Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vài cảm nghĩ chân thành khi đọc các tác phẩm của TT Nguyên Tạng

06/03/201922:25(Xem: 3807)
Vài cảm nghĩ chân thành khi đọc các tác phẩm của TT Nguyên Tạng
Hoang Phap 2010 (46)

VÀI CẢM NGHĨ CHÂN THÀNH CỦA MỘT HẬU BỐI 
Khi đọc các tác phẩm của TT Thích Nguyên Tạng,
Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức.

Bài viết của Cư Sĩ Huệ Hương
Giọng diễn đọc của Cư Sĩ Quảng Hương

 

 

      Mỗi lần có cơ duyên được hành hương và chiêm bái các địa danh tâm linh như Tứ Động Tâm, Tứ Đại Danh Sơn, các chùa tại Nhật Bản, Nam Hàn, Đài Loan khi trở về lại nhà tôi cảm thấy thật sự mình được thêm ân sủng và nhiều cảm ứng bất khả tư nghì...

Và một lần nữa trong chuyến hành hương vừa qua tại mảnh đất vàng Miến Điện, nếu không nhờ sự khuyến khích của TT Thích Nguyên Tạng thì tôi đã chẳng phát tâm một cách dõng mãnh để tường thuật lại hết những điều hay đã học được trong chuyến đi tu học có ý nghĩa này, và tôi đã tự hứa với lòng khi về sẽ nghiên cứu lại tất cả bài viết của Thầy trong nhiều quyển sách đã xuất bản trong những năm gần đây, để học hỏi được từ Thầy những gì mà tôi còn thiếu sót và yếu kém ...

Thật ra kiến thức của tôi về Đạo còn sơ cơ lắm so với bậc Tôn túc như Thầy, nhưng tôi thấy rằng đây chỉ là một cách báo đáp nho nhỏ mà tôi có thể làm được ...

Hy vọng những cảm nghĩ chân thành này sẽ không phụ lòng những người từng đọc các sách đã được xuất bản của Thầy Thích Nguyên Tạng. 

Tôi cũng xin thú thật rằng tôi vẫn mang một tập khí mà bao năm sám hối vẫn chưa từ bỏ được, là luôn ôm ấp một hoài bão tìm được một chân sư thông thạo đủ thứ ....pháp học, pháp hành và cả kiến thức phổ thông có thể phụng sự xã hội ... tổ quốc, và nhất là không cách xa ngàn trùng để mình có thể tiếp cận những khi thật cần thiết ... và cứ thế tôi đã nghiên cứu nhiều bài về đệ tử và Thầy, tôi đã đọc hàng trăm lần những tiêu đề như: "Đệ tử tìm Thầy hay Thầy tìm đệ tử”, đó là lý do tôi đã nắn nót viết lại một đoạn trong ĐẠO ĐỨC HỌC PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA của HT Thích Bảo Lạc như sau: 

" Vô hình trung Thầy trò gặp nhau ở một điểm do Phật bổ xứ để dòng Pháp được lưu thông mãi mãi " nhưng tôi chưa thấy  ... và cuối cùng thì tôi đành chấp nhận hai chữ Tùy Duyên.

Vì thế tôi đã nghĩ rằng "Cách hay nhất là sưu tập những tác phẩm hay của các bậc Tôn  Đức trên các trang nhà Phật Giáo và lần lượt kiên trì theo dõi toàn bộ những bài viết có liên quan đến tác giả đó và ghi chú cặn kẽ những điều hay, chép vào từng cuốn cẩm nang về các tiêu đề mà mình muốn nghiên cứu,kể cả các sách của Sư Phụ Viên MinhSư Thúc Giới Đức (bút hiệu:Minh Đức Triều Tâm Ảnh), cho đến khi tôi có dịp đọc thêm về các bài viết của Đức Đạt Lai Lạt Ma thì tôi hoàn toàn bị chinh phục bởi lối Việt dịch thật trong sáng và giản dị của Thầy Thích Nguyên Tạng. Thế là theo thói quen cũ tôi đã đọc lại hết tất cả bài viết của Thầy từ A đến Z trong tuyển tập Thích Nguyên Tạng của trang nhà Quảng Đức, và từ đấy tôi mới biết là nhiều người đã gọi Thầy là "Nhân tài trong Tăng Đoàn Úc Châu".

