Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bức thư của cha thay đổi cuộc đời con gái mãi mãi

16/04/202018:13(Xem: 4224)
Bức thư của cha thay đổi cuộc đời con gái mãi mãi

con gai

   

Một người cha là giáo sư đã viết thư cho cô con gái vừa vào đại học. Trong thư là 9 điều được chia sẻ thâm trầm, sâu sắc, bao gồm tất cả các khía cạnh về đạo đức, chuyên ngành, tri thức và cả tình yêu...

Con à, thời gian qua mau, ngày tháng thoi đưa. 

Mới ngày nào con còn bập bẹ, chập chững tập đi trong sân nhà, chớp mắt nay con đã vào đại học. Theo lý thuyết, 18 tuổi đã trở thành người lớn, ba không cần phải lo lắng nữa. 

Chỉ là con từ khi sinh ra cho đến nay, chưa từng rời khỏi nhà, nên ba lo lắng rằng con không tự chăm sóc tốt bản thân khi ở một mình bên ngoài. Con nói con không muốn học đại học ở quê, ba hiểu và ủng hộ con. Ở ngoài kia trời cao biển rộng, con có thể tự do thoải mái lượn bay.

Con vốn không thích thuyết giáo, nhưng trước khi con đi học, ba vẫn phải nói vài lời. Nó đối với con không hẳn sẽ hữu dụng, nhưng đối với ba cũng an ủi phần nào. 

Về đạo đức: Đạo đức trước hết là một loại thực hành; Lương thiện không chỉ lưu giữ ở trong tim.

 

Làm một người có đạo đức, câu nói này không còn là mới mẻ, ba chủ yếu muốn nói vấn đề là làm như thế nào.

Ba nhớ một lần đi xe buýt, ba đã chủ động nhường chỗ ngồi cho một cụ già. Vào lúc đó, con và chị họ con đều nói, không nghĩ rằng ba lại nhường chỗ cho người ta. 

Ba hỏi các con, giáo viên có dạy những điều như thế này không? Con trả lời ‘có’, nhưng luôn cảm thấy hơi xấu hổ khi làm việc đó. Ba hiểu loại tâm lý này của những người trẻ tuổi. Khi ba lần đầu tiên giúp đỡ người khác, cũng để ý đến ánh mắt của người khác như vậy.  

Bây giờ nghĩ lại, điều đó thật không đáng. Làm một chuyện tốt, không vì tư lợi, có gì phải lo lắng, sợ gì gièm pha? Trong cuộc sống có rất nhiều việc nhỏ, chỉ cần “hạ bút thành văn”, nhất định sẽ là một việc làm thiện hạnh.   

Khi con có thể giúp đỡ người khác, cố gắng đừng keo kiệt. Thế giới sẽ tốt đẹp hơn khi có thêm bàn tay nhỏ bé của con. Ba đã nhận được rất nhiều ân huệ của người khác, nên chúng ta phải hiểu đạo lý báo đáp cho xã hội.


Về chuyên ngành: 
Chọn một chuyên ngành chính là chọn đam mê, đừng lấy tiêu chuẩn lợi ích mà suy tính.

Chuyên ngành tốt hay không tốt, chỉ là tương đối. 

Hôm nay chuyên ngành này tốt, nhưng không có nghĩa là nó vĩnh viễn tốt. Không cần lấy tiêu chuẩn lợi ích để đo lường một chuyên ngành tốt xấu ra sao. Chọn một chuyên ngành là chọn đam mê, cho dù ngành học đó có hấp dẫn đến đâu, cường thịnh như thế nào, nhưng nếu con không thích thì cũng không có ý nghĩa. Đam mê mới là tiêu chuẩn ổn định, còn lợi ích sẽ chẳng được dài lâu. 

Làm điều mình muốn, đọc cuốn sách mình yêu thích... là những niềm vui lớn trong cuộc đời. Chọn những gì con thích, học những gì con cảm thấy hứng thú, thì công việc sau này sẽ càng thêm vui vẻ, và cuộc sống cũng sẽ hạnh phúc hơn.

Cho dù là chuyên ngành nào, chỉ cần con hài lòng và học đủ tốt, thì chẳng cần phải lo lắng giành giật với người ta.

