Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

26. Kinh Thánh Cầu

19/05/202008:15(Xem: 10080)
26. Kinh Thánh Cầu

TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO

TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH

( Majjhima  Nikàya )


Tập I
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli

Chuyển thể Thơ :

Giới Lạc  MAI LẠC HỒNG  tự TUỆ NGHIÊM

 ( Huynh Trưởng Cấp Tấn  - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )

Email : [email protected]


26. Kinh THÁNH CẦU

( Ariyapariyesanà sutta )

 

Như vậy, tôi nghe :

 

          Một thời nọ, Thế Tôn an trụ

          Kỳ Viên Tự  – Chê-Tá-Va-Na  (1)

              Do Cấp-Cô-Độc (1) tín-gia

A-Na-Thá-Pin-Đi-Ka (1) cúng dường 

          Buổi sáng đấng Pháp Vương Đại Giác

          Thân đắp y, mang bát vào thành

              Sa-Vát-Thí – Xá Vệ thành  (2)

       Tuần tự khất thực, tịnh thanh dáng Từ

          Một số chư Tỷ Kheo đã đến

          Chỗ Tôn-giảđáng mến A-Nan  (3)

              Nói vớiTôn-giả nhẹ nhàng :

 – “ Hiền-giả ! Lâu lắm lời vàng Thế Tôn

          Chúng tôi không được nghe tận mặt

Đã lâu chưa nghe Phật thuyết ra.

              Thưa Hiền-giả A-Nan-Đa ! (3)

       Lành thay ! Nếu được Phật Đà giảng qua ”.

   _______________________________

( ) : Xem chú thích ở trang 15 Kinh “Tất cả các Lậu-hoặc”.

  (2) :  Savatthi  -  Xá Vệ .

(3) : ANANDA  hay A-Nan  là con Hộc-Phạn Vương ( Sukodana 

  –  em Vua Tịnh Phạn - Suddhodana ), tức là em chú bác với Đức

      Phật . Xuất gia cùng với 6 vị vương-tử giòng Thích Ca khi đức

      Phật về thăm lại Ca-Tỳ-La-Vệ (Kapilavatthu ) lần đầu tiên sau 

      khi thành đạo. Tôn-giả là vị Thị giả hầu cận trung tín của Đức

     Phật suốt 30 năm trung-giác-thời và hậu-giác-thời của Phật .

     ( 15 năm tiền-giác-thời , đức Phật chưa có vị  thị giả nào nhất

định và chính thức ) .      Tôn-giả cũng là vị “Đa Văn Đệ Nhất”

    trong Thập Đại Đệ Tử của Đức Phật .

Trung Bộ  (Tập 1)  Kinh 26 :  THÁNH CẦU       *  MLH  – 366

 

    – “ Các Tôn-giả hãy qua tịnh xá

          Của Bàn-môn Răm-Má-Ká(1) này

              Sẽ được tận mặt thấy Ngài

       Được nghe Thiện Thệ thuyết ngay Pháp lành ”.  

          Các Tỷ Kheo ấy đành từ tạ

          Đến chỗ Răm-Má-Ká Bàn-môn.

 

              Khất thực xong, đức Thế Tôn 

       Tìm nơi thọ thực, bảo tồn oai nghi.

          Về chùa, Chánh Biến Tri cho gọi

          A-Nan-Đa đến, nói từ hòa :

        – “ Này A-Nan-Đa ! Chúng ta

       Hãy đến Búp-Ba-Ra-Ma (2) tức thì

          Ngôi lầu Mi-Ga-Ra-Má-Tú(3)

    ( Tức Lộc Mẫu giảng-đường ) nghỉ trưa   

              A-Nan-Đa liền vâng thưa

       Rồi cùng Phật đến nghỉ trưa tại lầu.

          Vào buổi chiều, khi sau xảđịnh

          Thế Tôn tính đến rửa chân tay

               Búp-Bá-Kốt-Tha-Ka (4) này   

       Là nơi Thiện Thệ Ngài hay đến thường

          Sau khi rửa, Pháp Vương đứng đợi

          Tay chân khô, choàng với tấm y.

 

              Tôn-giả A-Nan tức thì

       Liền bạch : “Thỉnh Phật hãy đi đến nhà

          Của vị Răm-Ma-Ka Phạm-chí

          Rất hoàn mỹ, khả lạc, đáng yêu,

    ______________________________

  (1) : Vị Bà-la-môn Rammaka .( Bàn-môn hay Phạm-chí tức là

         Bà-La-môn ). 

  (2) : Pubbarama ( Đông viên hay Đông Phương Tự ). 

  (3) : Migaramatu ( Lộc Mẫu giảng đường ).(4): Pubbakotthaka .

Trung Bộ  (Tập 1)  Kinh 26 :  THÁNH CẦU       *  MLH  – 367

 

              Bạch Phật ! Lợi lạc mọi điều

       Nếu Ngài bi mẫn, ngay chiều hôm nay

          Đến nhà Bàn-môn này một bận ”.

          Đức Thế Tôn im lặng nhận lời.

              A-Nan cùng đi đến nơi,

       Tỷ Kheo một sốđang ngồi tại đây

          Họ hội họp nơi này thuyết pháp   

          Phật đứng chờ thời pháp thuyết xong

              Khi biết thuyết pháp đã xong

       Ngài liền đằng hắng, gõ song cửa nhà

          Các Tỷ Kheo vội ra mở cửa

          Thỉnh Thế Tôn vào giữa gian nhà

              Của Bàn-môn Răm-Ma-Ka,

       Rồi Ngài an tọa nơi tòa ngồi riêng

          Khi ngồi yên, Thế Tôn liền hỏi :

    – “ Các Tỷ Kheo ! Hãy nói cho Ta

              Hội họp bàn gì xảy ra ?

       Chuyện gì gián đoạn khi Ta bước vào ? ”

 

    – “ Bạch Thế Tôn ! Đuôi đầu câu chuyện         

          Quanh vấn đề về Thiện Thệ Ngài ! ”

 

        – “ Này các Tỷ Kheo ! Lành thay !

       Các người, thiện-nam-tử rày xuất gia,

          Vì lòng tin, bỏ nhà bỏ cửa

          Ngày một bữa, sống không gia đình

              Cùng nhau hội họp luận kinh,

       Luận bàn đạo pháp cao minh, diệu kỳ

          Các Tỷ Kheo ! Những khi họp lại

          Có hai việc cần phải làm ngay :

          *  Luận bàn Giáo pháp  sâu dày

   *  Hoặc giữ im lặng như ngài Thánh nhân ”.   

Trung Bộ  (Tập 1)  Kinh 26 :  THÁNH CẦU       *  MLH  – 368

 

 (Hai loại tầm cầu )

          Các Tỷ Kheo ! Hai phần cần biết

          Về tầm cầu, phân biệt trước sau :

              Thánh Cầu và Phi Thánh Cầu.

       Thế nào là Phi Thánh Cầu gọi ngay ?

          Các Tỷ Kheo ! Ởđây cá biệt

          Có người biết tự mình ‘bị sanh’ 

              Lại tầm cầu cái ‘bị sanh’.

       Tự ‘ bị già’ cỗi, lại nhanh tìm cầu

          Cái ‘bị già’. Tự mau ‘bị bệnh’

          Lại tìm cầu ‘bị bệnh’ nhắm vào.

              Tự mình ‘bị chết’, ‘bị sầu’

       Tìm cầu ‘bị chết’, ‘bị sầu’ nhắm vô.

          Tự mình ‘bị nhiễm ô’ độc chiếm

          Lại tìm cầu ‘bị nhiễm ô’ tà.        

 

              Này các Tỷ Kheo ! Suy ra            

       Cái gì theo các ngươi là ‘bị sanh’ ?

          Là vợ con, tớ nam, tớ nữ

          Hay tương tự đều là ‘bị sanh’ :

              Dê, cừu, voi, ngựa …sẵn dành

       Gà, heo, bò, chó ; ‘bị sanh’ : bạc vàng.

          Các Tỷ Kheo ! Lo toan chấp thủ

          Các thứấy, nắm giữ, mê sâu

              Tham đắm, ôm chặt chúng vào

       Tự ‘bị sanh’ lại tầm cầu ‘bị sanh’.                 

          Các Tỷ Kheo ! Quẩn quanh cách nói

          Theo các người chi gọi ‘ bị già’ ?

              Vợ con, đầy tớ trong nhà,

       Dê, cừu, heo, ngựa, voi, gà vân.. vân..

         ‘Bị già’ cũng là phần vàng, bạc.

          Những chấp thủ lầm lạc trải qua

Trung Bộ  (Tập 1)  Kinh 26 :  THÁNH CẦU       *  MLH  – 369

 

              Đều gọi chúng là ‘bị già’

       Người ấy đã giữ chặt và mê sâu

          Càng chấp vào càng tham, đắm nhiễm

          Tự ‘bị già’, tìm kiếm ‘bị già’.

              Tiếp theo, cái gì gọi là

      ‘Bị bệnh’, ‘bị chết’ trải qua hiện tiền ?

          Tất cả các điều trên liệt kể

          Chấp thủ để nắm giữ, mê sâu

              Tham đắm, ôm chặt chúng vào

       Tự mình ‘bị bệnh’ tìm cầu ‘bịđau’.