Những tưởng tôi không thể nào có duyên được tiếp xúc với những bậc ưu tú của Phật Giáo VN tại Úc Châu, vì chưa bao giờ tôi tham dự vào các tổ chức, không phải lười biếng nhưng vì tôi rất lo xa và cẩn thận gìn giữ cái thân ngũ uẩn của tôi, vì không muốn con cái và người thân lo buồn khi tôi gặp tai nạn do lái xe ...hay đi sớm về trễ.

Cho đến khi  được tham dự chuyến hành hương Nhật Bản, Đại Hàn, thì tôi ngộ ra rằng cái duyên mà tôi mong chờ đã có thể nở ra đúng lúc.. đúng thời ... “Vấn đề nhận ra đúng người đệ tử của vị Thầy không đơn giản như chúng ta nghĩ, người đệ tử phải tìm tới Thầy chứ không phải Thầy tìm ra và nhận biết đúng người đệ tử như mong muốn. Ở đây không nằm trong khía cạnh tình cảm hay tâm ý thông thường mà thuộc lãnh vực tâm linh" và từ đó tôi được tham gia vào Trang nhà Quảng Đức nhờ lòng từ bi ưu ái giúp đỡ kẻ sơ cơ của Thầy...

Xin đa tạ ơn may nầy để hôm nay tôi có thể kể hết những điều mà tôi đã ghi trong cẩm nang về Thầy các bạn nhé.

Lời đầu tiên tôi chép là ....

Tại sao trong quyển ẢNH HƯỞNG PHẬT GIÁO TRONG ĐỜI SỐNG NGƯỜI VIỆT xuất bản năm 1996, những nhận xét của Thầy mãi đến 2008 nhiều Sư mới bắt kịp trong các buổi pháp thoại ...? 

Năm 1996 Thầy đã chứng đắc pháp học chưa, mà sao các lý luận của Thầy thật sắc bén và có đủ chứng tích lịch sử rất chính xác? 

Thật quá tuyệt khi vào năm 1996 mà Thầy đã thấy được "ĐỒNG QUI NHI THÙ ĐỒ " nghĩa là cùng hướng về một đích nhưng đường lối thực hiện khác nhau và chính Thầy đã viết: “Chính tinh thần khai phóng của Phật Giáo VN đã kết tinh lấy Chân Thiện Mỹ làm cứu cánh để hiện thực" sao mà giống lời Sư phụ dạy tôi mới đây. 

Tại sao phải đến bây giờ mình mới thấy được bài viết này trong khi nếu 1996 mình được đọc thì bây giờ ....vì tất cả những điều Thầy nhận xét về ảnh hưởng của Đạo lý, văn chương, ngôn ngữ, ca dao, kiến trúc, các loại hình nghệ thuật...tất cả đều là những gì mình muốn biết từ khi vào Đạo. 

Còn những bài thơ mình luôn ghi nhớ trong ký ức từ khi còn ngồi lớp trung học như Cung Oán Ngâm Khúc của Nguyễn Gia Thiều hay bài Đi Chùa Hương của Chu Mạnh Trinh mà mình hay ngâm lại tương đồng thế....

Từ đấy tôi đã soạn ra các tác phẩm của Thầy trong kệ sách của tôi và ngày ngày chép vài đoạn mà học dần ...

Trong Sức Mạnh của lòng Từ dịch từ The Power of Compassion, mỗi lời ghi chú được đóng khung là mỗi một câu danh ngôn để tôi áp dụng, tuy Anh Ngữ tôi cũng khá nhưng tôi rất thích cách dùng chữ của Thầy, tôi tự nhủ "Thầy đã tốt nghiệp cử nhân Anh Văn ở Đại học Sư Phạm thì làm sao mình bì được" 

Trong lời ngỏ nhân kỳ tái bản lần thứ 7 của tác phẩm CHẾT & TÁI SINH, tôi đã rưng rưng lệ khi đọc những lời cuối biểu hiện lòng từ bi nhân ái của Thầy và nhận được những gì Thầy muốn truyền trao và chia sẻ khi đọc trọn sách. Kính chúc Thầy nhiều sức khỏe và giữ vững được năng lực truyền chánh pháp để chúng con, những kẻ hậu bối có cơ duyên đọc thêm nhiều sách quý.