Giống như đi du lịch, miễn là con đi được đủ xa, sẽ có thể nhìn thấy khung cảnh mà người khác chưa từng thấy.

Xã hội nhân loại không ngừng phát triển, chuyên ngành được phân công cũng tinh tế hơn, nhưng nó không thể rạch ròi tựa như ‘nước sông không phạm nước giếng’. Mỗi loại ngành nghề khác nhau đều là phương thức để lý giải thế giới, con nghiên cứu càng sâu rộng thì trí tuệ sẽ càng nhiều. 


Về tri thức: 
Tri thức giúp cho cuộc sống có nhiều cơ hội hơn.

Trên đời này cũng có những người không học hành nhưng vẫn có thể phát tài lớn. Nhưng những trường hợp cá biệt này không thể mang tính đại biểu, mà hiện tượng phổ biến mới có sức thuyết phục.

Những người có một chút hiểu biết đều biết rằng, cho dù dùng tiền tài để cân nhắc, thì vai trò của tri thức là không thể bỏ qua. Nếu không như vậy, thì các các công ty đa quốc gia nổi tiếng đối với nhân tố trí lực đều coi trọng hàng đầu - là vì lý do gì?

Chỉ cần làm một thống kê đơn giản, con sẽ tìm thấy một mối tương quan chính đáng giữa kiến thức và thu nhập. Cho dù việc học có hữu dụng hay không, điều mấu chốt là con đối đãi như thế nào, không thể chỉ lấy “tiền tài” làm tiêu chuẩn. Và tri thức khiến cho cuộc sống có thêm nhiều cơ hội hơn, là điều không thể chối cãi. 

Tri thức quyết định khí chất, sở thích, tầm nhìn, trình độ thưởng thức, giá trị quan của một người… Mà đây vốn đều là những nhân tố mấu chốt ảnh hưởng đến chất lượng của cuộc sống. Chúng đều là kết quả của sự hun đúc, tôi rèn từ tri thức, mà không thể mua được bằng tiền. Nếu con sau khi tốt nghiệp đại học, nhận ra rằng có nhiều cách để sống ý nghĩa, thì trường đại học này cũng không phải là vô ích. Phải vậy không?


Về việc đọc: 
Hãy đọc sách kinh điển, bởi sách kinh điển là sản vật được tuyển chọn bởi thời gian.

Sự khác biệt lớn nhất giữa đại học và trung học là con sẽ được tự do hơn rất nhiều, cũng được tùy ý tiêu xài theo ý thích. Ba hy vọng con có thể tận dụng sự tự do hiếm có này, để đọc nhiều sách hơn một chút.

Giới trẻ bây giờ thường không thích đọc sách, họ có thể phung phí rất nhiều thời gian để đi mua sắm, chơi game, tán gẫu trực tuyến... nhưng không chịu ngồi yên lặng để đọc sách. Ba đã từng viết một thông điệp gửi cho các sinh viên là học trò của ba rằng: "Khi còn trẻ, hãy yêu những cuốn sách hay, dẫu chỉ một lần".

Ba đã nhấn mạnh rằng nhân lúc còn trẻ hãy đọc sách, vì sau này khi bước vào xã hội bạn sẽ thấy để có được thời gian đọc sách là khó khăn như thế nào.

Ba cũng nhấn mạnh việc chọn đọc những cuốn sách hay, bởi một số cuốn sách là hại người, nghèo túng tư tưởng và nội dung tầm thường. Đọc sách giống kết giao bằng hữu, phải sàng lọc cẩn thận, không thiện thì chớ gần. 

Một phương pháp đơn giản là đọc sách kinh điển, bởi sách kinh điển là sản vật được tuyển chọn bởi thời gian và những độc giả sáng suốt. Một cuốn sách sở dĩ trở thành kinh điển, khẳng định là có lý do. Miễn là sách kinh điển, chỉ cần con muốn đọc, thì đều có thể đọc.


Về cạnh tranh: 
Không dựa vào quan hệ tình thân, mà hãy dựa vào năng lực.

Trong thời đại ngày nay, cần phải nói chuyện bằng thực lực.

