Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Khép Lại Những Con Đường

25/03/202006:49(Xem: 3751)
Khép Lại Những Con Đường

con duong

KHÉP LẠI NHỮNG CON ĐƯỜNG

 

Vĩnh Hảo

 

 

Người ta nói, đại dịch đã đến rồi. Các công sở sẽ đóng cửa. Các con đường sẽ đóng bớt lại. Nhà hàng, rạp hát, những nơi vui chơi giải trí... tất cả đều phải đóng. Mỗi người hãy tự cách ly, đừng lang thang bên ngoài nữa. Một sẽ hại tất cả, và tất cả chung quanh cũng sẽ hại cho một. Mỗi cá nhân đều có liên hệ hỗ tương với gia đình và xã hội; tuy ly cách nhưng thực ra không ai tách rời khỏi thế giới. Mỗi người hãy tự ý thức vai trò và trách nhiệm của mình trong cuộc đời. Đừng ích kỷ, tham lam, chỉ biết có mình và người thân của mình. Tánh xấu của cá nhân luôn ảnh hưởng đến người khác, vật khác; trong trường hợp của đại dịch là vô tình/gián tiếp giết hại đồng loại, phá hoại môi trường. Hãy ngừng lại cái tâm bé xíu nhỏ mọn; và hãy mở lòng ra, biết yêu thương mình, yêu thương người, yêu thương vật. Tự phòng vệ cũng chính là bảo vệ cho người khác. Ý tưởng này hẳn đã nghe quen trong Phật giáo: một là tất cả, tất cả là một (1). Vậy thì, hãy dừng lại, dừng lại. Trở về với gia đình, trở về với tự thân. Đóng lại các căn trần. Khép lại những con đường...

 

Con đường đi quanh, hoa cỏ hồn nhiên mọc tràn lưng núi. Bướm cải du xuân vàng rợp đồng xanh. Chim trắng như bông, chao lượn góc trời. Dáng sắc lung linh trong nắng xế. Muôn màu vẽ nhòa trên tóc xưa. Dấu chân ai còn in lối về. Chiều tàn lưu luyến buổi bình minh. Buồn vui khép lại trong đôi mắt sâu. Ngày như đêm không còn thấy gì.

 

Con đường băng ngang bờ bãi quạnh. Nghe gió chuyển rung những tán lá. Sóng nước vỗ nhịp cho bản trường ca không biết bắt đầu tự khi nào. Tiếng ca cất lên nơi hoang dã, vượt khỏi những cung bậc, chạm đến tầng mây cho mưa rơi xuống. Tiếng mưa rào rào lúc ban đầu, rồi chầm chậm, tí tách... rồi lặng im. Cơn suy-thịnh buông theo lời ca, tiếng nói. Giọng ai bật cười lúc sáng tinh mơ. Từ nay khép lại đôi tai này. Không còn những thanh, âm. Không còn tiếng vô thanh.

 

Con đường phố thị ngào ngạt những hương thơm. Mùi thức ăn đánh thức cơn đói giữa chiều. Mùi xăng từ khói xe gợi nhớ những chuyến đi xa. Mùi vải mới gợi nhớ ngày xưa thơ ấu trong áo quần ngày đầu xuân. Mùi muôn hoa kết tụ trong tinh dầu, phảng phất trên những làn da. Mùi da thơm gợi nhớ những cuộc tình. Những cuộc tình đời này hay nhiều đời trước, vẫn còn vương hương. Ngồi lặng im, khép lại cánh mũi này, cho lắng hết dư hương. Dư hương lắng hết rồi mà bỗng liên tưởng một mùi hương chưa từng ngửi qua: hương thơm từ cõi Chúng Hương của Phật Hương Tích (2).