          Tự ‘bị chết’ tìm cầu ‘bị chết’.    

          Tự ‘bị sầu’ tìm miết ‘bị sầu’.

 

              Các Tỷ Kheo ! Còn thế nào

       Theo các người, được gọi vào ‘nhiễm ô’ ?

          Vợ con là nhiễm ô ; tương tự

          Đầy tớ nam và nữ trong nhà

              Dê, cừu, voi, ngựa, heo, gà,

       Vàng, bạc, tiền của … cũng là nhiễm ô.

          Những chấp thủ bịô nhiễm vấy

          Và người ấy nắm giữ, mê sâu

              Tham đắm, ôm chật chúng vào

       Tự ‘bịô nhiễm’ tìm cầu nhắm vô

          Cái gọi là ‘bịô nhiễm’ ấy.

          Các điều đấy là Phi Thánh Cầu.

 

              Các Tỷ Kheo ! Còn nói vào 

       Theo các người hiểu Thánh Cầu là sao ?

Ởđây, có người nào tự thấy

          Mình ‘bị sanh’, biết vậy rõ rành

              Sự nguy hại của ‘bị sanh’

       Nên tầm cầu cái ‘vô sanh’ hoàn toàn

Trung Bộ  (Tập 1)  Kinh 26 :  THÁNH CẦU       *  MLH  – 370

 

Đạt vô thượng Niết-bàn tinh sạch  

          Thoát khỏi các khổách hằng hà.

              Cũng vậy, tự mình ‘bị già’

       Biết rõ nguy hại ‘bị già’ xảy ra

          Tìm cầu cái không già, định hướng

          Về vô thượng thanh tịnh Niết-bàn,

              Khỏi các khổách, vui an.

       Tự ‘bị bệnh, chết’, ‘bị mang khổ sầu’

         ‘Bịô nhiễm’ từ lâu tồn tại

          Khi biết rõ nguy hại vấn đề

              Của các điều ‘bị’… nói về

       Tìm cầu không bệnh, không hề chết đi,

          Không sầu bi và không ô nhiễm,

          Chỉ một niệm vô thượng Niết-bàn

              Khỏi các khổách, vui an.

Thánh Cầu là vậy, hoàn toàn thanh cao.   

 *  *  *

( Thánh cầu Giải thoát )

          Các Tỷ Kheo ! Trải bao gian khổ

          Trước khi Ta Giác ngộđạt thành

              Chưa chứng Chánh Giác trí minh

       Còn là Bồ-tát, tự mình ‘bị sanh’

          Lại tầm cầu ‘bị sanh’ như vậy.

          Tự mình thấy ‘bị già’, ‘bịđau’

              Tự mình ‘bị chết’, ‘bị sầu’

       Tự ‘bịô nhiễm’, tìm cầu quẩn quanh .

          Tự ‘bị già’ , ‘bị già’ tìm kiếm            

          Tự ‘bịđau’ tìm kiếm ‘bịđau’

             ‘Bị sầu’ tìm kiếm ‘bị sầu’

       Tự ‘bịô nhiễm’ tìm cầu ‘nhiễm ô’.

          Sau khi đã biết vô tự sự

          Những nguy hại của sự ‘bị sanh’

Trung Bộ  (Tập 1)  Kinh 26 :  THÁNH CẦU       *  MLH  – 371

 

             ‘Bị già’, ‘bị chết’ hoành hành

      ‘Bị sầu’, ‘bị chết’, ‘bị phần nhiễm ô’.  

 

          Ta suy nghĩ : “ Sao hồ đồ vậy ?    

          Tại sao ta như vậy thực hành ?

              Nên Ta đã chấn chỉnh nhanh

       Tầm cầu không bệnh, không sanh, không già,     

          Không chết và không sầu  tìm kiếm

          Tìm cầu không ô nhiễm hoàn toàn

              Vô thượng thanh tịnh vui an

       Khỏi các khổách, Niết-bàn thăng hoa.

 

          Các Tỷ Kheo ! Đời Ta tiêu biểu

          Thời niên thiếu hoa mộng sẵn dành

              Tóc đen nhánh, trí tinh anh

       Huyết khí sung mãn tuổi thanh xuân này

          Thời vàng son, tương lai rực rỡ

          Sống nhung lụa, bảo sở cung vàng

              Nhưng Ta nhất quyết lên đàng

       Mặc cho cha, vợ khóc than, âu sầu.

          Ta cạo bỏ tóc râu sạch sẻ

          Đắp ca-sa của kẻ xuất gia

              Độc cư, gia đình lìa xa

Đi tìm chân lý trải qua lâu ngày

          Tầm cầu ngay vô thượng tối thắng

          Để tiến thẳng đạo lộ tịnh hòa.

 

              Ta đến chỗ một vị là

       A-La-Rá  Ka-La-Ma (1)đương thời

          Khi đến nơi, liền thưa vị cả :

    – “ Thưa Hiền-giả ! Tôi muốn từ nay

    ______________________________

   (1) : Đạo sĩ Alara Kalama.

Trung Bộ  (Tập 1)  Kinh 26 :  THÁNH CẦU       *  MLH  – 372

 

              Được sống trong pháp, luật này

       Sống đời phạm hạnh vốn đầy tịnh thanh ”.

          Thấy Ta với lòng thành khiêm hạ

          Nên A-La-Rá  Ká-La-Ma

              Nói rằng : “ Hiền-giả tịnh hòa !

       Hãy sống, an trú Pháp ta trình bày,

          Tựu trung Pháp này là như vậy

          Khiến kẻ trí sẽ thấy quang minh

              Không lâu sẽ như Thầy mình

       Tự tri, tự chứng, tự mình trú an ”.

          Các Tỷ Kheo ! Dễ dàng nhập cuộc

          Không lâu, Ta thông suốt pháp này

              Một cách mau chóng, chẳng chầy.

       Nếu như là kẻ có đầy ‘cái tôi’      

          Thường múa mép khua môi nói giỏi

          Thời Ta nói giáo lýởđây

              Của kẻ trí, của bậc Thầy

    ( Trưởng Lão, Thượng Tọa sâu dày cao minh ) 

          Ta cho rằng chính mình cũng ví

          Như kẻ trí, Trưởng-lão các vì.

              Ta thấy, biết và tự tri

       Này Tỷ Kheo Chúng ! Ta suy nghĩ là :

       “ A-La-Ra  Ka-La-Máấy

          Tuyên bố pháp như vậy đinh ninh

              Không phải chỉ vì lòng tin

      ‘Sau khi tự chứng và mình tự tri

          Tựđạt thì ta mới an trú’

          Chắc chắn ông vào đủ mọi thời         

              Biết pháp, thấy pháp này rồi

       Nên mới an trúở nơi pháp này ”.

 

Trung Bộ  (Tập 1)  Kinh 26 :  THÁNH CẦU       *  MLH  – 373

 

          Thế rồi Ta đi ngay đến chỗ

          Ka-La-Ma đang ở trong nhà.

              Sau khi đến, Ta ôn hòa

       Nói với A-La-Rà  Ka-La-Ma :

    – “ Hiền-giả Ka-La-Ma ! Pháp ấy

          Theo tôi thấy, có phải tự ngài

           ( Công năng tu tập lâu dài )   

       Mà ngài tự chứng do ngài tự tri,

          Tựđạt, đi tuyên ngôn pháp ấy ? ”.

 

          Được hỏi vậy, vị này trả lời

              Về câu Ta hỏi tức thời

       Làđã tuyên bố mọi nơi vấn đề

Đãđạt về Vô Sở Hữu Xứ(1).

 

          Các Tỷ Kheo ! Ta tự nghĩ là :

           “ Không phải chỉ Ka-La-Ma

       Có lòng tin tưởng, mà Ta cũng đồng,

          Không phải chỉ cóông tinh tấn

          Ta cũng có tinh tấn tối đa,

              Không phải chỉ Ka-La-Ma

       Có niệm, định, tuệ – mà Ta cũng đồng

          Vậy Ta hãy gắng công cố vượt

          Chứng cho được pháp của ông ta

              Mà chính ông Ka-La-Ma

       Tuyên bố tự chứng do đà tự tri

          Và tựđạt, tức thì an trú’.

 

          Các Tỷ Kheo ! Tự chủ hành trì

              Không lâu, sau khi tự tri

       Tự chứng, tựđạt pháp này rất nhanh

    ______________________________

  (1) : Vô Sở Hữu Xứ  – Àkimcanyayatana .

Trung Bộ  (Tập 1)  Kinh 26 :  THÁNH CẦU       *  MLH  – 374

 

          Ta đạt thành Vô Sở Hữu Xứ

          Và an trú trong pháp như vầy.

              Ta đi đến chỗ vị này

    ( Tức Ka-La-Má ) nói ngay điều là : 

 

    – “ Hiền-giả Ka-La-Ma ! Có thiệt

          Ngài tự biết, tự chứng, đạt ngay

              Vàđã tuyên bố pháp này

       Chỉ đến mức độ như vầy phải không ? ”.