Còn nhớ lại Năm 2013 tác phẩm "Dalai Lama, my son" lại một lần nữa được Thầy Việt dịch với lời văn trong sáng, vào giai đoạn này tôi lại chuyên đọc các sách về Đức Đạt Lai Lạt Ma, nên tài liệu này đã làm tôi vô vàn kính trọng Thầy thêm nữa dù chưa được hội ngộ lần nào với Thầy, chỉ thoáng gặp trong các chuyến hành hương đầu năm do chùa Hoa Nghiêm tổ chức, tôi tự nhủ thầm ít ra tại Úc Châu cũng có những Tăng tài mới có thể hoằng truyền chánh pháp lâu dài...và mình phải ráng kiên trì học hỏi thêm đúng lãnh vực mà mình yêu thích rồi đóng góp phần nào. Thế nhưng không giống Thầy, tôi chẳng biết dùng sở học của mình để nghiên cứu thêm nhiều mà chỉ theo dõi và tán thưởng, thật chẳng đáng là người Phật tử của thế kỷ hiện đại này, có lẽ nhờ sám hối nhiều mà từ đó tôi theo dõi được trang mạng online Trang nhà Quảng Đức và đã đọc nhiều bài trong các mục Văn học, Phật học, Nếp sống đạo, Lịch sử, Nhân vật Phật giáo hải ngoại và VN, để rồi chỉ biết trân trọng và cảm ơn người đã sáng tạo trang mạng này đó là Thầy, nhưng các bạn cũng nên thông cảm thời gian còn lại của một ngày cho người không xuất gia có là bao, dù tôi ngủ rất ít và tận dụng hết nhưng chỉ có dư 4-5 tiếng để đọc và ghi chép lại thì làm sao có được trí tuệ như Thầy. Và nhân dịp khi Sư Thúc Giới Đức đến hoằng pháp tại Úc năm 2015, một lần nữa tôi lại nghe đến danh Thầy và tu viện  Quảng Đức với mức độ tiếng tăm vang rền ...và nhờ những bài đọc Audio mà Thầy giao cho Sư Huynh Chánh Trí, nên tôi mong muốn và ao ước được gặp Thầy để tỏ lòng ngưỡng mộ và tri ân một người đã đóng góp thật nhiều cho nền văn học Phật giáo VN tại hải ngoại.

Thế là trời đã không phụ lòng tôi hay có thể nói từ trường hay quy luật hấp dẫn do ý niệm mình có... sẽ chuyển đổi vận mệnh của mình, cho nên tôi đã tiếp xúc được với Thầy 2 tuần  trong chuyến hành hương Nhật Bản Đại Hàn và Taiwan. Từ đó tôi đã đọc được các bài viết của những đạo hữu khắp nơi trên thế giới đã làm việc chung với Thầy nhiều năm như đạo hữu Thanh Phi, Hoa Lan Thiện Giới, Nhật HưngSC Thích nữ Huệ Trân còn có bút hiệu là Hạnh Chi... và các nhà thơ... tất cả đều ngợi khen Thầy và kính quý Thầy...

Trong kỷ yếu Mừng Chu Niên 20 năm thành lập Tu Viện Quảng Đức (1990-2010) mà tôi được Thầy tặng cho, phải nói tôi thích nhất bài Trồng Sen trên Tuyết của Thầy và cũng chính bài này đã làm tôi hoàn toàn thay đổi những ý niệm mơ hồ và mông lung mà xưa nay tôi đã gieo trồng từ bao nhiêu năm... kính xin tạ lỗi cùng với Thầy và kính xin sám hối dù chỉ môt ý nghĩ thoáng qua...

Quyển kỷ yếu này có giá trị văn học vô cùng sâu sắc vì tất cả những danh tài văn học và các bậc Cao đức Tôn túc đã đóng góp nhiều bài viết thật tuyệt diệu... đúng như từ đầu tôi đã viết, ân sủng đã đến với tôi qua những chuyến hành hương phải không các bạn. 

Và mới vài tháng trước đây tôi lại nhận thêm quà tặng của Thầy với tác phẩm Bát Cơm Hương Tích, dù Thầy đã được nhiều người ngợi khen như Cư sĩ nổi tiếng Nguyên Giác, nhưng riêng tôi, tôi muốn chân thành cảm tạ Thầy vì quyển sách này đã cho tôi tìm gặp lại tôi... Những gì tôi học được từ kinh nghiệm dân gian, những gì tôi đã huân tập trong nhiều kiếp và những gì tôi còn đang thiếu sót, mà qua những bài viết của Thầy đã giúp tôi có thêm tư lương làm hành trang cho những ngày cuối đời. 

bat com huong tich
Kính xin tri ân Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng với tất cả lòng chân thành và trung thực nhất  của tôi. 

