Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Khép Lại Những Con Đường

25/03/202006:49(Xem: 3703)
Khép Lại Những Con Đường

con duong

KHÉP LẠI NHỮNG CON ĐƯỜNG

 

Vĩnh Hảo

 

 

Người ta nói, đại dịch đã đến rồi. Các công sở sẽ đóng cửa. Các con đường sẽ đóng bớt lại. Nhà hàng, rạp hát, những nơi vui chơi giải trí... tất cả đều phải đóng. Mỗi người hãy tự cách ly, đừng lang thang bên ngoài nữa. Một sẽ hại tất cả, và tất cả chung quanh cũng sẽ hại cho một. Mỗi cá nhân đều có liên hệ hỗ tương với gia đình và xã hội; tuy ly cách nhưng thực ra không ai tách rời khỏi thế giới. Mỗi người hãy tự ý thức vai trò và trách nhiệm của mình trong cuộc đời. Đừng ích kỷ, tham lam, chỉ biết có mình và người thân của mình. Tánh xấu của cá nhân luôn ảnh hưởng đến người khác, vật khác; trong trường hợp của đại dịch là vô tình/gián tiếp giết hại đồng loại, phá hoại môi trường. Hãy ngừng lại cái tâm bé xíu nhỏ mọn; và hãy mở lòng ra, biết yêu thương mình, yêu thương người, yêu thương vật. Tự phòng vệ cũng chính là bảo vệ cho người khác. Ý tưởng này hẳn đã nghe quen trong Phật giáo: một là tất cả, tất cả là một (1). Vậy thì, hãy dừng lại, dừng lại. Trở về với gia đình, trở về với tự thân. Đóng lại các căn trần. Khép lại những con đường...

 

Con đường đi quanh, hoa cỏ hồn nhiên mọc tràn lưng núi. Bướm cải du xuân vàng rợp đồng xanh. Chim trắng như bông, chao lượn góc trời. Dáng sắc lung linh trong nắng xế. Muôn màu vẽ nhòa trên tóc xưa. Dấu chân ai còn in lối về. Chiều tàn lưu luyến buổi bình minh. Buồn vui khép lại trong đôi mắt sâu. Ngày như đêm không còn thấy gì.

 

Con đường băng ngang bờ bãi quạnh. Nghe gió chuyển rung những tán lá. Sóng nước vỗ nhịp cho bản trường ca không biết bắt đầu tự khi nào. Tiếng ca cất lên nơi hoang dã, vượt khỏi những cung bậc, chạm đến tầng mây cho mưa rơi xuống. Tiếng mưa rào rào lúc ban đầu, rồi chầm chậm, tí tách... rồi lặng im. Cơn suy-thịnh buông theo lời ca, tiếng nói. Giọng ai bật cười lúc sáng tinh mơ. Từ nay khép lại đôi tai này. Không còn những thanh, âm. Không còn tiếng vô thanh.

 

Con đường phố thị ngào ngạt những hương thơm. Mùi thức ăn đánh thức cơn đói giữa chiều. Mùi xăng từ khói xe gợi nhớ những chuyến đi xa. Mùi vải mới gợi nhớ ngày xưa thơ ấu trong áo quần ngày đầu xuân. Mùi muôn hoa kết tụ trong tinh dầu, phảng phất trên những làn da. Mùi da thơm gợi nhớ những cuộc tình. Những cuộc tình đời này hay nhiều đời trước, vẫn còn vương hương. Ngồi lặng im, khép lại cánh mũi này, cho lắng hết dư hương. Dư hương lắng hết rồi mà bỗng liên tưởng một mùi hương chưa từng ngửi qua: hương thơm từ cõi Chúng Hương của Phật Hương Tích (2).

