Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

07. Kinh Ví Dụ Tấm Vải

18/05/202019:51(Xem: 11588)
07. Kinh Ví Dụ Tấm Vải

TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO

TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH

( Majjhima  Nikàya )


Tập I
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli

Chuyển thể Thơ :

Giới Lạc  MAI LẠC HỒNG  tự TUỆ NGHIÊM

 ( Huynh Trưởng Cấp Tấn  - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )

Email : [email protected]



7. Kinh VÍ DỤ TẤM VẢI

( Vatthùpama sutta )

 

Như vậy, tôi nghe :

 

          Một thời, Đức Thế Tôn Thiện Thệ

An trú tại Xá-Vệthành này

Sa-Vát-Thí  cũng là đây

Kỳ Viên Tinh Xá hôm mai tịnh, hòa

 Còn có tên Chê-Ta-Va-Ná

Khu vườn do Trưởng giả tên là

A-Na-Thá-Pin-Đi-Ka

Tức Cấp-Cô-Độc , thuần hòa tín gia

Mua lại từ Kỳ Đà thái tử

Để cúng dường Điều Ngự Thế Tôn

Cùng với Tăng đoàn Sa-môn

       Có nơi hoằng hóa pháp môn nhiệm huyền.

          Lúc bấy giờ Phật liền cho gọi

          Chúng Tỷ Kheo câu hội đủđều

              Phật gọi : “ Này các Tỷ Kheo ! ”

       Chúng Tăng cung kính vâng theo lời Ngài.

 

    – “ Các Tỷ Kheo ! Như đây có thể   

          Có tấm vải cấu uế, nhiễm dơ

              Một người thợ nhuộm, bấy giờ

       Nhúng tấm vải đã vấy nhơ bẩn đầy

          Vào thuốc nhuộm màu này, màu khác

          Đậm hay lạt, vàng, đỏ, tía, xanh

              Tấm vải nhuộm đã hoàn thành

Trung Bộ  (Tập 1) Kinh 07 : VÍ DỤ TẤM VẢI    *  MLH  – 084

 

       Không được tốt đẹp, không thanh tịnh gì

          Tại sao vậy ? Chính vì tấm vải

          Không trong sạch, bẩn vấy dính theo.

              Cũng vậy, này các Tỷ Kheo !

       Một tâm cấu uế thường đeo bám hoài

          Cõi xấu ác, đọa đày chờ đợi.

          Còn như với tấm vải trắng bong 

              Thanh tịnh sạch sẽ, vừa lòng

       Thợ nhuộm nhúng vải vào trong thuốc màu

          Thuốc nhuộm nào : vàng, xanh, tía, đỏ

          Tấm vải đó được nhuộm đẹp xinh

              Sạch sẽ, màu sắc ưa nhìn

       Sao vậy ? Vì với quá trình trải qua

     Tấm vải vốn rất là sạch sẽ.

 

          Cũng như vậy, những kẻ tịnh thanh

              Tâm không cấu uế, trong lành

       Cõi thiện, thiên giới sẵn dành thanh cao.

 

          Các Tỷ Kheo ! Thế nào được kể

          Là những điều cấu uế của tâm ?

              Tham dục hay là tà tham

       Sân, hận, phẫn hoặc xan tham quá nhiều

          Hoặc hư ngụy, mạn, kiêu, tật đố,

          Hoặc ngoan cố, não hại, trá man,

              Khi cuống, phóng dật, tà gian,

 Đều là cấu uế mọi đàng của tâm.

 

          Tỷ Kheo nào nghĩ thầm sự thể :

         ‘Tà, tham dục : cấu uế của tâm’

              Biết vậy, vị ấy hành thâm

       Đoạn trừ tham dục, tà tham tâm mình.

 

Trung Bộ  (Tập 1) Kinh 07 : VÍ DỤ TẤM VẢI    *  MLH  – 085

 

          Vị ấy lại đinh ninh suy nghĩ :

 ‘Sân, phẫn, hận, hư ngụy, xan tham,

              Man trá, não hại thường làm

       Mạn, kiêu, tật đố, không tàm quý chi,

          Hoặc phóng dật mọi thì, ngoan cố,

  Những điều đó cấu uế của tâm’.        