Kính cảm tạ sự giúp đỡ và khuyến khích của Thầy đã giúp tôi rất nhiều trong việc tìm hiểu Phật pháp, và đã giúp tôi có thêm lòng từ bi như Thầy và một nhân cách đúng nghĩa người Phật tử.

Kính mong bài viết này sẽ giúp được nhiều độc giả tham khảo các tác phẩm và bài viết của TT Thích Nguyên Tạng trên các nguyệt san như Văn Hoá Phật Giáo, Giác Ngộ, Chánh Pháp và các báo hải ngoại sẽ có đồng quan điểm với tôi. 

Kính mong thay! 

Kính xin được tán thán công đức Thầy như một niềm tri ân của một đệ tử Phật trong Giáo Pháp Như Lai và kính chúc Thầy hoàn thành viên mãn tất cả Phật sự tại Tu viện Quảng Đức và trên trang mạng online- Trang nhà Quảng Đức (www.quangduc.com)

 
Nam Mô A Di Đà Phật.
Huệ Hương 
6/3/2019 




Vài hình ảnh TT Nguyên Tạng
thuyết giảng tại Hoa Kỳ  trong phái đoàn Hoằng pháp
của Hòa Thượng Thích Như Điển năm 2010


Hoang Phap 2010 (3)Hoang Phap 2010 (4)Hoang Phap 2010 (5)Hoang Phap 2010 (6)Hoang Phap 2010 (7) Hoang Phap 2010 (11)Hoang Phap 2010 (13)Hoang Phap 2010 (14)Hoang Phap 2010 (15)
Hoang Phap 2010 (17)Hoang Phap 2010 (18)Hoang Phap 2010 (19)Hoang Phap 2010 (20)Hoang Phap 2010 (21)Hoang Phap 2010 (22)Hoang Phap 2010 (23)Hoang Phap 2010 (24)Hoang Phap 2010 (25)Hoang Phap 2010 (26)Hoang Phap 2010 (27)Hoang Phap 2010 (29)Hoang Phap 2010 (30)Hoang Phap 2010 (31)Hoang Phap 2010 (32)Hoang Phap 2010 (33)Hoang Phap 2010 (34)Hoang Phap 2010 (35)Hoang Phap 2010 (42)Hoang Phap 2010 (43)Hoang Phap 2010 (44)Hoang Phap 2010 (45)Hoang Phap 2010 (46)Hoang Phap 2010 (47)Hoang Phap 2010 (48)Hoang Phap 2010 (49)Hoang Phap 2010 (50)Hoang Phap 2010 (51)Hoang Phap 2010 (52)Hoang Phap 2010 (53)Hoang Phap 2010 (54)Hoang Phap 2010 (55)Hoang Phap 2010 (56)Hoang Phap 2010 (57)Hoang Phap 2010 (60)Hoang Phap 2010 (61)Hoang Phap 2010 (62)Hoang Phap 2010 (63)Hoang Phap 2010 (64)Hoang Phap 2010 (71)Hoang Phap 2010 (72)Hoang Phap 2010 (73)Hoang Phap 2010 (75)Hoang Phap 2010 (76)Hoang Phap 2010 (77)Hoang Phap 2010 (78)Hoang Phap 2010a (55)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/01/2024(Xem: 1769)
Mời các bạn chiêm nghiệm nhưng danh ngôn để biết vị Thầy tốt nhất của mình bạn nhé! -“Cuộc sống là một chuỗi trải nghiệm, mỗi trải nghiệm lại giúp ta lớn lao hơn, dù đôi khi khó nhận ra điều này. Bởi thế giới được dựng lên để phát triển bản lĩnh và ta phải học được rằng những bước lùi và nỗi đau ta phải chịu đựng giúp ta tiến về phía trước." - Henry Ford -“Bạn phải sống trong hiện tại, ném mình lên từng con sóng, đi tìm sự vĩnh hằng trong từng khoảnh khắc." - Henry David Thoreau -“Chúng ta không học được từ trải nghiệm… chúng ta học được từ việc suy ngẫm lại về trải nghiệm." - John Dewey -“Sự tương tác giữa tri thức và kỹ năng với trải nghiệm là chìa khóa của việc học hỏi." - John Dewey -“Hối tiếc trải nghiệm của bản thân là ngăn chặn sự phát triển của chính mình. Phủ nhận trải nghiệm của bản thân là thì thầm lời nói dối trên môi cuộc đời của chính mình. Điều đó không gì khác chính là phủ nhận tâm hồn mình." - Oscar Wilde -“ Nguồn tri thức duy nhất là kinh nghiệm - Al