 

    – “ Vâng, Hiền-giả ! Chỉ trong mức độ

Đạt Vô Sở Hữu Xứ mà thôi ! ”.

 

        – “ Hiền-giả ! Đến nay chính tôi

       Cũng đạt mức độở nơi như vầy ! ”.

 

     – “ Thật khéo lợi ích thay điều ấy !

          Cho chúng tôi được thấy ởđây

              Một đồng-phạm-hạnh như ngài

       Cũng đã chứng đạt pháp này, trú an

          Cùng ngang hàng với tôi tất cả.

          Pháp tôi biết, Hiền-giả cũng rành

              Pháp Hiền-giả biết, tôi rành

       Tôi làm sao, Hiền-giả thành giống tôi

          Hiền-giả thế nào, tôi cũng vậy.

          Vậy ngài hãy an trụ tại đây

              Cùng tôi chăm sóc chốn này

       Là một Hội Chúng đủ đầy thuận duyên ”.

 

          Các Tỷ Kheo ! Ta liền suy nghĩ :

          Ka-La-Ma là vị Thầy ta

              Lại đặt đệ tử là Ta

       Ngang hàng với họ, vốn làĐạo Sư,

          Trọng ta như tôn sùng tối thượng.

Trung Bộ  (Tập 1)  Kinh 26 :  THÁNH CẦU       *  MLH  – 375

 

          Nhưng rồi Ta suy tưởng tức thì :

            “ Pháp này không hướng yểm ly

       Không hướng đoạn diệt, không vì ly tham

          Không hướng đến tịnh an, thượng trí

          Không trực chỉ Giác ngộ, Niết-bàn  

              Mà chỉđưa đến dở dang

       Vô Sở Hữu Xứ chứng ngang nơi này.

          Các Tỷ Kheo ! Ta đây quyết định

          Là ta không tôn kính pháp này

              Rồi quyết từ bỏ pháp này,

       Ta đã từ giả vị Thầy đầu tiên.

 *   *   *

          Với ý nguyện cần chuyên thực hiện

          Tìm cái gì chí thiện, minh quang

              Vô thượng tối thắng tịnh an

       Tầm cầu đạo lộ rõ ràng, quang hoa,

          Ta lại đến một nhà Hiền-giả

Úc-Đa-Ká  Ra-Má-Pút-Tà(1)

            ( Uất-Đầu-Lam-Phất cũng là )

       Đến nơi, gặp Úc-Đa-Ka, nói rằng :

 

     – “ Thưa Hiền-giả ! Tôi hằng nghe tiếng

          Nên đến viếng và muốn từ nay

              Được sống trong Pháp, Luật này

       Sống đời phạm hạnh vốn đầy tịnh thanh ”.

          Thấy Ta với lòng thành khiêm hạ

Úc-Đa-Ká  Ra-Má-Pút-Ta

              Nói rằng : “ Hiền-giả tịnh hòa !

       Hãy sống, an trú Pháp ta trình bày,

          Tựu trung Pháp này là như vậy

    ______________________________

  (1) : Đạo sĩ  Uddaka  Ramaputta  – Uất-Đà-Lam-Phất. 

Trung Bộ  (Tập 1)  Kinh 26 :  THÁNH CẦU       *  MLH  – 376

 

          Khiến kẻ trí sẽ thấy quang minh

              Không lâu sẽ như Thầy mình

       Tự tri, tự chứng, tự mình trú an ”.

          Các Tỷ Kheo ! Dễ dàng nhập cuộc

          Không lâu, Ta thông suốt pháp này

              Một cách mau chóng, chẳng chầy.

       Nếu như là kẻ có đầy ‘cái tôi’      

          Thường múa mép khua môi nói giỏi

          Thời Ta nói giáo lýởđây

              Của kẻ trí, của bậc Thầy

    ( Trưởng Lão, Thượng Tọa sâu dày cao minh ) 

          Ta cho rằng chính mình cũng ví

          Như kẻ trí, Trưởng-lão các vì.

              Ta thấy, biết và tự tri

       Này Tỷ Kheo Chúng ! Ta suy nghĩ là :

        “ Úc-Đa-Ka  Ra-Ma-Pút-Tá

          Tuyên bố pháp kết quả của mình

              Không phải chỉ vì lòng tin

      ‘Sau khi tự chứng và mình tự tri

          Tựđạt thì ta mới an trú’

          Chắc chắn ông vào đủ mọi thời         

              Biết pháp, thấy pháp này rồi

       Nên mới an trúở nơi pháp này ”.

 

          Thế rồi Ta đi ngay đến chỗ

Úc-Đa-Ka đang ở trong nhà.

              Sau khi đến, Ta ôn hòa

       Thưa Úc-Đa-Ká  Ra-Ma-Pút-Tà :

 

    – “ Hiền-giảÚc-Đa-Ka ! Pháp ấy

          Theo tôi thấy, có phải tự ngài

           ( Công năng tu tập lâu dài )   

Trung Bộ  (Tập 1)  Kinh 26 :  THÁNH CẦU       *  MLH  – 377

 

       Mà ngài tự chứng do ngài tự tri,

          Tựđạt, đi tuyên ngôn pháp ấy ? ”.

 

          Được hỏi vậy, ông đáp vềđiều

              Trong câu hỏi Ta vừa nêu

       Làđã tuyên bố mục tiêu hành trì

Đạt Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ(1)

          Các Tỷ Kheo ! Ta tự nghĩ là :

           “ Không phải chỉ có Ra-Ma

       Có lòng tin tưởng, mà Ta cũng đồng,

          Không phải chỉ cóông tinh tấn

          Ta cũng có tinh tấn tối đa,

              Không phải chỉ có Ra-Ma

       Có niệm, định, tuệ – mà Ta cũng đồng

          Vậy Ta hãy gắng công cố vượt

          Chứng cho được pháp của ông ta

              Mà chính ông Úc-Đa-Ka

       Tuyên bố tự chứng do đà tự tri

          Và tựđạt, tức thì an trú’.

 

          Các Tỷ Kheo ! Tự chủ hành trì

              Không lâu, sau khi tự tri

       Tự chứng, tựđạt pháp đây cấp kỳ

Đạt Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ

          Và an trú trong pháp như vầy.

              Ta đi đến chỗ vị này

    ( Ra-Ma-Pút-Tá ) nói ngay điều là : 

 

    – “ Hiền-giảÚc-Đa-Ka ! Có thiệt

          Ngài tự biết, tự chứng, đạt ngay

    ______________________________

   (1) : Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ :

                                                  Naivasamjnànàsamjnàyatana .

Trung Bộ  (Tập 1)  Kinh 26 :  THÁNH CẦU       *  MLH  – 378

 

              Vàđã tuyên bố pháp này

       Chỉ đến mức độ như vầy phải không ? ”.

 

    – “ Vâng, Hiền-giả ! Chỉ trong mức độ

          Tưởng Xứ Phi Tưởng Phi Phi ! ”.

 

        – “ Hiền-giả ! Chính tôi hiện thì

Đãđạt mức độ cũng y như vầy ! ”.

 

     – “ Thật khéo lợi ích thay điều ấy !

          Cho chúng tôi được thấy ởđây

              Một đồng-phạm-hạnh như ngài

       Cũng đã chứng đạt pháp này, trú an

          Cùng ngang hàng với tôi tất cả.

          Pháp tôi biết, Hiền-giả cũng rành

              Pháp Hiền-giả biết, tôi rành

       Tôi làm sao, Hiền-giả thành giống tôi

          Hiền-giả thế nào, tôi cũng vậy.

          Vậy ngài hãy an trụ tại đây

              Cùng tôi chăm sóc chốn này

       Là một Hội Chúng đủ đầy thuận duyên ”.

 

          Các Tỷ Kheo ! Ta liền suy nghĩ :

Úc-Đa-Ka là vị Thầy ta

              Lại đặt đệ tử là Ta

       Ngang hàng với họ, vốn làĐạo Sư,

          Trọng ta như tôn sùng tối thượng.

          Nhưng rồi Ta suy tưởng tức thì :

            “ Pháp này không hướng yểm ly

       Không hướng đoạn diệt, không vì ly tham

          Không hướng đến tịnh an, thượng trí

          Không trực chỉ Giác ngộ, Niết-bàn  

              Mà chỉđưa đến dở dang

Trung Bộ  (Tập 1)  Kinh 26 :  THÁNH CẦU       *  MLH  – 379

 

       Phi Tưởng Phi Phi Tưởng, ngang nơi này.

          Các Tỷ Kheo ! Ta đây quyết định

          Là ta không tôn kính pháp này

              Rồi quyết từ bỏ pháp này,

       Ta đã từ giả vị Thầy thứ hai.

 *   *    *

          Các Tỷ Kheo ! Chẳng lay chí nguyện               

          Tìm cái gì chí thiện, minh quang

              Vô thượng tối thắng tịnh an

       Tầm cầu đạo lộ hoàn toàn tinh hoa 

          Ta đến Ma-Ga-Tha vương quốc

        ( Cũng là nước tên Ma-Kiệt-Đà )

              Tuần tự du hành trải qua

       Đến rừng U-Rú-Vê-Là(1) không xa

        ( Tức Ưu-Lâu-Tần-Loa ) khảái

          Một địa điểm thoải mái, hiền hòa

              Ni-Liên – Nê-Ranh-Cha-Ra  (2)

       Một con sông nhỏ chảy qua bên đàng

          Có một chỗ lội ngang giòng nước

          Thật tiện lợi, tạo được lối sang.