              Sau khi biết vậy, nghĩ thầm :

      ‘Ta phải trừ diệt, dứt mầm họa tai’.

 

          Các Tỷ Kheo ! Vị này suy nghĩ :

         ‘Các điều ấy đích thị chúng là

         Cấu uế của tâm xấu xa’

       Nên cố đoạn diệt uế tà tâm đây.

          Khi Tỷ Kheo vị này biết rõ

          Và sau đó cố gắng diệt ngay

              Thì như vậy Tỷ Kheo này

       Thành tựu tuyệt đối, sâu dày lòng tin

      *  Đối với Phật – Tứ sinh Từ Phụ          

          Thế Gian Giải, Điều Ngự Trượng Phu  (1)

              Phật, Thế Tôn, Thiên Nhân Sư  (1)

       Chánh Đẳng Chánh Giác (1) đại từ uy linh

          Vô Thượng Sĩ hay Minh Hạnh Túc (1)

          Bậc Thiện Thệ, Ứng Cúng (1), Như Lai.   

          *  Thành tựu lòng tin tràn đầy

       Đối với Pháp Bảo do Ngài thuyết ra

    _______________________________

(1) : Mười danh hiệu người đời xưng tụng Đức Phật : Araham (Ứng Cúng), Sammàsambuddho (Chánh Biến Tri hay Chánh Đẳng Chánh Giác) , Vijjàcaranasampanno (Minh Hạnh Túc) , Sugato (Thiện Thệ), Lokavidù (Thế Gian Giải), Anuttaro (Vô Thượng Sĩ), Purisadammasàrathi (Điều Ngự Trượng Phu), Satthàdevamanus-sànam (Thiên Nhân Sư), Buddho (Phật hay Phật-Đà), Bhagavà (Thế Tôn) .

Trung Bộ  (Tập 1) Kinh 07 : VÍ DỤ TẤM VẢI    *  MLH  – 086

 

          Pháp ‘thiết thực’, ‘đến mà để thấy’

          Và pháp ấy ‘không có thời gian’

             ‘Khả năng hướng thượng’ rõ ràng

      ‘Người trí chứng, hiểu’ dễ dàng Pháp đây.

      *  Thành tựu đầy lòng tin tuyệt đối  

          Vào Tăng Chúng luật giới nghiêm trang

             ‘Diệu hạnh’, ‘Như lý hạnh’ Tăng

      ‘Trực hạnh’,‘chân chánh hạnh’ Tăng, đồng thời

          Đệ tử Phật, bốn đôi tám vị

          Đáng hoan hỷ tôn trọng, cúng dường

              Đáng được cung kính, tán dương

       Phước điền vô thượng muôn phương ở đời.

 

          Đến giai đoạn này thời vị đó

          Có từ bỏ, có sự diệt trừ

              Có sự giải thoát an như

       Có xả ly, có đoạn trừ sâu xa.

          Vị ấy nghĩ : ‘Nay ta thành tựu

          Sự tuyệt đối vĩnh cữu tín tâm

              Đối với Thế Tôn cao thâm

       Tin sâu Giáo Pháp, tin thâm Tăng Già

Và chứng qua được nghĩa tín thọ,

          Pháp tín thọ ; chứng được hân hoan

              Liên hệ đến Pháp minh quang

       Hỷ sanh do bởi hân hoan của mình

          Do từ Hỷ, thân khinh an có

          Cảm giác được lạc thọ như vầy

              Rồi do bởi lạc thọ này

       Tâm được Thiền định (tràn đầy lạc an).

 

          Vị Tỷ Kheo nghĩ sang việc khác

          Đối với ta, giai đoạn này đây

Trung Bộ  (Tập 1) Kinh 07 : VÍ DỤ TẤM VẢI    *  MLH  – 087

 

              Ta có sự từ bỏ ngay

       Có sự giải thoát, diệt bài, xả ly.

         ‘Nghĩa tín thọ’ tức thì chứng được

         ‘Pháp tín thọ’ chứng được, hân hoan

              Liên hệ đến Pháp minh quang

       Hỷ sanh do bởi hân hoan của mình

          Do từ Hỷ, thân khinh an có

          Cảm giác được lạc thọ như vầy

              Rồi do bởi lạc thọ này

       Tâm được Thiền định (tràn đầy lạc an).