10/01/2024(Xem: 4893)
Tôi bắt đầu dịch thơ của Thầy Tuệ Sỹ vì khâm phục đức độ và lòng dũng cảm của Thầy. Khi nhận được những góp ý từ những người hâm mộ thơ Thầy là bài dịch của tôi giúp họ hiểu thơ Thầy hơn, thì khi đó tôi mong muốn dịch toàn bộ các bài thơ của Thầy sang tiếng Anh. Cuốn sách này được viết vì cái mong muốn này đã lớn thành cái đam mê. Có dịch thơ của Thầy, tôi mới thấy rất rõ ràng những bài thơ của Thầy là một cống hiến to lớn không chỉ cho văn hóa Việt Nam mà còn cho Phật giáo thế giới. Thầy đã đem Thiền vào thơ bằng ngôn ngữ của một con suối, một hạt cải hay hai kẻ yêu nhau. Sự trừu tượng hóa này khiến cho rất khó hiểu được thơ Thầy. Nhiều bài, tôi phải suy nghĩ cả ngày, đôi khi cả mấy ngày, mới hiểu ẩn ý của Thầy. Công việc này không đam mê không làm được.
07/01/2024(Xem: 1609)
Nước Việt trải qua hàng ngàn năm hình thành và phát triển, ban đầu chỉ là vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ, dần dần tiến về Nam sáp nhập nhiều phần lãnh thổ khác để có được diện mạo như hôm nay. Quá trình phát triển ấy cũng nhiều thăng trầm nghiệt ngã, có lúc tưởng như diệt vong nhưng rồi laị phục hồi và phát triển trở laị. Nước Việt chịu nhiều ảnh hưởng của các nền văn hoá: Trung Hoa, Ấn, Champa, Khme, Pháp, Mỹ…Ngay từ thuở ban đầu chỉ là thời đaị bộ lạc, bộ tộc. Tộc Việt cũng đã có một nền văn hoá riêng, tiếng nói riêng:
03/01/2024(Xem: 5563)
Nguyệt San Chánh Pháp số 145_tháng 12 năm 2023: Tâm chí nhỏ thì nhìn cuộc đời trong phạm vi trăm năm, thấy mục đích sống trong vòng gia đình, xã hội, tôn giáo, quốc gia. Tâm chí rộng hơn thì hướng đến lợi ích của nhân loại, của thế giới, trong hiện tại và nhiều thập niên hay thế kỷ tương lai.Giới hạn nhỏ, lớn là ở nơi không gian và thời gian. Mục tiêu nhỏ, lớn thì đặt nơi lợi ích của cá nhân hay số đông. Nhưng dù ngắn hạn hay dài hạn, con đường tất yếu của đời sống nhân loại là giáo dục. Con đường của Phật giáo ở cuộc đời này cũng không ngoài lãnh vực giáo dục, thuật ngữ thiền môn gọi là giáo hóa, hóa độ, hoằng pháp.
03/01/2024(Xem: 6418)
Bậc chân tu thực chứng thì bước đi không để lại dấu vết. Có nghĩa là không lưu lại dấu vết hay tì vết gì trong tâm thức và hành xử của mình, như được nói trong kinh “Tu vô tu tu, chứng vô chứng chứng” [1]. Tu mà không chấp nơi việc tu của mình mới thật là chân tu; chứng đắc mà không chấp nơi sở đắc của mình mới thật là chứng đắc. Đó là nói sở tri, sở hành, sở chứng của vị ấy trong việc tu tập, hành đạo; chứ trên thực tế, thân giáo và ngữ giáo của bậc tuệ đức để lại vô số kỳ tích và ấn tượng sâu đậm cho những ai được thân cận, học hỏi, thọ pháp. Hòa thượng Tuệ Sỹ là một nhà tu, một con người nhẹ nhàng đi qua cuộc đời như thế.
05/12/2023(Xem: 4367)
Hôm qua chủ nhật, 5.12 là sinh nhật Thầy, nhìn hình ảnh mẹ Tâm Thái tiễn Thầy ra phi trường trở về Úc trong không khí thật vui cùng mọi người đưa tiễn. Mẹ Tâm Thái ngồi bên Thầy với bộ quần áo màu vàng nhạt, bên ly cà phê sữa đá. Rồi cả nhà chụp hình làm kỷ niệm. Thầy khoác đôi bờ vai Mẹ, nắm cánh tay Mẹ như nói rằng: "Mẹ ơi, rồi con sẽ về thăm Mẹ, con luôn bên Mẹ, Mẹ giữ gìn sức khỏe cho chúng con".
