Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tình Thương Vĩnh Cửu

08/05/202021:09(Xem: 6296)
Tình Thương Vĩnh Cửu
me thuong con

Tình Thương Vĩnh Cửu

John P. Buentello
Việt dịch: Quảng Tịnh Kim Phương

Lời người dịch: Thành phố Melbourne vẫn còn trong thời kỳ hạn chế đi lại và tiếp xúc. Ngày 11/5/2020 sắp tới, Thủ Hiến tiểu bang Victoria sẽ có thông báo mới về lệnh cấm này. Hằng năm, vào giờ này nhiều nước trên thế giới đặc biệt là các nước phương Tây ắt hẳn sẽ rất nhộn nhịp và hân hoan mua sắm và tổ chức tiệc tùng để chúc mừng “Ngày Nhớ Ơn Mẹ”… nhưng các trung tâm mua sắm nơi đây vẫn im lìm, buồn bã, hình như ít ai còn tinh thần để mua sắm, ít người qua lại chẳng qua để mua vội những thứ cần thiết cho gia đình. Tuy nhiên, những người con, người cháu nơi đây vẫn âm thầm mua sắm online để tặng Mẹ, tặng Bà,… cho ngày này. Tình thương và lòng nhớ ơn dành cho Mẹ không chỉ là một ngày, hai ngày mà có lẽ cả cuộc đời này cũng không thể trả hết công ơn sinh thành dưỡng dục. Thời gian phong toả này đã cản ngăn những chuyến bay về thăm Ba Mẹ, thăm gia đình và cái ngày trở về sao mà xa vời vợi…QT xin chia sẻ câu chuyện của John P. Buentello như những tâm tình của mình dành tặng Mạ QT và kính tặng các người Mẹ trong ngày đặc biệt này, hãy bày tỏ và dành thật nhiều tình cảm cho Mẹ khi còn hiện hữu với mình trên cõi đời này. Kính nguyện Chư Phật gia hộ cho Mạ Nguyên Cần và cả nhà sẽ luôn được nhiều bình an, nhiều duyên lành và hạnh phúc bên gia đình nhỏ của mình và hy vọng ngày hội ngộ nơi ấy sẽ đến thật gần…

Tôi đã phải đương đầu với nhiều thảm kịch trong cuộc đời mình, nhưng không có cái mất mát nào khiến tôi đau đớn như sự ra đi của Mẹ. Mẹ đã từ giã cõi đời cách đây vài năm, và cuộc sống của tôi đã không còn như trước kể từ đó. Nhưng từ sự mất mát đó, tôi nhận thức rằng tôi đã không nghĩ điều đó xảy ra quá nhanh đối với tôi. Tôi thật sự không mất Mẹ một chút nào cả.

Mẹ đã bị bệnh nặng cũng khá lâu, nhưng bà là một phụ nữ can đảm, có tính cách mạnh mẽ bên trong và một cái nhìn lạc quan, cho phép Mẹ có những năm tháng tuyệt vời với con cháu và chắt hơn là các bác sĩ đã dự đoán. Những ký ức tuyệt vời và những giây phút đau thương đã xảy ra trong những năm đó, và tất cả chúng tôi đều rất trân quý những điều này.

Nhưng sự ra đi của Mẹ đã để lại một lỗ hỏng lớn trong cuộc đời tôi, một lỗ hỏng mà dường như khó có thể che lấp được. Vợ chồng tôi đã chăm sóc cho Mẹ nhiều năm, chia sẻ những ngày vui và giúp Mẹ vượt qua những ngày tồi tệ. Chúng tôi học được, khi bạn thật sự thương yêu ai đó, hãy ở bên họ như thế nào khi họ cần chúng ta nhất, đó cũng là lý do mà tất cả chúng ta tồn tại ở trái đất này. Khi Mẹ không còn nữa, dường như như thể một phần trái tim tôi bị tan nát.

Tuy nhiên, Mẹ tôi luôn sống vui vẻ và hạnh phúc. Mẹ đã không bao giờ buồn dù trong giây lát khi có một lý do tuyệt vời để vui trong cuộc sống. Trong hàng tá tấm hình tôi có của Mẹ chụp chung với gia đình, bạn bè của Mẹ và những người mà Mẹ quen biết và yêu mến trong cuộc đời, trong hầu hết những tấm hình, Mẹ đều toát lên nụ cười chân thật và chân thành. Mẹ đã dạy tôi tìm thấy cái tốt trong cuộc sống, trong con người và trong tất cả những gì chúng ta thấy.