              Xung quanh có những ngôi làng

       Tiện bề khất thực, dễ dàng cho Ta. 

          Với ý nghĩ thoáng qua như vậy

          Ta nhận thấy hợp với mong cầu

Đủ cho thiện-nam-tử nào

       Có thể tinh tấn đạt mau ước nguyền.

 

          Các Tỷ Kheo ! Ta liền ngồi xuống

          Tỉnh tọa với ý muốn thoáng qua

              Chọn nơi ấy, và nghĩ là :    

    ______________________________

(1) : Uruvela – Ưu-Lâu-Tần-Loa . (2) : Sông Ni Liên – Neranjara . 

Trung Bộ  (Tập 1)  Kinh 26 :  THÁNH CẦU       *  MLH  – 380

 

     “ Quả thật vừa đủ để ta tinh cần ”.  

 

( Giác ngộ )

          Các Tỷ Kheo ! Luần quần mỏi mệt

          Thấy tự mình ‘bị chết, bệnh, sanh’

             ‘Bị sầu, ô nhiễm, già’ nhanh.

       Tầm cầu không bệnh, không sanh, không già

          Không chết và không sầu tìm kiếm

          Tìm cầu không ô nhiễm hoàn toàn

              Vô thượng thanh tịnh vui an

       Khỏi các khổách, Niết-bàn thăng hoa.

          Và tri kiến nơi Ta đã khởi

          Sự giải thoát đã tới với Ta

              Không bị dao động xảy ra

       Nay là đời sống của Ta cuối cùng

          Sự tái sanh cáo chung, chấm dứt

          Đắc lập tức Hữu-dư Niết-bàn.

 

             Muốn chuyển pháp độ nhân gian

       Nhưng rồi Ta chợt nghĩ sang điều là :

        ‘ Những pháp ấy thật là sâu kín

          Khó thấy, chứng, tịch tịnh, mỹ miều

              Rất là vi diệu, cao siêu

       Ngoài tầm lý luận, vượt điều nghĩ suy

          Được tuyên thuyết thắng tri, hoàn mỹ

          Những pháp ấy người Trí hiểu thôi

              Chúng sinh tham dục nổi trôi

       Ham thích ái dục, suy đồi tâm tư

          Khó mà thấy được từ định lý

          Mà chỉ có người trí hiểu rày :

           “ Y Tánh Duyên Khởi Pháp ” này

       Thật khó mà thấy tỏ ngay định đề :

Trung Bộ  (Tập 1)  Kinh 26 :  THÁNH CẦU       *  MLH  – 381

 

          Tất cả hạnh thuộc về tịch tịnh

          Các sanh y được tính diệt trừ

              Ái, tham đoạn tận chẳng từ

       Ly dục, Ái diệt ; Chân Như Niết Bàn

 

          Nếu nay ta vì hàng sinh chúng

          Thuyết pháp lành thì cũng hoài công

              Vì người nghe chẳng hiểu thông

       Sẽ chuốc phiền não chứ không ích gì ! ’

Các Tỷ Kheo ! Ta vìý khác

          Do duyên trên, khởi các kệ ngôn

              Của đấng Phật-Đà Thế Tôn

       Bất khả tư nghị Pháp môn diệu kỳ

          Trước đến nay những gì diễn tiến

          Chưa từng nghe nói đến kệ đây :

 

" Sao ta lại nói Pháp này

        Mà ta suy nghiệm lâu dài, gian nan

        Chánh pháp chứng ngộ khó khăn

        Rất khó chứng ngộ ai hằng tham sân

        Những ai Ái nhiễm xoay vần

        Vô minh vây phủ không phân chánh tà

        Rất khó thấy được Pháp ta

        Một Pháp đi ngược giòng và thâm sâu

        Huyền diệu, vi tế, nhiệm mầu

        Khó thấy, khó chứng, khó vào Chân Như ".

 

      –  Các Tỷ Kheo ! Chính từ suy nghĩ

          Thấy chúng sinh ý chí mỏi mòn

              Không thể truyền bá Pháp môn

       Ý tưởng thụ động, tâm tồn vô vi

          Ta quyết định không đi thuyết pháp

Trung Bộ  (Tập 1)  Kinh 26 :  THÁNH CẦU       *  MLH  – 382

 

          Chuyển pháp luân, lợi lạc độ đời.

 

Đại Phạm Thiên ở cõi Trời

       Sá-Hăm-Pá-Tí(1), nhờ nơi tâm mình

          Nhờ tư tưởng hữu tình tương ứng

          Biết được Ta đã chứng viên thông

              Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn

       Nay có ý nghĩ sẽ không độ đời

          Không thuyết pháp chuyển ngời Chánh Pháp

          Liền than rằng : “ Đời sắp diệt vong

             Thế giới tiêu hoại. Không xong !

       Giáo Pháp vi diệu lại không được truyền

          Chúng sinh sẽ triền miên chìm đắm

          Trong luân hồi thăm thẳm vô minh ”.

 

              Rồi như lực sĩ tạo hình

       Duỗi hay co lại tay mình dễ thay

          Đại Phạm Thiên vị này biến mất

          Khỏi Phạm cung ; hiện rất diệu kỳ

Ở trước mặt Ta tức thì

       Đắp y vai trái, chân quỳ, chắp tay

          Hướng Như Lai thỉnh cầu tha thiết :

 

   –  “ Bạch Thế Tôn ! Hãy thuyết pháp lành

              Để cho muôn loại chúng sanh

       Thừa ân pháp nhũ trọn lành nhuận thân

 

          Có chúng sinh bụi trần ít phủ

          Sẽ nguy hại, mãi trụ trầm luân

              Nếu Phật không chuyển pháp luân

       Không nghe chánh pháp, suối nguồn Từ bi.

         Nếu được nghe, hành trì chân chính

    ______________________________

    (1) : Đại Phạm Thiên  Sahampati .

Trung Bộ  (Tập 1)  Kinh 26 :  THÁNH CẦU       *  MLH  – 383

 

          Những người này thâm tín đạo mầu

              Sẽ được lợi lạc thâm sâu

       Vô minh, phiền não sẽ mau đoạn trừ ”.

          Các Tỷ Kheo ! Rồi từ vịấy

          Một bài kệ như vậy nói ra :

 

      “ Xưa kia tại Ma-Ga-Tha

        Có pháp bất tịnh hiện ra nơi này

        Pháp do tâm cấu uế đầy

        Do suy tư chẳng thẳng ngay tác thành

        Hãy mở tung, mở rộng nhanh

        Cánh cửa bất tử sẵn dành chúng sanh

        Hãy để họ nghe Pháp lành

        Do bậc Giác ngộ tịnh thanh trình bày

        Như đứng trên tảng đá này

Đỉnh núi cao tột trong mây trập trùng

        Người đứng nhìn xuống bao dung

        Chúng sinh quần tụ, khốn cùng, nguy tai.

        Cũng vậy, Ôi, Thiện Thệ Ngài !

        Là bậc Biến Nhãn khắp đầy thế gian

        Leo lên lâu đài ngút ngàn

        Xây bằng Chánh Pháp vẹn toàn thâm sâu

        Bậc Thoát Ly mọi muộn sầu

        Nhìn xuống sinh chúng khổđau dẫy đầy

        Sinh già chi phối từng ngày

        Sầu khổáp bức chẳng giây nào ngừng

        Đứng lên, hỡi vị Anh Hùng

        Bậc Chiến Thắng, được tôn xưng chiến trường

        Trưởng đoàn lữ khách kiên cường !

        Bậc Thoát Ly khỏi, chẳng vương nợ nần

        Hãy đi khắp cả thế gian

Trung Bộ  (Tập 1)  Kinh 26 :  THÁNH CẦU       *  MLH  – 384

 

        Bậc Chánh Đẳng Giác, Từ-hàng Thế Tôn !

        Hãy thuyết vi-diệu-pháp-môn

        Người nghe sẽ hiểu Pháp tôn quý này ”.

 

          Chuyện khiến Như Lai liền nhận thấy

          Tâm chân thành của Đại Phạm Thiên

              Ta dùng Phật nhãn quán duyên

       Thấy có nhiều hạng, chẳng tuyền giống nhau

 

          Hạng nhiễm nhiều, lún sâu trần cấu

          Hạng nhiễm ít phiền não bụi trần

              Hạng lợi căn, hạng độn căn

       Có hạng thuận tánh, có hàng nghịch tâm

          Hoặc dễ dạy ; tánh thâm khó dạy

          Một số ít nhận thấy hiểm nguy

              Tái sinh cõi chẳng ra gì

       Hoặc nguy hiểm của hành vi lỗi lầm.

 

          Như trong đầm đầy sen tươi thắm

          Hoa sen xanh, sen trắng, sen hồng

 

           * Nhiều hoa sinh ở nước trong

       Lớn lên dưới nước, không mong vươn dài

          Không thể chòi lên trên mặt nước,

 

       * Nhiều hoa khác vươn được lên trên

       Lém đém mặt nước làm nền,

 

    * Nhiều hoa từ nước vượt lên cao vời

          Không đẫm nước, rồi thời khoe sắc

 Tỏa hương thơm đi khắp nơi nơi.