 

Hương thơm cõi Chúng Hương thì không thể mường tượng ra nổi, nhưng từ bát cơm thơm mà vị “hóa bồ-tát” (3) đem về từ tay Phật Hương Tích, gợi lại một bát cơm trắng dẻo, thơm tho của cõi trần. Lưỡi này đã kinh qua bao vị mặn, ngọt, cay, chua, đắng, chát, mềm, giòn, khô, ướt... của hàng trăm món ăn phương đông, phương tây. Đạm bạc đơn giản cũng có, sơn hào hải vị cũng có. Ăn vì đói hay ăn cho ngon cũng đều đã nếm qua. Nhưng giá trị của mỹ vị thường khi chỉ được nhận chân với bụng rỗng. Miếng cơm trong tù. Miếng ăn của người đói. Nhu cầu lấp vào bao tử trống tạo nên ảo giác ngon cho vị giác. Vậy rồi, cũng chính từ nhu cầu và ảo giác ấy, người ta đã sáng tạo ra bao món ăn cầu kỳ, tỉ mỉ, tinh tế, tuyệt hảo. Giờ này ngồi lại giữa phòng không, không nói không ăn, miệng hàm hoa, nhẹ thơm cam-lồ vị.

 

Thân đã rong chơi muôn dặm ngoài. Nóng, lạnh chiêu cảm hết những mùa qua. Ngõ hẹp gặp nhau ắt phải vầy oan trái. Từ thuở tóc xanh đã miên man dõi theo những bóng sắc. Ôm nhau cho trọn duyên tình gieo từ bao kiếp xa xôi không thể nhớ. Để rồi, giữa trời đất mênh mông, bỗng chốc muôn trùng xa hút bóng cố nhân. Tóc râm. Chùn gối. Thân hạc đứng lại bên sông xưa, ngắm tà huy rơi trên núi non điệp trùng.

 

Những con đường khép lại, nhưng tâm thức lại mở ra muôn hướng, với những chiều sâu thăm thẳm. Một đường mở ra muôn đường. Mỗi đường lại mở ra vô tận con đường... Hình sắc, âm thanh, hương vị và cảm giác xúc chạm trộn lẫn vào nhau, nhào nặn ra những ảnh tượng hữu lý và phi lý. Ngựa bay trên không. Chim bơi dưới nước. Không gì thật, mà cũng không gì không thật...

 

Ngồi im mà nhận ra ý thức đang chuyển động theo Tâm Kinh: không màu sắc, không âm thanh, không hương, không vị, không xúc... Không thấy cả người quan sát. Không nghe cả sự thinh lặng. Không ngửi cả cái không mùi. Không nếm cả cái không vị. Không xúc chạm cả cái không xúc chạm. Không khởi ý, cũng không khởi cái ý chấm dứt ý tưởng. Không gì ngăn ngại, không gì hãi sợ. Đoạn dứt các vọng duyên. Đoạn dứt người đoạn dứt. Tự tại vô ngại, đi đứng nằm ngồi mà bất động như như. Ma-ha Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

 

California, ngày 24 tháng 3 năm 2020

Vĩnh Hảo

www.vinhhao.info

 

 

_________________

 

(1)  “Nhất tức nhất thiết, nhất thiết tức nhất”: tư tưởng cốt lõi của Kinh Hoa Nghiêm. Câu này cũng được nói lại trong Tín Tâm Minh (câu 70) của Thiền sư Tăng Xán (?-606), Tổ thứ ba của Thiền tông Trung Hoa, nối pháp Nhị tổ Huệ Khả.

(2)  “Duy Ma Cật Sở Thuyết,” bản dịch và chú giải của Tuệ Sỹ. Dịch phẩm này dựa trên bản Hán của Cưu Ma La Thập, đối chiếu bản Phạn và Tạng ngữ; cẩn thận đối chiếu luôn cả 2 bản Hán dịch khác của Chi Khiêm (Phật Thuyết Duy Ma Cật Kinh), và Huyền Trang (Thuyết Vô Cấu Xưng Kinh). Bản của Cưu Ma La Thập dịch là “cõi Chúng Hương,” Huyền Trang dịch là “Phật-độ Nhất Thiết Diệu Hương;” Đức Phật Hương Tích thì Huyền Trang dịch là Đức Phật “Nhất Thiết Hương Đài.” Theo kinh văn, cách thế giới này vượt qua bốn mươi hai Hằng hà sa số cõi Phật, có một nước tên là Chúng hương, có Phật hiệu Hương Tích nay đang tại thế. Hương thơm của quốc độ này át hẳn mọi hương thơm của chư thiên trong các quốc độ khắp mười phương... Ở đó hương thơm tạo ra mọi thứ như lầu các, đất đai, vườn tược và hoa viên khiến chúng tỏa mùi thơm ngát. Còn thực phẩm thì có mùi thơm lan tỏa đến vô lượng thế giới khắp mười phương.”