Chẳng bao lâu sau khi Me ra đi, các anh chị em, vợ tôi và các con, và mọi người trong gia đình chúng tôi bắt đầu dành nhiều thời gian cho nhau. Chúng tôi vẫn luôn gần gũi nhau, nhưng bây giờ dường như đó là sự cần thiết lớn lao để hiểu nhau tốt hơn. Điều đó như thể chúng tôi đã nhận ra có một sự trống vắng to lớn trong cuộc sống chúng tôi, và chúng tôi quyết định để thể hiện sự kính trọng kỷ niệm về Mẹ và tình thương dành cho nhau bằng cách nói về những gì Mẹ đã thường làm trong quá khứ.

Lần đầu tiên chúng tôi đánh dấu kỳ nghỉ mà không có Mẹ, tôi nghĩ chắc là buồn lắm. Không có Mẹ ở đó, làm sao đi chơi mà vui được?. Nhưng sâu thẳm trong tôi, tôi dường như nghe tiếng Mẹ cười, và cảm giác được niềm vui của Mẹ khi tất cả chúng tôi cùng họp mặt với nhau để chung vui trong cuộc sống cùng nhau. Tôi nhận thức Mẹ sẽ không bao giờ muốn để ký ức mình đầy những đau buồn, mà là tình thương và hạnh phúc mà thôi. Khi tôi nhìn những khuôn mặt của gia đình tôi thương yêu, tôi bất chợt thấy gương mặt Mẹ trong tất cả họ. Chúng tôi đã ăn mừng cái ngày ấy với sự hiện hữu đầy đủ của Mẹ.

Không lâu sau đó, tôi viếng thăm mộ Mẹ. Chị tôi đã trồng những chồi hoa trên mặt đất chung quanh phần đầu ngôi mộ vào mùa đông rét giá, chúng đã phát triển qua lớp đất đóng đá. Những bông hoa đâm chồi nảy lộc trong ánh nắng, màu sắc tươi sáng và vui tươi phản chiếu sự hạnh phúc, tôi biết Mẹ ắt sẽ có cảm giác rằng gia đình mình vẫn sống gần gũi với nhau. Ký ức về linh hồn đầy yêu thương và thú vị của Mẹ đã chỉ lối soi đường cho chúng tôi.

Thậm chí có những ngày khi chúng tôi nhìn quanh và nhớ tiếng cười của Mẹ và thấy nụ cười của Mẹ nhìn các con và gia đình cùng ở bên nhau, cũng tiếng cười ấy được nghe thấy từ các cháu, các chắt của Mẹ. Tôi biết rằng tình yêu hân hoan và vị tha của Mẹ đã chia sẻ với chúng tôi trong suốt cuộc đời Mẹ sẽ sống mãi với gia đình.

Mẹ vẫn ở gần, dõi theo và yêu thương chúng tôi. Linh hồn Mẹ sẽ luôn là một phần trong tôi, hướng dẫn và chỉ cho tôi cách chăm sóc những người mình thương tốt hơn. Tôi biết rằng mỗi khi tôi muốn có cảm giác như cánh tay Mẹ choàng lấy tôi một lần nữa và làm tôi có cảm giác tất cả đều ổn ở thế giới này, tất cả tôi phải làm là choàng cánh tay của mình quanh những người thương, và chăm sóc cho họ với niềm vui và hạnh phúc như Mẹ vẫn luôn chia sẻ với tôi.

Dịch theo: “An Enduring Love”, John P. Buentello. Chicken Soup for the Soul, My Amazing Mom, 2018, Amy Newmark. USA.