 

          Các Tỷ Kheo ! Hoàn toàn vị ấy

          Giới và Pháp như vậy chánh chân

              Và Tuệ như vậy thường hằng

       Nếu có khất thực, đồ ăn bĩ bàng

          Với gạo thơm được sàng lọc kỹ

          Các món canh, mỹ vị ngon lành

              Cũng không vì vậy trở thành

       Chướng ngại nào đó để dành vị đây.

          Như tấm vải dính đầy cấu uế

          Ngâm trong nước, có thể sạch hơn.

              Hay bỏ lò lửa vuông tròn

     (Cháy tiêu uế bẩn) không còn dơ ngay.

 

      *  Rồi vị này trú an, biến mãn

          Một phương, tâm câu hữu với Từ

              Phương hai, ba, bốn cũng như

       Cùng khắp thế giới, chẳng trừ dưới trên

          Và bề ngang; khắp bên phương xứ

          Vô biên giới khắp đủ phạm trù

              An trú, biến mãn như như

       Tâm liền câu hữu với Từ an nhiên.

Trung Bộ  (Tập 1) Kinh 07 : VÍ DỤ TẤM VẢI    *  MLH  – 088

 

          Không hận, sân, vô biên, quảng đại.

 

      *  Vị ấy lại câu hữu với Bi   

              Với Hỷ, với Xả đồng thì

       Một, hai, ba, bốn phương vi hoàn toàn

          Khắp thế giới, bề ngang, trên dưới

          Khắp phương xứ, khắp với vô biên

              An trú, biến mãn an nhiên

       Với tâm câu hữu đến liền Từ , Bi      

          Với Hỷ, Xả – tức thì cũng vậy

          Không hận, sân, quảng đại rộng thay !    

              Vị ấy biết có cái này

       Có cái hạ liệt, cái đầy thanh cao

          Có giải thoát vượt rào các tưởng.

          Có suy tưởng, vị ấy biết ngay

              Tâm được giải thoát. Lành thay !

       Khỏi dục, hữu lậu, khỏi rày vô minh.

          Trí khởi sinh : ‘Ta nay giải thoát

          Sinh đã tận, phạm hạnh đã thành

              Việc cần làm đã thực hành

       Sau đời hiện tại, Vô Sanh hiển bày’.

 

          Các Tỷ Kheo ! Như vầy được thấy

          Gọi vị ấy : Đã tắm rửa xong

              Tắm rửa nội tâm sạch trong

      (Hoàn thành tâm nguyện ước mong như là).

 

          Lúc bấy giờ, Sanh-Đa-Ri-Ká  (1)

          Tức Pha-Rách-Vá-Chá Bàn-môn  (2)

              Đang ngồi không xa Thế Tôn

    _______________________________

(1) : Vị Ba-la-môn Sundarika Bharadvaja .

    (2) :  Bàn-môn hay Phạm-chí  tức là Bà-la-môn .

Trung Bộ  (Tập 1) Kinh 07 : VÍ DỤ TẤM VẢI    *  MLH  – 089

 

       Liền bạch với Đức Thế Tôn như vầy :

 

    – “ Kính bạch Ngài Kiều-Đàm (1) Tôn Giả !    

          Thưa, Ngài đã có tắm rửa qua

              Tại con sông Bá-Hú-Ka ? ”.

 – “ Bàn-môn ! Sông Bá-Hú-Ka (2)  là gì ?

          Có điều chi mà con sông ấy

          Làm lợi ích trông thấy cho ta ? ”. 

 

        – “ Thưa Tôn Giả Gô-Ta-Ma (1)!

       Nhiều người xem Bá-Hú-Ka sông này

  Có đủ đầy khả năng giải thoát,

          Khả năng khác : công đức tràn đầy.

              Nhiều người tắm gội sông này

       Sạch các ác nghiệp sâu dày tự thân ”.           