Các quy tắc hẳn sẽ ngày càng công bằng, và cạnh tranh chắc chắn sẽ ngày càng trở nên tàn khốc. Ba là một người bướng bỉnh, làm việc không thích nhờ cậy người khác, cũng rất ít khi nhờ. Lúc đầu, ba chuyển từ trường tiểu học sang dạy trường cấp 2 vì hiệu trưởng cảm thấy ba có trình độ để dạy trường này.

Sau đó, trường học trong thị trấn thông báo tuyển dụng 6 giáo viên, ba dự thi và giành vị trí thứ ba, nhưng kết quả lại không trúng tuyển. Điều đó cũng không vấn đề gì, ba không muốn nhờ vả người khác. Năm sau ba thi đỗ nghiên cứu sinh và rời khỏi nơi đó.

Đừng dựa vào quan hệ tình thân, hãy dựa vào năng lực để cạnh tranh. Tuy rằng như thế sẽ có phần vất vả, nhưng bên ngoài có thể nhận được sự tôn trọng của người khác, bên trong lại có thể an tĩnh nội tâm, quả thực là rất tốt!

Con phải biết rằng, một người nếu không muốn sống thấp hèn, thì nhất định hãy làm cho mình có thể ưỡn ngực ngẩng đầu cao. Con cần nắm bắt cơ hội, cải thiện chính mình. Dám đối mặt với cuộc sống đầy giông bão, nghênh đón thách thức của thời đại.


con gai-1
Về sắc đẹp: 
Nội ngoại kiêm tu rất trọng yếu, đừng theo đuổi vẻ xinh đẹp của bình hoa.

 

Yêu thích cái đẹp, cái tâm này ai cũng có, những cô gái lại càng có nhiều hơn.

Con người cần phải biết cách tự chải chuốt tân trang, tiếc là về phương diện này ba không có nhiều kinh nghiệm để truyền thụ cho con. Mua một số quần áo phù hợp, đeo trang sức làm đẹp, trang điểm thêm chút sắc hồng rạng rỡ… đều có thể làm.

Đương nhiên, xinh đẹp và sức hấp dẫn không chỉ có ở vẻ bề ngoài. Lời nói cử chỉ, tác phong của một người, cách đối nhân xử thế, sẽ tiết lộ sự tu dưỡng của người ấy. 

Nội ngoại kiêm tu rất trọng yếu, ba cũng không hy vọng con theo đuổi vẻ xinh đẹp của một chiếc bình hoa trang trí. Lại nói, trong nhà của chúng ta cũng không có ai là chiếc bình hoa trang trí như vậy. Tri thức chính là đồ trang điểm tốt nhất, và nhân cách tốt đẹp được tu dưỡng hàng ngày sẽ làm nên sức hấp dẫn của một con người. Đây cũng chính là sức hấp dẫn mà thời gian đều không thể nào cướp đoạt.

 

Về tình yêu: Tình yêu đích thực rất sâu lắng, chân thành vô tư và chẳng tham lam.

Con yêu, chỉ cần con hạnh phúc, cả đời ba coi như đã hoàn thành. Tình yêu nghiêm túc, là đối đãi với nhau chân thật. Tình cảm không phải là chuyện để cho vui, ân ái không phải dùng để thể hiện. Tình yêu đích thực là sâu lắng mà không nông cạn, chân thành vô tư chẳng tham lam.

Người yêu của con không phải là vật sở hữu của riêng con. Con có thể nhớ anh ấy, nhưng đừng nên dễ dàng quấy rầy anh ấy; con có thể yêu thương anh ấy, nhưng không cần phải kiểm soát và giữ khư khư. 

Tình yêu có thể khiến người ta làm ra các việc ngốc nghếch mà không tự biết. Con là con gái, phải biết cách giữ mình trong sạch, chuyện gì có thể làm, chuyện gì không thể làm, trong những cuộc hẹn hò cần phải nắm rõ. 

Quyết định yêu nên dựa trên sự quan sát tỉ mỉ thông thường, mà không phải nhất thời xúc động. Hy vọng bạn trai tương lai của con là một người đàn ông chính trực, có hàm dưỡng. Nếu các con thực sự nghiêm túc, ba sẽ chúc phúc cho các con.

 

Về kết giao bạn bè: Bạn bè, gặp việc có thể nhường thì hãy nhường, khó khăn có thể giúp thì hãy giúp.