Ý kiến bạn đọc
10/05/202014:33
Khách
Quảng Tịnh dịch giỏi quá, văn chương nhuyễn nhừ. Hãy tiếp tục viết đi nha. Cám ơn cho đọc một bài hay.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/03/2016(Xem: 13504)
Đọc sách là niềm vui của tôi từ thời còn đi học cho đến nay, chưa bao giờ ngơi nghỉ. Nếu sách hay, tôi chỉ cần đọc trong một hay hai ngày là xong một quyển sách 500 đến 600 trang. Nếu sách khó, cần phải nhiều thời gian hơn thì mỗi lần tôi đọc một ít. Còn thế nào là sách dở? xin trả lời ngắn gọn là: Sách ấy không hợp với năng khiếu của mình. Dĩ nhiên khi một người viết sách, họ phải đem cái hay nhất, cái đặc biệt nhất của mình để giới thiệu đến các độc giả khắp nơi, cho nên không thể nói là dở được. Cuối cùng thì dở hay hay tùy theo đối tượng cho cả người viết lẫn người đọc, là tác giả muốn gì và độc giả muốn học hỏi được gì nơi tác phẩm ấy. Tôi đọc Đại Tạng Kinh có ngày đến 200 trang nhưng vẫn không thấy chán, mặc dầu chỉ có chữ và chữ, chứ không có một hình ảnh nào phụ họa đi kèm theo cả. Nhiều khi nhìn thấy trời tối mà lo cho những trang Kinh còn lỡ dở chưa đọc xong, phải vội gấp Kinh lại, đúng là một điều đáng tiếc. Vì biết đâu ngày mai đọc tiếp sẽ không còn những đoạn văn hay tiếp
01/03/2016(Xem: 13652)
Thầy Tuệ Sỹ là một vị danh Tăng, một thạch trụ già lam, vị tu sĩ uyên bác mà cả hàng triệu người trên thế giới biết đến. Hồn thơ và sắc thái của Tuệ Sỹ vốn thanh tao và giải thoát, vốn lai láng và cao siêu—đã và đang làm nhiều người say mê, học hỏi và thả hồn mình trong nguồn suối từ miên viễn này.
24/02/2016(Xem: 13947)
Bình Định Quê Hương Tôi
01/02/2016(Xem: 22248)
Nguyệt San Chánh Pháp, bộ mới, số 51 , tháng 2 năm 2016, • THƯ TÒA SOẠN, trang 2 • NGÀY XUÂN - LỄ PHẬT ĐẦU NĂM (Nguyên Siêu), trang 3 • HUYỀN NGHI, ÂM HƯỞNG, HOÀI CẢM (thơ Phù Du), trang 4 • Ý NIỆM VỀ MÙA XUÂN DI LẶC (Tuệ Như), trang 5 • TRÀ KHUYA & TRĂNG (thơ Mặc Phương Tử), trang 6 • ĐẦU NĂM NÓI CHUYỆN HÁI LỘC (Pháp Hỷ), trang 7 • ĐẦU XUÂN KÍNH NGUYỆN (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 8 • MÙA XUÂN HOA NGHIÊM (Nguyễn Thế Đăng), trang 9 • BẢN HOÀI CỦA TU SĨ (Ns. Thích Nữ Trí Hải), trang 11 • BIỂN VÀ THƠ (thơ Minh Lương), trang 12 • SÁU PHÁP MÔN MẦU NHIỆM (Thích Thái Hòa), trang 13
22/01/2016(Xem: 5400)
Trong lịch sử văn hóa TQ (Trung Quốc), phải công nhận là các học giả Hán xưa kia rất chịu khó viết lách và đã để lại nhiều tài liệu phong phú cho hậu thế. Tuy nhiên, các chủ đề được ghi nhận qua chữ Hán không có nghĩ là chúng có xuất xứ từ TQ, mà đa số từ quá trình giao lưu văn hóa ngôn ngữ theo dòng thời gian - càng lâu bao nhiêu thì lại càng khó truy nguyên và xác định nguồn bấy nhiêu.
09/01/2016(Xem: 14573)
Thiên nhân hỏi: - Thanh kiếm nào sắc bén nhất? Chất độc nào tàn hại nhất? Ngọn lửa nào dữ dội nhất? Bóng đêm nào đen tối nhất? - Đức Phật trả lời: Lời nói trong lúc giận dữ là thanh kiếm sắc bén nhất, dục vọng là chất độc tàn hại nhất, đam mê là ngọn lửa dữ dội nhất, vô minh là bóng đêm đen tối nhất.