 

Hương thơm cõi Chúng Hương thì không thể mường tượng ra nổi, nhưng từ bát cơm thơm mà vị “hóa bồ-tát” (3) đem về từ tay Phật Hương Tích, gợi lại một bát cơm trắng dẻo, thơm tho của cõi trần. Lưỡi này đã kinh qua bao vị mặn, ngọt, cay, chua, đắng, chát, mềm, giòn, khô, ướt... của hàng trăm món ăn phương đông, phương tây. Đạm bạc đơn giản cũng có, sơn hào hải vị cũng có. Ăn vì đói hay ăn cho ngon cũng đều đã nếm qua. Nhưng giá trị của mỹ vị thường khi chỉ được nhận chân với bụng rỗng. Miếng cơm trong tù. Miếng ăn của người đói. Nhu cầu lấp vào bao tử trống tạo nên ảo giác ngon cho vị giác. Vậy rồi, cũng chính từ nhu cầu và ảo giác ấy, người ta đã sáng tạo ra bao món ăn cầu kỳ, tỉ mỉ, tinh tế, tuyệt hảo. Giờ này ngồi lại giữa phòng không, không nói không ăn, miệng hàm hoa, nhẹ thơm cam-lồ vị.

 

Thân đã rong chơi muôn dặm ngoài. Nóng, lạnh chiêu cảm hết những mùa qua. Ngõ hẹp gặp nhau ắt phải vầy oan trái. Từ thuở tóc xanh đã miên man dõi theo những bóng sắc. Ôm nhau cho trọn duyên tình gieo từ bao kiếp xa xôi không thể nhớ. Để rồi, giữa trời đất mênh mông, bỗng chốc muôn trùng xa hút bóng cố nhân. Tóc râm. Chùn gối. Thân hạc đứng lại bên sông xưa, ngắm tà huy rơi trên núi non điệp trùng.

 

Những con đường khép lại, nhưng tâm thức lại mở ra muôn hướng, với những chiều sâu thăm thẳm. Một đường mở ra muôn đường. Mỗi đường lại mở ra vô tận con đường... Hình sắc, âm thanh, hương vị và cảm giác xúc chạm trộn lẫn vào nhau, nhào nặn ra những ảnh tượng hữu lý và phi lý. Ngựa bay trên không. Chim bơi dưới nước. Không gì thật, mà cũng không gì không thật...

 

Ngồi im mà nhận ra ý thức đang chuyển động theo Tâm Kinh: không màu sắc, không âm thanh, không hương, không vị, không xúc... Không thấy cả người quan sát. Không nghe cả sự thinh lặng. Không ngửi cả cái không mùi. Không nếm cả cái không vị. Không xúc chạm cả cái không xúc chạm. Không khởi ý, cũng không khởi cái ý chấm dứt ý tưởng. Không gì ngăn ngại, không gì hãi sợ. Đoạn dứt các vọng duyên. Đoạn dứt người đoạn dứt. Tự tại vô ngại, đi đứng nằm ngồi mà bất động như như. Ma-ha Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

 

California, ngày 24 tháng 3 năm 2020

Vĩnh Hảo

www.vinhhao.info

 

 

_________________

 

(1)  “Nhất tức nhất thiết, nhất thiết tức nhất”: tư tưởng cốt lõi của Kinh Hoa Nghiêm. Câu này cũng được nói lại trong Tín Tâm Minh (câu 70) của Thiền sư Tăng Xán (?-606), Tổ thứ ba của Thiền tông Trung Hoa, nối pháp Nhị tổ Huệ Khả.