30/10/2023(Xem: 1948)
Nhân loại cách đây khoảng vài triệu năm sống trong Thời Kỳ Đồ Đá (Stone Age). Đánh nhau chỉ ném đá, chắc chỉ bị thương và chết chẳng bao nhiêu. Rồi từ từ tiến lên Thời Đại Đồ Đồng (Bronze Age). Mũi giáo, mũi tên được chế bằng đồng, chắc đánh nhau chết khá nhiều. Rồi bắt đầu văn minh tiến vào Thời Kỳ Đồ Sắt (Iron Age) gươm, đao, cung nỏ đều bằng sắt, đánh nhau chết khá bộn. Rồi càng văn minh hơn nữa chế ra thuốc nổ, bắt đầu có súng, lựu đạn, bom, mìn. Đệ I Thế Chiến chết hơn 10 triệu người. Đệ II Thế Chiến chết khoảng 50 triệu người. Chỉ riêng hai trái bom nguyên tử bỏ xuống Hiroshima và Nagasaki đã giết khoảng 100,000 người.
19/09/2023(Xem: 4087)
Kính bạch Chư Tôn Đức Tăng, Ni, Kính thưa Quý Thiện Trí Thức Phật Tử và Văn Nghệ Sĩ, Để tri ân những đóng góp của một bậc cao Tăng thạc đức trong dòng sống của Dân tộc và Phật giáo Việt Nam suốt hơn 60 năm đầy biến cố vừa qua, chúng con (chúng tôi) đang chuẩn bị phát hành Kỷ Yếu Tri Ân Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ. Qua lá thư này, chúng con (chúng tôi) xin thành tâm kính mời Chư Tôn Đức Tăng, Ni cùng Quý Thiện Trí Thức Phật Tử và Văn Nghệ Sĩ đóng góp vào tác phẩm có giá trị rất đặc biệt này. Chúng con (chúng tôi) thành thật xin lỗi trước nhưng yếu tố thời gian sẽ ảnh hưởng quan trọng đến việc phát hành. Kỷ Yếu Tri Ân Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ sẽ được phát hành trong vòng một tháng kể từ hôm nay 17 tháng 9, 2023. Bài viết xin gởi đến Ban Báo Chí & Xuất Bản thuộc Hội Đồng Hoằng Pháp GHPGVNTN tại địa chỉ email [email protected]. 🌹🥀🌷🍀🌷🌸🏵️🌻🙏🙏🙏🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️
15/09/2023(Xem: 8963)
Như đã trình bày ban đầu, chương trình Học Phật Trong Mùa Đại Dịch là phần ôn lại một loạt kinh được tụng và giảng vào lúc Dịch Covid 19 bùng phát và lan tràn khắp thế giới, tức vào đầu tháng Hai năm 2020, do chùa chiền bị đóng cửa hoặc hạn chế sinh hoạt nên Đạo Tràng của chúng ta đành phải sinh hoạt qua mạng internet, với lập trình Zoom. Cho đến sau Hè 2022 chúng ta mới trở lại sinh hoạt bình thường ở chùa. Để mở đầu cho chương trình ôn tập này, chúng ta đã học xong bài Kinh Châu Báu, tiếp đến là bài Kinh Phổ Môn mà Nhật Duyệt hân hạnh xin trình bày lại cùng các bạn đồng tu trong Đạo Tràng An Lạc, chùa Trúc Lâm Paris, cũng như toàn thể các độc giả bốn phương.
12/09/2023(Xem: 1617)
Cõi thơ của Thầy Tuệ Sỹ mênh mông bát ngát. Cao thì bay vút từng không. Sâu thì hun hút hố thẳm. Biết đâu mà dò để gọi là theo! Với người viết bài này, có lẽ là ngồi bệt xuống đất nhìn trừng trừng vào mấy dấu lặng trên “Những Điệp Khúc Cho Dương Cầm” của Thầy để mà nghe, có thể chỉ như là “vịt nghe sấm,” nhưng, may ra còn nghe được vài khoảng lặng vô thanh đâu đó, sau những cung bậc du dương siêu thoát.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]