến Việt Nam , còn ngoài ra rất nhiều cháu sống trong những gia đình mà cha mẹ từng bị đánh tư sản và ra đi trong nỗi kinh hoàng và chưa bao giờ đặt chân về quê hương xứ sở sau 45 năm , thì các cháu đều nói với tôi rằng “Quê hương cháu là nước Úc , Mỹ v.v...và theo cháu nghĩ nơi nào mình sống hơn 1/2 đời người ( 30-40) năm thì nơi đó chính là quê hương mình Cô ạ “.
20/04/2020(Xem: 11992)
Không chỉ là một trong những cuốn sách xuất sắc về nội dung, "Hành trình về Phương Đông" còn có một số phận kỳ lạ. Và không chỉ bây giờ mà suốt vài chục năm qua rất nhiều diễn đàn trong và ngoài nước đã tranh luận rất nhiều về nguồn gốc, xuất xứ cuốn sách này. Mà người đã tạo ra nó lại yên lặng như không hề có liên quan.
19/04/2020(Xem: 37176)
Có một vị tiến sĩ viết nhiều bài rất xuất sắc đăng trên báo và thường gởi thư cho tôi. Vị tiến sĩ ấy viết “quí vị.” Tôi muốn học hỏi thêm nên tôi hỏi vị tiến sĩ nầy rằng tại sao dùng “i” ngắn cho chữ “quí vị”. Vị tiến sĩ kia trả lời rằng “i” ngắn hoặc “y” dài đểu được cả. Ai muốn viết sao tùy ý. Bắt đầu từ đó, tôi “tùy ý” dùng “i” ngắn cho tên của vị tiến sĩ nầy. Mở đầu bức thư tôi thường viết, “Kính thưa Tiến Sĩ Thụi.” Sau một thời gian độ 5 tháng, vị tiến sĩ ấy gọi tôi là người bất lịch sự khi tôi đổi chữ “y” dài thành “i” ngắn cho tên ông ấy. Tôi trả lời rằng chính ông đã bảo tôi tùy tiện dùng “i” ngắn hay “y” dài cũng được cả mà! Sau đó, ông không nói gì thêm, nhưng tôi để ý thấy ông dùng “quý vị” thay cho “quí vị” như trước kia.
16/04/2020(Xem: 4298)
Con à, thời gian qua mau, ngày tháng thoi đưa. Mới ngày nào con còn bập bẹ, chập chững tập đi trong sân nhà, chớp mắt nay con đã vào đại học. Theo lý thuyết, 18 tuổi đã trở thành người lớn, ba không cần phải lo lắng nữa. Chỉ là con từ khi sinh ra cho đến nay, chưa từng rời khỏi nhà, nên ba lo lắng rằng con không tự chăm sóc tốt bản thân khi ở một mình bên ngoài. Con nói con không muốn học đại học ở quê, ba hiểu và ủng hộ con. Ở ngoài kia trời cao biển rộng, con có thể tự do thoải mái lượn bay. Con vốn không thích thuyết giáo, nhưng trước khi con đi học, ba vẫn phải nói vài lời. Nó đối với con không hẳn sẽ hữu dụng, nhưng đối với ba cũng an ủi phần nào.
16/04/2020(Xem: 3580)
Chỉ trong giai đoạn này ...những ai có nhiệt tâm và lạc quan cho một tiền đồ sáng lạn mới có thể ngồi yên đọc những quyển sách tâm linh một thời rất nổi tiếng , còn thì tựu trung thường giải trí bằng nhiều phương tiện khác nhau như âm nhạc, phim hài và tôi cũng không ngoại lệ . Dù hơn tháng nay ngoài các công việc thường ngày của một phàm phu tập tễnh học Đạo , đôi lúc tụng kinh cầu an , khi thì tụng sám hối sáng sớm trì chú và tụng Lăng Nghiêm nhưng sao thì giờ còn lại đã làm tôi thấy chút trống vắng hơn bao giờ... Có lẽ từ lâu thật sự trong tôi chưa từ bỏ được những điều mong ước rất tầm thường ? Và phải chăng tôi chưa có được một sự hiểu biết sâu sắc về những dính mắc đó nên chưa sẵn sàng cắt đứt nó .