(2)  “Duy Ma Cật Sở Thuyết,” bản dịch và chú giải của Tuệ Sỹ. Dịch phẩm này dựa trên bản Hán của Cưu Ma La Thập, đối chiếu bản Phạn và Tạng ngữ; cẩn thận đối chiếu luôn cả 2 bản Hán dịch khác của Chi Khiêm (Phật Thuyết Duy Ma Cật Kinh), và Huyền Trang (Thuyết Vô Cấu Xưng Kinh). Bản của Cưu Ma La Thập dịch là “cõi Chúng Hương,” Huyền Trang dịch là “Phật-độ Nhất Thiết Diệu Hương;” Đức Phật Hương Tích thì Huyền Trang dịch là Đức Phật “Nhất Thiết Hương Đài.” Theo kinh văn, cách thế giới này vượt qua bốn mươi hai Hằng hà sa số cõi Phật, có một nước tên là Chúng hương, có Phật hiệu Hương Tích nay đang tại thế. Hương thơm của quốc độ này át hẳn mọi hương thơm của chư thiên trong các quốc độ khắp mười phương... Ở đó hương thơm tạo ra mọi thứ như lầu các, đất đai, vườn tược và hoa viên khiến chúng tỏa mùi thơm ngát. Còn thực phẩm thì có mùi thơm lan tỏa đến vô lượng thế giới khắp mười phương.”