 

              Cũng vậy, chúng sinh trong đời

Có kẻ mãi mãi đắm nơi não phiền,

          Cũng nhiều kẻ nhân duyên có được

Trung Bộ  (Tập 1)  Kinh 26 :  THÁNH CẦU       *  MLH  – 385

 

Cố vươn lên , chưa vượt khổ sầu,

              Có người lợi căn thâm sâu

       Dễ dàng thấu hiểu Pháp mầu được nghe.

          Giáo Pháp để chở che , mang lại

          Sự lợi lạc, thanh thái thân tâm

              Ta phải thuyết pháp cao thâm

       Pháp luân thị chuyển, đọa trầm vĩnh ly ”.

 

          Các Tỷ Kheo ! Sau khi suy nghĩ

          Xuyên suốt kỹ, Ta đã trả lời

              Đại Phạm Thiên của cõi Trời

       Với bài kệ ngắn đồng thời tuyên ngôn :

 

" Cửa bất diệt đã mở toang

        Hỡi ai nghe Pháp hoàn toàn cao minh

        Từ bỏ tà kiến của mình

        Thực hành chánh đạo an bình viên thông.

        Trước vì sợ chỉ hoài công

        Mệt mỏi vì chúng sinh không hiểu gì.

        Đại Phạm Thiên ! Hãy tường tri

        Nay Ta gióng trống Pháp vì chúng sanh ".

 

         Các Tỷ Kheo ! Sá-Hăm-Pá-Tí

          Đại Phạm Thiên có ý tưởng là :

           “ Chính ta mở đường thuận ra

       Nên Thích Ca Phật trải qua hoằng truyền ”.

          Đại Phạm Thiên kính thành lễ Phật

          Hữu nhiễu (1) xong, lập tức biến ngay.

.

              Rồi Ta có suy nghĩ này :

    “ Ta sẽ thuyết pháp trình bày cho ai ?

    _______________________________

(1) : Theo phong tục Ấn Độ xưa, khi từ giã bậc đáng kính trọng, 

       người ta chắp tay đi quanh vị ấy ba vòng theo hướng tay mặt .

Trung Bộ  (Tập 1)  Kinh 26 :  THÁNH CẦU       *  MLH  – 386

 

          Chánh Pháp này đầu tiên mau hiểu ?

          Vị tiêu biểu Ta nghĩ đến là

              A-La-Ra Ka-La-Ma

     ( Ta đã thọ giáo trải qua lần đầu )    

          Bậc trí thức học sâu biết rộng

          Vịđáng trọng, sáng suốt, đa văn

Đã sống ít nhiễm bụi trần

       Ta hãy thuyết pháp chánh chân nhiệm mầu,

          Ka-La-Ma sẽ mau thấu rõ ”.

          Các Tỷ Kheo ! Bỗng có Chư Thiên

              Đến Ta, vịấy nói liền :

    “ Bạch Phật ! Thật chẳng có duyên tương phùng !

          Ka-La-Ma mệnh chung tuần trước

          Bảy ngày rồi, chẳng được nghe Ngài ! ”.

              Ta nghĩ : “ Thật đáng tiếc thay !

       Một thiệt hại lớn cho ngài này thôi.

          Nếu nghe pháp này, thời vịđó

          Mau hiểu rõ thâm nghĩa diệu huyền

              Thật là người thiếu phước duyên

       Không được thính pháp mãn viên Bồ đề ”.

 

          Rồi Ta liền nghĩ về Tôn-giả

Úc-Đa-Ká  Ra-Má-Pút-Ta :

           “ Vị này trí thức sâu xa 

Đa văn, sáng suốt trải qua mọi phần

          Sống ít nhiễm bụi trần phức tạp

          Ta hãy thuyết bài pháp đầu tiên

              Vị này nghe pháp uyên nguyên

       Mau hiểu Chánh Pháp vô biên nhiệm mầu ”.

          Nhưng Chư Thiên lại mau hiện đến

          Báo lại rằng có chuyện xảy ra :

Trung Bộ  (Tập 1)  Kinh 26 :  THÁNH CẦU       *  MLH  – 387

 

              Vịấy mệnh chung hôm qua.

       Ta nghĩ : “ Thiệt hại thật là thậm đa

          Cho Ra-Má-Pút-Ta vịđó

          Nếu nghe pháp, hiểu rõ sâu xa.

              Các Tỷ Kheo ! Thế rồi Ta

       Tiếp tục suy nghĩ ai là hữu duyên

          Được nghe pháp đầu tiên Ta thuyết ?

          Ai mau hiểu chi tiết pháp Từ ?

 

              Nhớ lại nhóm Kiều-Trần-Như

       Năm vị hạ thủ công phu tu hành

Đã theo Ta, chân thành hầu cạnh

          Khi Ta tu khổ hạnh tối đa.

              Năm vịấy đã lìa xa,

       Nay năm vịấy trú qua nơi nào ?

          Với thiên nhãn thanh cao thuần tịnh

          Ta thấy họ an tịnh tu trì

              Tại xứ  Ba-Ra-Na-Si  (1)

    ( Tức Ba-La-Nại ), phạm vi gần thành

          Vườn Lộc Uyển tu hành ròng rã

          I-Si-Pa-Ta-Ná(2) một miền

          ( ‘Chư Thiên Đọa Xứ’, tên riêng ) .

 

(Khai giảng Chánh Pháp )

       U-Ru-Vê-Lá(3) mãn viên cả rồi                  

          Ta lên đường đến nơi Lộc Uyển

          Trên đường đi, diện kiến vời Ta

              Một người tên U-Pá-Ka  (4)

       Tà mạng ngoại đạo, thấy Ta trên đàng

    ______________________________

   () : Baranasi – Ba-La-Nại .        (2) : Isipatana .

   (2) :  Uruvela  (Ưu-Lâu-Tần-Loa )

   (3) : Tà mạng ngoại đạo tên Upaka . 

Trung Bộ  (Tập 1)  Kinh 26 :  THÁNH CẦU       *  MLH  – 388

 

          Vịấy đã dừng ngang và nói :

        “ Các căn ngài sáng chói, nhuận tươi

              Diện mạo Hiền-giả tuyệt vời

       Thanh tịnh, tinh khiết, sáng ngời, uy nghi

          Mục đích gì xuất gia như vậy ?

          Ai là Thầy ? Chỉ dạy những gì ?  

              Các Tỷ Kheo ! Ta tức thì

       Nói lên bài kệ huyền vi trả lời :

 

     “ Ta, bậc Toàn Thắng muôn nơi

        Nhất Thiết Trí, bậc thảnh thơi lộđồ

        Hết thảy pháp, không nhiễm ô

        Hết thảy các pháp xô bồ xả ly

        Sống chân giải thoát, uy nghi

Đoạn tận khát ái mọi thì mọi nơi

        Như vậy Ta tự giác rồi

        Còn phải y chỉ vào nơi ai nào ?

        Ta không cóĐạo Sư nào

        Tự mình giác ngộ, nương vào tự thân

        Giữa thế giới cả Thiên, Nhân

        Chẳng ai có thể sánh bằng với Ta

Ứng Cúng, Vô thượng Phật Đà

        Chánh Đẳng Chánh Giác đạt qua tự mình

        An tịnh, thanh thoát quang minh

        Chuyển bánh xe Pháp ; hành trình ra đi

        Ta đến tại Thành Ka-Si

        Gióng trống bất tử chỉ vì độ sinh

        Thế giới mù lòa vô minh

        Nhờ trống Pháp, bỗng giật mình tỉnh mê.

        Ta, bậc Thắng Giả thuộc về

Đã chứng Lậu-tận, trừ mê dứt tà

Trung Bộ  (Tập 1)  Kinh 26 :  THÁNH CẦU       *  MLH  – 389

 

Ác pháp, nhiếp phục bởi Ta

        Ta là vôđịch, U-Pa-Ka này ! ”.

 

          Các Tỷ Kheo ! Nghe vầy chăm chú

          Tà mạng ngoại đạo Ú-Pá-Ka

              Nói rằng : “ Hiền-giả nói ra

       Tự xưng như vậy, thật là thần tiên

         ‘Bậc Chiến Thắng vô biên Vô Tận’

          Mong rằng sự việc vẫn như vầy ”.

              Nói xong, U-Pá-Ka này

       Lắc đầu rồi gã rẽ ngay đường mòn.

 

          Các Tỷ Kheo ! Để tròn chí nguyện

          Khiến Pháp luân thị chuyển độ đời

              Ta tuần tựđi đến nơi

       Ba-Ra-Na-Sí , vào thời Vườn Nai

          Năm Khất Sĩ lúc này ở đấy

          Khi nhìn thấy Ta đến từ xa

Đã cùng nhau thỏa thuận là :

    “ Nay Sa-môn Gô-Ta-Ma đến rồi !