* * *

          Đức Phật nhân việc này , diễn tả

          Bài kệ cho Sanh-Đá-Ri-Ka :

 

“ Trong con sông Ba-Hu-Ka  (2)

       Ở tại A-Thí-Kát-Ka (3) hiền hòa

              Hay tại cả sông Ga-Da  (4)

       Và sông Sanh-Đá-Ri-Ka (5)đồng thì

              Ở tại Sa-Rách-Sa-Ti  (6)

       Sông Ba-Da-Ná (7) cũng tùy phạm vi

              Ở tại Ba-Hu-Ma-Ti  (8)

       Kẻ ngu vẫn cứ thực thi tục truyền

              Đầm thân tắm rửa liên miên

       Ác nghiệp không rửa sạch, chuyên điều tà

    _______________________________

(1) : Gotama hay Cồ-Đàm hoặc Kiều-Đàm là họ của Đức Phật .

  (2) & (3) : Sông Bàhukà  tại Adhikakkà .

  (4)& (5)& (6) : Sông Gayà và sông Sundarikà  tại  Sarassatì .

  (7)& (8) : Sông Payàna  tại Bàhumatì .

Trung Bộ  (Tập 1) Kinh 07 : VÍ DỤ TẤM VẢI    *  MLH  – 090

 

              Còn sông Sanh-Đá-Ri-Ka (1)

       Có thể làm được cho ta điều gì ?

              Ba-Da-Gá (2) làm được chi ?

       Ba-Hu-Ká cũng chẳng gì đáng khen

              Không thể nào rửa nghiệp đen

       Kẻ gây tội ác bao phen thực hành.

 

              Đối với kẻ sống tịnh thanh 

       Ngày nào thì cũng ngày lành, bình an

              Tịnh nghiệp thanh tịnh, nghiêm trang

       Thành tựu thiện hạnh rỡ ràng luôn luôn.

 

              Hỡi này vị Bà-La-Môn !

       Chỉ nên tắm rửa tâm hồn sạch ngay

            (Vào tịnh nghiệp thanh tịnh này)

       Chúng sinh muôn loại đêm ngày cậy nương

              Được sống an ổn, cát tường

       Nếu không dối trá, không thường hại ai

              Không hề trộm cắp mảy may

       Không tham, có lòng tin đầy chẳng suy.

              Còn đi Ga-Da làm chi

       Chỉ như giếng nước, chẳng gì đáng tôn ”.

 

          Bà-la-môn Sanh-Đa-Ri-Ká  

          Tức Pha-Rách-Va-Chá  nghe xong

              Cảm thấy thư thái cõi lòng

       Hướng về Đức Phật, tán đồng sâu xa :

 

    – “ Kính bạch Gô-Ta-Ma Tôn Giả !     

    Pháp cao cả, hy hữu như vầy.

              Bạch Tôn Giả ! Vi diệu thay !

       Như người dựng vật lăn quay ngã nằm

    _______________________________

(1) & (2) : Sông Sundarikà  và sông Byàga .

Trung Bộ  (Tập 1) Kinh 07 : VÍ DỤ TẤM VẢI    *  MLH  – 091

 

Chỉ hướng kẻ sai lầm lạc lối

Đem đèn sáng vào tối như bưng

Để ai có mắt mở bừng

Có thể thấy được sáng trưng sắc màu

 Cũng như thế, nhiệm mầu Chánh Pháp

Được Thế Tôn giải đáp, trình bày

 

Con xin quy ngưỡng từ nay

Quy y Đại Giác, nương ngay Pháp mầu

 Quy y Tăng, thanh cao đức cả

Nối tiếp nhau hoằng hóa Pháp môn

Mong Thế Tôn cho phép con

       Tỷ Kheo Đại Giới vuông tròn xuất gia ”.       

 

       Phật thuận cho Sanh-Đa-Ri-Ká

  Tức Pha-Rách-Vá-Chá xuất gia

      Lễ thọ Đại giới diễn ra

Tăng đoàn nhập chúng tịnh hòa đồng tu.

 

Tân Đại Đức an nhu, cần mẫn

Không phóng dật, vượt thắng, nhiệt tâm

Độc cư rừng vắng âm thầm

Không bao lâu đã chứng tầm pháp siêu

 Đạt mục tiêu tối cao bậc thánh

Người xuất gia chân chánh mong cầu

Vô thượng phạm hạnh cao sâu

Tự mình chứng ngộ pháp mầu minh quang

 Với thắng trí, trú an, chứng đạt

Tâm vị ấy an lạc sáng trong

Dục lậu, hữu lậu thoát xong

Thoát vô minh lậu, khỏi vòng trói trăn

 Liền hiểu rõ : Tự thân giải thoát

 

Trung Bộ  (Tập 1) Kinh 07 : VÍ DỤ TẤM VẢI    *  MLH  – 092

 

Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành

Việc cần làm đã thực hành

Sau đời hiện tại, Vô sanh hiển bày.