(3)  “Duy Ma Cật Sở Thuyết,” Phẩm 10, Phật Hương Tích, bản dịch của Tuệ Sỹ, nhà xuất bản Phương Đông 2008.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/06/2014(Xem: 8155)
Hai dì vãi chùa tôi tuổi đời đều đã trên 70. Về sự kính Ôn, trọng thầy, thương chú và đùm bọc điệu hai dì như nhau. Về sự siêng năng, chịu khó, tiết kiệm, giữ của cho chùa hai dì bằng nhau. Về vóc hình nhỏ nhắn hai dì giống nhau. Về chiều cao khiêm tốn hai dì ngang nhau. Thời Ôn (cố) còn sống, có mụ nhà quê lâu lâu mới lên thành phố tìm đến viếng chùa rồi gặp Ôn trú trì, sau khi đảnh lễ, mụ nói một câu tỉnh rụi về hai dì vãi chùa tôi: Ôn có “cặp sanh đôi” trông vui mắt, hí.
06/06/2014(Xem: 26232)
Thơ và Tạp Bút là tập sách mà chúng tôi kết hợp chia làm hai phần: Phần đầu là những bài thơ mà chúng tôi đã sáng tác sau khi tập thơ Hướng Dương ra đời. Phần hai là những bài viết rời rạc qua những chủ đề khác nhau. Chúng tôi kết hợp lại tất cả những bài viết đó để in chung trong tập sách. Chúng tôi đặt danh đề chung cho quyển sách là “Một Cõi Đi Về”. Vì chúng tôi thiết nghĩ, cõi đời có muôn vạn nẻo nhưng lối về nguồn chơn thì chỉ có một. Giống như trăm sông, ngàn suối tuôn chảy mỗi hướng có khác nhau, nhưng tất cả cũng đều chảy chung về biển cả. Nói cách khác, đứng về mặt hiện tượng sự tướng thì vạn pháp có ra muôn ngàn sai khác, nhưng bản thể thì chỉ có một. Đó là ý nghĩa của câu nói: “Vạn vật đồng nhứt thể hay vạn pháp quy nhứt”.
29/05/2014(Xem: 4418)
Suốt gần hai tuần đầu tháng Năm, những luồng gió quỷ (1) từ các hốc núi xa, liên tục quét qua rừng, thốc vào đồng bằng và đô thị, rồi tuồn ra đại dương. Những ngọn gió khô khốc, làm biến đổi khí hậu cả một địa vực rộng lớn. Một vài nạn cháy rừng xảy ra, lan vào một số gia cư trên các đồi cao.
15/05/2014(Xem: 7139)
Hôm nay ngày giỗ của Ba tôi, tự dưng lòng tôi thèm viết một chuyện gì đó về Ba tôi…như nhà văn Võ Hồng thường khuyên mọi người nên viết lại những kỷ niệm sinh hoạt của cha, của mẹ mình, những kỷ niệm mà mình nhớ hơn hết, đáng nhớ hơn hết…để nhân ngày k?giỗ của cha mẹ, tập trung về, cùng đọc, cùng nghe, cùng xúc động, hồi tưởng công ơn. Con cháu sẽ có dịp sống lại không khí đại gia đình, con nhớ thương cha mẹ, cháu gần gủi, quý trọng ông bà!
24/04/2014(Xem: 4210)
Tôi chợt ngộ ra. Cái ông mà chuyện gì cũng biết, rành rẻ mọi sự đời, mà ông bạn mới quen tôi nói có tên là ông Google. Tôi biết ông, biết rành nữa là khác. Ông từng là ân nhân của tôi trong nhiều trường hợp, nhưng mà tôi cũng ớn ông ấy lắm.
24/04/2014(Xem: 3733)
Tập truyện của 8 tác giả: Cộng tác viên của Báo Viên Giác. Đều là những Phật tử có Pháp danh và nhiều chị xuất thân từ nhà giáo. Sách trình bày đẹp trên giấy hoàng kim. Kỷ thuật bởi Hoa lan-Thiện giới. Tranh bìa và phụ bản: Trần Thị Hương Cau. Trình bày bìa: Gia Khánh. Viết Lời Giới Thiệu Thầy Thích Như Điển, Phương Trượng chùa Viên Giác. Viết “Thay Lời Tựa” bởi Đạo hữu Phù Vân Chủ Bút Báo Viên Giác.
02/04/2014(Xem: 16684)
Kim Dung đã tìm đến Kinh Phật để mong lý giải nguyên nhân cậu con trai Tra Truyền Hiệp tự tìm đến cái chết khi chưa tròn 20 tuổi. Kim Dung, tên thật Tra Lương Dung, là nhà văn đương đại nổi tiếng Trung Quốc. Ông được đông đảo độc giả hâm mộ bởi hàng loạt tiểu thuyết võ hiệp đặc sắc như Thiên long bát bộ, Anh hùng xạ điêu, Thần điêu hiệp lữ, Lộc Đỉnh ký, Tiếu ngạo giang hồ… Kim Dung được mệnh danh là “Thái Sơn, Bắc Đẩu” trong giới tác giả viết tiểu thuyết võ hiệp.
29/03/2014(Xem: 15995)
Trời đất mênh mang sương khói, một thời thơ trẻ dại, bàng bạc nắng quái u buồn nơi quê nhà giữa hai đầu biển núi lung linh. Sinh năm 1952 ở Quán Rường, Tam Kỳ, thuộc tỉnh Quảng Nam, một chốn miền “Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm. Rượu hồng đào chưa nhấm đà say” ấy, Nguyễn Lương Vỵ lớn lên trong một gia đình có truyền thống Nho học. Từ thuở nhỏ vốn bẩm sinh có năng khiếu làm thơ, đặc biệt được ông nội ( nguyên là một nhà Nho, có thời kỳ làm chánh tổng ) trực tiếp truyền dạy các loại thơ tứ tuyệt, Đường luật, nên biết mần thơ ngay từ lúc 12, 13 tuổi, thuở còn chạy rông chơi bên mấy cổ tháp rêu phong Chiên Đàn, cạnh dòng sông Tam Kỳ và bãi biển Tam Thanh xanh biếc mộng.
24/03/2014(Xem: 27838)
Nói đến chùa Thiên Ấn không ai còn lạ về ngôi chùa này, một thắng tích được xem là “đệ nhất thắng cảnh„ cách trung tâm 3,5km (độ 10 phút xe hơi) nằm ở tả ngạn sông Trà Khúc của thành phố Quảng Ngãi.
18/03/2014(Xem: 15939)
Trong văn học Trung Hoa, từ thời đại xa xưa, Chu Hy cho rằng “nhân chi sơ tính bản tĩnh”. Từ “bản tĩnh”, do cảm xúc của dục tính mà “tĩnh” chuyển sang “động”. Và một khi tâm đã động thì trí sẽ vận dụng đến suy tư, khi đã suy tư thì phải thốt lên bằng tiếng nói.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]