Đại học là nơi để học tập, cũng là nơi kết giao bạn bè. Con người khi còn sống nhất định phải có một vài tri kỷ, những người bạn kết nghĩa thâm giao. Hạnh phúc nhân sinh không phải quyết định bởi tiền bạc hay vật chất, mà quyết định bởi mối quan hệ giữa người với người.

Bạn bè là một loại mối quan hệ trong xã hội rộng khắp. Khi vui vẻ có người sẻ chia, niềm vui của con sẽ nhiều hơn gấp bội; khi khổ đau có người tâm sự, trong lòng con sẽ nguôi ngoai ít nhiều. Khi nơi nào cũng đều có người đáng để con nhung nhớ, và nơi nào cũng đều có người thương nhớ đến con, con sẽ thấy rằng thế giới này tràn ngập ánh ban mai, trong lòng vui phơi phới. 

Trên thế giới này không có yêu vô duyên vô cớ, cũng chẳng có hận vô cơ vô duyên. Muốn người khác đối tốt với mình, thì trước tiên chính bản thân mình phải đối xử tốt với người khác. 

Ký túc xá đại học, nơi bốn người ngủ cùng nhau, và mỗi người đều là từ nơi xa mà đến, chính là mối duyên ngộ từ kiếp trước đã hẹn. Vì vậy, gặp việc có thể nhường thì hãy nhường, khó khăn có thể giúp thì hãy giúp, bởi khi ta tặng bạn hoa hồng, tay ta còn vương mãi mùi hương.

 

Về thời gian: Đừng cảm thấy ‘mình còn trẻ, mọi chuyện bắt đầu hãy còn quá sớm’.

Thời gian là công bằng nhất, mỗi người một ngày đều có 24 giờ. Thời gian là dễ có được nhất, nhưng cũng ít được trân trọng nhất. Trong cuộc sống, thường nghe người ta nói rằng ‘cảm thấy nuối tiếc, muốn quay lại thời gian’. 

Thời gian là không thể quay trở về, đánh mất chính là đã đánh mất. Vì vậy, đừng cảm thấy ‘mình còn trẻ, mọi chuyện bắt đầu hãy còn quá sớm’. Có câu rằng “Ký đắc thiếu niên kỵ trúc mã, khán khán hựu thị bạch đầu ông” (Nhớ hồi ngựa trúc nhong nhong, nhìn xem giờ đã nên ông bạc đầu). Thời gian của sinh viên đại học thường bị tiêu phí theo hai cách, một là hoạt động đoàn thể, hai là lên mạng.

Tham gia hoạt động đoàn thể một cách phù hợp, kết giao bạn bè rộng rãi, có thể tăng thêm kiến thức, quả là một chuyện tốt. Nhưng có quá nhiều hoạt động ngoại khóa, sẽ lãng phí rất nhiều thời gian quý báu của con.

Internet rất tiện lợi, nhưng nó cũng dễ khiến con hỏng việc. Máy tính, điện thoại di động giúp con và người khác giữ liên lạc mọi lúc, nhưng cũng khiến con thường xuyên bị quấy nhiễu. Vậy nên đừng ngần ngại tắt Internet vào một thời điểm thích hợp, dành thời gian đó cho những điều có ý nghĩa hơn.

Con yêu! Nói ngàn vạn lời, cũng không bằng con tự mình đi thực hiện. Ba không thể chỉ dẫn con tất cả, cũng không thể ở bên cạnh con cả đời. Thời gian thoi đưa, sinh mệnh cũng đâu tồn tại mãi; một ngày nào đó, cũng phải vĩnh viễn biệt ly. 

Ba mong rằng những lời này ít nhiều sẽ hữu ích với con. 

Dù lúc nào và ở bất cứ nơi đâu, con phải sống vui vẻ, hạnh phúc. Con mạnh khỏe, bình an, ba cũng cảm thấy mừng.