Ông ta trở lại đời sung túc

          Không như lúc khổ hạnh tinh cần

              Sống đời đầy đủ mọi phần

       Chớ nên đảnh lễ dưới chân vị này

          Chớ đứng dậy, tiếp ngay y bát

          Dành một chỗ nào khác ởđây

              Để nếu muốn, thì vị này

       Sẽ ngồi ở đấy, đừng ai nói gì ! ”.  

 

          Các Tỷ Kheo ! Nhưng khi Ta tới

          Năm Khất Sĩđã vội đứng lên

              Không giữđúng thỏa thuận trên

       Người thì tiếp bát, kẻ bèn lăng xăng

Trung Bộ  (Tập 1)  Kinh 26 :  THÁNH CẦU       *  MLH  – 390

 

         Sắp đặt phần chỗ ngồi trang trọng

          Người tự động đem nước rửa chân

              Nhưng năm vị vẫn khăng khăng

       Gọi Ta tên tộc, hay bằng xưng hô

         ‘A-Vu-Sô’ (1) tức là ‘Hiền-giả’

          Hay ‘Đạo-Hữu’, cách quá tầm thường.

 

              Các Tỷ Kheo ! Khi nghe tường

       Ta bảo với họ kỷ cương phải gìn :

       “ Các Khất Sĩ ! Hãy đình chỉ gọi

          Bằng cách gọi Như Lai bằng tên         

              Hay dùng ‘Hiền-giả’ gọi lên

       Như Lai nay phải gọi tên Phật Đà

          Chánh Đẳng Giác, Đại A-La-Hán (2)

          Hãy lắng nghe viên mãn Pháp lành

              Pháp bất tửđã chứng thành

       Ta sẽ giảng dạy, thuyết rành Pháp minh.

          Nếu tự mình  sống theo khuyến giáo

          Không bao lâu chứng đạo huyền vi

              Tự chứng, tựđạt, tự tri

       Ngay trong hiện tại, những gì cao siêu.

          Là mục tiêu vô thượng phạm hạnh

          Thiện-nam-tử chân chánh, vững tin

              Xuất gia từ bỏ gia đình

       Một lòng hướng đến, tự mình trú an ”.

 

    _________________________________

(1) : Avuso .       (2) : Mười danh hiệu được xưng tụng Đức Phật : Araham ( Ứng Cúng ) , Sammàsambuddho ( Chánh Biến Tri hay Chánh Đẳng Chánh Giác) , Vijjàcaranasampanno ( Minh Hạnh Túc ) , Sugato (Thiện Thệ ), Lokavidù (Thế Gian Giải ), Anuttaro       ( Vô Thượng Sĩ ), Purisadammasàrathi ( Điều Ngự Trượng Phu ),

Satthàdevamanussànam ( Thiên Nhân Sư ) , Buddho ( Phật hay Phật-Đà ), Bhagavà ( Thế Tôn ) .

Trung Bộ  (Tập 1)  Kinh 26 :  THÁNH CẦU       *  MLH  – 391

 

          Nghe rõ ràng điều Ta vừa nói  

          Năm Khất Sĩ liền hỏi như vầy :

            “ Hiền-giả Gô-Ta-Ma này !

       Trước đây nếp sống của Ngài trải qua

          Với cách tu tối đa khổ hạnh

          Mà Ngài không chứng Thánh-phẩm chi

              Không chứng Pháp siêu nhân gì

       Tri kiến, thù thắng xứng vì Thánh đây !

          Thì làm sao đến nay Hiền-giả

          Với nếp sống khác lạ như vầy

              Từ bỏ tinh tấn miệt mài

       Trở lui đời sống đủ đầy tiện nghi,

          Thì cách chi mà Ngài có thể

          Chứng được Pháp triệt để, siêu nhân ?

              Tri kiến, thù thắng vô ngần

       Xứng đáng bậc Thánh như phần thuyết ra ? ”.

 

          Các Tỷ Kheo ! Nghe qua điều đó

          Ta nói với nhóm họ như vầy :

            “ Này các Khất Sĩ ! Nghe đây !

       Như Lai không sống đủ đầy tiện nghi                 

          Không từ bỏ hành trì tinh tấn

          Không trở lui hưởng tận đủ đầy

              Hãy nghe, các Khất Sĩ này !

Đại A-La-Hán, Như Lai đạt thành

          Chánh Đẳng Giác trọn lành Thiện Thệ,

          Các ông phải nên để tâm vào

              Lóng tai nghe Pháp thanh cao

       Sống đúng lời dạy, hiểu sâu, thực hành

          Nếu chân thành sống theo khuyến giáo

          Không bao lâu chứng đạo huyền vi

Trung Bộ  (Tập 1)  Kinh 26 :  THÁNH CẦU       *  MLH  – 392

 

              Tự chứng, tựđạt, tự tri

       Ngay trong hiện tại, những gì cao siêu.

          Là mục tiêu vô thượng phạm hạnh

         Thiện-nam-tử chân chánh, vững tin

              Xuất gia từ bỏ gia đình

       Một lòng hướng đến, tự mình trú an ”.

 

          Lần thứ hai, vốn mang thành kiến

          Năm vị vẫn nêu chuyện như trên

              Không tin Ta đã trở nên

       Bậc Chánh Đẳng Giác, giáo truyền Pháp minh.

          Ta giải thích tận tình việc ấy

          Và nhắc lại quả vị mà Ta

Đã chứng Chánh Giác, Phật Đà

       Chuyển khai Giáo Pháp độ tha cứu đời.

 

          Năm Khất Sĩ  chẳng dời thiên kiến

          Lần thứ ba nêu chuyện đã qua

              Rằng hành khổ hạnh tối đa

       Còn chưa chứng đắc nữa là như nay.

 

          Ta nhìn các vị này, hỏi họ :    

     – “ Từ trước nay Ta có nói là

              Ta đã chứng quả Phật Đà

     Chánh Đẳng Giác,nguyện độ tha hoằng truyền?”

          Năm vị liền suy tư ngẫm nghĩ

          Rồi hoan hỷ đổi thái độ ngay

              Chắp tay thưa Ta như vầy :

 

 – “ Kính bạch Đại Giác ! Xưa rày trải qua

          Thìđúng là chưa từng nghe, thấy

          Ngài đã từng nói vậy bao giờ ”.

 

         – “ Nay các ông dứt nghi ngờ

Trung Bộ  (Tập 1)  Kinh 26 :  THÁNH CẦU       *  MLH  – 393

 

       Lóng tai nghe kỹ trong cơ hội này    

          Pháp bất tử trình bày, thuyết giảng

          Do một bậc viên mãn Phật Đà

              Bậc Chánh Đẳng Giác thuyết ra

       Sống đúng lời dạy sâu xa, thực hành

          Nếu chân thành sống theo khuyến giáo

          Không bao lâu chứng đạo huyền vi

              Tự chứng, tựđạt, tự tri

       Ngay trong hiện tại, những gì cao siêu.

          Là mục tiêu vô thượng phạm hạnh

         Thiện-nam-tử chân chánh, vững tin

              Xuất gia từ bỏ gia đình

       Một lòng hướng đến, tự mình trú an ”.

 

          Các Tỷ Kheo ! Sẵn sàng tâm chí

          Năm Khất Sĩ chấp nhận vâng theo,

              Trở thành năm vị Tỷ Kheo

       Khép mình tuân thủ sống nghèo độc cư.

          Năm vị Kiều Trần Như từđó

          Chuyên chú nghe, lảnh thọ Pháp mầu

           ( Suốt trong ba tháng hạ đầu )

       Phân chia thời khắc với nhau hòa hài :

 

          Nếu hôm nay Tỷ Kheo hai vị

          Ngồi nghe Pháp cao quý huyền vi

              Ba vị Tỷ Kheo kia đi

       Trì bình khất thực phạm vi các làng

          Đồăn đó được mang chia sẻ

          Cho sáu vịđủ để nuôi thân.

              Ngày hôm sau lại tới lần

       Ba vị nghe Pháp quý trân Đạo vàng   

          Hai vị kia vào làng khất thực

Trung Bộ  (Tập 1)  Kinh 26 :  THÁNH CẦU       *  MLH  – 394

 

Đem vật thực chia cả sáu người.

              Cứ thế đều đặn các thời

       Bốn pháp Thánh Đế(1) siêu vời thuyết ra.

 

          Các Tỷ Kheo ! Trải qua ba tháng

          Ta thuyết giảng, khuyến giáo thực hành

             Năm vị Tỷ Kheo thuần thành

       Suy gẫm từ trước, tự mình ‘bị sanh’

          Lại tầm cầu ‘bị sanh’ như vậy.

          Tự mình thấy ‘bị già’, ‘bịđau’

              Tự mình ‘bị chết’, ‘bị sầu’

       Tự ‘bịô nhiễm’, tìm cầu trải qua.

          Tự ‘bị già’ , ‘bị già’ tìm kiếm           

          Tự ‘bịđau’ tìm kiếm ‘bịđau’

             ‘Bị sầu’ tìm kiếm ‘bị sầu’

       Tự ‘bịô nhiễm’ tìm cầu ‘nhiễm ô’ .