27/12/2015(Xem: 11512)
Có chàng lãng tử lưu lạc giang hồ từ thuở thiếu thời, bỗng một hôm nghe hung tin người cha già rời bỏ trần gian, lòng bồi hồi nhớ đến lời dặn dò năm xưa của cha, lời rằng, “Dù vui, buồn giữ mãi cái tâm trong.” Chàng lãng tử đó là nhà thơ Nguyễn Hoàng Lãng Du, một trong mười nhà thơ -- gồm Bạch Xuân Phẻ, Hàn Long Ẩn, Huyền, Nguyên Lương, Nguyễn Hoàng Lãng Du, Nguyễn Phúc Sông Hương, Nguyễn Thanh Huy, Phan Thanh Cương, Trần Kiêm Đoàn, và Tuệ Lạc -- có mặt trong tuyển tập thơ Tâm Trong vừa mới được nhà sách lớn nhất thế giới Amazon phát hành vào trung tuần tháng 12 năm 2015.
22/12/2015(Xem: 3768)
Năm cũ của nhân loại được khép lại với nhiều xáo trộn, bất ổn trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội… của mỗi quốc gia, và cộng đồng quốc tế, của mỗi dân tộc và từng cá thể. Nơi nầy nơi kia, chiến tranh, khủng bố, độc tài, kỳ thị, áp bức, bất công… vẫn tiếp tục gieo rắc sự chết chóc, tù đày, bất an và sợ hãi. Khổ đau của con người có khi dâng cao cùng tận, đến độ có thể đẩy xô hàng trăm nghìn, cho đến hàng triệu người phải gạt lệ rời bỏ quê hương, hoặc chối bỏ quyền làm công dân bình thường trên chính đất nước của mình.
18/12/2015(Xem: 7093)
Mỗi chuyến đi đều có mỗi nhân duyên khác biệt. Chuyến đi Ai Lao lần nầy của ba huynh đệ: tôi, thầy Hạnh Giới và chú Hạnh Tuệ cũng có nhân duyên thật là đặc biệt. Thông thường chương trình của Thượng Tọa Phương Trượng được sắp đặt trước một năm, năm nay chúng tôi sang Úc với Thượng Toạ thời gian ba tháng, từ đầu tháng 10 đến đầu tháng 1 năm 2004. Chuyến đi nầy sẽ ghé Bồ đề Đạo tràng, vì thương quý thầy cô học tăng Việt nam, sinh viên trường Đại học Delhi, Thượng Toạ sang thăm Ấn độ mỗi năm một lần, để quý vị có cơ duyên được gần gũi, được nghe những lời huấn từ của Thượng Toạ và được tu tập bù lại phần lớn thời gian sống đời lưu học sinh, không chùa, phải ở ký túc xá sinh viên hoặc ở nhà trọ.
17/12/2015(Xem: 13174)
Trong mùa tu gieo duyên năm nay tại chùa Viên Giác Hannover bắt đầu từ ngày 1 đến ngày 10 tháng 7 năm 2015, có chừng 50 đến 70 Phật Tử tại gia khắp nơi về tham dự. Có người tu liên tục trong 10 ngày, nhưng cũng có người chỉ tham gia trong 5 ngày miên mật cuối cùng, dưới sự hướng dẫn của Thầy Hạnh Giới, Trụ Trì chùa Viên Giác. Đạo Hữu Thông Giác là một Phật Tử tại gia đến từ Neuss, có mang theo một quyển sách thật dày của Thiền Sư Nhất Hạnh do Nắng Mới tại Đức xuất bản tặng cho tôi. Tôi thấy sách dày thì không ngán, nhưng chỉ ngán là không có thời gian. Vì lẽ, tôi hay đọc Đại Tạng Kinh, có quyển dày đến hơn 1.000 trang cũng chẳng có sao cả. Rồi tôi cứ để mặc đó, nhưng kỳ nầy trước khi đi Chicago Hoa Kỳ tham dự lễ tang của Thầy Hạnh Tuấn và đi Ấn Độ, mỗi nơi chỉ có 3 ngày và tôi lợi dụng thời gian ngồi trên máy bay hay thời gian chờ đợi ở phi trường để đọc cho xong tác phẩm nầy.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]