02/04/2020(Xem: 12227)
“Cư Trần Lạc Đạo” của Trần Nhân Tông nhiều vị đã luận bàn, nhân có một chút duyên ý, chúng tôi xin ”lạm bàn” thêm một vài ý-… Nội dung Cư Trần Lạc Đạo “Cư trần lạc đạo thả tùy duyên. Cơ tắc xan hề, khốn tắc miên. Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch; Đối cảnh vô tâm mạc vấn Thiền.” TRẦN NHÂN TÔNG
27/03/2020(Xem: 15164)
Thơ Bùi Giáng - Hồng Vân diễn ngâm
25/03/2020(Xem: 3793)
Người ta nói, đại dịch đã đến rồi. Các công sở sẽ đóng cửa. Các con đường sẽ đóng bớt lại. Nhà hàng, rạp hát, những nơi vui chơi giải trí... tất cả đều phải đóng. Mỗi người hãy tự cách ly, đừng lang thang bên ngoài nữa. Một sẽ hại tất cả, và tất cả chung quanh cũng sẽ hại cho một. Mỗi cá nhân đều có liên hệ hỗ tương với gia đình và xã hội; tuy ly cách nhưng thực ra không ai tách rời khỏi thế giới. Mỗi người hãy tự ý thức vai trò và trách nhiệm của mình trong cuộc đời. Đừng ích kỷ, tham lam, chỉ biết có mình và người thân của mình. Tánh xấu của cá nhân luôn ảnh hưởng đến người khác, vật khác; trong trường hợp của đại dịch là vô tình/gián tiếp giết hại đồng loại, phá hoại môi trường. Hãy ngừng lại cái tâm bé xíu nhỏ mọn; và hãy mở lòng ra, biết yêu thương mình, yêu thương người, yêu thương vật. Tự phòng vệ cũng chính là bảo vệ cho người khác. Ý tưởng này hẳn đã nghe quen trong Phật giáo: một là tất cả, tất cả là một (1). Vậy thì, hãy dừng lại, dừng lại. Trở về với gia đình, trở về với tự
13/03/2020(Xem: 20430)
Nạn dịch Covid-19 là một cuộc khủng hoảng sức khỏe trong cuộc sống của chúng ta và cộng đồng thế giới hiện nay, vì sức khỏe quý báu của số đông và của tập thể, ban tổ chức quyết định hủy bỏ buổi sinh hoạt Có Mặt Cho Nhau 7 tại Orlando, FL và dời ngày sinh hoạt Có Mặt Cho Nhau 8 tại Nam California. Có Mặt Cho Nhau 8 được dời đến ngày thứ Bảy, 6 tháng 6, 2020 tại phòng hội Viện Việt Học như Thư Mời dưới đây. Chương trình giống nhau, chỉ có khác ngày mà thôi.
15/02/2020(Xem: 8391)
Sau 4 ngày tham dự đại lễ tại chùa Viên Giác tại Hannover, Đức Quốc, chúng tôi được Thầy Thông Triển đưa ra nhà ga bằng xe ca của chùa để trở về lại trú xứ của mình. Trên xe có một nữ Phật tử chùa Trúc Lâm ở Paris, Pháp Quốc tâm sự. „Bác ơi, đây là lần đầu tiên cháu đến thăm chùa Viên Giác. Cháu đọc báo thấy có tin về 4 ngày lễ hội 40 năm từ 27 đến 30 tháng 6.2019 về thành lập chùa Viên Giác, thành lập Hội Phật Tử Việt Nam TNCS, thành lập Chi Bộ Chi Bộ Phật Giáo VNTN tại Đức và 40 năm kỷ niệm báo Viên Giác. Ngoài ra còn 3 lễ khác là Khánh thọ 70 tuổi của Hòa Thượng Phương Trượng chùa Viên Giác, Đại Giới Đàn Pháp Chuyên và lễ tấn phong lên các hàng giáo phẩm Hòa Thượng, Thượng Tọa, Ni Sư.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]