          Sau khi đã biết vô tự sự

          Những nguy hại của sự ‘bị sanh’

             ‘Bị già’, ‘bị chết’ hoành hành

      ‘Bị sầu’, ‘bị chết’, ‘bị phần nhiễm ô’.

 

          Phải suy nghĩ : “ Sao hồ đồ vậy ?    

          Tại sao ta như vậy thực hành ?

              Nên họđã chấn chỉnh nhanh

       Tầm cầu không bệnh, không sanh, không già,     

          Không chết và không sầu tìm kiếm

          Tìm cầu không ô nhiễm hoàn toàn

              Vô thượng thanh tịnh vui an

    _________________________________

(1) :  Bài pháp đầu tiên Đức Phật thuyết ra cho năm vị nhóm 

   Kiều-Trần-Nhưđược gọi là Kinh Chuyển Pháp Luân ( Dhamma-

   cakkappavattana sutta ) mà trọng tâm giảng về Tứ Diệu Đế hay 

  Tứ Thánh Đế ( Cattu Ariyasacca ).

Trung Bộ  (Tập 1)  Kinh 26 :  THÁNH CẦU       *  MLH  – 395

 

       Khỏi các khổách, Niết-bàn tịnh yên.

          Tri và kiến khởi lên nơi họ :

        “ Sự giải thoát ta cóởđây

              Không bị dao động, lung lay

       Thức gì được hiện khởi ngay như vầy

          Đều quy ngay là đời sống cuối

          Không luân hồi trong chuỗi tái sanh ”.

 

(  Năm Dục )

              Các Tỷ Kheo ! Phải hiểu nhanh

Năm dục tăng trưởng chẳng lành là chi ?

Sắc do mắt tức thì nhận thức

          Là khả lạc và thực đáng yêu

              Hấp dẫn, kích thích dục nhiều.

Tiếng do tai nhận thức điều du dương,

Mũi nhận thức các hương thơm nức,

Vị do lưỡi nhận thức ngon lành,

Xúc do thân cảm xúc nhanh,    

       Khảý, khả lạc, trở thành đáng yêu,

          Hấp dẫn nhiều, kích thích lòng dục

          Cả năm dục tăng trưởng làđây !

 

              Này các Tỷ Kheo ! Như vầy

       Sa-môn, Phạm-chí nào hay mê lầm

          Bị trói buộc đắm tham mọi lúc

          Bởi ngũ dục trưởng dưỡng nói trên.

             Không thấy nguy hại hiện tiền

       Không biết là họ phải liền xuất ly 

          Khỏi ngũ dục tức thì như vậy.

          Mà trái lại thọ dụng dục sâu

              Những vịấy phải hiểu mau :

    “ Các người nay đã rơi vào họa tai

Trung Bộ  (Tập 1)  Kinh 26 :  THÁNH CẦU       *  MLH  – 396

 

          Gặp bất hạnh, dưới tay khuynh loát

          Theo ý muốn của Ác Ma ngay ! ”.

 

              Các Tỷ Kheo ! Thí dụ vầy :

       Trong rừng, đang sống với bầy nai kia

          Một con nai do lìa đàn ấy

          Bị sập bẫy, nằm xuống kêu la

              Con nai ấy cần hiểu là :

    “ Nó gặp bất hạnh, thật là họa tai

          Bị những tay thợ săn sử dụng

          Theo ý muốn bọn chúng mà thôi !

              Khi người thợ săn đến nơi

       Con nai không thể chạy rời nơi đây.

 

          Các Tỷ Kheo ! Việc này cũng tỉ

          Các Sa-môn, Phạm-chí lầm sai

              Bị trói buộc, bị mê say

       Bị tham đắm ngũ dục đây sâu dày

          Không thấy rằng điều này nguy hại

          Không biết rõ là phải xuất ly

              Khỏi ngũ dục này tức thì.

       Mà thọ dụng ngũ dục nguy hại này,

          Như con nai trong rừng sập bẫy

          Các vị cũng sập bẫy mê tà

              Bị sai khiến bởi Ác Ma

    ( Nên cứ dấn bước đường tà lối ma ). 

 

         Các Tỷ Kheo ! Các Sa-môn khác

          Hay Bàn-môn an lạc thân tâm

              Không bị trói buộc, đắm tham

       Không mê say dục cả năm điều này,

          Thấy nguy hại dẫy đầy của chúng

          Biết xuất ly khỏi chúng rất cần.

Trung Bộ  (Tập 1)  Kinh 26 :  THÁNH CẦU       *  MLH  – 397

 

              Những vịấy phải hiểu rằng :

    “ Các người không bị lôi phăng tức thời

          Sự bất hạnh, không rơi vào đó

          Không rơi chỗ tai họa khốn cùng,

              Giống như con nai trong rừng

       Không bị sập bẫy, ung dung vô ngần

          Không bịđám thợ săn sử dụng

          Theo ý muốn bọn chúng mọi thời,

              Khi người thợ săn đến nơi

       Con nai chạy mất, và rồi bình an .         

 

          Các Tỷ Kheo ! Hoàn toàn vô ngại 

          Ví như nai sống tại khu rừng

Đi qua đi lại trong rừng

       An tâm đi, đứng rồi dừng, nằm yên.

          Tại sao vậy ? Vì nguyên nhân chính

          Nó không dính bẫy sập thợ săn.

              Cũng vậy, các Tỷ Kheo Tăng !

       Tỷ Kheo ly dục và hằng vĩnh ly

Ác thiện pháp, tức thì diệt mất

          Chứng, trú thật vào Đệ nhất Thiền

              Trạng thái hỷ lạc, tịnh yên

       Sanh do ly dục, có nguyên tứ, tầm.

 

          Các Tỷ Kheo ! Tinh cần chân thật

          Là vị làm mù mắt Ác Ma

              Diệt mọi vết tích gần xa

       Vượt khỏi tầm mắt Ác Ma đọa trầm.

 

      –  Rồi Tỷ Kheo diệt tầm diệt tứ

          Chứng và trú vào Thiền thứ hai            

              Trạng thái đạt hỷ lạc ngay

       Không tầm, không tứ, do rày định sanh

Trung Bộ  (Tập 1)  Kinh 26 :  THÁNH CẦU       *  MLH  – 398

 

          Và nội tĩnh nhất tâm như vậy.

          Nên gọi là vịấy trải qua

              Làm cho mù mắt Ác Ma

       Vượt khỏi tầm mắt Ác Ma hận thù!

 

       – Vị Phích-Khu (1) ly hỷ trú xả

          Chánh niệm, cả tỉnh giác đủ đầy

              Thân cảm sự lạc thọ ngay

       Mà các bậc Thánh hiền đầy tinh hoa

Đã gọi là ‘xả niệm lạc trú’,

          Chứng và trú vào Thiền thứ ba .

Đã làm mù mắt Ác Ma

       Vượt khỏi tầm mắt Ác Ma hận thù !

 

       – Vị Phích-Khu xả lạc, xả khổ

          Diệt hỷưu, cảm thọ trước đây

              Chứng, trú Thiền thứ tư ngay

       Xả niệm thanh tịnh, không rày khổ, vui.

          Như vậy, không dể duôi, biếng nhác

          Tỷ Kheo đạt cả bốn Thiền-na  (2)

              Làm cho mù mắt Ác Ma

       Vượt khỏi tầm mắt Ác Ma hận thù.

 

       – Lại nữa, vị Phích-Khu  đã nói

          Vượt lên mọi Sắc tưởng ởđây

              Diệt mọi chướng-ngại-tưởng này

       Không tác ý dị tưởng ngay mọi điều.

          Vị Tỷ Kheo đăm chiêu tự nghĩ :

         ‘Hư không này đích thị vô biên’

              Chứng, trú Xứ Không Vô Biên  (3)

    _________________________________

(1) : Bhikkhu  phiên âm là Tỳ-Khưu hay Tỷ-Kheo, nghĩa làKhất-sĩ.(2) :  Jhàna : phiên âm là Thiền-na  tức là Thiền định .

(3) : Không Vô Biên Xứ ( Akàsànantàyatana )

Trung Bộ  (Tập 1)  Kinh 26 :  THÁNH CẦU       *  MLH  – 399

 

    – Rồi vượt mọi Không-vô-biên Xứ liền

          Nghĩ : ‘Thức là vô biên, vô cực

          Chứng và trú Xứ Thức Vô Biên  (1)

 

           – Vượt mọi Xứ Thức-vô-biên

       Nghĩ rằng : ‘Không có hiện tiền vật chi’

          Chứng tức thì Vô Sở Hữu Xứ(2)

          Rồi trú Xứ Vô Sở Hữu này.

              Sau khi chứng, trúởđây

       Tỷ Kheo lại vượt đến ngay tức thì

 

       – Nơi Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ(3)

          Chứng và trú vào Tưởng Xứ này.

 

          –  Vượt lên, chứng và trú ngay

       Diệt Thọ Tưởng Định . Lành thay ! Vị này

          Được gọi đây Tỷ Kheo chứng đắc

          Sau khi thấy mọi vật rõ ràng.

              Với trí tuệđạt minh quang

       Diệt trừ lậu-hoặc, tịnh an từ hòa

          Làm mù mắt Ác Ma quỷ quyệt 

          Mắt Ma Vương đoạn tuyệt, mù lòa

              Không còn dấu vết lộ ra

       Vượt khỏi tầm mắt Ác Ma hoàn toàn .