 

 Tự thấu hiểu, đạt ngay kết quả

  Vị Sanh-Đa-Ri-Ká trở thành

              Bậc A-La-Hán tịnh thanh

    Thêm một vị nữa vào hàng Thánh Tăng /-

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật  ( 3 L )

 

 

*

*  *

 

(  Chấm dứt  Kinh số 7 :  VÍ DỤ TẤM VẢI  –

VATTHÙPAMA Sutta  )

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/05/2018(Xem: 3952)
Những biến động đàn áp Phật Giáo khởi đầu vào năm 63. Lúc ấy tôi cũng vừa tròn 13 tuổi. Cái tuổi của thắt nơ tóc bím đầy thơ mộng. Thì cũng chính vào những năm tháng thơ mộng nhất của đời tôi, tôi lại trực nhận rõ rằng cuộc đời quả là khổ, quả là vô thường !
10/05/2018(Xem: 3891)
Như vậy là Thầy đã thực sự xa lìa cõi trần ai tục lụy nầy hơn một năm rồi mà hình như trong lòng con vẫn không thấy có sự gì thay đổi hay khác biệt giữa mất và còn cũng như xa với gần, lạ và quen…Bởi thế mà hôm nay con mới có bức thư này xin gởi đến Thầy. Con vẫn thấy như còn mãi đó, trước mắt con, dáng dấp của Thầy với chiếc cà sa màu vàng rực, bờ vai trần và nụ cười thật hiền hòa luôn nở trên môi, làm cho khuôn mặt của Thầy càng thêm rạng rỡ. Con xin nói rõ hơn, dù Thầy không còn nhưng những gì con đã học được từ Thầy, đã được đọc, được nghe, qua những bài giảng dạy, thuyết pháp, những bài báo, bài viết, bài dịch thuật, qua các công trình đóng góp đồ sộ của Thầy mà Thầy đã được trân trọng vinh danh như là ngài Huyền Trang của nước Việt mình, thì trong lòng con, hình ảnh Thầy vẫn mãi sống động, hiển hiện và không bao giờ mất cả.
28/04/2018(Xem: 14317)
Có thể nói: Cuộc đời của Bùi Giáng không thuộc về khái niệm trong ý nghĩa của sự sống chưa thoát khỏi những ranh giới định kiến phân biệt trần gian. Ở ông, hình như cái ranh giới mà tạm gọi là khùng điên và thiên tài không thể nào hiểu hết được. Nếu mượn những khái niệm thường tình: hèn- sang, nghèo- giàu, điên- tỉnh, ghét- yêu, buồn- vui…để Bùi Giáng, hện tượng của ý nghĩa sự sống vô tận, Thích Tâm Tôn, nói cái bất tận của cuộc đời Bùi Giáng thì chỉ là ý nghĩ ngây thơ cạn cợt. Thơ ông không phải để bàn, nhưng lạ thay, lâu nay người ta vẫn thích bàn và bàn chưa thể hết những gì thuộc về thơ của ông. Có lần ông bộc bạch, ông làm thơ đơn giản chỉ vì: “Thơ tôi làm ra là để tặng chuồn chuồn, châu chấu, xin các ngài học giả hãy xa lánh thơ tôi”. Xin mượn tạm chút ngôn ngữ của những khái niệm thường tình mà nói đôi dòng về ông trong ý nghĩa sự sống mà ông đã đi qua và đã lưu dấu lại trong cuộc đời này.
28/04/2018(Xem: 5662)
“Tấc Hơi Phụng Sự Còn Khiêm Tốn “Lòng Vẫn Cưu Mang Trải Kiếp nầy “Non Thẳm Ngàn Trùng Dâng Bất Tận “Nước Nguồn Đại Việt Ngọt Ngào Thay… Tôi hân hạnh được tiếp xúc với nhà văn Chu Tấn trong rất nhiều trường hợp, qua sự sinh hoạt với nhiều Hội đoàn, Đoàn thể trong cộng đồng người Việt tại miền Bắc California, kể cả các tổ chức Văn hoá, Chính trị, Xã hội v.v… nhất là trong Quân lực Việt Nam Cộng Hoà thuộc binh chủng Không Quân. Là một cựu Sĩ quan với cấp bậc Trung tá, bằng “Trách nhiệm, Danh dự, Tổ quốc”, mà Quê hương và Dân tộc Việt Nam, đang bịđoạđày dưới chếđộ bạo tàn Cộng sản Việt Nam .