Hòa An
Theo aboluowang.com

Ý kiến bạn đọc
18/04/202015:36
Khách
Câu chuyện thật tuyệt vời! Bởi hàm ý Tính nhân văn cao cả. Bao quát Phạm trù Đạo đức Xã hội mọi thời đại! Tui rất ngưỡng mộ Bài viết trên! 🤩😍🥰☀️💫✨.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/04/2020(Xem: 11702)
Không chỉ là một trong những cuốn sách xuất sắc về nội dung, "Hành trình về Phương Đông" còn có một số phận kỳ lạ. Và không chỉ bây giờ mà suốt vài chục năm qua rất nhiều diễn đàn trong và ngoài nước đã tranh luận rất nhiều về nguồn gốc, xuất xứ cuốn sách này. Mà người đã tạo ra nó lại yên lặng như không hề có liên quan.
19/04/2020(Xem: 36803)
Có một vị tiến sĩ viết nhiều bài rất xuất sắc đăng trên báo và thường gởi thư cho tôi. Vị tiến sĩ ấy viết “quí vị.” Tôi muốn học hỏi thêm nên tôi hỏi vị tiến sĩ nầy rằng tại sao dùng “i” ngắn cho chữ “quí vị”. Vị tiến sĩ kia trả lời rằng “i” ngắn hoặc “y” dài đểu được cả. Ai muốn viết sao tùy ý. Bắt đầu từ đó, tôi “tùy ý” dùng “i” ngắn cho tên của vị tiến sĩ nầy. Mở đầu bức thư tôi thường viết, “Kính thưa Tiến Sĩ Thụi.” Sau một thời gian độ 5 tháng, vị tiến sĩ ấy gọi tôi là người bất lịch sự khi tôi đổi chữ “y” dài thành “i” ngắn cho tên ông ấy. Tôi trả lời rằng chính ông đã bảo tôi tùy tiện dùng “i” ngắn hay “y” dài cũng được cả mà! Sau đó, ông không nói gì thêm, nhưng tôi để ý thấy ông dùng “quý vị” thay cho “quí vị” như trước kia.
16/04/2020(Xem: 3530)
Chỉ trong giai đoạn này ...những ai có nhiệt tâm và lạc quan cho một tiền đồ sáng lạn mới có thể ngồi yên đọc những quyển sách tâm linh một thời rất nổi tiếng , còn thì tựu trung thường giải trí bằng nhiều phương tiện khác nhau như âm nhạc, phim hài và tôi cũng không ngoại lệ . Dù hơn tháng nay ngoài các công việc thường ngày của một phàm phu tập tễnh học Đạo , đôi lúc tụng kinh cầu an , khi thì tụng sám hối sáng sớm trì chú và tụng Lăng Nghiêm nhưng sao thì giờ còn lại đã làm tôi thấy chút trống vắng hơn bao giờ... Có lẽ từ lâu thật sự trong tôi chưa từ bỏ được những điều mong ước rất tầm thường ? Và phải chăng tôi chưa có được một sự hiểu biết sâu sắc về những dính mắc đó nên chưa sẵn sàng cắt đứt nó .
02/04/2020(Xem: 11821)
“Cư Trần Lạc Đạo” của Trần Nhân Tông nhiều vị đã luận bàn, nhân có một chút duyên ý, chúng tôi xin ”lạm bàn” thêm một vài ý-… Nội dung Cư Trần Lạc Đạo “Cư trần lạc đạo thả tùy duyên. Cơ tắc xan hề, khốn tắc miên. Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch; Đối cảnh vô tâm mạc vấn Thiền.” TRẦN NHÂN TÔNG
27/03/2020(Xem: 14710)
Thơ Bùi Giáng - Hồng Vân diễn ngâm
25/03/2020(Xem: 3704)
Người ta nói, đại dịch đã đến rồi. Các công sở sẽ đóng cửa. Các con đường sẽ đóng bớt lại. Nhà hàng, rạp hát, những nơi vui chơi giải trí... tất cả đều phải đóng. Mỗi người hãy tự cách ly, đừng lang thang bên ngoài nữa. Một sẽ hại tất cả, và tất cả chung quanh cũng sẽ hại cho một. Mỗi cá nhân đều có liên hệ hỗ tương với gia đình và xã hội; tuy ly cách nhưng thực ra không ai tách rời khỏi thế giới. Mỗi người hãy tự ý thức vai trò và trách nhiệm của mình trong cuộc đời. Đừng ích kỷ, tham lam, chỉ biết có mình và người thân của mình. Tánh xấu của cá nhân luôn ảnh hưởng đến người khác, vật khác; trong trường hợp của đại dịch là vô tình/gián tiếp giết hại đồng loại, phá hoại môi trường. Hãy ngừng lại cái tâm bé xíu nhỏ mọn; và hãy mở lòng ra, biết yêu thương mình, yêu thương người, yêu thương vật. Tự phòng vệ cũng chính là bảo vệ cho người khác. Ý tưởng này hẳn đã nghe quen trong Phật giáo: một là tất cả, tất cả là một (1). Vậy thì, hãy dừng lại, dừng lại. Trở về với gia đình, trở về với tự