 

          Đã vượt khỏi thế gian triền phược

          Mọi tham trước dứt bỏ tức thì

              An tâm vịấy đứng, đi,

       Ngồi, nằm – cả bốn oai nghi cũng đều.

          Vì sao vậy ? Tỷ Kheo Ta nói

    ______________________________

 (1) :  Thức Vô Biên Xứ  ( Vinnànancàyatana ).

  (2) :  Vô Sở Hữu Xứ  (Àkimcanyayatana ).

(3) :Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ (Naivasamjnànàsamjnàyatana).

Trung Bộ  (Tập 1)  Kinh 26 :  THÁNH CẦU       *  MLH  – 400

 

Đã vượt khỏi tầm tay Ác Ma.

            ( Nỗ lực vịấy trải qua

       Mục đích đãđạt thật là vinh quang )”.

 

          Nghe Thế Tôn nghiêm trang thuyết giảng 

         ‘Kinh Thánh Cầu’ viên mãn hoàn toàn

              Các Tỷ Kheo trong đạo-tràng

       Hoan hỷ tín thọ lời vàng Thế Tôn ./-

 

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật  ( 3 L )

 

 

*

*   *

 

(  Chấm dứt  Kinh  số 26  :  THÁNH CẦU

ARIYAPARIYESANÀ  Sutta  )

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/12/2022(Xem: 3011)
Thật là vô cùng xúc động, hôm nay vào trang nhà Quảng Đức, con nhìn được rõ tôn dung Sư Bà, nụ cười hiền hậu, thanh thoát. Từ bao năm qua Pháp hiệu Hải Triều Âm đã cho con niềm tôn kính biết bao, đó là hình ảnh Đức Quán Thế Âm đạp trên sóng nước ba đào để cứu khổ chúng sanh trong biển đời trần gian mà ngay từ khi còn bé con đã cảm nhận trên Quê Hương mình, những tiếng kêu gào khóc bởi chiến tranh, bom đạn, hình ảnh chiếc quan tài được phủ lá quốc kỳ và những người lính thổi bài hồn chiến sỹ để tri ân người chiến sỹ đã hy sinh bảo vệ cho Tổ Quốc, hình ảnh người góa phu và các con thơ dại từ bé thơ con đã được chứng kiến, lúc nào cũng làm trái tim bé nhỏ của con se thắt lại.
22/12/2022(Xem: 2003)
Tôi may mắn có được duyên lành tham dự buổi lễ trao Giải Viết Văn Ứng Dụng Phật Pháp Trong Đời Sống do Ni Trưởng Thích Nữ Giới Hương, Trú Trì Chùa Hương Sen, Nam California, tổ chức vào chiều tối Chủ Nhật, 11 tháng 12 năm 2022, để mắt thấy và tai nghe những thành tựu có tính bước ngoặt trong sinh hoạt văn học Phật Giáo Việt Nam tại hải ngoại. Không những thế, tôi còn có được tuyển tập Hương Pháp để phát hiện một cách lý thú những tác phẩm văn học Phật Giáo mang nội hàm ứng dụng Phật Pháp trong đời sống hằng ngày qua ngòi bút của những Tăng, Ni và Phật tử từ khắp các nơi trên thế giới.
21/12/2022(Xem: 2678)
Chưa bao giờ chữ Thiền Định được nói nhiều trong xã hội Tây phương như trong vòng thập niên lại đây. Chỗ nào người ta cũng nói đến Thiền! Ở Chùa, ở các Trung tâm Tu học Phật giáo đã đành, mà cả trong nhà thờ Thiên Chúa hay Tin Lành, trong các Thánh đường Hồi giáo, trong các Hội thể thao, các phòng tập thể dục thẩm mỹ… đâu đâu cũng nghe nói đến. Thậm chí các công sở, hãng xưởng còn tổ chức các buổi tập thiền cho công nhân viên.
20/12/2022(Xem: 2923)
Có một người ngoại đạo tới nói với thiền sư như thế này: -Thưa thầy, đạo của chúng tôi có cả ngàn vị thánh, còn Đạo Phật không có vị thánh nào. Thầy nghĩ sao? Thiền sư nhẹ nhàng hỏi: -Trong đạo của ông, người ta đã làm gì để trở thành thánh? Người đàn ông đáp: -Bất cứ ai suốt đời phục vụ giáo hội, tử vì đạo hay sẵn sàng tử vì đạo, tham gia thánh chiến sẽ được phong thánh. Thiền sư nói: -Đạo của chúng tôi, thánh là bậc làm những việc mà phàm phu khó làm hay không làm được. Bất cứ ai bỏ được Tham-Sân-Si sẽ nhập dòng thánh. Nghe vậy, người đàn ông cười nói: -Bỏ Tham-Sân-Si là chuyện dễ mà.
19/12/2022(Xem: 2516)
Nếu cuộc đời là một dòng sông, có bao giờ bạn nghĩ : Hành trình trước mặt sẽ dẫn về đâu? Hiểu được nghệ thuật tồn tại trong sóng nước bao lâu Khi từng giai đoạn bị nhấn chìm, trôi dạt (1) Sẽ vượt qua hay phải bỏ lại đến bến bờ khác ?
16/12/2022(Xem: 3527)
Thừa lệnh Ni sư Thích Nữ Giới Hương, Trưởng ban tổ chức Cuộc Thi Viết Văn Ứng Dụng Phật Pháp Trong Đời Sống, tôi xin được phép viết Lời Tựa cho tuyển tập Hương Pháp 2022 này, trước là để mừng pháp hội, nơi những người con Phật cùng ghi lại các suy nghĩ và cảm xúc xuống giấy để ngợi ca và tuyên thuyết Chánh pháp, sau là cùng mời nhau ứng dụng Phật pháp trong đời thường để tịnh hóa cõi nhân gian cũng như đặc biệt tán thán chúc mừng 11 vị trúng giải (Giải I, II, III, 2 Giải Khuyến Khích và 6 giải Hương Pháp) nằm trong số 280 bài dự thi. 11 bài trúng tuyển trên là nội dung của cuốn sách HƯƠNG PHÁP 2022 và được trao tặng khách tham dự buổi lễ Trao Giải Thưởng lúc 19 giờ Chủ Nhật ngày 1 tháng 12 năm 2022 tại Nhà Hàng Seafood World, Miền Nam California.
16/12/2022(Xem: 3873)
Với mục đích khuyến khích mọi người tham gia vào cuộc thi viết văn về ứng dụng giáo lý đạo Phật vào đời sống hàng ngày, cũng như để Hương Pháp, Hương Đạo được lan xa và tiếng Việt còn mãi vang vọng, chùa Hương Sen (Quận Riverside, miền Nam California, Hoa Kỳ) đã tổ chức một cuộc thi viết văn bằng tiếng Việt hoặc bằng tiếng Anh.
14/12/2022(Xem: 6031)
Cuộc Thi Viết Văn Ứng Dụng Phật Pháp 2022 là một sự kiện hy hữu. Đây là giải thi viết đầu tiên ở hải ngoại để mời gọi viết bài hoằng pháp. Cũng là những hy sinh rất lớn của Ni Sư Thích Nữ Giới Hương, Trưởng Ban Tổ Chức Cuộc Thi, một công trình rất nặng nhọc và rất tốn nhiều thì giờ. Điểm hy hữu là: Chùa Hương Sen được thành lập ở thị trấn Perris, California, từ tháng 4/2010, vậy mà 12 năm qua chưa xây xong chánh điện vì nhiều lý do, bây giờ đã tổ chức được một cuộc thi viết văn gây nhiều tiếng vang toàn cầu
12/12/2022(Xem: 5630)
Cuốn sách được trình bày đẹp, trang nhã. Tư tưởng thấm nhuần Phật Pháp luôn bàng bạc trong từng bài thơ, đoạn văn, ngay cả khi tác giả chỉ đơn giản nhắc lại những kỷ niệm xa vời, riêng tư của gia đình hay một thời niên thiếu của chính mình. Lời thơ, giọng văn đơn giản mộc mạc, dễ đọc, dễ cảm nhận, giúp người đọc dễ dàng hiểu được những gì tác giả muốn chuyển tải.
06/12/2022(Xem: 2332)
Trân trọng giới thiệu Sách Mới: HƯƠNG PHÁP 2022 gồm 11 bài thi của các tác giả trúng giải Hương Pháp và Xuất Sắc trong Cuộc thi Viết Văn Ứng Dụng Phật Pháp do Chùa Hương Sen tổ chức năm 2022 và đã phát giải thưởng vào ngày 11 tháng 12 năm 2022. Giải thưởng Cuộc thi sẽ bao gồm bằng khen và tiền thưởng tượng trưng với giá trị khoảng 25,000.00 USD, được phân bổ thành các giải như sau: Giải I: $5,000.00, Giải II: $3,000.00, Giải III: $2,000.00 Hai giải Khuyến Khích, mỗi giải: $1,000.00 Sáu giải Hương Pháp, mỗi giải: $500.00 50 giải Hoằng Pháp, mỗi giải: $200.00
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]