26/04/2018(Xem: 3814)
Ngược dòng Mekong về hướng Thượng Lào. Nơi ngã ba sông Nam Khan chảy nhập vào dòng Mekong tạo nên một cảnh quang rất đặc trưng của cố đôLuangprabang cổ kính. Dòng sông với nhiều khúc quanh tạo nên những dãi uốn lượn có phần chảy xiết xuôi về hướng hạ Làokhiến con sông trông càng thêm đẹp. Nép dọc hai bờ, những rạng rừng núi nguyên sơ với những tàn cổ thụ rợp mát. Nhịp sống vẫn êm ả,sự thư thảcủa dân Lào có phần chậm lại vốn dĩ tạo nên nét rất đặc biệt nơi đây so với tất cả những danh thắng du lịch ở nơi khác. Và giữa rộn ràng của thói quen với những gì của thế giới hiện đại mà con người tiếp cận thường ngày, một quán Cà Phê trong không gian chỉ dành cho sự yên tĩnh của một người Pháp rất khéo ẩn dưới những bóng cây bên ghềnh đá của ngã ba con sông. Không có sự hiện diện của bất cứ một phương tiện nhộn nhịp nào của thế giới hiện đại được chào đón trong không gian mang tính thư giản này. Nơi ấy, không Wifi, không tiếng nhạc,hoạtđộng nhẹ nhàng của nhân viên phục vụ, chỉ có tiếng trải lòng
21/04/2018(Xem: 4843)
Nhớ Mãi Trong Đầu Một Chữ...Duyên (đôi dòng tướng nhớ Ninh)
21/04/2018(Xem: 6560)
Nhớ Thầy Là Nhớ Pháp, Kính dâng Hòa Thượng Thích Phước Đường, ( Bài của Nhật Duyệt Lê Khắc Thanh Hoài, do PT Diệu Danh diễn đọc)
21/04/2018(Xem: 12500)
Hoa Đàm Ngát Hương_HT Thích Bảo Lạc_2007
17/04/2018(Xem: 3544)
Qui thương mến, Dù biết cuộc đời là vô thường, nhưng chị vẫn bàng hoàng xúc động khi hay tin Qui đang bệnh nặng. Mấy hôm nay email của bạn bè và các em Sương Nguyệt Anh tới tấp gởi về, nhìn tấm hình Qui đang nằm mê man trên giường bịnh với ống dây chằng chịt mà xót xa cả lòng! Chị đã cầu an cho Qui mỗi ngày qua những thời kinh tụng niệm, mong Qui qua khỏi căn bệnh ngặt nghèo. Dậy đi qui ơi! Con người năng nổ hay làm việc thiện như em thế nào cũng qua khỏi cơn hoạn nạn. Chị tin như vậy!
17/04/2018(Xem: 2954)
Lá và cành khô đã gẫy đổ, giạt theo mặt hồ từ những ngày tàn xuân. Một số cành khác đã mục rữa từ dưới nước, nhưng vẫn gắng bám rễ nơi sình lầy, đong đưa những chiếc lá khô teo rúm cho đến khi thực sự bật gốc. Rồi một ngày, hai ngày, rồi nhiều ngày qua đi... khi nắng hạ oi ả nóng bức bắt đầu thiêu đốt những lá khô sót lại cuối mùa, những chồi xanh mơn mởn của lá sen vươn lên; từng lá, từng lá, mở ra tròn đầy, mạnh mẽ như thể đang chuẩn bị bảo vệ, chào đón sự xuất hiện phát tiết của những cành hoa. Và khi lá đủ lớn, màu trở nên xanh thẫm hơn, thì những nụ sen cũng vừa trồi khỏi mặt nước, đong đưa theo làn gió nhẹ trưa hè.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]