13/03/2020(Xem: 19804)
Nạn dịch Covid-19 là một cuộc khủng hoảng sức khỏe trong cuộc sống của chúng ta và cộng đồng thế giới hiện nay, vì sức khỏe quý báu của số đông và của tập thể, ban tổ chức quyết định hủy bỏ buổi sinh hoạt Có Mặt Cho Nhau 7 tại Orlando, FL và dời ngày sinh hoạt Có Mặt Cho Nhau 8 tại Nam California. Có Mặt Cho Nhau 8 được dời đến ngày thứ Bảy, 6 tháng 6, 2020 tại phòng hội Viện Việt Học như Thư Mời dưới đây. Chương trình giống nhau, chỉ có khác ngày mà thôi.
15/02/2020(Xem: 8212)
Sau 4 ngày tham dự đại lễ tại chùa Viên Giác tại Hannover, Đức Quốc, chúng tôi được Thầy Thông Triển đưa ra nhà ga bằng xe ca của chùa để trở về lại trú xứ của mình. Trên xe có một nữ Phật tử chùa Trúc Lâm ở Paris, Pháp Quốc tâm sự. „Bác ơi, đây là lần đầu tiên cháu đến thăm chùa Viên Giác. Cháu đọc báo thấy có tin về 4 ngày lễ hội 40 năm từ 27 đến 30 tháng 6.2019 về thành lập chùa Viên Giác, thành lập Hội Phật Tử Việt Nam TNCS, thành lập Chi Bộ Chi Bộ Phật Giáo VNTN tại Đức và 40 năm kỷ niệm báo Viên Giác. Ngoài ra còn 3 lễ khác là Khánh thọ 70 tuổi của Hòa Thượng Phương Trượng chùa Viên Giác, Đại Giới Đàn Pháp Chuyên và lễ tấn phong lên các hàng giáo phẩm Hòa Thượng, Thượng Tọa, Ni Sư.
13/02/2020(Xem: 4264)
Bạn biết không? Một ngày mới của buổi chiều xuân đẹp trời, nhưng ở đây tối hôm qua cơn gió của những ngày đông vẫn luôn hoành hành làm cho cây cối và mọi thứ rơi rụng tả tơi … Nhưng cơn gió không cuốn đi trong lòng mọi người không khí xuân ngày Tết và nụ cười hiền của những người mang dòng máu con dân Việt ... Dư âm của những nụ cười hạnh phúc vẫn tồn tại quanh tôi. Thế rồi cũng có những tâm hồn khổ đau và những giọt nước mắt đã và đang rơi. Cách đây một ngày tại một nghĩa trang đẹp nhất Trung Tâm Las Vegas. Khi ấy, tôi đã chứng kiến cảnh người cha đau đớn xót xa khi phải nói lời từ biệt với người con gái duy nhất của ông, với cái tuổi 40 vừa qua đời và để lại cho Ông một đứa cháu trai 4 tuổi…
10/02/2020(Xem: 3822)
Có những mùa khô nắng đổ trên thịt da bỏng rát. Đất nứt từng rãnh, chia thành những ô vuông bé nhỏ. Mỗi ô vuông nứt ra một mệnh đời. Mỗi mệnh đời rơi mãi vào trong những cơn mê sảng với cổ họng khô rang khát nước, loắn quắn tìm về suối nguồn tận non cao. Đuôi mắt chân chim dõi theo dấu chân chim trên bầu trời không mây trong vắt. Không có gió nhẹ. Không cả dấu vết ngoằn ngoèo của các loài bọ sát. Nắng quái chiều hôm ngưng đọng mênh mông bãi vàng. Xương rồng xanh, xương thú trắng, lác đác nhô lên giữa trùng trùng đồi cát. Chết đi sống lại bao lần trong cuộc mộng phù hư mà vẫn cứ hăm hở đi tìm, đi tìm...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]