(3)  “Duy Ma Cật Sở Thuyết,” Phẩm 10, Phật Hương Tích, bản dịch của Tuệ Sỹ, nhà xuất bản Phương Đông 2008.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/04/2020(Xem: 11702)
Không chỉ là một trong những cuốn sách xuất sắc về nội dung, "Hành trình về Phương Đông" còn có một số phận kỳ lạ. Và không chỉ bây giờ mà suốt vài chục năm qua rất nhiều diễn đàn trong và ngoài nước đã tranh luận rất nhiều về nguồn gốc, xuất xứ cuốn sách này. Mà người đã tạo ra nó lại yên lặng như không hề có liên quan.
19/04/2020(Xem: 36803)
Có một vị tiến sĩ viết nhiều bài rất xuất sắc đăng trên báo và thường gởi thư cho tôi. Vị tiến sĩ ấy viết “quí vị.” Tôi muốn học hỏi thêm nên tôi hỏi vị tiến sĩ nầy rằng tại sao dùng “i” ngắn cho chữ “quí vị”. Vị tiến sĩ kia trả lời rằng “i” ngắn hoặc “y” dài đểu được cả. Ai muốn viết sao tùy ý. Bắt đầu từ đó, tôi “tùy ý” dùng “i” ngắn cho tên của vị tiến sĩ nầy. Mở đầu bức thư tôi thường viết, “Kính thưa Tiến Sĩ Thụi.” Sau một thời gian độ 5 tháng, vị tiến sĩ ấy gọi tôi là người bất lịch sự khi tôi đổi chữ “y” dài thành “i” ngắn cho tên ông ấy. Tôi trả lời rằng chính ông đã bảo tôi tùy tiện dùng “i” ngắn hay “y” dài cũng được cả mà! Sau đó, ông không nói gì thêm, nhưng tôi để ý thấy ông dùng “quý vị” thay cho “quí vị” như trước kia.
16/04/2020(Xem: 4224)
Con à, thời gian qua mau, ngày tháng thoi đưa. Mới ngày nào con còn bập bẹ, chập chững tập đi trong sân nhà, chớp mắt nay con đã vào đại học. Theo lý thuyết, 18 tuổi đã trở thành người lớn, ba không cần phải lo lắng nữa. Chỉ là con từ khi sinh ra cho đến nay, chưa từng rời khỏi nhà, nên ba lo lắng rằng con không tự chăm sóc tốt bản thân khi ở một mình bên ngoài. Con nói con không muốn học đại học ở quê, ba hiểu và ủng hộ con. Ở ngoài kia trời cao biển rộng, con có thể tự do thoải mái lượn bay. Con vốn không thích thuyết giáo, nhưng trước khi con đi học, ba vẫn phải nói vài lời. Nó đối với con không hẳn sẽ hữu dụng, nhưng đối với ba cũng an ủi phần nào.
16/04/2020(Xem: 3530)
Chỉ trong giai đoạn này ...những ai có nhiệt tâm và lạc quan cho một tiền đồ sáng lạn mới có thể ngồi yên đọc những quyển sách tâm linh một thời rất nổi tiếng , còn thì tựu trung thường giải trí bằng nhiều phương tiện khác nhau như âm nhạc, phim hài và tôi cũng không ngoại lệ . Dù hơn tháng nay ngoài các công việc thường ngày của một phàm phu tập tễnh học Đạo , đôi lúc tụng kinh cầu an , khi thì tụng sám hối sáng sớm trì chú và tụng Lăng Nghiêm nhưng sao thì giờ còn lại đã làm tôi thấy chút trống vắng hơn bao giờ... Có lẽ từ lâu thật sự trong tôi chưa từ bỏ được những điều mong ước rất tầm thường ? Và phải chăng tôi chưa có được một sự hiểu biết sâu sắc về những dính mắc đó nên chưa sẵn sàng cắt đứt nó .
02/04/2020(Xem: 11821)
“Cư Trần Lạc Đạo” của Trần Nhân Tông nhiều vị đã luận bàn, nhân có một chút duyên ý, chúng tôi xin ”lạm bàn” thêm một vài ý-… Nội dung Cư Trần Lạc Đạo “Cư trần lạc đạo thả tùy duyên. Cơ tắc xan hề, khốn tắc miên. Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch; Đối cảnh vô tâm mạc vấn Thiền.” TRẦN NHÂN TÔNG
27/03/2020(Xem: 14710)
Thơ Bùi Giáng - Hồng Vân diễn ngâm
13/03/2020(Xem: 19804)
Nạn dịch Covid-19 là một cuộc khủng hoảng sức khỏe trong cuộc sống của chúng ta và cộng đồng thế giới hiện nay, vì sức khỏe quý báu của số đông và của tập thể, ban tổ chức quyết định hủy bỏ buổi sinh hoạt Có Mặt Cho Nhau 7 tại Orlando, FL và dời ngày sinh hoạt Có Mặt Cho Nhau 8 tại Nam California. Có Mặt Cho Nhau 8 được dời đến ngày thứ Bảy, 6 tháng 6, 2020 tại phòng hội Viện Việt Học như Thư Mời dưới đây. Chương trình giống nhau, chỉ có khác ngày mà thôi.
15/02/2020(Xem: 8212)
Sau 4 ngày tham dự đại lễ tại chùa Viên Giác tại Hannover, Đức Quốc, chúng tôi được Thầy Thông Triển đưa ra nhà ga bằng xe ca của chùa để trở về lại trú xứ của mình. Trên xe có một nữ Phật tử chùa Trúc Lâm ở Paris, Pháp Quốc tâm sự. „Bác ơi, đây là lần đầu tiên cháu đến thăm chùa Viên Giác. Cháu đọc báo thấy có tin về 4 ngày lễ hội 40 năm từ 27 đến 30 tháng 6.2019 về thành lập chùa Viên Giác, thành lập Hội Phật Tử Việt Nam TNCS, thành lập Chi Bộ Chi Bộ Phật Giáo VNTN tại Đức và 40 năm kỷ niệm báo Viên Giác. Ngoài ra còn 3 lễ khác là Khánh thọ 70 tuổi của Hòa Thượng Phương Trượng chùa Viên Giác, Đại Giới Đàn Pháp Chuyên và lễ tấn phong lên các hàng giáo phẩm Hòa Thượng, Thượng Tọa, Ni Sư.
13/02/2020(Xem: 4264)
Bạn biết không? Một ngày mới của buổi chiều xuân đẹp trời, nhưng ở đây tối hôm qua cơn gió của những ngày đông vẫn luôn hoành hành làm cho cây cối và mọi thứ rơi rụng tả tơi … Nhưng cơn gió không cuốn đi trong lòng mọi người không khí xuân ngày Tết và nụ cười hiền của những người mang dòng máu con dân Việt ... Dư âm của những nụ cười hạnh phúc vẫn tồn tại quanh tôi. Thế rồi cũng có những tâm hồn khổ đau và những giọt nước mắt đã và đang rơi. Cách đây một ngày tại một nghĩa trang đẹp nhất Trung Tâm Las Vegas. Khi ấy, tôi đã chứng kiến cảnh người cha đau đớn xót xa khi phải nói lời từ biệt với người con gái duy nhất của ông, với cái tuổi 40 vừa qua đời và để lại cho Ông một đứa cháu trai 4 tuổi…
10/02/2020(Xem: 3822)
Có những mùa khô nắng đổ trên thịt da bỏng rát. Đất nứt từng rãnh, chia thành những ô vuông bé nhỏ. Mỗi ô vuông nứt ra một mệnh đời. Mỗi mệnh đời rơi mãi vào trong những cơn mê sảng với cổ họng khô rang khát nước, loắn quắn tìm về suối nguồn tận non cao. Đuôi mắt chân chim dõi theo dấu chân chim trên bầu trời không mây trong vắt. Không có gió nhẹ. Không cả dấu vết ngoằn ngoèo của các loài bọ sát. Nắng quái chiều hôm ngưng đọng mênh mông bãi vàng. Xương rồng xanh, xương thú trắng, lác đác nhô lên giữa trùng trùng đồi cát. Chết đi sống lại bao lần trong cuộc mộng phù hư mà vẫn cứ hăm hở đi tìm, đi tìm...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]